Sunday, May 25, 2014

Nhận Định Lại Vấn Đề Dân Chủ

Nhận Định Lại Vấn Đề Dân Chủ

 Nguyễn Cao Quyền
May 24, 2014
          
Bình Luận
2013 AUG 19 CROP 300 GrapheneGiờ đây đã đến lúc toàn thể nhân loại phải suy nghĩ lại vấn đề dân chủ.Phải suy nghĩ lại vì ngày nay tổ chức xã hội của con người không còn phù hợp với phần đất nằm trong biên giới lãnh thổ nữa. Vấn đề định nghĩa lại thuật ngữ dân chủ, sao cho phù hợp với những điều kiện mới của hiện tượng toàn cầu hóa, đang nổi lên như một vấn đề quan trọng nhất mà nhân loại cần lưu tâm về cả hai phương diện lý thuyết và thực tế.
Sống trong thời kỳ mà ảnh hưởng của hiện tượng toàn cầu hóa ngày càng trở nên thôi thúc, tư tưởng của con người bắt buộc phải nhận định được rằng: trong những điều kiện mới của cuộc sống xã hội toàn cầu, nền dân chủ trong nước nhất thiết phải liên hệ chặt chẽ với một trật tự thế giới mới và với tư tưởng về một nền dân chủ ngoài lãnh thổ quốc gia.
Trật tự thế giới là do ý thức con người thiết kế. Nó là kết qủa của những hành động tương tác giữa một số tác nhân gồm có: quốc gia, nhà nước, nhân vật ngoại giao, tổ chức quốc tế, công ty siêu quốc gia, phong trào xã hội, tổ chức phi chính phủ (NGO) và cả cá nhân nữa. Nó không phải là một cái gì cố định mà là một tiến trình thay đổi theo dòng chảy của thời gian.
Gợi ý như vậy để thấy rằng biên cương lãnh thổ không thể dùng để trói chặt dân chủ trong một vùng địa dư nhất định mà, trái lại, phải được mở ra để dân chủ có thể lan tỏa khắp hành tinh. Đó là đòi hỏi của lý thuyết dân chủ mới hiện nay.
Toàn cầu hóa và dân chủ lãnh thổ
Sự phát triển thần kỳ về kinh tế, kỹ thuật, xã hội và chính trị của nhân loại vào thế kỷ 20 đã đem lại cho con người một mối lo không nhỏ. Lo sợ vì con người đã thật sự mất kiểm soát đối với những quyền lực chi phối cuộc sống của chính mình. Lý do là vì hiện tượng toàn cầu hóa đang phát triển quá nhanh.
Khi nhận định về một nền dân chủ toàn cầu, tư tưởng của con người chưa đi đến một sự đồng thuận. Nhiều người cho rằng cản trở lớn nhất đối với một nền dân chủ toàn cầu là kích thước quá rộng lớn của đời sống kinh tế mà nhân loại đã đạt tới (Sandel, Democracy Discontent, 1996, p 338) Nhiều người khác, bi quan hơn, khẳng định rằng với những thay đổi của thế giới đang thành hình về các mặt chính trị, kinh tế và văn hóa, dân chủ hóa toàn cầu là một vấn đề không thể thực hiện được.” (Walker: One world, Many worlds: Struggle For A Just World, 1988, p 133). Tuy nhiên, số đông thì vẫn nhận xét rằng để đối mặt với sự phát triển kinh tế toàn cầu như hiện nay, chúng ta không thể giữ mãi ý niệm dân chủ trong phạm vi một lãnh thổ. Như vậy phải tính sao đây ? Chúng ta hãy thử bàn thêm trong những dòng viết tiếp theo.
Toàn cầu hóa và trật tự thế giới hậu Westphalia
Ngày nay có nhiều lý do vững chắc để tin rằng định chế về chủ quyền quốc gia của Hiệp Ước Westphalia không còn đứng vững nữa. Trước mắt ta thấy càng ngày các định chế quốc tế xuất hiện càng nhiều và càng đối nghịch với các luật lệ quốc gia. Ngoài ra trong cuộc sống của chúng ta, những việc làm thông thường như mua bán hoặc xem truyền hình, đều chứng minh rằng cái “địa phương” và cái “toàn cầu” cũng đang dần dần hòa nhập.
