Saturday, May 24, 2014

Hải Phận Quốc Gia

Hải Phận Quốc Gia
 
Bạn có thể hiểu rõ hơn thế nào là Lãnh Hải Quốc Gia còn được gọi là Hải Phận Quốc Gia dựa trên tài liệu sưu tầm dưới đây.
Công ước Liên hiệp quốc về luật biển năm 1982 đã quy định thống nhất rằng các quốc gia ven biển có quyền ấn định chiều rộng lãnh hải không quá 12 hải lý (khoảng 22,2 km) tính từ đường cơ sở (tức đường tiếp giáp thực tế của đất và nước hay đường thẳng nối hai điểm thuộc đất liền được chọn khi chúng nổi lên trên mặt nước và xa bờ nhất khi mực nước thủy triều là thấp nhất, đo trung bình nhiều năm dọc theo bờ biển, theo một trong hai phương pháp là đường cơ sở thông thường hay đường cơ sở thẳng) theo các điều khoản của Công ước Liên hiệp quốc về biển năm 1994, ngoại trừ các khu vực mà hai hay nhiều quốc gia có chung biên giới biển rất gần nhau. Ranh giới phía ngoài của lãnh hải được tính là đường biên giới quốc gia.

alt

Tuy nhiên có một số quốc gia có lãnh hải/hải phận ngắn hơn hay dài hơn 12 hải lý. Thí dụ:

0 hải lý (0 km): Bosnia và Herzegovina, Montenegro3 hải lý (5,6 km): Jordan, Palau, Singapore6 hải lý (11,1 km): Cộng hòa Dominica, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ12 hải lý (22,2 km): Hầu hết các quốc gia có biển.30 hải lý: Togo200 hải lý: Benin, Congo, Ecuador, El Salvador, Liberia, Peru, Somalia.

Cái khốn nạn nhất là khi tên Phạm Văn Đồng gửi công hàm thừa nhận lãnh hải 12 hải lý của Trung Hoa, nó đâu biết là tụi Tàu đã gộp luôn 12 hải lý tính từ mũi/mỏm/bờ đất của hai hòn đảo xa nhất lục địa đã chiếm được của VNCH từ lâu (trước khi có cuộc hải chiến ngày 19 tháng 1 năm 1974). Đó là đảo Phú Lâm (TC chiếm) trong quần đảo Hoàng Sa và đảo Thái Bình (Đài Loan chiếm) trong quần đảo Trường Sa. Do đó chúng cứ rêu rao là Đồng Vẩu đã công nhận Hoàng Sa và Trường Sa là của TC.

Đây là mấu chốt để TC bám vào đó mà làm càn.

PSan

No comments:

Post a Comment