Tam quốc diễn nghĩa-Tác phẩm bất hủ
Nguồn gốc
Nguồn gốc
Tác phẩm viết tay đầu tiên đã có công tập hợp lại những mẩu chuyện này là Tam quốc chí bình thoại (三国志评话), xuất bản vào khoảng giữa năm 1321 và 1323. Bản viết này kết hợp các chủ đề mang tính thần thoại, huyền thoại và luân lý để thu hút các độc giả thuộc tầng lớp nông dân. Các yếu tố luân hồi và nghiệp chướng (karma) đã được trộn lẫn vào trong truyện. Những tội lỗi của vị hoàng đế sáng lập nhà Hán - Hán Cao Tổ, người đã ra lệnh hành quyết một cách phi lý ba vị công thần là Hàn Tín, Bành Việt (彭越) và Anh Bố (英布), đã dẫn đến sự suy yếu của triều đại này. Do đó Hán Cao Tổ đã đầu thai thành hoàng đế cuối cùng nhà Hán là Hán Hiến Đế, và ba vị tướng được luân kiếp thành vua ba nước khác nhau: Hàn Tín hoá thành Tào Tháo; Bành Việt hoá thành Lưu Bị; và Anh Bố thành Tôn Quyền. Lần này hoàng đế nhà Hán phải chịu sự trừng phạt qua bàn tay Tào Tháo.
Bộ Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung trong quá khứ có tới 20 bản. Tiểu thuyết chương hồi Tam Quốc diễn nghĩa 120 hồi mà ngày nay nhiều người trong chúng ta biết đến do La Quán Trung viết ra vào khoảng những năm 1330 và 1400 (khoảng cuối nhà Nguyên đầu nhà Minh), do cha con nhà phê bình Mao Tôn Cương đời Thanh hoàn chỉnh. Tiểu thuyết này được viết bằng thứ chữ Hán dễ đọc và được xem là tác phẩm chuẩn mực trong suốt 300 năm. La Quán Trung đã sử dụng phần lớn tư liệu lịch sử trong Biên niên sử Tam Quốc do Trần Thọ biên soạn bao gồm các sự kiện từ thời Loạn Khăn Vàng vào năm 184 cho tới lúc thống nhất ba nước dưới thời nhà Tấn vào năm 280. La Quán Trung đã kết hợp những kiến thức lịch sử này cùng với tài năng kể chuyện hấp dẫn của mình để tạo ra một loạt tính cách nhân vật tiêu biểu.
Cốt truyện
Phần sau đây có thể cho bạn biết trước nội dung của tác phẩm.
Phải thừa nhận rằng một trong những thành công lớn nhất của Tam Quốc diễn nghĩa là tính chất quy mô, hùng tráng của cốt truyện và nhân vật. Bộ tiểu thuyết này có thể chia thành rất nhiều "truyện nhỏ" mà phần nhiều trong số đó có thể hoàn toàn dựng được thành những bộ phim truyện theo đúng nghĩa. Do vậy mà phần sau đây chỉ cố gắng tóm tắt hết sức sơ lược toàn bộ truyện theo những nét chính yếu mà không đi vào chi tiết nhân vật và sự kiện:
Truyện lấy bối cảnh vào thời suy vi của nhà Hán khi mà những hoàng đế cuối cùng của nhà Hán quá tin dùng giới hoạn quan mà gạt bỏ những bề tôi trung trực. Triều đình ngày càng bê tha, hư nát, khiến kinh tế suy sụp và an ninh bất ổn. Đến đời Hán Linh Đế, loạn giặc Khăn Vàng nổ ra do Trương Giác, một người đã học được nhiều ma thuật và bùa phép chữa bệnh, cầm đầu.
Hà Tiến chỉ huy các quan đại thần chẳng mấy chốc dập tắt được quân nổi loạn. Hà Tiến là anh rể vua và nhờ đó mà nhậm được chức đại tướng quân của triều đình. Tuy nhiên, Hà Tiến lại mắc mưu của đám hoạn quan, bị chúng lừa vào cung và giết chết. Liền sau đó các quan đại thần nổi giận chạy vào cung giết sạch đám hoạn quan này.
Trong số các quan lại cứu vua có Đổng Trác là thứ sử Tây Lương. Đổng Trác nhân cơ hội này vào cung bảo vệ vua. Sau đó ông ta phế truất Thiếu Đế và lập Trần Lưu Vương lên làm hoàng đế, rồi làm tướng quốc nắm hết quyền triều chính vào tay mình.
Hành vi tàn bạo, lộng quyền của Đổng Trác khiến quan lại vô cùng phẫn nộ, họ hội quân với Viên Thiệu và lập mưu khiến Đổng Trác dời đô từ Lạc Dương về Trường An. Cuối cùng Đổng Trác bị giết bởi chính người con nuôi của ông ta là Lữ Bố, một chiến binh dũng mãnh, do cùng giành giật một người con gái đẹp là Điêu Thuyền.
