Tuesday, May 6, 2014

Việt Nhật đang là đồng minh về tinh thần

Việt Nhật đang là đồng minh về tinh than


Ông Fushira nói Việt và Nhật coi nhau là 'đồng minh tinh thần' trong tranh chấp chủ quyền với TQ
Một doanh nhân người Nhật bình luận về "nét tương đồng" giữa người hai nước Nhật Việt và tranh chấp chủ quyền biển với Trung Quốc.
Trong cuộc phỏng vấn với Nguyễn Hoàng của BBC tiếng Việt, ông Hirota Fushihara, người đang làm việc cho một hãng tư vấn đầu tư của Nhật tại Việt Nam, cũng bình luận về sự khác biệt về thực trạng tham nhũng tại Việt Nam và Nhật Bản.
Hirota Fushihara: Tôi đến Hà Nội lần đầu tiên là năm 1993 và ở đây hai năm để học tiếng Việt tại Đại học Tổng hợp (nay là Đại học Quốc gia) và để tìm hiểu văn hóa Việt Nam. Sau khi học tiếng Việt xong tôi trở lại Nhật và làm phiên dịch và biên dịch tự do ở Nhật.
Trước khi sang Việt Nam tôi cũng không biết nhiều gì về đất nước này, về con người, đường phố mà chỉ biết những nét sơ qua về lịch sử, về các cuộc chiến tranh.
Tôi biết rằng Việt Nam lúc đó bắt đầu quá trình đổi mới về mặt xã hội hay làm ăn kinh tế, mở cửa ra với thế giới và tôi muốn tới đây để tìm hiểu từ đầu. Và khoảng 6-7 năm trở lại đây tôi lại quay lại sống và làm việc ở Việt Nam và tôi sử dụng tiếng Việt trong suốt 20 năm và Việt Nam đã gắn bó với cuộc sống của tôi.
BBC: Mặc dù du khách Nhật tới Việt Nam tăng và các nhà đầu tư Nhật vào Việt Nam nhiều hơn nhưng so với các nước trong vùng như Malaysia, Thái Lan, Indonesia thì Việt Nam dường như chưa hấp dẫn bằng. Vậy theo ông Việt Nam có thể làm gì để trở nên hấp dẫn hơn?
Hirota Fushihara: Người Nhật rất thích Việt Nam, không cứ là du khách hay là doanh nhân. Người Nhật có một sự đồng cảm với Việt Nam do lịch sử hay qua sự giao lưu từ trước tới nay. Đúng là Việt Nam có thể làm một số cái để trở nên hấp dẫn hơn khi so sánh với các nước Đông Nam Á.
Ấn tượng đầu tiên khi đến sân bay hay sử dụng dịch vụ nào đó chẳng hạn thì có một số chi tiết như vệ sinh, xử lý rác như thế nào, bụi bậm trong thành phố, trật tự giao thông như thế nào, rồi sự ngăn nắp chỉnh chu của một số công trình thì cũng chưa được tốt bằng dịch vụ và cung cách phục vụ khách hàng tại một nước khác. Khách hàng luôn luôn cần sự nhiệt tình, chu đáo và họ là những người đánh giá mình. Những thứ đó tuy là nhỏ nhưng đôi khi tạo ra cho người ta cảm giác căng thẳng (stress).
Ngoài ra cũng phải nói tới môi trường y tế hay biển báo đi lại. Đối với người nước ngoài chưa hiểu hết về Việt Nam thì mình có thể tạo ra cách nào để người ta cảm thấy dễ chịu, thoải mái, dễ có thiện cảm.
BBC: Một số người nói rằng Việt Nam và Nhật Bản có nhiều nét tương đồng và dễ gần nhau lắm, ông đánh giá gì về nhận xét đó?
Nhật-Việt: 'Nét tương đồng và khác biệt'
Một doanh nhân, luật gia người Nhật nói nên nhìn nhận điểm khác biệt giữa người Việt với người Nhật hơn là nhấn mạnh "nét tương đồng".
Bạn cần mở JavaScript lên và cài phần mềm Flash Player mới nhất để nghe/xem.
Hirota Fushihara: Đúng là người Việt Nam và người Nhật dễ gần nhau, nhưng nhiều người có thể đã nhấn mạnh quá về tính tương đồng giữa người hai nước. So với châu Âu châu Mỹ thì người Việt và người Nhật có vẻ giống nhau, hoặc có thể nói là không phải là khác hẳn. Nhưng nếu nhìn vào chi tiết thì có nhiều cái có thể nói là khác hẳn.
Tất nhiên trong ngôn luận chính trị hay ngoại giao hay xã giao thì ai cũng nói là hay dân tộc chúng ta có nhiều nét tương đồng. Nào là đều ăn cơm, uống trà, dùng đũa, đi chùa … cái đó thì cũng có thể là đúng. Nhưng thực ra chúng ta ăn loại gạo khác nhau, trà thì cũng không phải cùng loại. Ý tôi muốn nói là có nhiều cái khác nhau về tính cách con người hai nước là có.
Cho nên nếu người Nhật cứ nghĩ là cái gì cũng giống Việt Nam hết thì khi đến Việt Nam sẽ thấy lạ. Và đôi khi cảm thấy là không phải như thế. Có khi chúng ta hiểu nhau thì phải nhìn sự khác biệt, nhìn thấy sự khác nhau đó và lý giải sự khác biệt đó để thông cảm với nhau hơn thì hơn là cứ nhấn mạnh cái tính tương đồng đấy.

