Một Thế Giới Đảo Điên
Vũ Hoàng và Nguyễn Xuân Nghĩa
2011-05-18
Vụ Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF bị tạm giam để ra toà ngày Thứ Sáu 20 này đã làm thế giới chấn động, đặc biệt là Pháp vì ông là một lãnh thụ sáng giá của đảng Xã hội xứ này.
Biến cố lại bùng nổ vào thời điểm cực kỳ khó khăn cho kinh tế Âu Châu khi việc cấp cứu Hy Lạp không đạt kết quả và lãnh đạo nước Đức gặp phản ứng chống đối của người dân trong nước về chuyện cấp cứu này. Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu về những vấn đề ấy qua cuộc trao đổi cùng nhà tư vấn kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa do Vũ Hoàng thực hiện sau đây
Một điềm gở cho Âu Châu.
Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nguyễn Xuân Nghĩa. Vụ Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF là Dominique Strauss-Kahn bị tạm giam từ hôm Thứ Bảy 14 vì một vụ án liên hệ đến tình dục đã làm dư luận thế giới bàng hoàng khi định chế quốc tế này đang phải quyết định việc cấp cứu kinh tế Hy Lạp.
Những tai tiếng và xáo trộn xảy ra cho định chế then chốt của việc ổn định tài chính thế giới tất nhiên là gây bất lợi cho Hy Lạp và tương lai của đồng Euro của Âu Châu. Chúng tôi đề nghị là kỳ này, ta sẽ đề cập tới vấn đề ấy, ông nghĩ sao?
Nguyễn Xuân Nghĩa. - Thưa rằng nhìn theo một cách nào đó thì vụ ông DSK này, như cách người Pháp gọi tên ông ta, là một điềm gở cho Âu Châu, và xin giải thích như sau qua bốn việc.
- Thứ nhất, tại Hy Lạp, các công đoàn đã phát động một ngày đình công vào ngày Thứ Tư 11 và bạo động lập tức xảy ra khiến việc cấp cứu kinh tế và chuộc nợ tài chính cho xứ này càng thêm khó khăn. Thứ hai, cường quốc kinh tế mạnh nhất Âu Châu và đã đóng góp nhiều nhất cho việc cấp cứu là nước Đức nay cũng gặp vấn đề chinh trị bên trong vì sự chống đối của người dân khi Đức cứ phải è cổ lãnh nợ để cứu xứ khác hầu cứu lấy đồng Euro. Ông Dominique Strauss-Kahn đang trên đường qua Đức để bàn tính với Thủ tướng Đức Angela Merkel về kế hoạch cấp cứu và chuộc nợ cho Hy Lạp thì lại bị bắt và tạm giam chờ ngày ra toà tại New York. Dù IMF không lệ thuộc vào một cá nhân duy nhất thì những trục trặc này cũng gây hậu quả bất lợi.
Những tai tiếng và xáo trộn xảy ra cho định chế then chốt của việc ổn định tài chính thế giới tất nhiên là gây bất lợi cho Hy Lạp và tương lai của đồng Euro của Âu Châu. Chúng tôi đề nghị là kỳ này, ta sẽ đề cập tới vấn đề ấy, ông nghĩ sao?
Nguyễn Xuân Nghĩa. - Thưa rằng nhìn theo một cách nào đó thì vụ ông DSK này, như cách người Pháp gọi tên ông ta, là một điềm gở cho Âu Châu, và xin giải thích như sau qua bốn việc.
- Thứ nhất, tại Hy Lạp, các công đoàn đã phát động một ngày đình công vào ngày Thứ Tư 11 và bạo động lập tức xảy ra khiến việc cấp cứu kinh tế và chuộc nợ tài chính cho xứ này càng thêm khó khăn. Thứ hai, cường quốc kinh tế mạnh nhất Âu Châu và đã đóng góp nhiều nhất cho việc cấp cứu là nước Đức nay cũng gặp vấn đề chinh trị bên trong vì sự chống đối của người dân khi Đức cứ phải è cổ lãnh nợ để cứu xứ khác hầu cứu lấy đồng Euro. Ông Dominique Strauss-Kahn đang trên đường qua Đức để bàn tính với Thủ tướng Đức Angela Merkel về kế hoạch cấp cứu và chuộc nợ cho Hy Lạp thì lại bị bắt và tạm giam chờ ngày ra toà tại New York. Dù IMF không lệ thuộc vào một cá nhân duy nhất thì những trục trặc này cũng gây hậu quả bất lợi.