Trong lúc đó, trong các quan lại lục đục nội bộ với nhau, Tôn Kiên, cha của Tôn Sách và Tôn Quyền, lợi dụng lúc lộn xộn, đã lấy được ngọc tỷ triều đình. Không còn triều đình trung ương vững mạnh, các quan lại quay về địa phương của mình và bắt đầu giao chiến với nhau. Nhiều anh hùng như Tào Tháo và Lưu Bị, mặc dù chưa chính thức được ban tước và quân, cũng bắt đầu xây dựng lực lượng riêng.
Quyền lực của Tào Tháo ngày một mạnh lên sau một loạt những sự kiện sau đó. Trong chiến dịch quân sự đánh Viên Thiệu, chiến thắng quyết định của Tào Tháo là tại trận Quan Độ. Thất bại của Viên Thiệu đã đặt cơ sở cho Tào Tháo củng cố quyền lực tuyệt đối khắp miền Bắc Trung Hoa.
Phần sau đây có thể cho bạn biết trước nội dung của tác phẩm.
Phải thừa nhận rằng một trong những thành công lớn nhất của Tam Quốc diễn nghĩa là tính chất quy mô, hùng tráng của cốt truyện và nhân vật. Bộ tiểu thuyết này có thể chia thành rất nhiều "truyện nhỏ" mà phần nhiều trong số đó có thể hoàn toàn dựng được thành những bộ phim truyện theo đúng nghĩa. Do vậy mà phần sau đây chỉ cố gắng tóm tắt hết sức sơ lược toàn bộ truyện theo những nét chính yếu mà không đi vào chi tiết nhân vật và sự kiện:
Truyện lấy bối cảnh vào thời suy vi của nhà Hán khi mà những hoàng đế cuối cùng của nhà Hán quá tin dùng giới hoạn quan mà gạt bỏ những bề tôi trung trực. Triều đình ngày càng bê tha, hư nát, khiến kinh tế suy sụp và an ninh bất ổn. Đến đời Hán Linh Đế, loạn giặc Khăn Vàng nổ ra do Trương Giác, một người đã học được nhiều ma thuật và bùa phép chữa bệnh, cầm đầu.
Hà Tiến chỉ huy các quan đại thần chẳng mấy chốc dập tắt được quân nổi loạn. Hà Tiến là anh rể vua và nhờ đó mà nhậm được chức đại tướng quân của triều đình. Tuy nhiên, Hà Tiến lại mắc mưu của đám hoạn quan, bị chúng lừa vào cung và giết chết. Liền sau đó các quan đại thần nổi giận chạy vào cung giết sạch đám hoạn quan này.
Trong số các quan lại cứu vua có Đổng Trác là thứ sử Tây Lương. Đổng Trác nhân cơ hội này vào cung bảo vệ vua. Sau đó ông ta phế truất Thiếu Đế và lập Trần Lưu Vương lên làm hoàng đế, rồi làm tướng quốc nắm hết quyền triều chính vào tay mình.
Hành vi tàn bạo, lộng quyền của Đổng Trác khiến quan lại vô cùng phẫn nộ, họ hội quân với Viên Thiệu và lập mưu khiến Đổng Trác dời đô từ Lạc Dương về Trường An. Cuối cùng Đổng Trác bị giết bởi chính người con nuôi của ông ta là Lữ Bố, một chiến binh dũng mãnh, do cùng giành giật một người con gái đẹp là Điêu Thuyền.
Trong lúc đó, trong các quan lại lục đục nội bộ với nhau, Tôn Kiên, cha của Tôn Sách và Tôn Quyền, lợi dụng lúc lộn xộn, đã lấy được ngọc tỷ triều đình. Không còn triều đình trung ương vững mạnh, các quan lại quay về địa phương của mình và bắt đầu giao chiến với nhau. Nhiều anh hùng như Tào Tháo và Lưu Bị, mặc dù chưa chính thức được ban tước và quân, cũng bắt đầu xây dựng lực lượng riêng.
Quyền lực của Tào Tháo ngày một mạnh lên sau một loạt những sự kiện sau đó. Trong chiến dịch quân sự đánh Viên Thiệu, chiến thắng quyết định của Tào Tháo là tại trận Quan Độ. Thất bại của Viên Thiệu đã đặt cơ sở cho Tào Tháo củng cố quyền lực tuyệt đối khắp miền Bắc Trung Hoa.
Nhân vật Tào Tháo trong Kinh Kịch.
Theo truyền thống, khuôn mặt ông ta được tô trắng để tượng trưng cho tính cách gian hùng.
