Ngồi ghế Co-Pilot A-37 (Phi Đoàn 534) không yểm cho Sư Đoàn 23 BB ở mặt trận Buôn Hô.
Đỗ Văn Phúc
Đức với tay lấy túi đồ nghề rồi nhanh nhẹn nhảy phóc lên chiếc van đậu sẵn. Trên xe, bác Mười Ngàn đã ngồi chểm chệ ở ghế cạnh tài xế. Ông quay lui điểm danh toán của mình và nói với trưởng toán người Mỹ đang làm tài xế: “Thằng Minh, thằng Côn, thằng Đức, đủ rồi. Let's go, Mr. Dunaway.”
Xe chạy qua dãy hangar bảo trì trung cấp rồi thẳng về cuối phi đạo, nơi có các hangar lộ thiên dành cho các phi cơ vận tải khổng lồ C-130 của hai phi đoàn 435 và 437, Sư Đoàn 5 Không Quân.
Chiều đã xuống thấp nhưng ánh nắng vẫn còn gay gắt. Hơi nóng bốc lên từ nền xi măng hừng hực. Từ trên xe, có thể nhìn thấy qua lớp không khí đặc quánh mờ ảo như những lớp sóng. Xe thả các toán viên mỗi người tại một ụ cách nhau chừng 30 mét. Ở đấy đã có các quân nhân thuộc đơn vị Bảo Trì luôn túc trực sẵn. Toán nhân viên dân sự sẽ cùng làm việc với các quân nhân này, nhưng lại chịu trách nhiệm chính về việc bảo trì.
Hãng LSI nhận thầu bảo trì các loại phi cơ của Không Lực Việt Nam. Nhân viên cơ khí của hãng LSI là các cựu quân nhân Không Quân. Đa số là các quân nhân bảo trì đã đáo hạn tuổi về hưu, một số khác là các sĩ quan phi hành giải ngũ vì chiến thương. Côn và Minh đều là hoa tiêu trực thăng gãy cánh; chỉ có Đức là thành viên đặc biệt ngoại lệ, vì là cựu sĩ quan Chiến Tranh Chính Trị giải ngũ do nội thương, và không hề có chút kinh nghiệm nào về bay bổng cũng như cơ khí hàng không. Ở đây, ngôi vị đã đảo lộn. Các cựu hạ sĩ quan cơ khí, do có nhiều kinh nghiệm, nên được bậc lương cao, và được đặt làm sếp các cựu sĩ quan. Ngày xưa thì xưng hô trang nghiêm bằng cấp bậc, nay thì mày tao, dựa trên tuổi đời. Đối với cựu Thượng Sĩ Nguyễn Văn Ngàn, thì tất cả mọi người đều kính mến và gọi thân mật là bố, bố Mười Ngàn. Có lẽ ông là chuyên viên cơ khí kỳ cựu nhất của Không Lực Việt Nam. Ông cùng thời với các cựu Tư Lệnh như Đại Tá Nguyễn Xuân Vinh, Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ. Ông từng đi học nghề ở Pháp, Mỹ; lấy vợ Lào, và đang sống một cách phong lưu trong một căn nhà được bao quanh bằng một vườn trái cây rộng lớn ở Gò Vấp. Ông làm Trưởng Toán của ca chiều chúng tôi.
Giờ đổi ca hàng ngày là 6 giờ sáng và 6 giờ chiều. Ngay từ lúc còn hưởng 4 tháng phép trước khi chính thức giải ngũ, Đức đã may mắn được nhận vào làm cơ khí viên cho hãng LSI. Học một tháng căn bản về động cơ là được lãnh lương AGM-3 , mức thấp nhất trong thang lương của cơ khí. Chỉ sau một năm, anh leo vượt lên bậc SM-1 và còn có hy vọng được thi vào bậc AT. Trong lúc này, Đức còn đang học tiếp năm chót tại Đại Học Vạn Hạnh. Anh thuê một căn phòng sâu trong hẻm 220 Trương Minh Giảng, cạnh trường. Sau khi vợ anh từ Vũng Tàu đem ba đứa con lên Sài Gòn, anh dời về một căn phòng của căn nhà cho mướn sau lưng nhà thờ Tân Sa Châu. Mỗi ngày, sau giờ học buổi chiều, anh vội chạy về nhà nhận hai lon guigoz cơm và thức ăn do vợ bới sẵn rồi vào phi trường cho kịp đổi ca. Làm ca đêm lương cao hơn ca ngày, lại nhàn hạ hơn. Vì sau khi làm hậu phi một vòng cho các phi cơ bay về ban chiều, các anh cơ khí kéo nhau về văn phòng. Chẳng có gì làm, nên ai nấy đều rất buồn ngủ. Lẽ ra thì phải lấy TO, TM ra học để trau dồi nghề nghiệp, nhưng nhiều anh cứ ngủ gà ngủ gật ngay bàn làm việc. Tên Mỹ phì lũ chơi ác, hắn nâng cả cuốn TO bìa cứng, dày cả ngàn trang, rồi thả đánh cái rầm trước mặt anh chàng ngủ gật; “God damn it! You get pay to work or to nap?”. Nhưng rồi sau một thời gian, ngay cả mấy anh Mẽo cũng không chịu đựng nổi cơn buồn ngủ. Ông giám thị Wilson đành cho phép vào bên trong nhà kho và : ”See you at 5.”