Ông Dominique Strauss-Kahn đang trên đường qua Đức để bàn tính với Thủ tướng Đức Angela Merkel về kế hoạch cấp cứu và chuộc nợ cho Hy Lạp thì lại bị bắt và tạm giam chờ ngày ra toà tại New York.
- Chuyện thứ ba xảy ra tại Âu Châu mà ít ai chú ý là hôm Thứ Năm 12, Nhóm Visegrád gồm bốn nước Đông Âu vừa quyết định tăng cường hợp tác về an ninh và quân sự. Bốn xứ đó là Ba Lan, Hung Gia Lợi, Cộng hoà Tiệp và Slovakia, Họ lấy quyết định như vậy vì không mấy tin tưởng vào khả năng bảo vệ của Liên hiệp Âu châu và Minh ước NATO trước sức ép của Liên bang Nga. Tức là ngoài hồ sơ tiền tệ là đồng Euro, Âu Châu còn gặp một nguy cơ phân hóa về an ninh là chuyện rất đáng ngại.
Sau cùng, biến cố thứ tư là hôm Thứ Ba 17, Ngân hàng Thế giới vừa công bố phúc trình đầu tiên của một nhóm nghiên cứu mới, gọi là "Chân trời Phát triển Toàn cầu" - Global Development Horizons - và dự báo sự lớn mạnh của các nền kinh tế đang phát triển với những thay đổi hầu như mọi mặt cho cả thế giới, trong đó có sự giảm sút thế lực của các nền kinh tế đã phát triển như Hoa Kỳ, Âu Châu và Nhật Bản.
- Trong bối cảnh ấy, quả là tai tiếng xảy ra cho người lãnh đạo một định chế cấp cứu tài chính toàn cầu xưa nay vẫn do các nước đã phát tiển xây dựng và chi phối là điều cực bất lợi và báo hiệu nhiều chấn động mới.
Sau cùng, biến cố thứ tư là hôm Thứ Ba 17, Ngân hàng Thế giới vừa công bố phúc trình đầu tiên của một nhóm nghiên cứu mới, gọi là "Chân trời Phát triển Toàn cầu" - Global Development Horizons - và dự báo sự lớn mạnh của các nền kinh tế đang phát triển với những thay đổi hầu như mọi mặt cho cả thế giới, trong đó có sự giảm sút thế lực của các nền kinh tế đã phát triển như Hoa Kỳ, Âu Châu và Nhật Bản.
- Trong bối cảnh ấy, quả là tai tiếng xảy ra cho người lãnh đạo một định chế cấp cứu tài chính toàn cầu xưa nay vẫn do các nước đã phát tiển xây dựng và chi phối là điều cực bất lợi và báo hiệu nhiều chấn động mới.
Nhóm Visegrád gồm bốn nước Đông Âu vừa quyết định tăng cường hợp tác về an ninh và quân sự. Bốn xứ đó là Ba Lan, Hung Gia Lợi, Cộng hoà Tiệp và Slovakia, Họ lấy quyết định như vậy vì không mấy tin tưởng vào khả năng bảo vệ của Liên hiệp Âu châu và Minh ước NATO trước sức ép của Liên bang Nga.
Cuộc khủng hoảng ở Hy Lạp
Vũ Hoàng: Ông nêu một lúc bốn sự việc rất đáng quan tâm, chúng tôi xin đề nghị ta sẽ tìm hiểu từng việc một. Thứ nhất là hồ sơ Hy Lạp, tại sao hai năm sau khi được các nước Âu Châu cấp cứu, Hy Lạp vẫn chưa ra khỏi cuộc khủng hoảng và nay cần được Quỹ IMF cấp cứu thêm?
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Lý do đơn giản là người dân Hy Lạp không biết kinh tế của họ bị khủng hoảng nên tiếp tục tiêu xài và chống lại mọi kế hoạch giảm chi của chính quyền!
