FBI đã truy lùng 5 tin tặc Trung Cộng như thế nào ?
Cục điều tra liên bang Mỹ FBI phát lệnh truy nã 5 sĩ quan quân đội Trung Cộng - Reuters
Mai Vân
Bên cạnh hồ sơ bầu cử Châu Âu - diễn ra vào cuối tuần này - chiếm các tựa trang đầu, thời sự Châu Á cũng thu hút chú ý với thiết quân luật ban hành ở Thái Lan và vụ gián điệp Mỹ -Trung : Tư pháp Mỹ vừa truy tố đích danh 5 sĩ quan Trung Cộng về tội gián điệp kinh tế, tin tặc, làm dấy lên phản đối của Bắc Kinh.
Về chủ đề thời sự này, nếu Le Monde chờ đợi sự ‘trả đũa’ của Bắc Kinh, thì lý thú nhất là bài báo của Le Figaro trong mục phóng sự, tường thuật tỉ mỉ việc cơ quan FBI đã truy lùng 5 sĩ quan của Trung Cộng như thế nào ?
Tờ báo nhấn mạnh trước tiên là Tư pháp Mỹ chưa bao giờ đưa ra lệnh truy lùng người của một nhà nước khác như lệnh truy nã 5 sĩ quan quân đội Trung Cộng hiện nay. Khi đưa ra thông cáo ‘Wanted’ như người ta thấy trong các phim ‘cao bồi’, quả là Mỹ muốn đưa ra một lời cảnh báo ghi đậm dấu ấn về mặt tâm lý trong cuộc chiến chống tin tặc, vì dĩ nhiên không ai nghĩ những người bị nêu tên sớm bị bắt và đưa ra trước tòa án Mỹ.
Nhưng làm sao FBI lần được dấu vết những người nằm trong đơn vị 61398 này, chốt tại môt khu phố ở Thượng Hải ? Dĩ nhiên không ai tiết lộ chi tiết. Nhưng theo Le Figaro nhân viên tinh báo Mỹ và các chuyên gia đã tung ra chiến dịch truy lùng rộng lớn trên mạng.
Ngành tư pháp Mỹ đã mất 8 tháng để tập hợp bằng chứng, và truy tố được thủ phạm, nhờ việc các tập đoàn Mỹ bị tấn công lần đầu tiên đã chấp nhận cho nêu tên. Những công ty này trước đây vẵn e ngại sự trả đũa của Trung Cộng.
Le Figaro dựa trên báo cáo năm 2013 của công ty Mỹ đảm trách an ninh tin học Mandiant cho biết là 5 người nói trên nằm trong một nhóm tin tặc được biết đến dưới danh hiệu ‘Comment Crew’ nêu lên trong báo cáo.
Báo cáo của Mandiant cũng cho thấy là những hệ thống gián điệp trên mạng của Trung Cộng, cho dù có tinh vi đến đâu, cũng không phải là hoàn hảo, không sơ hở, vì lẽ không có hệ thống nào tự hoạt động, trước mỗi bàn phím đều có con nguời. Và như báo cáo đã nêu lên, những con người đã chọn sai cách bảo mật, làm cho công việc tìm kiếm của các nhà điều tra dễ dàng hơn, ghi lại được dấu vết hoạt động của họ.
Le Figaro cho là sơ hở đôi khi là do tính kiêu ngạo. Một số người đã ký bí danh vào phần mềm độc hại ‘malware’ của họ, một số người khác công khai nói đến sự ham mê về ‘chiến tranh tin học’ của Trung Cộng, và còn khoe hoạt động từ khu Phổ Đông, người thì sử dụng điện thoại di động từ Thượng Hải để ghi lại e mail được sử dụng để thâm nhập máy tính của các tập đoàn bị nhắm.