Đức là người xuống xe sau cùng. Anh đến nhập bọn với các anh em quân nhân đang chuẩn bị dụng cụ chờ các chuyến bay C-130 trở về vào cuối ngày. Công việc của anh là kiểm soát hậu phi cho phi cơ vừa trở về, và làm tiền phi cho phi cơ sắp cất cánh. Ngoài ra còn phải sửa chữa động cơ, và các hệ thống điện, thủy điều, khung phòng, bảo đảm phi cơ khả dụng hành quân tối đa. Việc bảo trì định kỳ, đại tu thì do các cơ xưởng khác lo. Thỉnh thoảng, C-130 được gửi qua Thái Lan hay Hồng Kông để đại tu bổ. Vào thời điểm Hoa Kỳ đã sử dụng C-130 G, C-130 H thì phi cơ C-130 A của Việt Nam thuộc thế hệ già nhất, xuất xưởng vào những năm giữa thập niên 1950. Chiếc già nhất còn bay mang số đuôi 002. Tuy thế, C-130 là loại phi cơ vận tải an toàn nhất ví việc vận hành do 3 hệ thống điện, cơ, và thủy điều, có thể thay thế nhau khi một hệ thống nào đó bị trục trặc. Bốn động cơ Alison T-56 khổng lồ cũng bảo đảm cho việc bay. Nếu lỡ bị hỏng hóc 3 trong 4 động cơ, phi cơ cũng có thể lết về đáp an toàn với động cơ còn lại; dĩ nhiên trong điều kiện không chở quá nặng. Vì chứa xăng trong cánh, nên phi cơ C-130 được liệt vào loại cánh ướt (wet wing). Hai cánh phi cơ vừa chứa mức tối đa 28000 gallons xăng JP-4, vừa treo lủng lẳng 4 động cơ cộng thêm 2 bình xăng phụ (pylon tank); nên sau nhiều năm bay, do sức nhún mỗi lần đáp, phi cơ thường có hiện tượng nứt cánh.
Chiềc phi cơ mang số đuôi 465 đang chầm chậm lăn bánh vào ụ. Một binh sĩ đang dùng hai cánh tay làm dấu cho hoa tiêu lái chính xác vào chỗ đậu; một anh khác đã thủ sẵn hai cục gỗ chêm bánh đáp. Đức đứng lùi vào phía góc hangar chờ đợi.
Từ hướng doanh trại của Đoàn Chuyển Vận, một chiếc xe kéo trờ tới, phía sau móc thêm ba rờ mọc dài; một xe forklift theo sau. Từ những tháng cuối năm 1974, tình hình chiến sự bùng nổ trầm trọng khắp nơi. Hai Sư Đoàn Dù và Thủy Quân Lục Chiến tăng phái hẳn ra miền Trung. Mức độ tổn thất ngày càng cao. Những chuyến bay C-130 buổi sáng chở quân ra bổ sung cho các đơn vị, buổi chiều trở về chỉ thấy thương binh và tử sĩ.
Khi các động cơ vừa ngừng hẳn, cánh cửa hông của phi hành đoàn vừa hạ xuống, từ trên máy bay, cả chục người đang chen nhau hấp tấp nhảy xuống. Một mùi hôi thối nồng nặc toát ra. Theo phản xạ tự nhiên, những người lính cũng chạy tản ra xa chiếc phi cơ. Nhưng cái mùi này nó theo gió, bay rất nhanh và rất xa. Đức vội cởi chiếc áo, xếp làm ba, buộc che ngang mũi mà vẫn không thể tránh được. Phi hành đoàn cũng nhảy xuống, chạy nhanh về phía Đức.
-Ê! Hoà, ông từ Đà Nằng về phải không? Nhảy Dù hay Thủy Quân Lục Chiến?
-Phú Bài, Đức ạ! Nhưng làm sao tui biết lính gì. Họ nằm trong hòm kẽm cả. Còn mấy chuyến sắp tới nữa ông ạ! Mấy ông liệu mà vất vả đêm nay.
-Ngày mai ông có phi vụ không? Lại bay chiếc này hả?
-Chưa biết được. Nhưng bay lại chiếc này thì ngán quá. Bạn có thể làm sao khử hết mùi không?
-Khó chi. Cứ mua đây vài chai cognac là hết mùi ngay.
Đại Úy Hoà xuất thân khoá 65-A, vào khám sức khoẻ cùng lúc với Đức. Đức, sau khi qua được đợt khám tổng quát, thì bị trả về vì lý do thiếu một tuổi mà không có giấy ưng thuận của cha mẹ. Khi Khoá 65A thụ huấn ở Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân Nha Trang thì Đức cũng vào làm thông dịch viên cho Liên Đoàn 5 Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ. Đức thường nhập bọn với các sinh viên 65-A vào mỗi cuối tuần, la cà hết các quán Bar ngoài bãi biển. Hoà là phi công lão luyện trên loại C-130. Anh có thể đáp xuống êm đến độ hành khách không hề biết rằng phi cơ đã chạm đất.