Cũng trong thời gian này, Lưu Bị đã lập được căn cứ ở Nhữ Nam và tự đem quân đi tấn công Tào Tháo nhưng bị thất bại. Lưu Bị bèn tới Kinh Châu nhờ Lưu Biểu là một người anh họ xa của Lưu Bị cho lánh nạn. Tại đó Lưu Bị, sau ba lần đến thăm lều cỏ của Gia Cát Lượng, đã chiêu mộ được ông ta làm mưu sĩ. Hai lần đầu tiên, Gia Cát lấy cớ đi có việc để từ chối gặp khách. Chỉ có lần cuối cùng vì cảm kích bởi sự chân thành và kiên trì của Lưu Bị mà Gia Cát Lượng mới quyết định theo phò tá.
Chẳng may Lưu Biểu mất, để lại Kinh Châu cho hai con trai nhỏ. Sau khi trừ được Viên Thiệu, Tào Tháo lập tức nhòm ngó về phía nam. Ông ta tự đem quân đi chiếm Tân Dã. Lưu Bị được lòng dân chúng thành Tân Dã nên trước viễn cảnh bị xâm chiếm, toàn bộ dân trong thành một lòng xin đi theo Lưu Bị. Lưu Bị đành đưa dân Tân Dã về thành Tương Dương của người con thứ của Lưu Biểu, tại đây Lưu Bị bị từ chối không cho vào thành. Không còn cách nào khác ông phải tiếp tục nam tiến xuống Giang Hạ (江夏), là thành của Lưu Kỳ người con trưởng của Lưu Biểu. Ở Giang Hạ, Lưu Bị cuối cùng cũng tạm có được một chỗ đặt chân để chống lại cuộc tấn công dữ dội của Tào Tháo.
Còn ở phía Tây Nam, Tôn Quyền vừa mới lên nắm quyền sau cái chết của người anh là Tôn Sách. Cả Tào Tháo lẫn Lưu Bị đều định liên kết với Tôn Quyền. Tuy nhiên, Gia Cát Lượng tự mình đến quận Sài Tang (柴桑) và thuyết được Tôn Quyền hợp tác với Lưu Bị. Liên minh này đã dẫn đến thất bại thảm hại nhất của Tào Tháo tại trận Xích Bích.
Theo truyền thống, khuôn mặt ông ta được tô trắng để tượng trưng cho tính cách gian hùng.
Cũng trong thời gian này, Lưu Bị đã lập được căn cứ ở Nhữ Nam và tự đem quân đi tấn công Tào Tháo nhưng bị thất bại. Lưu Bị bèn tới Kinh Châu nhờ Lưu Biểu là một người anh họ xa của Lưu Bị cho lánh nạn. Tại đó Lưu Bị, sau ba lần đến thăm lều cỏ của Gia Cát Lượng, đã chiêu mộ được ông ta làm mưu sĩ. Hai lần đầu tiên, Gia Cát lấy cớ đi có việc để từ chối gặp khách. Chỉ có lần cuối cùng vì cảm kích bởi sự chân thành và kiên trì của Lưu Bị mà Gia Cát Lượng mới quyết định theo phò tá.
Chẳng may Lưu Biểu mất, để lại Kinh Châu cho hai con trai nhỏ. Sau khi trừ được Viên Thiệu, Tào Tháo lập tức nhòm ngó về phía nam. Ông ta tự đem quân đi chiếm Tân Dã. Lưu Bị được lòng dân chúng thành Tân Dã nên trước viễn cảnh bị xâm chiếm, toàn bộ dân trong thành một lòng xin đi theo Lưu Bị. Lưu Bị đành đưa dân Tân Dã về thành Tương Dương của người con thứ của Lưu Biểu, tại đây Lưu Bị bị từ chối không cho vào thành. Không còn cách nào khác ông phải tiếp tục nam tiến xuống Giang Hạ (江夏), là thành của Lưu Kỳ người con trưởng của Lưu Biểu. Ở Giang Hạ, Lưu Bị cuối cùng cũng tạm có được một chỗ đặt chân để chống lại cuộc tấn công dữ dội của Tào Tháo.
Còn ở phía Tây Nam, Tôn Quyền vừa mới lên nắm quyền sau cái chết của người anh là Tôn Sách. Cả Tào Tháo lẫn Lưu Bị đều định liên kết với Tôn Quyền. Tuy nhiên, Gia Cát Lượng tự mình đến quận Sài Tang (柴桑) và thuyết được Tôn Quyền hợp tác với Lưu Bị. Liên minh này đã dẫn đến thất bại thảm hại nhất của Tào Tháo tại trận Xích Bích.
