Saturday, September 29, 2012

Trung Cộng nói Nhật 'đánh cắp' đảo

Trung Cộng nói Nhật 'đánh cắp' đảo

Cập nhật: 09:33 GMT - thứ sáu, 28 tháng 9, 2012
Ngoại trưởng Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc
Ngoại trưởng Trung Quốc dùng diễn đàn LHQ để đả phá Nhật Bản
Lời xen kẽ
Tiên nhân các anh Tầu Phù, Anh mang quân sang chiếm đoạt hai quần đảo "Hoàng Sa và Trường Sa" của Việt Nam thì anh gọi hành động này là cái gì; thế nó không phải là hành động của "Quân Ăn Cướp" à!!!!! Đúng là đồ mặt dầy. Sự than vãn cho cảnh "Tiết Hạnh Khả Phong" của một mụ "Tú Bà". Đồ nỡm.  Trần Văn Ngọc

Ngoại trưởng Trung Cộng lên án Nhật Bản tại Liên Hiệp Quốc, trong lúc tranh chấp lãnh hải giữa hai nước cũng khiến một nhà văn Nhật lên tiếng.
Đọc diễn văn tại Liên Hiệp Quốc ngày 27/9, Ngoại trưởng Trung Cộng Dương Khiết Trì lên án Tokyo.
Còn tại Tokyo, bộ trưởng nội các Osamu Fujimura đáp lại rằng bình luận của ông Dương “vô lý”.
“Hai nước cần hành động bình tĩnh…thắt chặt và duy trì liên lạc,” ông này nói.
Trước đó, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda hôm 26/9 nhấn mạnh rằng ông sẽ không nhượng bộ Trung Cộng về chủ quyền một hòn đảo tranh chấp trên Biển Hoa Đông và lên án các hành động tấn công vào lợi ích của Nhật ở Trung Cộng.
Nói chuyện với các phóng viên bên lề Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tại New York, ông Noda nói rằng Trung Cộng “hiểu nhầm” vấn đề đang tranh cãi hiện nay và yêu cầu Trung Cộng chấm dứt mối de dọa đối với các công dân cũng như doanh nghiệp Nhật đang sinh sống làm ăn ở Trung Cộng đến từ những người có tư tưởng dân tộc chủ nghĩa.
Chuyện sở hữu quần đảo Senkaku hiện không người ở nhưng có giá trị chiến lược đã là tâm điểm cãi vã giữa Trung Cộng và Nhật Bản nhiều thập niên.
Tokyo quản lý‎ chúng, nhưng Bắc Kinh gọi đây là Điếu Ngư và nói chúng thuộc về họ.
Căng thẳng giữa hai nước bắt đầu nổi lên đầu năm nay khi thống đốc Tokyo nói ông ta muốn mua lại quần đảo.
Chính phủ Nhật sau đó mua lại, một động thái bị Bắc Kinh gọi là khiêu khích.
‘Chia sẻ tình cảm’
Trong khi đó, Haruki Murakami, một trong những nhà văn nổi tiếng nhất thế giới, đã lên tiếng về tranh chấp lãnh hải giữa nước ông Nhật Bản và Trung Cộng.
Ông cảnh báo nguy cơ khi các chính trị gia cung cấp "chất rượu rẻ tiền” của chủ nghĩa dân tộc.
Nhà văn người Nhật, tác giả tiểu thuyết Bấm Rừng Na Uy đã được dựng thành phim, viết trên báo Asahi Shimbun, nói tranh chấp biển đảo tồn tại vì hệ thống phân chia nhân loại thành các quốc gia có đường biên giới.
Tác giả của Rừng Na Uy bày tỏ lo ngại chủ nghĩa dân tộc đang đốt nóng không khí tại châu Á
"Khi vấn đề lãnh thổ không còn là vấn đề thực tiễn và trở thành „tình cảm quốc gia”, nó tạo nên tình huống nguy hiểm không lối thoát.”
"Nó như chất rượu rẻ tiền. Rượu rẻ tiền khiến bạn say chỉ sau vài ly và làm bạn điên loạn.”
"Nó khiến bạn nói to và hành động thô lỗ…Nhưng sau trận rượu, đến sáng hôm sau bạn chỉ thấy đau đầu.”
"Chúng ta phải cẩn thận với những chính khách và những cây bút chiến nuông chiều ta với thứ rượu rẻ này,” ông viết.
Nhà văn Haruki Murakami nói ông bị sốc trước tin tức sách vở Nhật Bản bị các cửa hàng Trung Cộng lấy khỏi kệ sách.
"Một trong những mục đích chính của trao đổi văn hóa là đem lại hiểu biết rằng chúng ta đều là con người chia sẻ tình cảm và khát vọng, dù nói những thứ tiếng khác nhau.”
Ông bày tỏ hy vọng các tiệm sách ở Nhật sẽ không trả đũa.
Các tác phẩm của Murakami đã được dịch sang gần 40 thứ tiếng.

No comments:

Post a Comment