Từ cửa đuôi phi cơ, đã thấy xuất hiện những palettes trên mỗi cái là 3 chiếc quan tài có là cờ Vàng phủ kín. Mặc dù được bọc bằng kẽm và hàn rất kín khi ở dưới đất, nhưng do áp suất không khí thay đổi khi phi cơ bay lên cao, các mối hàn cũng bị hở ra, và mùi tử thi được thể, thoát ra tràn ngập lòng phi cơ. Cái mùi tử thần này lại rất dễ bám vào các loại vải bạt, ghế ngồi, giây nịt an toàn trên phi cơ. Có đổ cả hàng chục lít dầu hôi cũng không thể nào xoá sạch được mùi hôi; mà có khi làm cho mùi càng ghê rợn thêm. Đức cũng chẳng lạ gì mùi tử thi. Ngày trước hành quân chiến đấu ở Bộ Binh, Đức đã từng gối ngủ cạnh xác chết; có khi phải đi lấy xác đồng đội đã thối rửa. Cũng vài lần tại mặt trận, Đức phải dí súng vào người lính khiêng xác để anh ta không dám vứt xác bên đường hoặc cứ càm ràm vì mùi thối. Đức quen lắm rồi, cái mùi tử thi của bạn lẫn thù. Nhưng những lần trong đêm khuya khoắt thanh vắng, phải đơn độc leo lên phi cơ làm tiền phi cho phi cơ bay sớm ngày mai, Đức cũng thấy chột dạ. Ngồi trên ghế trái của hoa tiêu chính, đeo ống nghe để liên lạc với đài kiểm báo và nhân viên dưới đất, Đức cố gắng tập trung vào công việc để tạm quên cái mùi kia, và chế ngự một nỗi sơ âm thầm. Thì xác của đồng đội mình chứ có phải của ai? Chả lẽ ma chiến hữu mình lại hiện về nhát mình?
Trời tối rất nhanh. Các dãy đèn trên phi đạo đã được bật lên. Trong ánh sáng chói loà của hai ngọn đèn flood light, chiếc xe fork lift chĩa hai càng nâng chiếc palette bên ngoài cùng, kéo ra và đem đến cái rờ mọc đầu tiên. Đức đứng chụm hai chân lại, bàn tay trái vẫn còn giữ chiếc áo che mũi, bàn tay phải đưa lên ngang mày, kính cẩn chào những đồng đội xấu số vừa hy sinh trên chiến trường đâu đó ngoài Trị Thiên. Nếu không may mắn về Không Quân cuối năm 1971, thì biết đâu mình cũng đã nằm trong một cái quan tài bọc kẽm kia sau trận An Lộc Muà Hè Đỏ Lửa 1972? Hoặc bao nhiêu trận ác chiến về sau đó?
Đức nghĩ cám cảnh cho những người trai khôi ngô tuấn tú miền Nam. Họ biết vào chiến trận là một đi khó trở về. Nhất là các binh chủng Tổng Trừ Bị, nơi mà xác suất tử vong rất cao. Còn gì hào hùng và bi tráng nào cho bằng sự dấn thân của các anh. Các anh vừa tuổi đôi mươi, giã từ mái nhà nơi có bậc song thân già yếu; chia tay người yêu bé bỏng mà dứt khoát ra đi. Các anh đi vào cõi chết một cách nhẹ nhàng để cho một hậu phương bát nháo với những gian thương làm giàu trên xương máu các anh, với những thanh niên cùng trang lứa không chịu an tâm học hành mà gây rối mọi nơi; với những viên chức, tướng tá tham nhũng, buôn quan bán tước; có người còn phản bội bán súng đạn thuốc men cho địch quân. Các anh đã ngang tàng bỏ qua bên chuyện hậu phương để dành hết tâm trí chiến đấu nơi sa trường. Giờ này đây, thi hài các anh nằm yên giấc trong quan tài kia, biết có toàn vẹn thân thể hay chỉ là một nắm thịt xương vụn nát? Linh hồn các anh chắc còn lẩn quất đâu đây, chưa chịu rời bỏ cõi đời ô trọc; hay đã bay về miền vĩnh phúc, nơi không còn tranh giành, bon chen, hận thù, dối trá?
Xem qua bản Discrepancy Form do Trưởng Phi cơ ghi nhận những trục trặc trong chuyến bay, thấy không có gì đặc biệt, Đức leo lên phòng lái, ngồi vào ghế hoa tiêu chính, đưa tay rà và kiểm soát hết các cầu chì bên hộp trái, phải và trên đầu. Anh đặt cuốn sổ Check list dày 28 trang lên đùi, đeo ống nghe vào tai rồi gọi xin Tổng Đài cho phép nổ máy. Người cơ khí dưới đất đã nối dây từ máy phát điện vào ổ cắm bên hông trái phi cơ. Sau khi check hết các cầu chì bên phải, trái, trên đầu, Đức xướng lên từng câu trong khi bàn tay phải với lên overhead panel để tìm nút bấm khởi động GTC. Anh đọc to lên và nhận sự trả lời xác định của nhân viên dưới đất.
