Thursday, August 2, 2012

Tướng pháp Ngô Hùng Diễn 4


BÀ NGÔ THỊ DẪN KỂ VỀ CỤ NGÔ HÙNG DIỄN
Các địa chỉ mà Thày đã ở tại miền Nam Việt Nam
1953-1954: số 4C đường Hiền Vương, quận I, Saì Gòn
1955-1956: số 3 đường Trần Kế Xương, Bình Hòa, Gia Định
1957-1959: số 32 đường Hiền Vương, quận I, Sài Gòn
1960- 1974 (năm Thày mất): 45A/5 đường Hiền Vương, quận I, Sài Gòn
Không bao giờ Thày nói cho vợ con biết là hôm nay Thày đi đâu, xem cho ai. Về y phục thì cậu đã biết rồi, về các món ăn thì có món dù cả nhà chê Thày vẫn khen ngon đấy chứ. Theo Thày thì Trời đã cho mình ăn thì bất cứ món nào cũng không được  chê. Thày rất sợ mỗi khi có người nhờ xem sau đó mời ăn cơm. Thày rất vui khi ăn cơm chung với bạn bè. Ở nhà thì Thày thích nhất là món cá ma
Thày thấy ai có chuyện thì Thày khuyên bảo chứ không nhất thiết phải nhờ Thày mới nói. Trong bữa cơm khách nhiều khi người chủ đứng ra mời chả được Thày nói cho câu nào cả. Thày coi mọi người ngang hàng nhau. Bạn bè, người thân và ngay cả con cái người thân Thày thường xưng “moi, toi – tiếng Pháp. Người lạ thì ai Thày cũng đều gọi là “Tiên Sinh” dù là Thủ Tướng hay người Binh Nhì. Đối với Thày thì mọi người đều bình đẳng như nhau.
Khi còn trẻ Thày uống rượu rất nhiều. Mà toàn là rượu mạnh, như rượu đế (một loại rượu cất từ gạo tẻ, nồng độ rất cao, có khi tới 90 độ), rượu Cognac (rượu của Pháp). Buổi sáng, vừa thức dậy, dù chưa ăn uống gì, Thày đã uống cả “xị” đế (xị tương đương với một ly lớn). Về già Thày bỏ rượu mạnh và uống “bia”. Mỗi ngày Thày uống cả chục chai bia. Khi Thày khoảng 60 tuổi thì Thày chỉ uống một vài chai bia hoặc một ly vang đỏ khi ăn cơm tối với bạn bè còn thì chỉ uống nước trà hoặc nước ngọt. Thày uống rất nhiều nước và thường dùng những ly hoặc cốc lớn và rót thật đầy ly. Chị nghe nói lúc trẻ, vui anh vui em, Thày có hút thuốc phiện, nhưng sau đó sợ và nể vợ nên Thày thôi không hút nữa. Khi Thày còn trẻ Thày hay “nói thẳng”. Thày hút thuốc lá tự khi còn trẻ cho tới khi qua đời. Thuốc nào Thày cũng hút, đen hay thơm cũng vậy. Có khi Thày xé nhỏ thuốc lá Gò Vấp (loại thuốc rẻ tiền và rất nặng), trộn chung với thuốc lá thơm như “555” hay “Craven A” rồi dùng “pipe” để hut.
Trong nhà, Thày thường bảo anh chị không bao giờ nên mắng các cháu. Mắng chúng vô lý, chúng cãi lại, chúng sẽ mang tội bất hiếu. Thày không muốn nghe thấy cha mẹ, ông bà nhiếc móc con cháu. Thày rất sợ gặp hay nói chuyện với những người ăn nói hợm hĩnh, kiêu căng, khinh người, rẻ của.