Hệ thống giao thông quốc tế bằng máy bay, bằng điện thoại cầm tay, bằng truyền thông điện toán, đã thực sự thâu hẹp khoảng cách giữa con người và con người bất cứ từ nơi nào trên mặt địa cầu. Rõ ràng là các định chế liên hệ đến chủ quyền quốc gia của hệ thống Westphalia đã trở thành bất bình thường trên mọi phương diện trong cuộc sống kinh tế và xã hội của nhân loại hiện nay.
Tiến trình toàn cầu hóa không có nghĩa là bác bỏ hoàn toàn nội dung của Hiệp Ước Westphalia mà chỉ muốn thích ứng nội dung của hiệp ước đó vào thực trạng mới của giai đoạn lịch sử hiện nay.
Chủ quyền quốc gia ngày nay phải được chia sẻ với một số tác nhân khác, thuộc các vùng và thế giới, với một số điều kiện hợp lý. Ý niệm này, đi đôi với tính bất khả xâm phạm của lãnh thổ, đã trở thành sức mạnh và tài nguyên thương thảo giữa các thành viên của mạng lưới chính trị toàn cầu. Tinh thần mới này đòi hỏi một thiện chí hợp tác rộng rãi từ các quốc gia có chủ quyền cũ để xây dựng một nền dân chủ mới cho nhân loại.
Toàn cầu hóa và sự thay đổi của ý niệm dân chủ
Từ hơn hai thập kỷ qua, hiện tượng toàn cầu hóa kinh tế đã ảnh hưởng sâu đậm đến cấu trúc kinh tế quốc gia và tạo nên những hố cách biệt giàu nghèo trên cả hai phương diện quốc tế và quốc nội. Thu nhập một tuần của một thương gia trong sinh hoạt mậu dịch có thể bằng hay hơn lương bổng của một công nhân sau một năm lao động vất vả. Gia sản của 358 người giàu có nhất thế giới hiện nay đã nhiều hơn gia sản của 45% dân số lao động bình thường. Quy chế công dân thế giới không còn trùng hợp với quyền lực và quyền lợi của một công dân quốc gia nữa.
Chủ nghĩa dân chủ tự do phóng khoáng đang phải đối mặt với hiện tượng toàn cầu hóa. Nhà nước của mọi quốc gia đang bị tiến trình toàn cẩu hóa gây khó khăn trong việc hoàn chỉnh nền dân chủ quốc nội. Các định chế kinh tế trong nước đã không còn thích ứng để điều hành và phát triển nền kinh tế trong phạm vi lãnh thổ.
Do đó nhu cầu tiến đến một hệ thống chính trị thế giới xuất hiện. Tuy nhiên ý niệm này vẫn đang còn bị ý niệm chủ quyền quốc gia ngăn cản. Trong những điều kiện phát triển của cộng đồng nhân loại ngày nay thì rõ ràng là vấn để, định nghĩa lại thế nào là dân chủ, cần phải được dặt ra và điều chỉnh.
Ngày nay nếu muốn có một nền dân chủ thực sự thì ý niệm dân chủ tự do cần được quan niệm lại để bao gồm cuộc sống của toàn thế giới, một cuộc sống từ lâu đã thực sự đi ra ngoài lãnh thổ quốc gia.
Điểm đầu tiên cần thực hiện là phải có một cái nhìn chuẩn hóa (normative vision) về thế nào là dân chủ ngoài biên giới. Việc này rất cần thiết để mang lại một sức thuyết phục cho toàn thể nhân loại. Hiện tại chúng ta đã có ba mẫu hình được đề nghị: mẫu hình tự do dân chủ quốc tế (liberal internationalist); mẫu hình cộng đồng dân chủ quốc tế triệt để (radical communitarianism); mẫu hình thế giới dân chủ (cosmopolitan).
Tuy giữa những mẫu hình nói trên có nhiều khác biệt nhưng nếu ta nhìn vào đại thể thì thấy chúng có một mẫu số chung: tất cả đều nhìn nhận rằng các điều kiện dân chủ đã thay đổi; tất cả đều nhận thấy cần thiết phải nới rộng và đào sâu nền chính trị dân chủ hiện nay; tất cả đều không chấp nhận ý niệm về một chính quyền thế giới; tất cả đều tin rằng phải đi đến mục tiêu bằng những sự dàn xếp hòa bình và dân chủ cao độ; tất cả đều tin tưởng rằng tư tưởng và lý tưởng dân chủ sẽ định hình cho các sinh hoạt trong thực tế.