-Start GTC
-Clear.
-Start engine number 3
-Clear.
-Start engine 2, 4, 1
-Clear
-Check maximum power
Đức đẩy nhẹ từng cần số của động cơ về phía trước. Toàn thân phi cơ rung từ nhẹ đến mạnh. Anh kiểm soát độ synchoronize trên 32 cái đồng hồ về động cơ ngay trước mặt, nằm giữa vị trí của 2 phi công. Hai tay vừa hoạt động, hai chân đạp cần thắng, miệng đọc check list, tai cố nghe ngóng trong tiếng động cơ có gì khác lạ không; trong giây phút đó, anh quên bẳng đi những gì đang xảy ra, quên luôn cái mùi tử khí còn quyện đặc trong không gian. Ngồi trên ghế hoa tiêu chính, anh say sưa hưởng thụ cái giây phút mà hơn mười năm trước anh từng mơ ước nhưng không thành.
Khi làm xong công việc, Đức nhẹ nhàng bước xuống khỏi phòng lái. Hiện thực trở lại. Qua bóng đèn mờ mờ, anh thấy lòng phi cơ trống trải kia như có một cái gì đó làm cho anh chợt rùng mình. Những sợi dây nịt lủng lẳng in bóng trên vách như những bàn tay đang chới với vẫy gọi. Tóc gáy anh dựng lên. Anh rung mình tưởng như đang nghe tiếng rền rỉ của những oan hồn đang lẩn khuất đâu đây. Đức bật chiếc đèn pin quét qua quét lại trên sàn phi cơ. Vài nơi còn loang lỗ màu nâu sẫm của chất nước vàng chảy từ các quan tài chưa rửa sạch. Đức thầm van vái: “Máu thịt các anh em tôi. Sống khôn thác thiêng, xin hãy siêu thăng và phù hộ cho đất nước chóng thanh bình.”
Người cơ khí đang chờ bên dưới thấy Đức chưa ra khỏi phi cơ, bèn cất tiếng gọi:
-Ông thầy đâu rồi, bộ ma bắt rồi sao?
-Ma nào mà bắt được tao mậy? Tao đứng lại nói chuyện với anh em mà.
-Bộ ông điên hả? Cái mùi thối rữa thế mà ông chịu khó đứng ngửi cả 5, 10 phút thì tui chịu thua ông rồi đó!
Ghi đậm hai chữ OR vào bản check list và ký tên xong, Đức nhảy xuống sân phi đạo kéo anh lính ra xa rồi đốt một điếu thuốc trong lúc chờ đợi xe đón về phòng. Từ xa, rất xa, ở về hướng bắc, những ánh đèn hoả châu đang treo lơ lửng trên nền trời đen nghịt. Tiếng đạn đại liên từ các phi cơ Hoả long AC-119 rền vang một góc trời. Đang có đụng lớn đâu đây miệt Bình Dương . Đức chép miệng: “Các bạn ta trên đó đêm nay lại không yên. Đến bao giờ mới thôi chết chóc điêu linh?””
Đỗ Văn Phúc
1- LSI viết tắt tên hãng Lear Siegles, Inc.
2- AGM: Aircraft General Mechanics
3- SM: Senior Mechanics
4- AT: Air Technician.
5- TO (Technical Orders), TM (Technical Manuals) là các tài liệu kỹ thuật. Mỗi thứ có khoảng 10 cuốn. Mỗi cuốn chuyên về một cơ phận của Phi cơ.
6- Hiện nay Hoa Kỳ đang sử dụng C-130 biến cải với nhiều danh số khác nhau.
7- Chiếc phi cơ thử nghiệm YC-130 xuất xưởng vào tháng 8 năm 1954 mang số đuôi 53-3397. Chiếc của KQVN mang số đuôi 54-002, như thế có thể cũng được xuất xưởng năm 1954?
8- Bản ghi các trục trặc xảy ra trong chuyến bay, cần cơ khí viên sửa chửa hay điều chỉnh.
9- Check List để hướng dẫn từng động tác một trong khi làm Tiền Phi, hay Hậu Phi. Người hoa tiêu hay cơ khí viên phải để check list trên đùi, vừa đọc lên từng câu vừa làm động tác tương ứng.
10- GTC (Gas Turbine Compressor) gắn bên hông trái (nhìn từ đuôi phi cơ) để cung cấp hơi ép áp suất cao cho việc nổ máy các động cơ.
11- Đứng từ phía đuôi phi cơ, các động cơ được đánh số 1, 2, 3, 4 từ trái sang phải. Động cơ số ba có chức năng cung cấp điện AC và DC để tiếp tục nổ máy các động cơ còn lại.