Nơi từng diễn ra trận Xích Bích
Với ý định loại trừ Lưu Bị, người mà Tôn Quyền cho là một mối đe dọa tiềm tàng, ông ta bày mưu gả em gái cho Lưu Bị. Sau đó, Lưu Bị mắc mưu sang Sài Tang để làm lễ cưới. Tuy nhiên, Tôn Quyền rất nghe lời mẹ Ngô Quốc Thái Phu Nhân; bà này rất quý Lưu Bị và không cho ai hãm hại Lưu Bị. Cũng do mưu lược của Gia Cát Lượng mà Lưu Bị cuối cùng đã thoát được quay về Giang Hạ cùng với người vợ mới.
Tình trạng giằng co giữa ba thế lực vẫn bế tắc cho đến khi Tào Tháo chết vào năm 219 (có lẽ do u não). Năm sau đó, con thứ của Tào Tháo là Tào Phi ép phế Hiến Đế và lập ra nhà Ngụy. Đáp lại, Lưu Bị tự xưng đế Thục Hán (để chứng tỏ vẫn mang dòng máu quý tộc nhà Hán nhưng đặt đô tại Thành Đô Thục).
Lúc này, Tôn Quyền lại ngả về phía Ngụy. Ông ta chịu để Tào Phi phong vương nước Ngô. Tôn Quyền làm việc này nhằm tập trung lực lượng chống Lưu Bị, người đã từng khởi binh đánh Ngô để trả thù cho Quan Vũ bị Tôn Quyền giết chết.
Một loạt những sai lầm mang tính chiến lược do hành động nóng vội của Lưu Bị đã dẫn đến thất bại của quân Thục. Tuy nhiên, Lục Tốn (陆逊), quân sư phía Ngô đã từng chĩa mũi nhọn tấn công về phía Thục, đã ngưng không tiếp tục dấn sâu về phía tây. Vì tin vào đòn trừng phạt của Lục Tốn, Tào Phi phát động một cuộc xâm lược vào nước Ngô vì cho rằng như vậy quân Ngô vẫn còn ở ngoài nước. Cuộc tấn công đã bị đè bẹp bởi sự kháng cự quyết liệt của quân Ngô cùng với bệnh dịch bùng phát phía bên quân Ngụy.
Với ý định loại trừ Lưu Bị, người mà Tôn Quyền cho là một mối đe dọa tiềm tàng, ông ta bày mưu gả em gái cho Lưu Bị. Sau đó, Lưu Bị mắc mưu sang Sài Tang để làm lễ cưới. Tuy nhiên, Tôn Quyền rất nghe lời mẹ Ngô Quốc Thái Phu Nhân; bà này rất quý Lưu Bị và không cho ai hãm hại Lưu Bị. Cũng do mưu lược của Gia Cát Lượng mà Lưu Bị cuối cùng đã thoát được quay về Giang Hạ cùng với người vợ mới.
Tình trạng giằng co giữa ba thế lực vẫn bế tắc cho đến khi Tào Tháo chết vào năm 219 (có lẽ do u não). Năm sau đó, con thứ của Tào Tháo là Tào Phi ép phế Hiến Đế và lập ra nhà Ngụy. Đáp lại, Lưu Bị tự xưng đế Thục Hán (để chứng tỏ vẫn mang dòng máu quý tộc nhà Hán nhưng đặt đô tại Thành Đô Thục).
Lúc này, Tôn Quyền lại ngả về phía Ngụy. Ông ta chịu để Tào Phi phong vương nước Ngô. Tôn Quyền làm việc này nhằm tập trung lực lượng chống Lưu Bị, người đã từng khởi binh đánh Ngô để trả thù cho Quan Vũ bị Tôn Quyền giết chết.
Một loạt những sai lầm mang tính chiến lược do hành động nóng vội của Lưu Bị đã dẫn đến thất bại của quân Thục. Tuy nhiên, Lục Tốn (陆逊), quân sư phía Ngô đã từng chĩa mũi nhọn tấn công về phía Thục, đã ngưng không tiếp tục dấn sâu về phía tây. Vì tin vào đòn trừng phạt của Lục Tốn, Tào Phi phát động một cuộc xâm lược vào nước Ngô vì cho rằng như vậy quân Ngô vẫn còn ở ngoài nước. Cuộc tấn công đã bị đè bẹp bởi sự kháng cự quyết liệt của quân Ngô cùng với bệnh dịch bùng phát phía bên quân Ngụy.
Trong lúc đó tại nước Thục, Lưu Bị bị bệnh chết và để lại con trai Lưu Thiện còn nhỏ dại, phó thác cho Gia Cát Lượng chăm sóc. Nắm bắt cơ hội này, Tào Phi gắng mua chuộc một số lực lượng, trong đó có Tôn Quyền và các bộ tộc thiểu số để tấn công nước Thục. Một sứ giả của Thục thuyết được Tôn Quyền lui quân, nhưng Gia Cát Lượng vẫn phải lo xử lý quân của các bộ tộc thiểu số.
