Tuesday, May 10, 2011

NGƯỜI XƯA TÀO LAO

NGƯỜI XƯA TÀO LAO
hello3sterren.gif Những kém cỏi của người Việt, không thể lúc nào cũng đổ lên đầu người ngoại quốc.
4000 năm cầy ruộng mà không sáng chế được máy cầy.
Trên 2000 cây số bờ biển mà không đóng được tầu lớn đi kiếm đất mới.
Đắp đê sông Hồng để đỡ bị lụt.... nhưng bao nhiêu bùn đất phi nhiêu từ Tây Tạng, Trung Quốc đem đổ xuống biển Đông, khiến đất đồng bằng sông Hồng rất nghèo về chất nuôi lúa. Bán biển cho người ta: bởi không ngó xa hơn mấy đám ruộng được Nguyễn Công Trứ khai khẩn từ thế kỷ trước
Phải công nhận bản chất người VN bảo thủ, tìm an phận, và luôn luôn coi văn hóa Tầu là nền văn minh cao siêu, nên bắt chước.
Ngay cả tên nước, mình tự đăt cho mình, cũng bầy tỏ cái hèn yếu của dân VN: Tại sao lại đặt tên nước mình là Viêt NAM?
Tại sao dùng chữ NAM? Chữ NAM này là dùng để chỉ vị trí của nước mình. Nhưng NAM của cái gì? NAM của nước nào? NAM so sánh, đối diện với nước nào, khi họ tự gọi nước họ là nước ở giữa?
Cao Ly ảnh hưởng Trung Hoa nhẹ hơn : họ còn có hệ thống chữ riêng. Còn chữ nôm : một thứ chữ Hán mới nặng nề đeo đẳng nguyên mẫu như một thân phận đã có kháng cự mà không rút ra được. Đang có một phong trào rầm rộ là viết tiếng Việt theo kiểu thư pháp, tôi nghĩ nó là một chuyện lố bịch ta thèm tàu mà thèm không được . Nói là lố bịch vì có ông viết chữ tâm quốc ngữ bằng cách viết bộ nhân đứng bên trái (hiểu ý là chữ T , còn en phải chữ â va m loằng ngoằng gợi nhớ chữ vuông mà không phải là chữ vuông ) . Lúc nào trong hành động ta cũng bắt chước Trung quốc mà trong thực tế lại cãi nhem nhẻm là không chịu ảnh hưởng gì cảChiến tranh là văn hoá . Tuyệt đối hoá lòng yêu nước làm như người Việt thế kỷ XX yêu nước hơn người Việt thế kỷ trước Nói liều : làm như cái đình làng có từ cổ xưa . Thực ra nó mới có từ 1496 (?) . Các hương ước có sớm hơn (1464 ) . Nhưng nên nhớ sự nở rộ của làng và đình làng gắn liền với sự phát triển của chiến tranh , loạn lạc .
Thói ranh vặt của người Việt : sản phẩm của sự yếu hèn . Khoẻ mà ham muốn thì mưu mô. Yếu mà ham muốn thì mẹo vặt . Và thành thói . Có cái lạ kèm theo : Sự huyênh hoang về thói ranh vặt của mình huyênh hoang với cả người ngoài .

Bắt chước cho thấy một trình độ thấp nhưng dẫu sao cũng là một hành vi có ý thức. Tự mình bắt chước thì được , nhưng ai đó bảo mình đang bắt chước thì không xong .
Nặng tính hiếu kỳ
(Dương Quảng Hàn, Học sao cho phải đường, Hữu Thanh, năm 1921)
Cái tính hiếu kỳ là cái bệnh chung trong lối học của ta, xưa kia học chữ Tàu, đọc sách Tàu, lâu dần quá mê chuộng mà khinh rẻ những cái của mình. Cái gì của Tàu cũng cho là hơn mà chịu khó nghiên cứu, cái gì của mình cũng cho là dở là kém không thèm nhìn tới. Thành ra núi sông đình miếu nước Tàu thì biết mà núi sông đình miếu nước mình thời không hay, danh lam thắng tích bên Tàu thì rõ mà danh lam thắng tích nước mình thì không tường, lịch sử địa dư nước Tàu thì thiệp liệp(1), mà lịch sử địa dư nước mình thời mịt mù, phong tục nhân vật nước Tàu thời tường tất mà phong tục nhân vật nước mình thời tối tăm. Mà có phải mình thiếu gì cái đẹp cái hay, cái đáng ngắm...