12- Bốn động cơ, mỗi động cơ có 8 đồng hồ, sắp theo chiều dọc.
13- OR: Operation Ready, khả dụng hành quân.
14- Vào thời điểm này, Cộng Quân đã chiếm Lộc Ninh và kéo về sát Lai Khê, cắt đường Quốc Lộ 13 đi Chơn Thành.
Xe chạy qua dãy hangar bảo trì trung cấp rồi thẳng về cuối phi đạo, nơi có các hangar lộ thiên dành cho các phi cơ vận tải khổng lồ C-130 của hai phi đoàn 435 và 437, Sư Đoàn 5 Không Quân.
Chiều đã xuống thấp nhưng ánh nắng vẫn còn gay gắt. Hơi nóng bốc lên từ nền xi măng hừng hực. Từ trên xe, có thể nhìn thấy qua lớp không khí đặc quánh mờ ảo như những lớp sóng. Xe thả các toán viên mỗi người tại một ụ cách nhau chừng 30 mét. Ở đấy đã có các quân nhân thuộc đơn vị Bảo Trì luôn túc trực sẵn. Toán nhân viên dân sự sẽ cùng làm việc với các quân nhân này, nhưng lại chịu trách nhiệm chính về việc bảo trì.
Hãng LSI nhận thầu bảo trì các loại phi cơ của Không Lực Việt Nam. Nhân viên cơ khí của hãng LSI là các cựu quân nhân Không Quân. Đa số là các quân nhân bảo trì đã đáo hạn tuổi về hưu, một số khác là các sĩ quan phi hành giải ngũ vì chiến thương. Côn và Minh đều là hoa tiêu trực thăng gãy cánh; chỉ có Đức là thành viên đặc biệt ngoại lệ, vì là cựu sĩ quan Chiến Tranh Chính Trị giải ngũ do nội thương, và không hề có chút kinh nghiệm nào về bay bổng cũng như cơ khí hàng không. Ở đây, ngôi vị đã đảo lộn. Các cựu hạ sĩ quan cơ khí, do có nhiều kinh nghiệm, nên được bậc lương cao, và được đặt làm sếp các cựu sĩ quan. Ngày xưa thì xưng hô trang nghiêm bằng cấp bậc, nay thì mày tao, dựa trên tuổi đời. Đối với cựu Thượng Sĩ Nguyễn Văn Ngàn, thì tất cả mọi người đều kính mến và gọi thân mật là bố, bố Mười Ngàn. Có lẽ ông là chuyên viên cơ khí kỳ cựu nhất của Không Lực Việt Nam. Ông cùng thời với các cựu Tư Lệnh như Đại Tá Nguyễn Xuân Vinh, Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ. Ông từng đi học nghề ở Pháp, Mỹ; lấy vợ Lào, và đang sống một cách phong lưu trong một căn nhà được bao quanh bằng một vườn trái cây rộng lớn ở Gò Vấp. Ông làm Trưởng Toán của ca chiều chúng tôi.
Giờ đổi ca hàng ngày là 6 giờ sáng và 6 giờ chiều. Ngay từ lúc còn hưởng 4 tháng phép trước khi chính thức giải ngũ, Đức đã may mắn được nhận vào làm cơ khí viên cho hãng LSI. Học một tháng căn bản về động cơ là được lãnh lương AGM-3 , mức thấp nhất trong thang lương của cơ khí. Chỉ sau một năm, anh leo vượt lên bậc SM-1 và còn có hy vọng được thi vào bậc AT. Trong lúc này, Đức còn đang học tiếp năm chót tại Đại Học Vạn Hạnh. Anh thuê một căn phòng sâu trong hẻm 220 Trương Minh Giảng, cạnh trường. Sau khi vợ anh từ Vũng Tàu đem ba đứa con lên Sài Gòn, anh dời về một căn phòng của căn nhà cho mướn sau lưng nhà thờ Tân Sa Châu. Mỗi ngày, sau giờ học buổi chiều, anh vội chạy về nhà nhận hai lon guigoz cơm và thức ăn do vợ bới sẵn rồi vào phi trường cho kịp đổi ca. Làm ca đêm lương cao hơn ca ngày, lại nhàn hạ hơn. Vì sau khi làm hậu phi một vòng cho các phi cơ bay về ban chiều, các anh cơ khí kéo nhau về văn phòng. Chẳng có gì làm, nên ai nấy đều rất buồn ngủ. Lẽ ra thì phải lấy TO, TM ra học để trau dồi nghề nghiệp, nhưng nhiều anh cứ ngủ gà ngủ gật ngay bàn làm việc. Tên Mỹ phì lũ chơi ác, hắn nâng cả cuốn TO bìa cứng, dày cả ngàn trang, rồi thả đánh cái rầm trước mặt anh chàng ngủ gật; “God damn it! You get pay to work or to nap?”. Nhưng rồi sau một thời gian, ngay cả mấy anh Mẽo cũng không chịu đựng nổi cơn buồn ngủ. Ông giám thị Wilson đành cho phép vào bên trong nhà kho và : ”See you at 5.”