Một trong những mưu lược tài ba cuối cùng của Gia Cát Lượng là tiến hành chiến dịch thu phục Mạnh Hoạch, thủ lĩnh bộ tộc người Man (蛮族). Gia Cát Lượng đã bảy lần bắt sống Mạnh Hoạch, lần nào cũng cho thả ra nguyên vẹn. Mạnh Hoạch vì cảm động bởi mưu trí và lòng nhân từ của Gia Cát Lượng nên đã thề mãi mãi gắn bó với nhà Thục.
Trong lúc này, Tào Phi cũng lâm bệnh mà chết. Gia Cát Lượng liền nhìn về phía bắc. Tuy thế, ông không còn sống được bao lâu nữa. Chiến thắng đáng kể cuối cùng của ông chống lại quân Ngụy có lẽ là chiêu hàng được Khương Duy về phía mình. Khương Duy trước đó là một tướng bên Ngụy, về tài năng có thể nói là một chín một mười nếu so với Gia Cát Lượng. Khương Duy tiếp tục tiến hành chiến dịch của Gia Cát Lượng chống lại nhà Ngụy tới một kết cục khá cay đắng, ngay cả sau khi Lưu Thiện đầu hàng. Khương Duy bày mưu kích động xung đột giữa hai tướng lớn phía Ngụy. Kế sách này đã tiến rất sát đến thành công. Thật không may, bệnh tim bộc phát ngay giữa trận đánh cuối cùng. Ông liền dùng kiếm tự vận, đánh dấu kháng cự cuối cùng của nhà Thục.
Cuộc chiến kéo dài nhiều năm giữa Ngụy và Thục thì phía Ngụy liên tục đổi ngôi. Nhà họ Tào ngày một yếu thế. Cuối cùng, vào thời Tào Hoán, cháu đại thần Tư Mã Ý là Tư Mã Viêm bắt Tào Hoán nhường ngôi giống như Tào Phi đã từng ép Hiến Đế, tức là Tấn Vũ Đế. Tấn Vũ Đế sau đó lập ra nhà Tấn vào năm 265.
Vua cuối cùng của Ngô là Tôn Hạo (孙皓) đến năm 280 bị Tấn Vũ Đế chinh phục. Cả ba vua cuối cùng của ba nước là Tào Hoán, Lưu Thiện và Tôn Hạo, được sống cho đến tận cuối đời. Và thế là thời đại Tam Quốc cuối cùng cũng chấm dứt sau gần một thế kỷ đầy xung đột.
Sự thực của một số tình tiết
Một trong những mưu lược tài ba cuối cùng của Gia Cát Lượng là tiến hành chiến dịch thu phục Mạnh Hoạch, thủ lĩnh bộ tộc người Man (蛮族). Gia Cát Lượng đã bảy lần bắt sống Mạnh Hoạch, lần nào cũng cho thả ra nguyên vẹn. Mạnh Hoạch vì cảm động bởi mưu trí và lòng nhân từ của Gia Cát Lượng nên đã thề mãi mãi gắn bó với nhà Thục.
Trong lúc này, Tào Phi cũng lâm bệnh mà chết. Gia Cát Lượng liền nhìn về phía bắc. Tuy thế, ông không còn sống được bao lâu nữa. Chiến thắng đáng kể cuối cùng của ông chống lại quân Ngụy có lẽ là chiêu hàng được Khương Duy về phía mình. Khương Duy trước đó là một tướng bên Ngụy, về tài năng có thể nói là một chín một mười nếu so với Gia Cát Lượng. Khương Duy tiếp tục tiến hành chiến dịch của Gia Cát Lượng chống lại nhà Ngụy tới một kết cục khá cay đắng, ngay cả sau khi Lưu Thiện đầu hàng. Khương Duy bày mưu kích động xung đột giữa hai tướng lớn phía Ngụy. Kế sách này đã tiến rất sát đến thành công. Thật không may, bệnh tim bộc phát ngay giữa trận đánh cuối cùng. Ông liền dùng kiếm tự vận, đánh dấu kháng cự cuối cùng của nhà Thục.
Cuộc chiến kéo dài nhiều năm giữa Ngụy và Thục thì phía Ngụy liên tục đổi ngôi. Nhà họ Tào ngày một yếu thế. Cuối cùng, vào thời Tào Hoán, cháu đại thần Tư Mã Ý là Tư Mã Viêm bắt Tào Hoán nhường ngôi giống như Tào Phi đã từng ép Hiến Đế, tức là Tấn Vũ Đế. Tấn Vũ Đế sau đó lập ra nhà Tấn vào năm 265.