Mẫu hình tự do dân chủ quốc tế: dân chủ trong tình nghĩa xóm giềng (neighbourhood democracy)
Năm 1995 Commission of Global Governance (Ủy Ban Hành Chính Thế Giới) đệ trình một bản báo cáo nhan đề: Our Global Neighbourhood. Bản báo cáo đề nghị dân chủ hóa trật tự thế giới nhưng không chấp nhận một chính quyền hay một tổ chức liên bang toàn cầu. Quan niệm về hệ thống chính trị mới của thế giới được đưa ra bao gồm một số “sắp xếp” trong đó các nhà nước, các định chế quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, thị trường và các phong trào quần chúng phối hợp với nhau để điều hành công việc của nhân loại về mọi phương diện.
Báo cáo chủ trương cải cách Liên Hiệp Quốc để cải tiến tối đa tính dân chủ của tổ chức này và đồng thời tổ chức thêm các hệ thống chính trị địa phương giống Liên Âu. Liên Hiệp Quốc cần được một hội đồng do dân chúng bầu lên và một diễn đàn của các xã hội dân sự toàn cầu chia sẻ trách nhiệm. Cả hai tổ chức này đều hỗ trợ cho hoạt động của Liên Hiệp Quốc. Một Hội Đồng Thỉnh Nguyện (Council Of Petition) cũng cần được thiết lập để thâu nhận thỉnh nguyện của những cá nhân, nhằm tăng cường thực chất của thuật ngữ “công dân thế giới”. Bên cạnh đó, một Hội Đồng An Ninh Kinh Tế sẽ phối hợp mọi công tác quản lý trong lãnh vực này để gia tăng tinh thần trách nhiệm của các cơ quan hữu trách.
Tất cả những định chế nói trên nhằm quân bình hóa quyền của nhà nước với quyền của công dân, quyền lợi của cộng đồng quốc gia với quyền lợi của cộng đồng nhân loại. Nguyên tắc chung được đặt ra là để cho mọi người có thể tham gia vào mọi cấp độ quản lý từ địa phương đến toàn cầu.
Những người chủ trương mẫu hình tự do dân chủ quốc tế tin rằng việc tạo lập một thế giới hòa bình và dân chủ không phải là một cái gì “không tưởng”, mà trái lại là một sự cần thiết cho một thế giới càng ngày càng có nhu cầu liên lập và hỗ tương phụ thuộc.
Mẫu hình nói trên được xây dựng trên ba nhận định: nhu cầu hỗ tương phụ thuộc giữa các quốc gia càng ngày càng trở nên cần thiết; dân chủ cần được nới rộng từ địa phương tới toàn cầu; luật pháp quốc tế và định chế thế giới rất cần thiết để điều hành sự liên lập giữa các quốc gia và giữ cho thế giới có một trật tự hài hòa và ổn định lâu dài.
Mẫu hình cộng đồng dân chủ quốc tế triệt để
Trái với chủ trương cải cách nói trên mẫu hình cộng đồng dân chủ quốc tế triệt để đấu tranh cho một trật tự thế giới mới mẻ hoàn toàn, về các phương diện xã hội, kinh tế, chính trị, để thay thế. Mẫu hình này phối hợp các hình thái dân chủ và quản lý trực tiếp với những cơ chế chức năng cai trị toàn cầu.
Lý do của sự thay đổi triệt để này là để bãi bỏ những hình thái cai trị hiện tại được đánh giá như chỉ làm lợi cho những người giàu, thiếu tính nhân bản và thiếu thực chất dân chủ.
Hệ thống chính trị thế giới được xây dựng trên nguyên tắc chức năng chứ không trên nguyên tắc chủ quyền lãnh thổ. Thẩm quyền chức năng đó phải chịu trách nhiệm trước những công dân có quyền lợi thuộc phạm vi thẩm quyền của họ. Trên thực tế, thẩm quyền chức năng đó sẽ là một hội đồng do những cá nhân có quyền lợi liên hệ bầu lên.