Thày hồi trẻ có vẽ, hiện ở nhà còn giữ được hai bức tranh, một bức tranh Phật trông rất linh động, và một bức vẽ cảnh trước chợ Đồng Xuân ở Hà-Nội. Thày còn vẽ một bức tranh Phật nữa. Bức tranh này được để trong một cái tháp ở sân sau một chùa Tầu và hẹn là 500 năm sau sẽ được mở ra. Chùa này tên là Huê (Hoa) Nghiêm, số 187/3 đường Trần Kế Xương, Bình Hòa, Gia Định.
Chưa bao giờ thấy Thày chê những thày tướng, thày số khác. Thày luôn nói: “Họ nói đúng đấy, nhưng . . . “ Tiếng “nhưng” của Thày dùng để Thày làm rõ thêm câu chuyện cho người nghe, hoặc để Thày khuyên người nghe.
Nói về Thần Hoàng Bản Thổ Thày giảng: Ở đâu cũng có Thổ Thần. Nhà mình xây thì là nhà mình, còn đất thì mình ở nhờ các Ngài; do đó chủ nhân phải biết đến các Ngài mà cúng thì gia đình sẽ có sự bình an.
Ông bà nội kể cho chị là khi còn nhỏ bố mày biếng nhác, chơi bời lêu lổng, đâu cũng là nhà, ngã đâu cũng là giường. Ngủ thì nghiến răng kèn kẹt. Có hôm bố mày ở nhà một gia đình quen ở Hải Dương, bố mày nghiến răng đến nỗi chủ nhà tưởng con gì kêu, thắp đèn đi kiếm khắp nhà. Bố mày rất lười tắm, phải giục mãi mới chịu tắm. Mà tắm thì lại kỳ cọ rất lâu. Có điều lạ là ít tắm mà bố mày vẫn không hôi. Thày luôn làm phiền lòng các Cụ. Không khuôn phép nào ràng buộc được. Thày ăn mặc thì lôi thôi, lếch thếch. Có lần còn lấy bí-tất chân làm bí-tất tay nữa. Đầu nhiều khi quấn khăn như đàn bà. Nhiều khi đi đứng thì vặn vẹo như lươn, như rắn, có khi lại lắc lư. Toàn là tật xấu, nên trong nhà đặt tên cho Thày là “thằng Ngộ” – Ngộ đây có nghĩa là “điên” đấy. Tuy nhiên, Thày cũng có một vài tính tốt; như là lòng thương người của Thày. Ông bà kể: Bố mày tao cho đi học xa, trọ tại nhà ông ký Châu ở Hải Phòng. Tao sắm cho đầy đủ chăn màn, giầy dép, . .. , Bố mày đem bán hết để giúp ký Châu vì thấy gia đình nó nghèo quá. Có lần nó về thăm nhà mà đi chân đất. Ông nội thở dài: Thế là lại phải đi mua cho nó
Tuy kể cho chị nghe về những tính xấu của Thày, nhưng ông bà cũng rất hãnh diện có một người con “xem tướng như thần”, mặc dù lúc đó Thày chỉ mới nổi tiếng trong làng, xã và chỗ bạn bè xa gần. Nhà lúc nào cũng có người ngồi chờ để nhờ Thày xem cho. Thày chỉ xem giúp mà không lấy tiền của ai cả. Hồi đó Thày xem khác sau này. Thày xem tay nhiều hơn là xem tướng diện. Thày xem tay phải rồi mới xem tay trái. Thày lật lên, lật xuống, nhiều khi còn lấy cuống chiếu đo nữa. Chị Dẫn nghe kể lại, Thày có xem cho một người bạn thân của Thày là bác Lân ở Hải Phòng, Thày bảo: “Anh có tướng bất đắc kỳ tử. Anh phải kiêng không được đi đêm trong vòng ba tháng.” Ông ta không tin, vẫn đi đánh tổ-tôm khuya mới về. Có lần đi chơi khuya về, Ông đi giữa hai người bạn, thình lình bị rắn độc cắn chết ngay tại chỗ. Những chuyện như vậy đã làm cho Thày nổi tiếng.