Đức là người xuống xe sau cùng. Anh đến nhập bọn với các anh em quân nhân đang chuẩn bị dụng cụ chờ các chuyến bay C-130 trở về vào cuối ngày. Công việc của anh là kiểm soát hậu phi cho phi cơ vừa trở về, và làm tiền phi cho phi cơ sắp cất cánh. Ngoài ra còn phải sửa chữa động cơ, và các hệ thống điện, thủy điều, khung phòng, bảo đảm phi cơ khả dụng hành quân tối đa. Việc bảo trì định kỳ, đại tu thì do các cơ xưởng khác lo. Thỉnh thoảng, C-130 được gửi qua Thái Lan hay Hồng Kông để đại tu bổ. Vào thời điểm Hoa Kỳ đã sử dụng C-130 G, C-130 H thì phi cơ C-130 A của Việt Nam thuộc thế hệ già nhất, xuất xưởng vào những năm giữa thập niên 1950. Chiếc già nhất còn bay mang số đuôi 002. Tuy thế, C-130 là loại phi cơ vận tải an toàn nhất ví việc vận hành do 3 hệ thống điện, cơ, và thủy điều, có thể thay thế nhau khi một hệ thống nào đó bị trục trặc. Bốn động cơ Alison T-56 khổng lồ cũng bảo đảm cho việc bay. Nếu lỡ bị hỏng hóc 3 trong 4 động cơ, phi cơ cũng có thể lết về đáp an toàn với động cơ còn lại; dĩ nhiên trong điều kiện không chở quá nặng. Vì chứa xăng trong cánh, nên phi cơ C-130 được liệt vào loại cánh ướt (wet wing). Hai cánh phi cơ vừa chứa mức tối đa 28000 gallons xăng JP-4, vừa treo lủng lẳng 4 động cơ cộng thêm 2 bình xăng phụ (pylon tank); nên sau nhiều năm bay, do sức nhún mỗi lần đáp, phi cơ thường có hiện tượng nứt cánh.
Chiềc phi cơ mang số đuôi 465 đang chầm chậm lăn bánh vào ụ. Một binh sĩ đang dùng hai cánh tay làm dấu cho hoa tiêu lái chính xác vào chỗ đậu; một anh khác đã thủ sẵn hai cục gỗ chêm bánh đáp. Đức đứng lùi vào phía góc hangar chờ đợi.
Từ hướng doanh trại của Đoàn Chuyển Vận, một chiếc xe kéo trờ tới, phía sau móc thêm ba rờ mọc dài; một xe forklift theo sau. Từ những tháng cuối năm 1974, tình hình chiến sự bùng nổ trầm trọng khắp nơi. Hai Sư Đoàn Dù và Thủy Quân Lục Chiến tăng phái hẳn ra miền Trung. Mức độ tổn thất ngày càng cao. Những chuyến bay C-130 buổi sáng chở quân ra bổ sung cho các đơn vị, buổi chiều trở về chỉ thấy thương binh và tử sĩ.
Khi các động cơ vừa ngừng hẳn, cánh cửa hông của phi hành đoàn vừa hạ xuống, từ trên máy bay, cả chục người đang chen nhau hấp tấp nhảy xuống. Một mùi hôi thối nồng nặc toát ra. Theo phản xạ tự nhiên, những người lính cũng chạy tản ra xa chiếc phi cơ. Nhưng cái mùi này nó theo gió, bay rất nhanh và rất xa. Đức vội cởi chiếc áo, xếp làm ba, buộc che ngang mũi mà vẫn không thể tránh được. Phi hành đoàn cũng nhảy xuống, chạy nhanh về phía Đức.
-Ê! Hoà, ông từ Đà Nằng về phải không? Nhảy Dù hay Thủy Quân Lục Chiến?
-Phú Bài, Đức ạ! Nhưng làm sao tui biết lính gì. Họ nằm trong hòm kẽm cả. Còn mấy chuyến sắp tới nữa ông ạ! Mấy ông liệu mà vất vả đêm nay.
-Ngày mai ông có phi vụ không? Lại bay chiếc này hả?
-Chưa biết được. Nhưng bay lại chiếc này thì ngán quá. Bạn có thể làm sao khử hết mùi không?
-Khó chi. Cứ mua đây vài chai cognac là hết mùi ngay.
Đại Úy Hoà xuất thân khoá 65-A, vào khám sức khoẻ cùng lúc với Đức. Đức, sau khi qua được đợt khám tổng quát, thì bị trả về vì lý do thiếu một tuổi mà không có giấy ưng thuận của cha mẹ. Khi Khoá 65A thụ huấn ở Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân Nha Trang thì Đức cũng vào làm thông dịch viên cho Liên Đoàn 5 Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ. Đức thường nhập bọn với các sinh viên 65-A vào mỗi cuối tuần, la cà hết các quán Bar ngoài bãi biển. Hoà là phi công lão luyện trên loại C-130. Anh có thể đáp xuống êm đến độ hành khách không hề biết rằng phi cơ đã chạm đất.