'Láng giềng phương Bắc'

"...Ai đúng ai sai thì cái đó để cho ngoại giao quyết định nhưng mà về lịch sử thì có thể nói là cái đất nước Phương Bắc lúc nào cũng có cái kiểu như vậy."
Hirota Fushihara, Doanh nhân và luật gia
BBC: Vào lúc này cả Việt Nam và Nhật Bản đều có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc, tại Biển Đông (trong trường hợp Việt Nam) và Biển Hoa Đông (trong trường hợp của Nhật).
Hirota Fushihara: Đúng rồi. Có thể nói Việt Nam và Nhật Bản đang là đồng minh về mặt tinh thần. Ít nhất là đồng minh về tinh thần.
Còn về kinh tế thì Nhật Bản và Việt Nam là đối tác chiến lược và toàn diện rồi. Đúng là Việt Nam gặp phải một số vấn đề ở Biển Đông và Nhật Bản gặp một số vấn đề đối với đảo ở biển phía Tây Nhật Bản thì đó có thể đó là cảm giác để chia sẻ.
Tất nhiên là tôi không dám bình luận về xu thế của vấn đề này đối với Trung Quốc. Vấn đề đó ai đúng ai sai thì cái đó để cho ngoại giao quyết định nhưng mà về lịch sử thì có thể nói là cái đất nước Phương Bắc thì là lúc nào cũng có cái kiểu như vậy.
Kiểu như thế nào thì tôi không dám bình luận nhưng mà kiểu như vậy thì Việt Nam và Nhật Bản cũng đã cảm nhận từ lâu rồi.
BBC: Khi tiếp xúc với người Việt thì anh có thấy dường như họ có thiện cảm với người Nhật hơn là người Trung Quốc?
Hirota Fushihara: Tôi là người Nhật nên thực ra tôi không biết người Trung Quốc cảm thấy thế nào khi giao tiếp với người Việt Nam. Nhưng dù sao tôi thấy người Việt Nam rất có thiện cảm với người Nhật. Phương châm của Việt Nam là làm bạn với tất cả mọi người. Người Việt không phân biệt hay tạo ra rào cản tâm lý do vấn đề về quá khứ hay cái gì đó.
Nhưng tôi cảm thấy người Việt rất có thiện cảm với người Nhật, có thể do lịch sử mặc dù Nhật Bản đã bị phá hoại hay khó khăn chiến tranh trước kia. Và mặc dù Nhật không có tài nguyên những cũng đã sử dụng nguồn lực nào đó để xây dựng quốc gia trở thành môt nước khá mạnh về kinh tế thì chắc là người Việt thiện cảm cái đó.
Cũng có thể là người Việt có thiện cảm với người Nhật thông qua các sản phẩm hay thông qua những yếu tố văn minh hiện đại của Nhật Bản đang có và đang thể hiện với thế giới.
Tham nhũng và công ích
BBC: Tham nhũng là thực trạng giới lãnh đạo Việt Nam nói khá nhiều và họ cũng đã cam kết phòng và chống tham nhũng. Là một doanh nhân, là luật gia tư vấn cho các nhà đầu tư Nhật vào Việt Nam kinh doanh, ông thấy Việt Nam có thể làm gì trong việc phòng chống tham nhũng?
"Cái ao hồ này, cái bãi biển này, đường phố kia…không phải là của riêng ai hết và nếu đã không phải của riêng ai thì phải bảo vệ tối đa giá trị của nó"
Hirota Fushihara: Đúng là đối các doanh nghiệp nước ngoài trong đó có doanh nghiệp Nhật Bản thì đa số thấy đây là việc khó xử và khó hiểu. Thực tế là không ít doanh nghiệp gặp phải chuyện này và là việc không phải là hiếm.