Hình thức này tiếng Anh gọi là Demarchy, ngôn từ dùng để chỉ một nguyên tắc cai trị tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân có thể tham gia dễ dàng vào tiến trình lấy quyết định chung tại mọi cấp của hệ thống. Nó tuyệt đối phá bỏ nguyên tắc chủ quyền quốc gia và mọi sự bất cập của hình thức dân chủ gò bó trong phạm vi lãnh thổ.
Mẫu hình này đưa ra những chuẩn mực của một nền dân chủ toàn cầu trực tiếp. Nó mang tính nhân bản triệt để và được xây dựng trên quyền lợi của những phong trào xã hội cũng như trên quyền lợi của những “cộng đồng có chung định mệnh”. Nó là sát thủ của nguyên tắc “cá nhân chủ nghĩa”.
Mầu hình thế giới dân chủ (cosmopolitanism)
Những người chủ trương mẫu hình này nhận định: nền dân chủ trong phạm vi lãnh thổ quốc gia ngày nay mang tính vừa giải phóng vừa kìm hãm. Nó giải phóng vì có sinh hoạt bầu cử dân chủ nhưng đồng thời cũng kìm hãm không cho sức mạnh dân chủ vượt ra ngoài biên giới quốc gia.
Tư tưởng này xuất phát từ ý niệm của Immanuel Kant: “tất cả nhân loại, ai cũng là những khách đồng hành trên cùng một con tàu vũ trụ”. Vào thế kỷ 13 triết gia Kant đã nhận định như sau : “vấn đề quan trọng nhất của nhân loại do bản chất của họ đòi hỏi là một xã hội dân sự mang tính toàn thế giới được quản lý phù hợp với những quyền tự nhiên của mỗi cá nhân”.
Giải pháp mà Kant đưa ra để quản lý con tàu vũ trụ đó là một hiệp hội các quốc gia dân chủ và các xã hội dân sự được điều hành bởi những đạo luật có giá trị cho toàn thế giới. Kant nhấn mạnh đến việc sử dụng những đạo luật tương tự như bộ luật nhân quyền quốc tế hiện nay.
Mẫu hình dân chủ quốc tế không đòi hỏi một hệ thống cai trị quốc tế và cũng không đòi hỏi một hình thức liên bang giữa các quốc gia . Nó chỉ đòi hỏi một cơ cấu chính trị xuyên quốc gia ở mọi mức độ quản lý cần thiết gổm các nhà nước, các công ty quốc tế, các định chế quốc tế, các phong trào xã hội thế giới và cả những cá nhân. Đây là một hệ thống chính trị nằm giữa hình thức liên bang và liên minh (confederation).
Một tòa án nhân quyền quốc tế sẽ chịu trách nhiệm ban hành công lý khắp năm châu và trừng phạt kẻ lạm dụng. Cũng sẽ có một tổ chức quân sự được giao phó trách nhiệm trông coi việc thi hành luật pháp. Nền kinh tế toàn cầu được điều hành theo các nguyên tắc của kinh tế thị trường. Mẫu hình này không chủ trương cải cách, cũng không chủ trương thay thế, mà chỉ muốn tái cấu trúc.
***
Cả ba mẫu hình nói trên đều muốn mang lại cho nhân loại một trật tự thế giới mới trong thời gian hậu Chiến Tranh Lạnh, đồng thời gỡ bỏ trật tự Westphalia đã quá lỗi thời.
Qua ba mẫu hình này ta thấy lý thuyết dân chủ đã phát hiện ra sự chênh lệch quá mức giữa thực tế dân chủ hiện hữu và nguyên tắc chủ quyền quốc gia có từ thời Hiệp Ước Westphalia. Điều đó chứng minh là lý thuyết dân chủ và thực tế dân chủ lúc nào cũng gắn bó với nhau và phát triển song hành. Cho nên, một sự trẻ trung hóa đời sống dân chủ thực tế nhất định phải đưa đến một sự”tái cấu trúc” về phương diện lý thuyết. 
Nguyễn Cao Quyền
Tháng 5 năm 2014