Từ cửa đuôi phi cơ, đã thấy xuất hiện những palettes trên mỗi cái là 3 chiếc quan tài có là cờ Vàng phủ kín. Mặc dù được bọc bằng kẽm và hàn rất kín khi ở dưới đất, nhưng do áp suất không khí thay đổi khi phi cơ bay lên cao, các mối hàn cũng bị hở ra, và mùi tử thi được thể, thoát ra tràn ngập lòng phi cơ. Cái mùi tử thần này lại rất dễ bám vào các loại vải bạt, ghế ngồi, giây nịt an toàn trên phi cơ. Có đổ cả hàng chục lít dầu hôi cũng không thể nào xoá sạch được mùi hôi; mà có khi làm cho mùi càng ghê rợn thêm. Đức cũng chẳng lạ gì mùi tử thi. Ngày trước hành quân chiến đấu ở Bộ Binh, Đức đã từng gối ngủ cạnh xác chết; có khi phải đi lấy xác đồng đội đã thối rửa. Cũng vài lần tại mặt trận, Đức phải dí súng vào người lính khiêng xác để anh ta không dám vứt xác bên đường hoặc cứ càm ràm vì mùi thối. Đức quen lắm rồi, cái mùi tử thi của bạn lẫn thù. Nhưng những lần trong đêm khuya khoắt thanh vắng, phải đơn độc leo lên phi cơ làm tiền phi cho phi cơ bay sớm ngày mai, Đức cũng thấy chột dạ. Ngồi trên ghế trái của hoa tiêu chính, đeo ống nghe để liên lạc với đài kiểm báo và nhân viên dưới đất, Đức cố gắng tập trung vào công việc để tạm quên cái mùi kia, và chế ngự một nỗi sơ âm thầm. Thì xác của đồng đội mình chứ có phải của ai? Chả lẽ ma chiến hữu mình lại hiện về nhát mình?
Trời tối rất nhanh. Các dãy đèn trên phi đạo đã được bật lên. Trong ánh sáng chói loà của hai ngọn đèn flood light, chiếc xe fork lift chĩa hai càng nâng chiếc palette bên ngoài cùng, kéo ra và đem đến cái rờ mọc đầu tiên. Đức đứng chụm hai chân lại, bàn tay trái vẫn còn giữ chiếc áo che mũi, bàn tay phải đưa lên ngang mày, kính cẩn chào những đồng đội xấu số vừa hy sinh trên chiến trường đâu đó ngoài Trị Thiên. Nếu không may mắn về Không Quân cuối năm 1971, thì biết đâu mình cũng đã nằm trong một cái quan tài bọc kẽm kia sau trận An Lộc Muà Hè Đỏ Lửa 1972? Hoặc bao nhiêu trận ác chiến về sau đó?
Đức nghĩ cám cảnh cho những người trai khôi ngô tuấn tú miền Nam. Họ biết vào chiến trận là một đi khó trở về. Nhất là các binh chủng Tổng Trừ Bị, nơi mà xác suất tử vong rất cao. Còn gì hào hùng và bi tráng nào cho bằng sự dấn thân của các anh. Các anh vừa tuổi đôi mươi, giã từ mái nhà nơi có bậc song thân già yếu; chia tay người yêu bé bỏng mà dứt khoát ra đi. Các anh đi vào cõi chết một cách nhẹ nhàng để cho một hậu phương bát nháo với những gian thương làm giàu trên xương máu các anh, với những thanh niên cùng trang lứa không chịu an tâm học hành mà gây rối mọi nơi; với những viên chức, tướng tá tham nhũng, buôn quan bán tước; có người còn phản bội bán súng đạn thuốc men cho địch quân. Các anh đã ngang tàng bỏ qua bên chuyện hậu phương để dành hết tâm trí chiến đấu nơi sa trường. Giờ này đây, thi hài các anh nằm yên giấc trong quan tài kia, biết có toàn vẹn thân thể hay chỉ là một nắm thịt xương vụn nát? Linh hồn các anh chắc còn lẩn quất đâu đây, chưa chịu rời bỏ cõi đời ô trọc; hay đã bay về miền vĩnh phúc, nơi không còn tranh giành, bon chen, hận thù, dối trá?
Xem qua bản Discrepancy Form do Trưởng Phi cơ ghi nhận những trục trặc trong chuyến bay, thấy không có gì đặc biệt, Đức leo lên phòng lái, ngồi vào ghế hoa tiêu chính, đưa tay rà và kiểm soát hết các cầu chì bên hộp trái, phải và trên đầu. Anh đặt cuốn sổ Check list dày 28 trang lên đùi, đeo ống nghe vào tai rồi gọi xin Tổng Đài cho phép nổ máy. Người cơ khí dưới đất đã nối dây từ máy phát điện vào ổ cắm bên hông trái phi cơ. Sau khi check hết các cầu chì bên phải, trái, trên đầu, Đức xướng lên từng câu trong khi bàn tay phải với lên overhead panel để tìm nút bấm khởi động GTC. Anh đọc to lên và nhận sự trả lời xác định của nhân viên dưới đất.