Vua cuối cùng của Ngô là Tôn Hạo (孙皓) đến năm 280 bị Tấn Vũ Đế chinh phục. Cả ba vua cuối cùng của ba nước là Tào Hoán, Lưu Thiện và Tôn Hạo, được sống cho đến tận cuối đời. Và thế là thời đại Tam Quốc cuối cùng cũng chấm dứt sau gần một thế kỷ đầy xung đột.
Sự thực của một số tình tiết
Gần đây, các học giả Trung Quốc đã soạn sách "100 điều chưa biết về Gia Cát Lượng", trong đó có nêu nhiều tình tiết thực trong lịch sử mà nhà văn La Quán Trung đã tưởng tượng. Một số tình tiết tiêu biểu là:
Quan Vũ giết Hoa Hùng: truyện Tam quốc diễn nghĩa kể Quan Vũ chém Hùng trong nháy mắt, khi chén rượu mời của Tào Tháo trước khi ra trận còn nóng. Nhưng thực tế theo sử sách thì người giết Hoa Hùng, bộ tướng của Đổng Trác là Tôn Kiên, người khai nghiệp ở Giang Đông.
Thuyền cỏ mượn tên: Trong trận Xích Bích nổi tiếng, có tình tiết Gia Cát Lượng đi cùng Lỗ Túc và 30 thuyền cỏ trong sương mù, khiến Tào Tháo không dám xuất quân mà chỉ bắn tên ra. Thế là hàng chục vạn mũi tên cắm vào thuyền cỏ quay ngang. Gia Cát Lượng thu tên về nộp cho Chu Du. Sự thực việc dùng "thuyền cỏ mượn tên" là do chính Tôn Quyền thực hiện.
"Sinh Du hà sinh Lượng?" Tam quốc diễn nghĩa kể chuyện Gia Cát Lượng 3 lần chọc tức Chu Du khiến Du tức phải than: "Trời sinh Du sao còn sinh Lượng?" rồi chết. Sự thực là Chu Du chết bệnh trong quân ngũ, không liên quan đến việc bị Gia Cát Lượng chọc tức.
Cha con Gia Cát Chiêm tử trận: Do đề cao Gia Cát Lượng, La Quán Trung để con và cháu ông là Gia Cát Chiêm, Gia Cát Thượng tử trận khi Đặng Ngải vào Tây Xuyên. Sự thực là cha con Gia Cát Chiêm đã hàng Đặng Ngải.[cần chú thích]
Phê bình văn học
Quan Vũ giết Hoa Hùng: truyện Tam quốc diễn nghĩa kể Quan Vũ chém Hùng trong nháy mắt, khi chén rượu mời của Tào Tháo trước khi ra trận còn nóng. Nhưng thực tế theo sử sách thì người giết Hoa Hùng, bộ tướng của Đổng Trác là Tôn Kiên, người khai nghiệp ở Giang Đông.
Thuyền cỏ mượn tên: Trong trận Xích Bích nổi tiếng, có tình tiết Gia Cát Lượng đi cùng Lỗ Túc và 30 thuyền cỏ trong sương mù, khiến Tào Tháo không dám xuất quân mà chỉ bắn tên ra. Thế là hàng chục vạn mũi tên cắm vào thuyền cỏ quay ngang. Gia Cát Lượng thu tên về nộp cho Chu Du. Sự thực việc dùng "thuyền cỏ mượn tên" là do chính Tôn Quyền thực hiện.
"Sinh Du hà sinh Lượng?" Tam quốc diễn nghĩa kể chuyện Gia Cát Lượng 3 lần chọc tức Chu Du khiến Du tức phải than: "Trời sinh Du sao còn sinh Lượng?" rồi chết. Sự thực là Chu Du chết bệnh trong quân ngũ, không liên quan đến việc bị Gia Cát Lượng chọc tức.
Cha con Gia Cát Chiêm tử trận: Do đề cao Gia Cát Lượng, La Quán Trung để con và cháu ông là Gia Cát Chiêm, Gia Cát Thượng tử trận khi Đặng Ngải vào Tây Xuyên. Sự thực là cha con Gia Cát Chiêm đã hàng Đặng Ngải.[cần chú thích]
Phê bình văn học
Cách kể chuyện thời Tam quốc của La Quán Trung cũng cho chúng ta thấy sự phản ánh tình hình chính trị thời tác giả sống. Hoàng đế nhà Minh Vạn Lịch đã chính thức nâng Quan Vũ thành thánh để nhấn mạnh đức tính quả cảm và tuyệt đối trung thành của ông (những tính cách mà rõ ràng hoàng đế muốn đề cao để các thần dân noi theo). Tuy nhiên La Quán Trung lại xây dựng cho chúng ta một nhân vật Quan Vũ tinh tế hơn ở chỗ Quan Vũ chết như một thần tượng tan vỡ, đáng thương vì tính cả tin của mình. Các lời bình cổ đã không chú ý đến chi tiết này nhưng khám phá gần đây cho thấy Quan Vũ của La Quán Trung là một sự phản ánh hấp dẫn của văn hoá Trung Quốc dưới luật thời nhà Minh, tác giả vừa theo chương trình tuyên truyền của triều đình phong kiến thời đấy mà vẫn phá luật một cách khá tinh tế.
