Vũng lầy
Kính các Hiền Huynh
Tôi tên là Trần-Văn-Ngọc, nhập ngũ ngày 23 tháng 8 năm 1965, khoá 65 E2; số quân 66/600814. 10 tháng tại quân trường Nha Trang; đến Hoa Kỳ để được huấn luyện Anh Văn ngày 31 tháng 7 năm 1966. Xong Anh Văn tôi được chuyển dến Fort Wolter để được huấn luyện trên OH-23D rồi sau khi mãn khoá được chuyển qua Fort Rucker, ALA để được huấn luyện trên CH-34. Mãn khoá ngày 27 tháng 7 năm 1967. Trình diện Phi Đoàn 213 ngày 13 tháng 8 năm 1967. Cấp bậc cuối cùng của tôi là Đại Uý, chức vụ cuối cùng là Trưởng Phòng Hành Quân Phi Đoàn 241, CH-47 Chinook, đồn trú tại Phù Cát..
Cũng như mọi người , ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã hằn sâu trong tâm khảm tôi những nhận thức để đời với lời tuyên bố chắc nịch và hùng hồn của anh Hạ Sĩ Thủy Quân Lục Chiến người Hoa Kỳ: "From now on every people is the same; it doesn't matter that you are a Private or a General, every people is the same", tôi thấu hiểu được vị thế hiện tại và tương lai của mình nên đã lao vào tất cả mọi công việc thiện nguyện của các trai tỵ nạn mình đã trú ngụ. Ra khỏi trại tỵ nạn tôi đã làm tất cả mọi nghề: từ quét nhà rửa bát đến thợ mộc; rồi đi học ban đêm để mong trở thành Kỹ Sư Điện nhưng việc học đã bị dỡ dang vì tiếng gọi hợp đoàn, lời kêu gọi tha thiết của KQ Vĩnh-Anh cho nhu cầu thành lập Hội Ái Hữu Không Quân Miền Trung California Tôi đã chấm dứt việc học nửa chừng để an phận với mảnh bằng Kỹ Sư nửa vời, Chuyên Viên Điện Tử.
Nhiều nhiệm kỳ tôi đã làm Phó Hội Trưởng Ngoại Vụ. Bao nhiêu nhiệm kỳ đi qua cũng ngần ấy khuôn mặt nhưng lại không có người muốn nhận lãnh chức vụ Hội Trưởng thành ra vì nhu cầu cần thay đổi nên tôi đã được yêu cầu tiếp nhận chức vụ Hội Trưởng. Kỷ niệm đáng nhớ nhất trong thời gian làm Hội Trưởng là lần tổ chức Tất Niên cho Hội; Trong lúc các Hội Viên vui chơi, rác rưởi tràn ngập, tôi âm thầm đi nhặt rác thì có anh KQ Trần-Vê, PĐ-243 Phù-Cát, thấy tội nghiệp nên đã phụ giúp một tay; nhưng một người bạn anh Trần- Vê đã đến cản với một câu nói khá phũ phàng: "Mày nhặt rác làm gì, nó là Hội Trưởng thì để cho nó làm". Đấy, người Hội Trưởng chỉ được coi như là người để đi nhặt rác cho anh em. Rồi sau này cũng vì nhu cầu, chức vụ Tổng Hội Trưởng Tổng Hội Không Lực VNCH cũng lại được anh em ưu ái trao cho tôi, cũng với mấy kỷ niệm khó quên: tôi được mời với tư cách là Tổng Hội Trưởng để tham dự Đêm Không Gian Hôi Ngộ của Hội Không Quân Arizona, trước giờ khai mạc tôi đã được Niên Trưởng Đàm-Thượng-Vũ, Hội Trưởng, ân cần nhắc nhở:"Tí nữa anh sẽ giới thiệu em, nhưng em không được nói gì đâu đấy, cho dù có lời yêu cầu". Đấy Tổng Hội Trưởng được sử dụng như một Ông Phỗng , ngồi chơi cho có vị vậỵTrong một bữa tiệc, khi