- Hy Lạp được các nước cho vay để chuộc nợ 110 tỷ Euro, tương đương với 157 tỷ Mỹ kim, hầu vượt qua khó khăn cho đến giữa năm tới, thì phải có khả năng vay mượn trực tiếp trên thị trường tài chính quốc tế. Nhưng sau khi được cứu giúp như vậy, tiêu thụ và tín dụng tư nhân của Hy Lạp vẫn tiếp tục tăng với mức độ cũ, nên xứ này khó kịp trả nợ. Vì vậy, xứ này có thể cần vay thêm 30 tỷ Euro để trả nợ cho kỳ hạn 2012 và sẽ còn vay thêm 60 tỷ nữa cho kỳ hạn 2013! Quỹ IMF và các nước Âu Châu chỉ có thể cho vay nếu Hy Lạp chấp nhận biện pháp khắc khổ là giảm chi, nhưng người dân lại chống vì vẫn muốn tiêu xài như xưa. Và biện pháp khắc khổ cũng đòi hỏi chính quyền phải tư nhân hoá một số khu vực kinh tế nhà nước, mà tư nhân hóa hoặc cổ phần hóa cũng có nghĩa là phải sa thải một số lao động dư dôi, tức là nhất thời gây thêm thất nghiệp!
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Lý do đơn giản là người dân Hy Lạp không biết kinh tế của họ bị khủng hoảng nên tiếp tục tiêu xài và chống lại mọi kế hoạch giảm chi của chính quyền!
- Hy Lạp được các nước cho vay để chuộc nợ 110 tỷ Euro, tương đương với 157 tỷ Mỹ kim, hầu vượt qua khó khăn cho đến giữa năm tới, thì phải có khả năng vay mượn trực tiếp trên thị trường tài chính quốc tế. Nhưng sau khi được cứu giúp như vậy, tiêu thụ và tín dụng tư nhân của Hy Lạp vẫn tiếp tục tăng với mức độ cũ, nên xứ này khó kịp trả nợ. Vì vậy, xứ này có thể cần vay thêm 30 tỷ Euro để trả nợ cho kỳ hạn 2012 và sẽ còn vay thêm 60 tỷ nữa cho kỳ hạn 2013! Quỹ IMF và các nước Âu Châu chỉ có thể cho vay nếu Hy Lạp chấp nhận biện pháp khắc khổ là giảm chi, nhưng người dân lại chống vì vẫn muốn tiêu xài như xưa. Và biện pháp khắc khổ cũng đòi hỏi chính quyền phải tư nhân hoá một số khu vực kinh tế nhà nước, mà tư nhân hóa hoặc cổ phần hóa cũng có nghĩa là phải sa thải một số lao động dư dôi, tức là nhất thời gây thêm thất nghiệp!
Ông Philip Roesler này vừa lên lãnh đạo đảng FDP hôm Thứ Sáu 13, và tuyên bố ngay sau đó rằng dân chúng ngày càng không muốn ủng hộ việc cấp cứu kinh tế xứ khác nữa cho nên mọi dự án cấp cứu phải đi có điều kiện và nếu vi phạm thì phải bị chế tài.
- Vì vậy, Chính quyền thì phải năn nỉ các nước khác cấp cứu mà càng nói đến cấp cứu thì dân chúng lại càng phản đối! Mà nếu phải tiết giảm tín dụng để trả nợ thì kinh tế càng bị suy trầm và khó khăn càng tăng. Trong hoàn cảnh gọi là nan giải đó, tai tiếng xảy ra cho Quỹ IMF càng thổi bùng sự phẫn nộ của dân chúng và càng khiến các nước khó cứu giúp Hy Lạp và đồng Euro.
Vũ Hoàng: Thưa ông, một trong những quốc gia Âu Châu đã gánh vác việc cấp cứu đó là Đức, với hậu quả là liên minh cầm quyền của Thủ tướng Angela Merkel bị suy yếu, có phải là như vậy không?
- Chúng ta nhớ rằng liên minh cầm quyền bị suy yếu trong các cuộc bầu cử địa phương từ một năm nay là từ khi Thủ tướng Merkel đồng ý cứu giúp Hy Lạp để cấp cứu đồng Euro. Mới đây, dù đã thoát một vụ bỏ phiếu chống cấp cứu, có tới 50 Dân biểu trong liên minh cũng nói trước là họ sẽ bác bỏ việc cấp cứu Hy Lạp cho kỳ hạn sau 2013. Trong khi ấy, cuộc khảo sát ý kiến trên thị trường cho thấy là đến 85% các nhà đầu tư, nghĩa là những người có tiền mua trái phiếu là là chủ nợ, cho rằng Hy Lạp sẽ không trả được nợ.