Có thể thấy rằng tham nhũng là chi phí của xã hội và chi phí đó không phải là chi phí đáng để chi cho hiệu quả kinh tế của toàn xã hội. Mà nếu chi phí đó quá nhiều thì nên phải loại bỏ. Nếu loại bỏ được hết thì cải thiện được hiệu quả kinh tế và xã hội được nâng cao.
Nếu anh với tôi là doanh nghiệp tư nhân với nhau thì tôi bán cho anh, thì anh có thể trả lại hoa hồng cho tôi thì đó là chuyện giữa các doanh nghiệp tư nhân với nhau nếu nó không trái với thẩm quyền của anh trong doanh nghiệp của anh. Nhưng vấn đề ở chỗ nếu đó không phải là tư nhân làm mà là cán bộ, công chức làm thì đó là chuyện khác.
Chúng ta phải nên phân biệt những cái gì là của công là thuộc về hạ tầng cơ sở của xã hội. Kể cả bộ máy nhà nước cũng là công ích xã hội. Thì nếu anh là công chức thì anh không nên làm giá trị của công ích đó bị méo mó đi.
Nhiều khi người ta không phân biệt thế nào là công thế nào là tư. Cái ao hồ này, cái bãi biển này, đường phố kia…không phải là của riêng ai hết và nếu đã không phải của riêng ai thì phải bảo vệ tối đa giá trị của nó. Không nên vô tình hoặc cố tình làm giảm giá trị của những cái công ích này.
Vậy tôi nghĩ thẩm quyền nhà nước hay bộ máy nhà nước là giá trị công ích đó thì chúng ta phải bảo vệ tối đa, không nên bớt lại. Còn trong cái nhà của anh, trong cái doanh nghiệp của anh, nếu nó không trái với trật tự doanh nghiệp của anh thì anh làm gì là tùy thuộc vào anh thôi.
BBC: Có những người biện luận là tham nhũng thì ở đâu chả có, kể cả Nhật.
"Phải có sự thay đổi từ lãnh đạo, từ nhà nước thì dân mới thay đổi và cái đó chính là ý nghĩa của giáo dục"
Hirota Fushihara: Nhật thì có thể nói là cũng có tham nhũng nhưng thực sự có sự khác biệt giữa cái tham nhũng bên Nhật và tham nhũng ở Việt Nam. Tôi có thể nói là ở Nhật thì nó ở mức độ hiếm, xác suất ít hơn nhiều.
Trong chương trình hài hước cuối năm Táo Quân của VTV cuối năm thì chúng ta cũng thấy là Táo giao thông nói về việc công an giao thông đôi khi có một số bộ phận nhận tiền từ đời sống hàng ngày.
Tức là tham nhũng ở cái cấp độ đó thì có thể nói là hầu như không có tại Nhật Bản. Nếu có thì nó là ở cấp rất cao hoặc tương đối cao của bộ máy nhà nước thì có thể có. Tức là thực trạng tham nhũng ở Nhật nó không xảy ra với người dân ở đời sống bình thường nhưng Việt Nam thì đôi khi diễn ra ở những chỗ đấy.
Cho nên những việc đó dễ dàng ảnh hưởng tới lối sống, qui phạm sống của dân mình. Tức là điều đó sẽ làm mai một đi, hay làm tê liệt một phần ‎ý thức tuân thủ pháp luật của dân mình. Pháp luật cũng là giá trị công ích. Nếu sức mạnh pháp luật yếu đi thì không được.
Vấn đề là giáo dục và không thể giáo dục một sớm một chiều. Mà giáo dục này không phải là giáo dục cho trẻ em mà thôi và giáo dục cho chính người lớn chúng ta. Mà nếu chỉ giáo dục cho nhân dân mà chưa giáo dục cho những người đang tham gia, đang có hành động tham nhũng thì không được.
Phải có sự thay đổi từ lãnh đạo, từ nhà nước thì dân mới thay đổi và cái đó chính là ý nghĩa của giáo dục.

No comments:

Post a Comment