Ý nghĩa tác phẩm
Tam quốc diễn nghĩa là câu chuyện gần một trăm năm. Sự việc nhiều nhưng không rối là do ngòi bút có khuynh hướng của La Quán Trung. Tác giả đứng về phía Lưu Thục lên án Tào Ngụy, còn Tôn Ngô chỉ là lực lượng trung gian. Mặc dù còn dấu ấn khá đậm của tư tưởng chính thống và sự thực lịch sử không hẳn như thế, nhưng truyền thuyết "ủng Lưu phản Tào" là khuynh hướng vốn có của hầu hết các truyền thuyết về thời Tam Quốc lưu hành trong nhân dân. Nó phản ánh nguyện vọng có một "ông vua tốt" biết thương dân và vì dân, một triều đình thực hiện "nhân chính", một đất nước thống nhất và hoà bình.
Tam quốc diễn nghĩa là tiểu thuyết sử thi nên giọng điệu chủ yếu là ca ngợi hay châm biếm hài hước để phê phán. Khoa trương phóng đại để ca ngợi những kỳ tích của các anh hùng hảo hán như phóng đại những khó khăn hiểm trở để thử thách tài năng võ nghệ của các anh hùng. Các nhân vật luôn có vóc dáng khác người, những hành động phi thường và tâm hồn họ cũng khác với người thường. Có lẽ vì thế, có thể có nhiều trận đánh ác liệt tử vong rất nhiều nhưng không gây không khí bi thảm.
Ngôn ngữ của Tam quốc diễn nghĩa là sự kết hợp giữa văn ngôn và bạch thoại, sử dụng được ngôn từ thông dụng trong nhân dân. Ngôn ngữ kể lấn át ngôn ngữ miêu tả, và trong ngôn ngữ miêu tả rất ít sử dụng định ngữ và tính từ. Người Trung Quốc gọi loại miêu tả ngắn gọn như vậy là lối bạch miêu, nhưng nhờ lối kể chuyện khéo léo, đối thoại sinh động và sử dụng rộng rãi khẩu ngữ, các truyện cổ tích, truyền thuyết, thần thoại, chuyện lịch sử v.v... nên đã tạo cho tác phẩm một vẻ đẹp hấp dẫn vừa bác học và dân dã.
6 sai lầm của Khổng Minh
Không ai phủ nhận tài năng kiệt xuất của Gia Cát Khổng Minh về chính trị - ngoại giao, nhưng việc dùng binh của ông có đến mức thần thánh như chúng ta vẫn nghĩ hay không?
Chỉ cần đọc "Tam quốc diễn nghĩa" - cuốn sách ca ngợi Gia Cát Lượng hết lời, cũng có thể tìm ra nhưng sai lầm lớn của ông ta trong lĩnh vực quân sự suốt quãng đời giúp nhà Thục.
Sau đây là 6 sai lầm của Khổng Minh Gia Cát Lượng:
Sai lầm 1: Thất thủ Kinh Châu
Năm 219, Quan Vũ lúc bấy giờ trấn thủ Kinh Châu đã đem quân tấn công quân Tào Tháo và chém Bàng Đức, nhưng lại mất cảnh giác với quân của Tôn Quyền mà không để ý rằng Tôn Quyền đang có âm mưu lấy lại Kinh Châu. Kết quả Kinh Châu bị mất và Quan Vũ, Quan Bình (con Quan Vũ) đã bị giết chết.
Đối với việc này, Quan Vũ chịu trách nhiệm trực tiếp, nhưng Gia Cát Lượng không chỉ đạo cặn kẽ cho Quan Vũ nên gây sai lầm lớn. Ông chưa nhận thức đủ nhược điểm của Quan Vũ là người nóng tính, nên đã dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Tin tức Kinh Châu thất bại báo về, cả Lưu Bị và Gia Cát Lượng hối hận nhưng không kịp.
Sai lầm 2: Thất bại bi thảm Hồ Đình, Tỷ Quy
Thất bại thứ hai là thất bại Hồ Đình vào năm 222. Mùa hạ năm 221, vừa lên ngôi Lưu Bị đã muốn lấy lại Kinh Châu và năm đó, mượn danh nghĩa trả thù cho Quan Vũ nên đã tuyên bố tuyệt giao với Đông Ngô, đem đại quân tiến đánh Tôn Quyền.