Vũ Hoàng: Tức là không chỉ có đảng đối lập mà ngay đảng Dân chủ Tự do trong liên minh cầm quyền cũng không hài lòng với việc cấp cứu này và đấy là một vấn đề cho Thủ tướng Merkel?
Vũ Hoàng: Thưa ông, một trong những quốc gia Âu Châu đã gánh vác việc cấp cứu đó là Đức, với hậu quả là liên minh cầm quyền của Thủ tướng Angela Merkel bị suy yếu, có phải là như vậy không?
Nguyễn Xuân Nghĩa: -
Thủ tướng Angela Merkel đang lãnh đạo nước Đức nhờ liên minh giữa đảng Dân chủ Thiên chúa giáo CDU và đảng kết nghĩa là Thiên chúa giáo Xã hội CSU của bang Bavaria với đảng Dân chủ Tự do FDP mà lãnh tụ mới vừa lên làm Tổng trưởng Kinh tế và Phó Thủ tướng là một bác sĩ sinh tại Việt Nam. Nói cho gọn để dễ nhớ thì đó là liên minh CDU-CSU với đảng FDP. Ông Philip Roesler này vừa lên lãnh đạo đảng FDP hôm Thứ Sáu 13, và tuyên bố ngay sau đó rằng dân chúng ngày càng không muốn ủng hộ việc cấp cứu kinh tế xứ khác nữa cho nên mọi dự án cấp cứu phải đi có điều kiện và nếu vi phạm thì phải bị chế tài.- Chúng ta nhớ rằng liên minh cầm quyền bị suy yếu trong các cuộc bầu cử địa phương từ một năm nay là từ khi Thủ tướng Merkel đồng ý cứu giúp Hy Lạp để cấp cứu đồng Euro. Mới đây, dù đã thoát một vụ bỏ phiếu chống cấp cứu, có tới 50 Dân biểu trong liên minh cũng nói trước là họ sẽ bác bỏ việc cấp cứu Hy Lạp cho kỳ hạn sau 2013. Trong khi ấy, cuộc khảo sát ý kiến trên thị trường cho thấy là đến 85% các nhà đầu tư, nghĩa là những người có tiền mua trái phiếu là là chủ nợ, cho rằng Hy Lạp sẽ không trả được nợ.
Vũ Hoàng: Tức là không chỉ có đảng đối lập mà ngay đảng Dân chủ Tự do trong liên minh cầm quyền cũng không hài lòng với việc cấp cứu này và đấy là một vấn đề cho Thủ tướng Merkel?
Các cuộc khảo sát dân ý vừa được công bố hôm Chủ Nhật mùng tám cho thấy chỉ có 20% dân Đức ủng hộ quyết định cứu giúp Hy Lạp năm ngoái của Thủ tướng Merkel, còn 47% thì chống.
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Thưa là trong đảng FDP này ngày càng có nhiều Dân biểu tỏ ý phản đối, họ muốn là giới đầu tư tư nhân, tức là các chủ nợ mua trái phiếu, phải chia sẻ gánh nặng cấp cứu và phản ứng của họ gây khó khăn cho lãnh đạo, là Tổng trưởng Kinh tế Philip Roesler, khi ông muốn đạt nhất trí trong đảng về kế hoạch cấp cứu hầu liên minh cầm quyền có một chủ trương thống nhất. Nói chung, đảng FDP bị giằng xé giữa hai xu hướng. Thứ nhất, xu hướng đại chúng đòi chiều theo ý dân mà bác bỏ việc cấp cứu Hy Lạp; xu hướng kia là nhìn vào sự thống nhất của cả Âu Châu và sự toàn vẹn của đồng Euro mà bắt dân uống thêm thuốc đắng.