Thông minh rút lại hóa ra tinh vặt
(Lương Đức Thiệp, Việt Nam tiến hóa sử, năm 1944)Về tính chất tinh thần thì người Việt Nam phần nhiều là thông minh, song những người có trí tuệ lỗi lạc thì xưa nay vẫn hiếm. Nhiều khi từ thông minh không có chỗ dùng thuận tiện thường lại biến ra não tinh vặt. Trí nhớ của người Việt Nam rất nẩy nở, đến não tường tượng thì hoàn toàn bị não thực tiễn làm tê liệt. Não thực tiễn này mở nguồn cho nhiều đức tính khác, cho nên người Việt Nam hiếu học không phải vì khát hiểu biết mà chỉ vì mong một địa vị ưu thắng trong xã hội: Học đối với người Việt.không phải để thỏa mãn một khát khao trí tuệ, mà chính là để làm kế mưu sinh.

Dân khí bạc nhược (Phan Chu Trinh – Thư gửi Chính phủ Pháp, 1906)
Nước Nam độ bốn mươi năm nay, vận nước ngày một suy, suốt từ trên đến dưới chỉ biết chuyện lười biếng vui chơi. Pháp chế luật không còn có cái gì ra trò, nhân tài cũng tiêu diệt đi mất cả. Người trên thì lâu lâu được thăng trật(1), chẳng qua như sống lâu lên lão làng; người dưới thì đem của mua quan , thật là tiền bạc phá lề luật. (...). Suốt cả thành thị cho đến hương thôn, đứa gian giảo thì như ma như quỷ, lừa gạt bóc lột, cái gì mà chẳng dám làm; đứa hèn yếu thì như lợn như bò, giẫm cổ đè đầu, cũng không dám ho he một tiếng. (1) trật: cấp bậc phẩm hàm. --------------------------------------------------------------------------------
Pháp luật đơn sơ (Quốc dân độc bản, tài liệu của Đông Kinh nghĩa thục, 1907)


Dân trí càng mở mang thì pháp luật càng phải tinh tế. Luật lệ nước ta sơ sài hết sức. Những điều rõ ràng thì hoặc là phiền toái vô dụng, hoặc là khe khắt quá khó lòng giữ đúng (...) Những điều ta nói ta làm hàng ngày mà theo luật quy tội, thì sáng bị tội đồ, tội lưu, chiều bị tội phạt trượng. Đến những điều đáng phải theo cũng không thể theo được. Trên cũng như dưới đều mơ mơ màng màng, cơ hồ thành một nước không có pháp luật. Dân không giữ chữ tín, trong dân gian người ta làm khế ước với nhau, thường mực chưa khô đã bội ước. Quy tắc của trường học, kế hoạch của công sở phần lớn nằm trên giấy, treo lên cho vui mắt, đọc lên cho vui tai mà thôi. Trên dưới không tin nhau, mà mong giữ đúng pháp luật thì thật là khó thay! Đã không giữ được thì thay đổi đi là hơn.


------------------------------
--------------------------------------------------

Làm ra vẻ yêu nước để mưu lợi riêng (Phan Bội Châu - Cao đẳng quốc dân, 1928)


Chứng bệnh hay giả dối là chứng bệnh chung của người nước ta mà ở trong lại có một chứng đặc biệt là chứng ái quốc giả... Nào đám truy điệu, nào tiệc hoan nghênh, nào là kỷ niệm anh hùng, nào là sùng bái chí sĩ, chuông dồn trống giục, Nam hát Bắc hò, xem ở trong một đám lúc nhúc lao nhao, cũng đã có mấy phần người biết quyền nước đã mất thì tính mạng không còn, hồn nước có về thì giang sơn mới sống. Nếu những tấm lòng ái quốc đó mà thật thà chắc chắn thì giống Tiên Rồng chẳng hạnh phúc lắm sao? Nhưng tội tình thay, khốn khổ thay, người ưu thời mẫn thế chẳng bao nhiêu mà người rao danh thì đầy đường đầy ngõ.