có người hỏi Niên Trưởng Vũ-Văn-Uớc "Ông Tổng Hội Trưởng hiện nay là aỉ thì Niên Trưởng Vũ-Văn-Ước đã thẳng thắn và bộc trực trả lời "Ôi mấy thằng trẻ con ấy mà". Vị thế đại diện của người Tổng Hội Trưởng là thế đấy. Để bớt đi một phần nào buồn tủi cho vài thương binh Không Quân còn sống tại Việt Nam, trong mấy năm sau này tôi đã trích ra $100.00 dollars hàng tháng trong số tiền lương hưu $700.00 dollars do hãng trả dể trả lương cho sáu anh thương binh Không Quân, những người tôi chưa hề gặp mặt hay quen biết, qua KQ Phạm Minh Mẫn PĐ-219 hiện đang sống tại Việt Nam. Đúng! chẳng đáng là bao nhiêu nhưng khả năng tài chính của tôi chi có vậy. KHÔNG BỎ ANH EM, KHÔNG BỎ BAN BÈ. Đi xa hơn nữa là nếu Luật Nhân Qủa, hay Quả Báo Nhãn Tiền, được hiển hiện ngay trong cuộc đời hiện tại để khiến những người từng làm việc dưới sự chỉ huy của tôi phải buông lời bất nhã với tôi khi gặp mặt, thì đấy quả là một chuyện dĩ nhiên, vì điều này chứng tỏ rằng trong cuộc sống quân ngũ của họ trong quá khứ, tôi đã từng là một vũng lầy mà họ đã bị xếp đặt để phải dẫm chân vào. Dĩ nhiên là với cấp bậc nhỏ và chức vị nhỏ thì vũng lầy cũng nhỏ. Nhưng dù thế nào đi chăng nữa, vũng lầy to hay vũng lầy nhỏ chung quy cũng vẫn là một vũng lầỵ
KQ Trần-Văn-Ngọc
PĐ213 PĐ241
Tôi tên là Trần-Văn-Ngọc, nhập ngũ ngày 23 tháng 8 năm 1965, khoá 65 E2; số quân 66/600814. 10 tháng tại quân trường Nha Trang; đến Hoa Kỳ để được huấn luyện Anh Văn ngày 31 tháng 7 năm 1966. Xong Anh Văn tôi được chuyển dến Fort Wolter để được huấn luyện trên OH-23D rồi sau khi mãn khoá được chuyển qua Fort Rucker, ALA để được huấn luyện trên CH-34. Mãn khoá ngày 27 tháng 7 năm 1967. Trình diện Phi Đoàn 213 ngày 13 tháng 8 năm 1967. Cấp bậc cuối cùng của tôi là Đại Uý, chức vụ cuối cùng là Trưởng Phòng Hành Quân Phi Đoàn 241, CH-47 Chinook, đồn trú tại Phù Cát..
Cũng như mọi người , ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã hằn sâu trong tâm khảm tôi những nhận thức để đời với lời tuyên bố chắc nịch và hùng hồn của anh Hạ Sĩ Thủy Quân Lục Chiến người Hoa Kỳ: "From now on every people is the same; it doesn't matter that you are a Private or a General, every people is the same", tôi thấu hiểu được vị thế hiện tại và tương lai của mình nên đã lao vào tất cả mọi công việc thiện nguyện của các trai tỵ nạn mình đã trú ngụ. Ra khỏi trại tỵ nạn tôi đã làm tất cả mọi nghề: từ quét nhà rửa bát đến thợ mộc; rồi đi học ban đêm để mong trở thành Kỹ Sư Điện nhưng việc học đã bị dỡ dang vì tiếng gọi hợp đoàn, lời kêu gọi tha thiết của KQ Vĩnh-Anh cho nhu cầu thành lập Hội Ái Hữu Không Quân Miền Trung California Tôi đã chấm dứt việc học nửa chừng để an phận với mảnh bằng Kỹ Sư nửa vời, Chuyên Viên Điện Tử.