Khi “danh tiếng” của Thày đến tai một vị Tuần Phủ trông coi tỉnh Quảng Yên, nơi đại gia đình chị ở, tên là Cung Đình Vận. Ông này khét tiếng là ghét Việt Minh. Những người Ông nghi đều bị tra tấn rất dã man. Chính Ông đi tuần quanh tỉnh và thường đi qua làng chị. Một hôm chị thấy có một ông quan cưỡi ngựa dừng lại trước cổng nhà ông chị. Hỏi ra mới biết là quan Tuần Phủ Cung Đình Vận. Ông ta cho lính vào gọi Thày ra, nhưng Thày đi vắng nên ông nội chị ra. Vẫn ngồi trên ngựa, ông bảo ông nội chị: Cụ Quản có ông con trai coi tướng tài lắm, khi nào ông ấy về nhớ bảo ông ấy tới dinh tôi nhé. Ông nội chị lúng túng nói gì chị không nghe rõ. Ông Tuần Phủ đánh ngựa bỏ đi không thấy nói gì nữa. Không biết sau đó ông ta có đến nữa không, chỉ biết sau đó ông ta dùng “trát” đòi Thày tới hầu. Chị chả biết trát là gì, chỉ thấy khi nhận được trát đòi, Ông nội chị có vẻ lo sợ lắm. Khi Thày về ông nội bảo: “Diễn ơi! Mày không vào hầu nó là mày giết cả nhà đó. Nó là Quan Tuần mà tao chỉ là thằng Quản về hưu. Nó thù nó vu cho gia đình này là Việt Minh thì chết cả lũ.” Chị nghe thấy Thày trả lời ông nội: “Con có tội gì mà nó đòi bằng trát! Con không tới để xem nó làm gì con.” Thày vẫn đi đi, về về bất thường như trước. Ông nội chị sợ quá, nhất là sợ cho ông con “bất kham” này. Không biết “tướng tinh” của Thày ra sao, chỉ biết là không những ông Cung Đình Vận đã không thù Thày, mà chỉ cho người theo dõi đường đi nước bước của Thày. Rồi một hôm khi Thày ở tỉnh về thăm nhà, vừa bước lên đò thì ông cưỡi ngựa tới và Thày đã về dinh với ông ta. Chị không biết chuyện gì xẩy ra sau đó: Thày có xem cho ông ta hay không? Chỉ biết là sau đó ông ta còn mời Thày vào dinh một hai lần nữa.
Từ  khi còn trẻ, Thày nể hay thích ai là do tình cảm cá nhân, chứ quyền hành chức vị đối với Thày không quan trọng lắm
Khi Thày còn ở Quảng Yên thì nhiều người gọi Thày là “Thày Bói Diễn”, có người còn gọi Thày là “Thày Ma Xó”. Mãi tới khi gia đình chị dọn ra Hà Nội lúc đó người ta mới gọi Thày là “Thày Tướng Diễn”. Cũng vì từ khi lên Hà Nội, khi xem cho ai ít khi Thày cầm tay nữa mà chỉ quan sát người đó rồi nói về tướng của người đó hoặc trả lời câu hỏi của người đó
Thày đi về bất thường. Gặp bữa thì ăn. Không gặp bữa thì còn gì ăn nấy. Không bao giờ chị nghe thấy Thày than phiền hay đòi hỏi gì về chuyện ăn uống cả
Có một thời gian Thày đi biệt tăm suốt hơn hai năm trời. Gia đình đều lo sợ, nhưng không ai dám nói  là “chết”. Khi Thày về, Thày cũng chả cho ai biết là Thày đã đi đâu.