Giọt nước mắt khóc nước vẫn ngày đêm chan chứa mà xem cho kỹ thì rặt nước mắt gừng; tiếng chuông trống kêu hồn vẫn trong ngoài gióng giả mà nghe cho tới nơi thì rặt là chuông trò trống hội; ngoài miệng thì ái quốc mà trong bụng vẫn là kim khánh mề đay; trước mặt người thì ái quốc mà đến lúc đếm khuya thanh vắng thì tính toán những chuyện chó săn chim mồi. Cha ôi! Trời ơi! ái quốc gì, ái quốc thế ư? Đeo mặt nạ ái quốc để phỉnh chúng lừa đời, một mặt thời mua chuốc lấy tiếng chí sĩ chân nhân, một mặt thì ôm chặt lấy lốt ông tham bà đốc.

THAM GIÀU CHO MAU NÊN SINH CỜ GIAN BẠC LẬN
(Lương Dũ Thúc, báo Nông cổ mín đàm, 1902)


Cũng bởi người mình tục quấy(1) nhiều, cho nên mới sinh bài bạc nhiều. Bài bạc ham nghĩa chi? Nghĩa là tham cho mau có tiền, đặng khoe khoang nhà cao cửa lớn, đặng cho khỏi bị người giàu có khinh khi bỉ bác. Tại bởi quấy, ít thương nhau cho nên sinh ra tranh đua về lý tài (2). Lý tài gấp thì có món chi mau hơn cờ gian bạc lận? Rõ là tục quấy làm cho người trở lòng tham lam.


(1) thói quen xấu.
(2) cốt sao kiếm lợi.

CHỈ BIẾT CẠNH TRANH TRONG NHỮNG VIỆC TẦM THƯỜNG, LẶT VẶT

(Dương Bá Trạc, Tiếng gọi đàn, 1925)


Cạnh tranh là một cái tính phổ thông của nhân loại, những bậc danh nhân kiệt sĩ đua tài chọi sức, chẳng là vì cái danh thực mà cạnh tranh đấy ư? Những bậc phú hào bên các nước Âu Mỹ làm nên cho dân được thịnh nước được giàu , chẳng là vì một cái lợi to mà cạnh tranh đấy ư?


Nay hỏi đến cách cạnh tranh của người mình thế nào? Đi học thì cạnh tranh nhau cầu được học bổng nhiều, mà trí thức rộng hẹp phẩm hạnh thấp cao lại không hề cạnh tranh đến.


Làm quan thì cạnh tranh nhau cầu cho được tiền nhiều chức lớn, mà đạo đức tốt xấu, chính tích hay hèn (1) lại không hề cạnh tranh đến.


Ở trong làng thì cạnh tranh nhau chỗ ăn chỗ ngồi, ngôi trên ngôi dưới, ngoài cái đó không hề so sánh hơn thua, ai thiện ai ác, ai hiền ai ngu (2).


Ra ngoài đường thì cạnh tranh nhau kẻ khó người giàu, manh quần tấm áo, ngoài cái đó không hề phân biệt ông hay là thằng , bà hay là con nữa.


Làm ruộng thì cạnh tranh nhau tấc ruộng thước vườn, mẩu bờ tí nước, mà đến.những đồng bãi mênh mông, kể hàng ngàn hàng muôn mẫu thì có ai nhìn.


Buôn bán thì cạnh tranh nhau luồn lỏi mua cho được, mánh khóe bán cho trôi, mà đến những đại tôn giao dịch (3) kể trăm thứ ngàn thứ hàng thì có ai biết.


Làm thợ thì cành tranh nhau bán rẻ phá giá làm điêu (4), đỡ công mà chưa từng có được một cái đoàn thể đồng nghiệp cho hẳn hoi, để khoáng trương (5) lợi ích. Ấy sự cạnh tranh của người mình toàn có một cái mục đích nhỏ nhen hèn hạ như thế cả. Thế mà cạnh tranh hăng hái dữ tợn, cũng chẳng khác gì người các nước họ cạnh tranh vì cái danh thực, cái lợi to.

(1) việc làm của các quan chức trong khi thi hành công vụ, kẻ hay người dở. ..
(2) "hiến" ở đây có nghĩa người có đức hạnh chứ không phải là hiền lành, dễ dãi, và ngu có nghĩa ngược lại.
(3) nguyên nghĩa "đại tôn” là dòng họ lớn, đây chỉ những người có vai vế và nơi tiếng trong nghề.
(4) gian dối, man trá.
(5) tương tự như "khuếch trương
Ghi chú: Bài nhặt ở trên net. Không thấy tên tác giả

No comments:

Post a Comment