- Các cuộc khảo sát dân ý vừa được công bố hôm Chủ Nhật mùng tám cho thấy chỉ có 20% dân Đức ủng hộ quyết định cứu giúp Hy Lạp năm ngoái của Thủ tướng Merkel, còn 47% thì chống. Cho nên liên minh giữa hai đảng CDU và FDP bị rung chuyển vì hậu thuẫn sa sút trong đảng FDP và có thể sẽ thất cử trước đối lập bên cánh tả là liên minh giữa đảng Xã hội và đảng Xanh có chủ trương bảo vệ môi sinh. Thủ tướng Angela
- Các cuộc khảo sát dân ý vừa được công bố hôm Chủ Nhật mùng tám cho thấy chỉ có 20% dân Đức ủng hộ quyết định cứu giúp Hy Lạp năm ngoái của Thủ tướng Merkel, còn 47% thì chống. Cho nên liên minh giữa hai đảng CDU và FDP bị rung chuyển vì hậu thuẫn sa sút trong đảng FDP và có thể sẽ thất cử trước đối lập bên cánh tả là liên minh giữa đảng Xã hội và đảng Xanh có chủ trương bảo vệ môi sinh. Thủ tướng Angela
Merkel dự trù gặp Tổng giám đốc IMF để bàn về vụ cấp cứu Hy Lạp vào ngày Chủ Nhật và thật ra cũng để cấp cứu liên minh cầm quyền. Đúng lúc đó, ông Dominique Strauss-Kahn lại bị tống giam ở New York thì quả là khổ cho mọi người!
Nhóm Visegrád của bốn nước Đông Âu
Vũ Hoàng: Rõ là chúng ta đang gặp một thế giới đảo điên! Bây giờ, mình bước qua sự việc thứ ba mà ông vừa nhắc tới, đó là Nhóm Visegrád của bốn nước Đông Âu. Nhóm này là gì vậy?
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Visegrád là một địa danh của xứ Hungary, xưa kia cũng gọi là Hung Gia Lợi. Đầu năm 1991, ba nước Đông Âu trong khối Xô viết là Ba Lan, Hung và Tiệp Khắc đã họp tại đây để bàn về việc hội nhập vào cơ chế Âu Châu khi họ giành lại được độc lập. Sau này, xứ Tiệp Khắc chia làm hai từ năm 1993 thì Nhóm Visegrád này có bốn nước.
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Visegrád là một địa danh của xứ Hungary, xưa kia cũng gọi là Hung Gia Lợi. Đầu năm 1991, ba nước Đông Âu trong khối Xô viết là Ba Lan, Hung và Tiệp Khắc đã họp tại đây để bàn về việc hội nhập vào cơ chế Âu Châu khi họ giành lại được độc lập. Sau này, xứ Tiệp Khắc chia làm hai từ năm 1993 thì Nhóm Visegrád này có bốn nước.
sau khi Liên Xô tan rã, bốn nước Đông Âu này đã gia nhập Liên hiệp Âu châu và được Minh ước Bắc đại tây dương NATO bảo vệ. Nhưng bây giờ, họ thấy rằng Liên hiệp Âu châu lại thiếu thống nhất, còn Minh ước NATO lại xoay lá chắn qua hướng khác, với mục tiêu phòng vệ hướng về thế giới Hồi giáo
Ngày nay, 20 năm sau khi Liên Xô tan rã, bốn nước Đông Âu này đã gia nhập Liên hiệp Âu châu và được Minh ước Bắc đại tây dương NATO bảo vệ. Nhưng bây giờ, họ thấy rằng Liên hiệp Âu châu lại thiếu thống nhất, còn Minh ước NATO lại xoay lá chắn qua hướng khác, với mục tiêu phòng vệ hướng về thế giới Hồi giáo, kể cả việc can thiệp vào Libya, trong khi họ lại không được bảo vệ trước sức ép ngày càng mạnh của Liên bang Nga. Đáng quan ngại nhất cho bốn xứ này là việc Cộng hoà Liên bang Đức đang có chiều hướng thỏa hiệp để hợp tác với Liên bang Nga hầu đạt mục tiêu kinh tế là có nguồn năng lượng và có nơi đầu tư và thị trường xuất khẩu!
- Trong lịch sử, các nước Đông Âu này từng đã bị Đức và Đế quốc Nga luân phiên hoặc đồng thời tấn công. Với nước Nga nay đã phục hồi và quật khởi sau gần 10 năm khủng hoảng để bành trướng ảnh hưởng vào khu vực thống trị ngày xưa của Liên Xô, với Đức lại có vẻ muốn hợp tác thay vì ngăn chặn Liên bang Nga và với NATO đang ngó qua hướng khác và với Liên hiệp Âu châu mất thống nhất trong quyết định can thiệp vào Libya, bốn nước Đông Âu tất nhiên là e sợ lịch sử tái diễn.