Trong thời gian chiến tranh giữa Việt Minh và Pháp, gia đình luân lạc tới làng Hạ Lễ, tất cả dân làng này đều theo đạo Thiên Chúa. Thày chẳng hiểu luật lệ, ất giáp gì hết, dân làng ai đến nhờ xem tướng Thày đều xem cho hết. Dân làng náo động lên. Sự việc đến tai cha Xứ. Cha đến tận nhà thày mẹ chị đang ở nhờ. Chả hiểu cha nói gì, chỉ biết là kể từ hôm đó Thày không xem cho ai nữa. Thày vẽ một bức tranh “Chân Dung Chúa” to như người thật để tặng nhà thờ. Bức tranh được cha Xứ treo ngay giữa nhà thờ.  Trong buổi lễ treo tranh “Chân Dung Chúa”, gia đình chị đều quì trước Chúa. Gia đình chị tiếp tục ở lại làng Hạ Lễ cho tới khi “dinh tê” về lại Hà-Nội. Lúc ra đi cha Xứ làm lễ tiễn, cầu nguyện Chúa ban ơn lành cho gia đình chị về được bình yên. Dân làng đi tiễn, có người còn khóc nữa. Dân làng này có thói quen trùm khăn trắng, nên khi nhìn lại chị tưởng như là “họ đang đi đưa đám ma” vậy.
Trong thời gian ở Hạ Lễ, Thày chuyên vẽ “hí họa”, nghĩa là người có “tướng” con thỏ thì thày vẽ họ như con thỏ, rồi người có “tướng” chim, khỉ, cọp. Khi về đến Hà-Nội thì Thày lại vẽ được ba, bốn bức tranh “Phật” nữa.  Thày cho ai thì chị không biết, chỉ còn lại một bức “Đức Quán Âm” hiện còn đang treo tại nhà anh chị.
THI SĨ HOÀNG PHONG LINH MỪNG THỌ CỤ NGÔ HÙNG DIEN
Bao năm gót rỗ giang hồ Không màng danh lợi, cơ đồ hư không Trầm luân xem tựa lông hồng
Lãng du trọn kiếp, bềnh bồng Bắc Nam
Quỳnh  Dao mượn chén mạn đàm Gẫm xem thế sự thăng trầm đôi phen Nhìn kẻ lạ, ngắm người quen
Nhân tình  thay  đổi trắng đen  tỏ tường
Lục  thập lục niên trường
Tóc xanh thành tuyết sương
Lòng  xưa  vẫn một đài gương chẳng mờ!
Nhớ khi  tuổi còn thơ Phong ba đã đón chờ Chợ Đời  chen nhóm  hội Vai quẩy đầy gánh mơ. Tay bút họa, tay đề thơ,
Mắt xanh khinh bạc đường tơ nẻo tình
Hẹn lòng thỏa chí phiêu linh  Dặm xa dong ruổi bình sinh  một thời Bốn biển đón  mời
Năm Châu quyến rũ
Trên cánh thời gian mặc đời phong vũ Ao sờn vai, lòng vẫn nhủ chân đi Lệnh trời: gọi tiếng tiên-tri
Vị lai, quá  khứ,  số ghi  nhiệm màu!
Gió sương  giờ đã bạc đầu Dừng chân tạm nghỉ bên cầu thế gian Đời  ai bóng chả xế tàn
Bình minh rồi cũng  ác vàng về Tây
Miễn sao men  rượu còn đầy Phù du là khói  còn ngây ngất hồn Bao nhiêu kỷ niệm dập dồn
Sáu mươi năm lẻ, biển cồn dâu xanh Mặc ai khuynh quốc khuynh thành Mặc ai phù thế công  danh chợ Đời Ta theo  mệnh Trời
Ngoài tai thế  sự.
Ngày tháng thong dong kết tình  quân tử Lòng  thủy tinh  vào Hội Vô  Vi Bá Nha đàn nhớ Tử Kỳ
Đời  vui vì lụy chút tri kỷ này
Tầm Dương ai dạo khúc  dây
Cho ta xuống ngựa, khoang đầy tình  trăng
Ta nhớ Cung Hằng
Tiền  thân trôi dạt Đời khen ta Gia Cát Nhưng ai là Lưu Công?