-Start GTC
-Clear.
-Start engine number 3
-Clear.
-Start engine 2, 4, 1
-Clear
-Check maximum power
Đức đẩy nhẹ từng cần số của động cơ về phía trước. Toàn thân phi cơ rung từ nhẹ đến mạnh. Anh kiểm soát độ synchoronize trên 32 cái đồng hồ về động cơ ngay trước mặt, nằm giữa vị trí của 2 phi công. Hai tay vừa hoạt động, hai chân đạp cần thắng, miệng đọc check list, tai cố nghe ngóng trong tiếng động cơ có gì khác lạ không; trong giây phút đó, anh quên bẳng đi những gì đang xảy ra, quên luôn cái mùi tử khí còn quyện đặc trong không gian. Ngồi trên ghế hoa tiêu chính, anh say sưa hưởng thụ cái giây phút mà hơn mười năm trước anh từng mơ ước nhưng không thành.
Khi làm xong công việc, Đức nhẹ nhàng bước xuống khỏi phòng lái. Hiện thực trở lại. Qua bóng đèn mờ mờ, anh thấy lòng phi cơ trống trải kia như có một cái gì đó làm cho anh chợt rùng mình. Những sợi dây nịt lủng lẳng in bóng trên vách như những bàn tay đang chới với vẫy gọi. Tóc gáy anh dựng lên. Anh rung mình tưởng như đang nghe tiếng rền rỉ của những oan hồn đang lẩn khuất đâu đây. Đức bật chiếc đèn pin quét qua quét lại trên sàn phi cơ. Vài nơi còn loang lỗ màu nâu sẫm của chất nước vàng chảy từ các quan tài chưa rửa sạch. Đức thầm van vái: “Máu thịt các anh em tôi. Sống khôn thác thiêng, xin hãy siêu thăng và phù hộ cho đất nước chóng thanh bình.”
Người cơ khí đang chờ bên dưới thấy Đức chưa ra khỏi phi cơ, bèn cất tiếng gọi:
-Ông thầy đâu rồi, bộ ma bắt rồi sao?
-Ma nào mà bắt được tao mậy? Tao đứng lại nói chuyện với anh em mà.
-Bộ ông điên hả? Cái mùi thối rữa thế mà ông chịu khó đứng ngửi cả 5, 10 phút thì tui chịu thua ông rồi đó!
Ghi đậm hai chữ OR vào bản check list và ký tên xong, Đức nhảy xuống sân phi đạo kéo anh lính ra xa rồi đốt một điếu thuốc trong lúc chờ đợi xe đón về phòng. Từ xa, rất xa, ở về hướng bắc, những ánh đèn hoả châu đang treo lơ lửng trên nền trời đen nghịt. Tiếng đạn đại liên từ các phi cơ Hoả long AC-119 rền vang một góc trời. Đang có đụng lớn đâu đây miệt Bình Dương . Đức chép miệng: “Các bạn ta trên đó đêm nay lại không yên. Đến bao giờ mới thôi chết chóc điêu linh?””
Đỗ Văn Phúc
1- LSI viết tắt tên hãng Lear Siegles, Inc.
2- AGM: Aircraft General Mechanics
3- SM: Senior Mechanics
4- AT: Air Technician.
5- TO (Technical Orders), TM (Technical Manuals) là các tài liệu kỹ thuật. Mỗi thứ có khoảng 10 cuốn. Mỗi cuốn chuyên về một cơ phận của Phi cơ.
6- Hiện nay Hoa Kỳ đang sử dụng C-130 biến cải với nhiều danh số khác nhau.
7- Chiếc phi cơ thử nghiệm YC-130 xuất xưởng vào tháng 8 năm 1954 mang số đuôi 53-3397. Chiếc của KQVN mang số đuôi 54-002, như thế có thể cũng được xuất xưởng năm 1954?
8- Bản ghi các trục trặc xảy ra trong chuyến bay, cần cơ khí viên sửa chửa hay điều chỉnh.
9- Check List để hướng dẫn từng động tác một trong khi làm Tiền Phi, hay Hậu Phi. Người hoa tiêu hay cơ khí viên phải để check list trên đùi, vừa đọc lên từng câu vừa làm động tác tương ứng.
10- GTC (Gas Turbine Compressor) gắn bên hông trái (nhìn từ đuôi phi cơ) để cung cấp hơi ép áp suất cao cho việc nổ máy các động cơ.
11- Đứng từ phía đuôi phi cơ, các động cơ được đánh số 1, 2, 3, 4 từ trái sang phải. Động cơ số ba có chức năng cung cấp điện AC và DC để tiếp tục nổ máy các động cơ còn lại.
12- Bốn động cơ, mỗi động cơ có 8 đồng hồ, sắp theo chiều dọc.
13- OR: Operation Ready, khả dụng hành quân.
14- Vào thời điểm này, Cộng Quân đã chiếm Lộc Ninh và kéo về sát Lai Khê, cắt đường Quốc Lộ 13 đi Chơn Thành.
No comments:
Post a Comment