Loài người

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đây là một bài viết cơ bản. Nhấn vào đây để biết thêm thông tin.
Người
Thời điểm hóa thạch: Pleistocen – Gần đây
Akha cropped hires.JPG
Người nam và người nữ trưởng thành, Đông Nam Á
Tình trạng bảo tồn
Status iucn3.1 LC vi.svg
Ít quan tâm (IUCN 3.1)
Phân loại khoa học
Vực (domain)Eukaryota
Giới (regnum)Animalia
Phân giới (subregnum)
(không phân hạng)Bilateria
Liên ngành(superphylum)Deuterostoma
Ngành (phylum)Chordata
Phân ngành(subphylum)Vertebrata
Cận ngành(infraphylum)Gnathostomata
Liên lớp (superclass)Tetrapoda
Lớp (class)Mammalia
Phân lớp (subclass)Theria
Cận lớp (infraclass)Eutheria
Liên bộ (superordo)Euarchontoglires
Bộ (ordo)Primates
Phân bộ (subordo)Haplorrhini
Cận bộ (infraordo)Simiiformes
Tiểu bộ (parvordo)Catarrhini
Liên họ (superfamilia)Hominoidea
Họ (familia)Hominidae
Phân họ (subfamilia)Homininae
Tông (tribus)Hominini
Phân tông (subtribus)Hominina
Chi (genus)Homo
Loài (species)H. sapiens
Danh pháp hai phần
Homo sapiens
Linnaeus, 1758
Phân loài
Danh pháp đồng nghĩa
Danh pháp đồng nghĩa của loài[1][hiện]
Loài người, theo phân loại học là Homo sapiens, tiếng La-tinh nghĩa là "người thông thái" hay "người thông minh",[2][3] nên cũng được dịch sang tiếng Việt là trí nhân[4] là loài duy nhất còn sống của tông Hominini, thuộc lớp động vật có vú. Con người là một loài sinh vật có bộ não tiến hóa rất cao cho phép thực hiện các suy luận trừu tượng,ngôn ngữ và xem xét nội tâm. Điều trên kết hợp với một cơ thể đứng thẳng cho phép giải phóng hai chi trước khỏi việc di chuyển và được dùng vào việc cầm nắm, cho phép con người dùng nhiều công cụ hơn tất cả những loài khác.
Cũng như những loài linh trưởng khác, con người là một sinh vật xã hội, sống bầy đàn. Hơn thế nữa, con người cũng rất thành thạo việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp, để biểu lộ những ý kiến riêng của mình và trao đổi thông tin. Con người tạo ra những xã hội phức tạp trong đó có những nhóm hỗ trợ nhau và đối nghịch nhau ở từng mức độ, có thể từ những cá nhân trong gia đình cho đến những quốc gia rộng lớn. Giao tiếp xã hội giữa con người và con người đã góp phần tạo nên những truyền thốngnghi thứcquy tắc đạo đứcgiá trịchuẩn mực xã hội, và cả luật pháp. Tất cả cùng nhau tạo nên những nền tảng của xã hội loài người. Con người cũng rất chú ý đến cái đẹp và thẩm mỹ, cùng với nhu cầu muốn bày tỏ mình, đã tạo nên những sự đổi với về văn hóa như nghệ thuậtvăn chương và âm nhạc.
Con người cũng được chú ý ở bản năng muốn tìm hiểu mọi thứ và điều khiển tự nhiênxung quanh, tìm hiểu những lời giải thích hợp lí cho những hiện tượng thiên nhiên quakhoa họctôn giáotâm lý và thần thoại. Bản năng tò mò đó đã giúp con người tạo ra những công cụ và học được những kĩ năng mới. Trong giới tự nhiên, con người là loài duy nhất có thể tạo ra lửa, nấu thức ăn, tự may quần áo, và sử dụng các công nghệ kỹ thuật trong đời sống.

Mục lục

  [ẩn

Thuật ngữ[sửa | sửa mã nguồn]

Trong tiếng Việt, một người đàn ông nhỏ tuổi thường được gọi là "cậu bé", người đàn ông trưởng thành là "ông", "anh",... trong khi một người phụ nữ nhỏ tuổi được gọi là "cô bé" và một phụ nữ trưởng thành là "bà", "chị",...