Giang sơn tám ngã phiêu bồng
Tóc xanh rồi cũng  trổ bông tuyết đầy
Trích Tiên  dương thế lưu đày
Vì xưa  chén ngọc – lỡ tay xuống trần!
Nhìn xem cơn lốc xoay vần Trả xong cơm áo nợ nần phù sinh Đời ai nhục, ai vinh
Ai công hầu, khanh tướng
Ai trầm luân quay  trong vòng  ảo tưởng Riêng mình ta ngày tháng tiêu dao! . . Mắt xanh tìm kẻ anh hào
Thiên cơ màu nhiệm gởi trao  đôi  lời
Dẫu tài hoa, cũng một thời Bức tranh vân  cẩu vẽ đời phù du Vó câu qua  cửa thoáng vù
Cành xuân tươi đến cuối Thu cũng  tàn
Lợi  danh không màng
Giàu  sang chẳng mộng
Mặc cho ai cờ bay trướng lộng Ngựa xe thành quách nghênh  ngang Ta vui không biết cơ hàn
Lòng  như  cánh bướm nhẹ nhàng tung bay
Hoàng Hoa đầy chén ta say Men đời pha trộn càng cay càng nồng Trần gian này chốn hư không
Nhớ Quần Tiên  Hội cõi lòng  bâng khuâng
Nào đâu Vương Đạo, Minh Quân Ta mơ Khương Tử lòng xuân tuổi già Thuyền câu sông Vị ta ca
Ước mong thiên hạ thái hòa Thuấn Nghiêu
Này ly rượu thọ còn nhiều Nương thời gian,  nhẹ cánh diều ta bay Một đời say tỉnh, tỉnh say
Nam Kha tròn giấc đầy tay bướm vàng Cung Trăng nhớ thuở Minh Hoàng Quí Phi mặt ngọc phượng loan  phỉ tình Dừng chân nghỉ bước phiêu  linh
Rồi  mai xin hẹn bình sinh  với Đời
Non sông sẽ cất  tiếng mời
Làm cây  cổ thụ giữa trời vươ             cao . .
ÔNG HOÀNG PHÚC HÀI ĐIẾU TANG CỤ NGÔ HÙNG DIỄN
Thiên thu bi vĩnh  biệt
Dã hạc  dữ cô vân  Anh phong nhi uyển tại Kết đắc nhất  sầu nhân
Ô hô!
Chữ Cửu chi giao  dư chấp niên Đình vân nhất khúc  ký tâm điền Hư danh vị đắc Nam Kha mộng Chân  Đạo diên trì khách tịch biên Mệnh đặng hồng mao quân vị liệu Tình như  hải để ngả nan phiêu
Cựu du hà xứ tiêu hồn lộ
Đàn chỉ quan âm hận biến thiên
Một lìa ai oán ngàn năm Hạc quê mây bạc mất tăm chốn nào Gương xưa đức hạnh dường bao
Kết sầu kẻ ở,  nghẹn  ngào nhớ mong
Than ôi!
Hai chục năm dư vẹn tấc lòng
Thơ đề một khúc  lệ sầu đong Hồn không để bận vòng Danh lợi Đạo chẳng hề nhơ  đất Cửu Long Bạn có ngờ đâu thân phận mỏng Tôi không chép hết nghĩa  tình  nồng Đường về chốn  cũ hồn mê loạn
Bỗng chốc tang thương hận chập chồng
Hoàng Phúc Hải
Ai điế
ÔNG NGUYỄN MẠNH HÙNG KHÓC CỤ NGÔ HÙNG DIỄN
Băm mấy năm trời Cụ nổi danh
Tiên  tri thần diệu khắp kinh thành Ba miền nước Việt,  Trung, Nam, Bắc Cụ đã lưu ân dữ hóa lành
Hỡi ơi !!! Tạo  hóa quyền vô hạn Chẳng  để nhân gian kiến bạc đầu Một trang quán thế tài tri mệnh Thần Tướng  lưu danh Quỉ Cốc  Sầ
THI SĨ MẠNH HOÀNG QUÂN KÍNH ĐIẾU CỤ NGÔ HÙNG DIỄN
Kính lạy vong  hồn Cụ, trước linh  cữu tiếc thương!