Lưu Bị đánh Đông Ngô là vi phạm sách lược "liên Ngô chống Tào" của Gia Cát Lượng. Gia Cát Lượng biết rõ đánh Ngô hại nhiều hơn lợi, nhưng không can ngăn nổi Lưu Bị, nên dẫn đến thất bại bi thảm Hồ Đình, Tỷ Quy.
Sai lầm 3: Không theo kế
Nguỵ Diên chiếm Trường An
Khi Khổng Minh ra Kì Sơn lần thứ nhất, Nguỵ Diên đã hiến một kế cực hay : đi theo hang Tý Ngọ chỉ một trận là chiếm được toàn bộ Tây Trường An (Hạ Hầu Mậu trấn giữ vốn là tướng Ngụy vô mưu). Nhưng Gia Cát Lượng nhất quyết không nghe. Nếu thực hiện theo kế của Ngụy Diên, theo nhiều nhà quân sự, có thể cục diện Tam Quốc sẽ thay đổi lớn theo hướng có lợi cho nhà Thục.
Nói về chuyện đối xử với Ngụy Diên, Gia Cát Lượng cũng chứng tỏ sự đố kỵ của mình. Các nhà phân tích cho rằng: Ngụy Diên làm phản, chính vì Gia Cát Lượng gieo vào lòng ông tư tưởng phản trắc mà thôi.
Vừa mới gặp Ngụy Diên, Gia Cát Lượng đã thét quân chém đầu vì lý do: thuộc hạ mà phản chủ (trong khi đó, Gia Cát Lượng cũng thu nạp biết bao hàng tướng với lý do: từ bỏ chỗ tối về với chỗ sáng).
Rồi sau đó Gia Cát Lượng liên tiếp trù dập Ngụy Diên. Ra quân thì chuyên cho Diên làm tiên phong, nhưng dâng kế nào cũng không nghe. Như vậy thì làm sao Ngụy Diên - một tướng tài - có thể cùng chung với Gia Cát Lượng ?!
Sai lầm 4: Làm mất Nhai Đình
Nhai Đình là yết hầu của Hán Trung. Hán Trung là địa bàn chiến lược của nước Thục. Gia Cát Lượng hiểu rất rõ tầm quan trọng của Nhai Đình, nên khi cử Mã Tốc trấn giữ, đã bắt ông này phải viết bản quân lệnh, nếu để mất là phải chém đầu.
Sự cẩn thận này không thừa, nhưng điều đó phỏng có ích gì khi Gia Cát Lượng đã nhìn người không đúng. Trước khi chết, Lưu Bị từng dặn Khổng Minh rằng: "Mã Tốc là kẻ lẻo mép, không có thực tài, quyết không được trọng dụng". Vậy nhưng Gia Cát Lượng không nghe, vẫn trao yết hầu vào tay kẻ chỉ biết cúc cung tận tuỵ với mình, mà không có thực tài.
Sai lầm 5: Tự làm suy yếu đất nước
Với tham vọng lớn thống nhất Trung Nguyên, Gia Cát Lượng 6 lần ra Kỳ Sơn đều thất bại, do nguyên nhân lương thảo không đầy đủ, hoặc sức của địch quá mạnh, hoặc nội tình nước Thục mâu thuẫn mà nửa chừng lui quân. Việc đánh nhau liên miên, không tích trữ được quân lương, của cải, khiến đất nước suy kiệt nhanh chóng và lòng dân ai oán.
Sai lầm 6: Phò tá kẻ bất tài hoang dâm vô độ
Lưu Bị trước khi chết đã uỷ thác việc nước cho Gia Cát Lượng, nói rằng: "Tài năng của ông cao hơn Tào Tháo gấp 10 lần, nhất định có thể làm cho nước nhà ổn định, hoàn thành sự
nghiệp thống nhất đất nước. Nếu như con tôi không làm được gì, mong ông giúp đỡ, còn như nó bất tài thực sự, ông có thể thay nó". Lưu Bị còn để lại di chúc bắt Lưu Thiện phải kính nể Gia Cát Lượng như cha đẻ.
Lưu Thiện nối ngôi Thục đế mới 17 tuổi không có tài, Gia Cát Lượng phải lo lắng toàn cục, chỉnh đốn nội bộ và chấn chỉnh lực lượng. Sau này Lưu Thiện hoang dâm vô độ, tin dùng nịnh thần, mặc dù có thể lên thay Lưu Thiện nắm quốc gia, đưa Thục lớn mạnh như di huấn của Lưu Bị, nhưng Gia Cát Lượng quyết giữ đạo nghĩa cổ hủ, làm bề tôi đến lúc chết. Kết quả Thục suy yếu rồi sau bị diệt vong.
Chính vì thế mới có nhận định: Cơ đồ nhà Thục do một tay Khổng Minh dựng nên và cũng một tay ông hất đổ đi.
No comments:
Post a Comment