Bản chất sinh học của con người[sửa | sửa mã nguồn]

Sinh lý học và di truyền học[sửa | sửa mã nguồn]

alt
alt
Bộ xương của một người đàn ông.
Hình dạng con người về căn bản rất khác nhau. Mặc dầu phần lớn được quy định bởi các gene, môi trường xung quanh vẫn có một ảnh hưởng rất lớn đến hình dáng như chế độ ăn uống và luyện tập. Một người Việt Nam có chiều cao trung bình của nữ là 1,53 m và nam là 1,64 m [5] trong khi một người Bắc Mỹ lại có chiều cao ở nữ là 1,62 m và ở nam là 1,75 m
Con người cũng là một động vật hoàn toàn di chuyển bằng hai chân sau, vì vậy, hai chi trước (được gọi là tay) có thể tự do linh động và dùng vào những việc như cầm nắm một vật, được hỗ trợ bằng ngón tay cái. Tuy nhiên, cấu trúc bộ xương con người vẫn chưa hoàn toàn sẵn sàng cho việc giải phóng bằng hai tay, điều này khiến xương sống của con người cong lại thành dạng hình chữ S và tạo nên những khó khăn lúc về già. Mặc dù con người có vẻ như không có nhiều lông so với những loài linh trưởng khác nhưng con người lại có rất nhiều lông mọc ở phía trên đầu (còn gọi làtóc), dưới nách và xung quanh cơ quan sinh dục hơn cả loài tinh tinh. Điều khác biệt chính đó là lông của con người ngắn hơn và có ít màu sắc hơn, vì vậy khó thấy hơn.[6]
alt
alt
Một phụ nữ thuộc bộ tộc Inuit, ảnh năm 1907.
Màu tóc của con người và màu da được quyết định bởi sự hiện diện của các sắc tố có tên là melanin. Da của con người có thể có màu nâu đậm cho đến màu hồng, và tóc của con người có thể có màu vàngmàu nâu, cho đến đỏ. Một số khoa học gia cho rằng sự thay đổi màu da sang một màu tối là một cách của con người nhằm chống lại các tia cực tím vì melanin là một chất chống tia cực tím hiệu quả.[7] Màu da của con người phần lớn là do các điều kiện địa lý xác định, và có sự liên quan đến cường độ và thời gian tiếp xúc với tia cực tím. Da con người sẽ có xu hướng đen đi (rám nắng) để phản ứng với tia cực tím.[8][9]
Một người bình thường cần ngủ ít nhất là trong khoảng 7 đến 8 tiếng đối với người lớn và 9 đến 10 tiếng đối với trẻ em, và những người già chỉ ngủ khoảng 6 đến 7 tiếng một ngày. Những ảnh hưởng không tốt sẽ xảy ra nếu không ngủ đủ giấc. Ví dụ, một người lớn nếu bị giảm thời gian ngủ xuống còn 4 tiếng một ngày sẽ cho thấy những bất thường liên quan đến mặt sinh lý và tâm thần, bao gồm mệt mỏi, cáu gắt, khó chịu. Trong xã hội hiện đại, có xu hướng người ta ngày càng ngủ ít hơn dẫn đến một "hội chứng mất ngủ"
Con người là một động vật có cấu tạo tế bào đầy đủ. Mỗi tế bào có 23 cặp nhiễm sắc thể, trong đó có 22 cặp nhiễm sắc thể thường và 1 cặp nhiễm sắc thể giới tính. Mỗi người được nhận 23 nhiễm sắc thể từ cha và 23 nhiễm sắc thể từ mẹ, tạo thành 23 cặp tương đồng. Riêng nhiễm sắc thể giới tính ở nam là XY và ở nữ là XX, do đó, nhiễm sắc thể Y ở nam chỉ được nhận từ cha, còn nhiễm sắc thể X có ở cả 2 giới có thể được nhận từ cha lẫn mẹ. Khoa học ngày nay cho thấy con người có trung bình 20.000-25.000 gene và có 98,4% số gene giống với loài động vật gần con người nhất: tinh tinh.[10] Giống như những loài có vú khác, con người có hệ thống xác định giới tính XY, vì vậy, phụ nữ sẽ có nhiễm sắc thể giới tính là XX và đàn ông là XY. Nhiễm sắc thể X lớn hơn và mang nhiều gene hơn nhiễm sắc thể Y, do đó, nhiều bệnh di truyền liên quan đến nhiễm sắc thể X như bệnh máu không đông, ảnh hưởng nhiều đến đàn ông hơn.

Vòng đời[sửa | sửa mã nguồn]

alt

No comments:

Post a Comment