Bẩy ngọn nến đìu hiu dưới nắng!
Nghĩa trang này hiu hắt, ngậm ngùi vĩnh biệt tiễn Người đi
Trời cuối  Xuân! Bao nhiêu dòng lệ đổ! Lá úa cây  vàng khóc Người về thiên cổ
Trời cuối  Xuân! Người về đâu  vội vã Thế  giới bên này thương tiếc quá Người ơi! Những vòng hoa  cũng héo hắt ngậm ngùi Giờ vĩnh viễn đưa người  vào địa mộ
Tôi cúi mặt  tiễn Người không còn nữa Kiếp phù sinh  về với nghĩa  trang này Thôi thế âm thầm hồn phách với  cỏ cây Với trăng gió ngàn thu Người vĩnh biệt
Người hỡi ! Từ đây cách  biệt rồi Người về thiên cổ quá  xa xôi Người đi không hẹn ngày trở lại Để cố nhân sầu thương xót  ôi !!!
Người đã đi rồi để lại đây
Trần gian hiu hắt  lá cây gầy Nắng mưa hai  buổi đường cô quạnh Ai đón đưa Người mai mốt đây
Con xin Đức   Phật  quyền vô hạn Hãy dắt đưa Người đến cõi an Để thỏa lòng con hằng ước nguyện
Được thấy Người du cõi Niết Bàn
Ô hô ! Ai tai !!!

 
Sau 9 năm theo học Cụ Ngô Hùng Diễn và 45 năm áp dụng những điều học được để giúp bạn hữu và những người quen biết khi cần một vài ý kiến thuộc lãnh vực “huyền bí”, tác giả đã có ý định viết quyển TƯỚNG PHÁP NGÔ HÙNG DIỄN. Năm tháng qua đi, nay quyển sách đã được viết xong. Tác giả coi đây là một lễ vật để tạ ơn người Thày, đã như hình với bóng, như tấm gương để noi theo cho suốt cuộc đời. Tác giả cũng hy vọng tài liệu này được chấp nhận như một đóng góp khiêm tốn vào lãnh vực nhân tướng học, nói chung và như một viên gạch để xây nền móng cho khoa nhân tướng của Việt Nam, nói rieng
Tác giả giới hạn nội dung cuốn sách ở những tướng pháp căn bản của Cụ Ngô Hùng Diễn mà không đi vào chi tiết nhiều quá để độc giả dễ theo dõi và dễ chứng nghiệm được với thực tế trong đời sống hàng ngày. Người nghiên cứu tướng học từ tài liệu này sẽ lần lượt:
Hiểu ý nghĩa và học cách quan sát từng bộ vị;
Tìm hiểu các bộ tướng gồm nhiều bộ vị đi với nhau, gọi là “Đi Bộ”;
Học về vai trò của các vân, các đường nét, các gò nổi, các khuyết, vạt, hãm; Suy gẫm để thấm nhuần sự trừu tượng của thanh, sắc, thần khí;
Thấy được sự tinh vi và hữu ích của tướng pháp Ngô Hùng Diễn qua 12 lãnh vực của đời sống, trong đó có địa lý phong thủy;
Làm quen với cách luận giải tướng học qua 40 bài tướng mẫu, đa số chú trọng vào những yếu tố quan trọng nhất có ảnh hưởng tới sống chết, thành bại của đời người; chẳng hạn như: Tri kỷ tử thù, duyên nợ nam nữ, hạnh phúc vợ chồng, an nguy con cái, danh vọng, tài lộc;
Chiêm nghiệm một số chuyện tiêu biểu của những trường hợp mà tác giả đã luận giải từ khi tiếp nối con đường mà Cụ Ngô Hùng Diễn đã đi
Ưu điểm của tướng pháp Ngô Hùng Diễn là các tướng pháp luật. Tinh thông những tướng pháp luật này, người nghiên cứu nhân tướng có thể luận giải nhiều đề tài trong “cõi nhân sinh” một cách rất “thần tình”. Vì vậy mà đã có người gọi Cụ Ngô Hùng Diễn là thày “Ma-xó”, có người xưng tụng Cụ là “Thần”, là “Thánh”, hay rõ ràng hơn, đặt cho Cụ danh hiệu “Thiên Linh Sư”. Danh xưng nào, nếu quá đáng, Cụ đều xin tha, đừng gọi như vậy.