Tờ báo cho là các nhà điều tra còn nêu lên một sơ hở rất buồn cười : đó là bức tường lửa ‘Great Firewwall’ công cụ để kiểm duyệt của Trung Cộng nhằm ngăn chặn việc tiếp cân các mạng Facebook, Twitter hay Youtube, đã giúp ích cho công việc các nhà điều tra Mỹ : Bức tường lửa này tạo ra tình huống là đối với các tin tặc của nhóm ‘Comment Crew’, phương thức đơn giản nhất là truy cập vào Facebook, Twitter từ cơ sở tấn công của họ. Một khi bị khám phá thì truy ra danh tánh của họ không khó.
Tờ báo nhấn mạnh trước tiên là Tư pháp Mỹ chưa bao giờ đưa ra lệnh truy lùng người của một nhà nước khác như lệnh truy nã 5 sĩ quan quân đội Trung Cộng hiện nay. Khi đưa ra thông cáo ‘Wanted’ như người ta thấy trong các phim ‘cao bồi’, quả là Mỹ muốn đưa ra một lời cảnh báo ghi đậm dấu ấn về mặt tâm lý trong cuộc chiến chống tin tặc, vì dĩ nhiên không ai nghĩ những người bị nêu tên sớm bị bắt và đưa ra trước tòa án Mỹ.
Nhưng làm sao FBI lần được dấu vết những người nằm trong đơn vị 61398 này, chốt tại môt khu phố ở Thượng Hải ? Dĩ nhiên không ai tiết lộ chi tiết. Nhưng theo Le Figaro nhân viên tinh báo Mỹ và các chuyên gia đã tung ra chiến dịch truy lùng rộng lớn trên mạng.
Ngành tư pháp Mỹ đã mất 8 tháng để tập hợp bằng chứng, và truy tố được thủ phạm, nhờ việc các tập đoàn Mỹ bị tấn công lần đầu tiên đã chấp nhận cho nêu tên. Những công ty này trước đây vẵn e ngại sự trả đũa của Trung Cộng.
Le Figaro dựa trên báo cáo năm 2013 của công ty Mỹ đảm trách an ninh tin học Mandiant cho biết là 5 người nói trên nằm trong một nhóm tin tặc được biết đến dưới danh hiệu ‘Comment Crew’ nêu lên trong báo cáo.
Báo cáo của Mandiant cũng cho thấy là những hệ thống gián điệp trên mạng của Trung Cộng, cho dù có tinh vi đến đâu, cũng không phải là hoàn hảo, không sơ hở, vì lẽ không có hệ thống nào tự hoạt động, trước mỗi bàn phím đều có con nguời. Và như báo cáo đã nêu lên, những con người đã chọn sai cách bảo mật, làm cho công việc tìm kiếm của các nhà điều tra dễ dàng hơn, ghi lại được dấu vết hoạt động của họ.
Le Figaro cho là sơ hở đôi khi là do tính kiêu ngạo. Một số người đã ký bí danh vào phần mềm độc hại ‘malware’ của họ, một số người khác công khai nói đến sự ham mê về ‘chiến tranh tin học’ của Trung Cộng, và còn khoe hoạt động từ khu Phổ Đông, người thì sử dụng điện thoại di động từ Thượng Hải để ghi lại e mail được sử dụng để thâm nhập máy tính của các tập đoàn bị nhắm.
Tờ báo cho là các nhà điều tra còn nêu lên một sơ hở rất buồn cười : đó là bức tường lửa ‘Great Firewwall’ công cụ để kiểm duyệt của Trung Cộng nhằm ngăn chặn việc tiếp cân các mạng Facebook, Twitter hay Youtube, đã giúp ích cho công việc các nhà điều tra Mỹ : Bức tường lửa này tạo ra tình huống là đối với các tin tặc của nhóm ‘Comment Crew’, phương thức đơn giản nhất là truy cập vào Facebook, Twitter từ cơ sở tấn công của họ. Một khi bị khám phá thì truy ra danh tánh của họ không khó.
No comments:
Post a Comment