Nhiều nhiệm kỳ tôi đã làm Phó Hội Trưởng Ngoại Vụ. Bao nhiêu nhiệm kỳ đi qua cũng ngần ấy khuôn mặt nhưng lại không có người muốn nhận lãnh chức vụ Hội Trưởng thành ra vì nhu cầu cần thay đổi nên tôi đã được yêu cầu tiếp nhận chức vụ Hội Trưởng. Kỷ niệm đáng nhớ nhất trong thời gian làm Hội Trưởng là lần tổ chức Tất Niên cho Hội; Trong lúc các Hội Viên vui chơi, rác rưởi tràn ngập, tôi âm thầm đi nhặt rác thì có anh KQ Trần-Vê, PĐ-243 Phù-Cát, thấy tội nghiệp nên đã phụ giúp một tay; nhưng một người bạn anh Trần- Vê đã đến cản với một câu nói khá phũ phàng: "Mày nhặt rác làm gì, nó là Hội Trưởng thì để cho nó làm". Đấy, người Hội Trưởng chỉ được coi như là người để đi nhặt rác cho anh em. Rồi sau này cũng vì nhu cầu, chức vụ Tổng Hội Trưởng Tổng Hội Không Lực VNCH cũng lại được anh em ưu ái trao cho tôi, cũng với mấy kỷ niệm khó quên: tôi được mời với tư cách là Tổng Hội Trưởng để tham dự Đêm Không Gian Hôi Ngộ của Hội Không Quân Arizona, trước giờ khai mạc tôi đã được Niên Trưởng Đàm-Thượng-Vũ, Hội Trưởng, ân cần nhắc nhở:"Tí nữa anh sẽ giới thiệu em, nhưng em không được nói gì đâu đấy, cho dù có lời yêu cầu". Đấy Tổng Hội Trưởng được sử dụng như một Ông Phỗng , ngồi chơi cho có vị vậỵTrong một bữa tiệc, khi có người hỏi Niên Trưởng Vũ-Văn-Uớc "Ông Tổng Hội Trưởng hiện nay là aỉ thì Niên Trưởng Vũ-Văn-Ước đã thẳng thắn và bộc trực trả lời "Ôi mấy thằng trẻ con ấy mà". Vị thế đại diện của người Tổng Hội Trưởng là thế đấy. Để bớt đi một phần nào buồn tủi cho vài thương binh Không Quân còn sống tại Việt Nam, trong mấy năm sau này tôi đã trích ra $100.00 dollars hàng tháng trong số tiền lương hưu $700.00 dollars do hãng trả dể trả lương cho sáu anh thương binh Không Quân, những người tôi chưa hề gặp mặt hay quen biết, qua KQ Phạm Minh Mẫn PĐ-219 hiện đang sống tại Việt Nam. Đúng! chẳng đáng là bao nhiêu nhưng khả năng tài chính của tôi chi có vậy. KHÔNG BỎ ANH EM, KHÔNG BỎ BAN BÈ. Đi xa hơn nữa là nếu Luật Nhân Qủa, hay Quả Báo Nhãn Tiền, được hiển hiện ngay trong cuộc đời hiện tại để khiến những người từng làm việc dưới sự chỉ huy của tôi phải buông lời bất nhã với tôi khi gặp mặt, thì đấy quả là một chuyện dĩ nhiên, vì điều này chứng tỏ rằng trong cuộc sống quân ngũ của họ trong quá khứ, tôi đã từng là một vũng lầy mà họ đã bị xếp đặt để phải dẫm chân vào. Dĩ nhiên là với cấp bậc nhỏ và chức vị nhỏ thì vũng lầy cũng nhỏ. Nhưng dù thế nào đi chăng nữa, vũng lầy to hay vũng lầy nhỏ chung quy cũng vẫn là một vũng lầỵ
KQ Trần-Văn-Ngọc
PĐ213 PĐ241
No comments:
Post a Comment