Cụ Ngô Hùng Diễn quan niệm “định mệnh” không bất di, bất dịch. Quan niệm này không phải là mới. Đại thi hào Nguyễn Du trong Đoạn Trường Tân Thanh đã viết: “Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều” và cổ nhân cũng đã dạy: “Tướng tùy tâm sinh, tướng tùy tâm diệt”. Xây dựng trên quan niệm như vậy, tướng pháp Ngô Hùng Diễn trong nhiều trường hợp đã trực tiếp “can thiệp” vào diễn tiến của thân, nghiệp, duyên để thay đổi kết quả hoặc hậu quả của luật này. Nhưng, Cụ luôn luôn nói cho biết một cách rõ ràng là: Dù có đạt được ít nhiều kết quả do sự can thiệp của tướng pháp, nhưng đó chỉ là tạm bợ, nhất thời. Để thay đổi nghiệp phải làm phúc và tạo nhiều duyên lành. Như thế kết quả đạt được mới thực sự tốt đẹp và lâu dài. Nếu không thì nghiệp cũ không những chưa trả được mà còn tăng thêm gấp bội.
Tác giả đã cố gắng rất nhiều để quyển Tướng Pháp Ngô Hùng Diễn được hoàn chỉnh từ hình thức đến nội dung. Tuy nhiên, tác giả mong quí thức giả bổ túc cho những gì thiếu sót, chỉ bảo cho những gì sai lầm, nếu có. Được như vậy người nghiên cứu tướng học như chúng ta sẽ có một tài liệu tướng học có giá trị, phản ảnh được cách “nhìn” theo phong tục, tập quán của người Việt Nam mình. Mong lắm thay.
Nhân đây tác giả xin trân trọng cám ơn một số bạn hữu đã đọc bản thảo và cho những ý kiến quí báu, anh chị Trương đình Giần, Ngô thị Dẫn, các anh Trần quang Duật, Trần xuân Kính, Nguyễn Phước Bửu Hạp, bà Dương thị Tường, ông Trần văn Hài đã cung cấp và cho phép được dùng những chuyện về những lần xem tướng của Cụ Diễn từ thuở thiếu thời cho đến khi Cụ trăm tuổi.
Tác giả xin đặc biệt cám ơn chị Lê Lai và anh chị Nguyễn Quang Dũng  đã đóng góp rất nhiều thì giờ và tâm huyết để quyển Tướng Pháp Ngô Hùng Diễn được toàn hảo.
Dùng Tướng Pháp Ngô Hùng Diễn để quan sát thanh thiếu niên Việt Nam, trong nước cũng như hải ngoại, tác giả thấy đa số rất khôi ngô, tuấn tú và quắc thước. Hy vọng trong tương lai đất nước sẽ có những nhà lãnh đạo có tài năng, uy tín và đảm lược vì dân, vì nước, để chóng đem Việt Nam vào đại vận 500 năm thịnh trị và là một cường quốc trên thế giới.
Tướng Pháp Ngô Hùng Diễn được hoàn tất vào mùa Xuân năm 2010 tại quận Fairfax, tiểu bang Virginia,
Hoa Kỳ.
Đa tạ,
Thái Minh Trần Quang Quyến
 Giáo sư Trần Quang Quyến và cựu giám đốc World Bank.
  
GIÁO SƯ THÁI MINH TRẦN QUANG QUYẾN
TƯỚNG PHÁP NGÔ HÙNG DIỄN

NGHỀ NGHIỆP
  • Giáo sư toán các trường Trung học Võ Trường Toản, Hưng Đạo, Nguyễn Bá Tòng, Sài-gòn;
  • Giáo sư môn tài chánh tại đại học Chính Trị Kinh Doanh Đà Lạt ;
  • Chuyên viên Hội Đồng Kinh tế và Xã hội;
  • Chuyên viên tham vấn Quỹ Phát Triển Kinh Tế Quốc Gia;
  • Chuyên viên tài chánh tại Ngân Hàng Thế Giới (the World Bank) va về hưu sau 25 năm làm việc với cơ quan quốc tế này.
HOẠT ĐỘNG CỘNG ĐỒNG
Song song với những nghề nghiệp trên, Giáo sư Trần Quang Quyến còn hoạt động miễn phí trong lãnh vực võ thuật và tập dưỡng sinh để giúp thanh thiếu niên được cường trángvà để giúp các vị cao niên bảo vệ sức khỏe và giữ cho thân tâm an lạc. Giao sư đã từng là:
  •  Giám đốc võ đường Thái Cực Đạo Võ Trường Toản, Sài-gòn, trong hơn 5 năm, từ 1967;
  • Giám đốc Thái Cực Viện, Washington DC, trong hơn 30 năm, từ 1979.
  • Sáng lập Hội Bạn Người Mù với chương trinh mổ mắt cườm cho đồng bào nghèo ở trong nước từ năm 2003.
 HỌC VÀ SỬ DỤNG KHOA NHÂN TƯỚNG
  • Trong 9 năm, từ 1965, Giao sư Trần Quang Quyến theo học khoa nhân tướng với Cụ Ngô Hùng Diễn. Một nhà tướng học và địa lý được nhiều người biết tới ở cả ba miền Bắc Trung Nam trong suốt trên 50 năm. Cụ còn là người được đặc biệt quí mến do phong thái nghệ sĩ, lòng thương người, trung hậu và coi nhẹ danh lợi;  
  • Giáo sư Trần Quang Quyến đã sử dụng kiến thức về tướng học và địa lý học được từ Cụ Ngô Hùng Diễn để giúp miễn phí những người muốn tìm đôi lời khuyên từ hai lãnh vực “huyền bí” này;
  • Sau hơn 40 năm sử dụng những điều học được, Giáo sư Trần Quang Quyến đã bỏ nhiều năm để hoàn tất quyển Tướng Pháp Ngô Hùng Diễn. Theo Giao sư Trần Quang Quyến là để tạ ơn người thày đã dạy dỗ và thương yêu mình như con và cũng là để lại một kiến thức hiếm có về nhân tướng của một nhà tướng học Việt Nam;
  • Giáo sư Trần Quang Quyến đã in và trao toàn quyền phát hành quyển Tướng Pháp Ngô Hùng Diễn cho hai hội từ thiện, Friends of the Blind và Journey for Children, để gây quỹ tài trợ các chương trình mổ mắt và bảo vệ sức khỏe cho trẻ em và phụ nữ nghèo ở Việt Nam. Sách dày gần 300 trang, bìa cứng, khổ lớn, in trên giấy quí để tặng các ân nhân tham gia cuộc gây quỹ này. Sách không bán.
LIÊN LẠC
Để biết thêm chi tiết về việc tham gia gây quĩ xin liên lạc với GS Trần Quang Quyến qua:
Trang nhà:       www.tuongphap.com
Email:              tranquangquyen@yahoo.com

No comments:

Post a Comment