- Vì vậy, hôm Thứ Năm 12 vừa qua, các Bộ trưởng Quốc phòng của Nhóm Visegrád đã quyết định sẽ thành lập một đơn vị tác chiến hỗn hợp. Nghĩa là mở rộng hợp tác từ ngoại giao qua quân sự để tăng cường khả năng tự vệ. Biến cố này không gây ngạc nhiên vì phân hoá quan điểm ngay trong NATO từ đã lâu, nhưng nó xảy ra khi Âu Châu bị bế tắc tại Libya, và Hy Lạp chưa ra khỏi khủng hoảng. Và một định chế có uy tín là Quỹ IMF lại bị chấn động vì hành vi của người cầm đầu! Đúng là chúng ta đang thấy một thế giới đảo điên.....
- Trong lịch sử, các nước Đông Âu này từng đã bị Đức và Đế quốc Nga luân phiên hoặc đồng thời tấn công. Với nước Nga nay đã phục hồi và quật khởi sau gần 10 năm khủng hoảng để bành trướng ảnh hưởng vào khu vực thống trị ngày xưa của Liên Xô, với Đức lại có vẻ muốn hợp tác thay vì ngăn chặn Liên bang Nga và với NATO đang ngó qua hướng khác và với Liên hiệp Âu châu mất thống nhất trong quyết định can thiệp vào Libya, bốn nước Đông Âu tất nhiên là e sợ lịch sử tái diễn.
- Vì vậy, hôm Thứ Năm 12 vừa qua, các Bộ trưởng Quốc phòng của Nhóm Visegrád đã quyết định sẽ thành lập một đơn vị tác chiến hỗn hợp. Nghĩa là mở rộng hợp tác từ ngoại giao qua quân sự để tăng cường khả năng tự vệ. Biến cố này không gây ngạc nhiên vì phân hoá quan điểm ngay trong NATO từ đã lâu, nhưng nó xảy ra khi Âu Châu bị bế tắc tại Libya, và Hy Lạp chưa ra khỏi khủng hoảng. Và một định chế có uy tín là Quỹ IMF lại bị chấn động vì hành vi của người cầm đầu! Đúng là chúng ta đang thấy một thế giới đảo điên.....
Bản phúc trình "Chân trời Phát triển Toàn cầu" của WB
Vũ Hoàng: Rồi vào lúc đó, Ngân hàng Thế giới lại tung ra một dự đoán về kinh tế toàn cầu trong 15 năm tới, với sự lớn mạnh của các nền kinh tế đang phát triển. Thưa rằng ông có tham khảo báo cáo này?
trong thế động của nhiều chục năm, hay nhiều thập niên, thì trọng lượng của các nước đang phát triển, gồm có các nước "tân hưng" và các nước nghèo hơn, đã gia tăng đều và trong 15 năm tới thì sẽ nặng hơn các nước công nghiệp hoá là Tây phương và Nhật Bản.
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Bản phúc trình được đưa ra với yêu cầu chỉ công bố từ chín giờ sáng Thứ Ba 17 Tháng Năm, giờ miền Đông Hoa Kỳ.
- Về bối cảnh thì Ngân hàng Thế giới vẫn có hai loại báo cáo định kỳ gọi là "Viễn ảnh Kinh tế Toàn cầu" và "Viễn ảnh Tài trợ Phát triển Toàn cầu". Bây giờ, định chế này tổng hợp và điều chỉnh nội dung của hai báo cáo trên với một bản phúc trình mới, tập trung vào những chủ điểm lớn của kinh tế thế giới.
Còn báo cáo về viễn ảnh kinh tế sẽ không còn các chương về chủ điểm và báo cáo về viễn ảnh tài chính, là nguồn tài trợ phát triển cho các nước nghèo, từ nay sẽ tập trung trình bày dữ kiện thống kê. Trên đại thể thì bản phúc trình gọi là "Chân trời Phát triển Toàn cầu" dày hơn 170 trang chú ý đến sự chuyển dịch của trọng lực kinh tế các nước và dự báo một vai trò quan trọng hơn của các nền kinh tế ta gọi là đang phát triển.
- Tôi xin trình bày tóm lược như thế này cho dễ nhớ. Một năm, các nước trên thế giới sản xuất ra một lượng hàng hoá và dịch vụ chừng 74 ngàn tỷ Mỹ kim nếu ta tính theo phương pháp tỷ gía mãi lực, gọi tắt là PPP để phản ảnh sức mua thực tế của đồng Mỹ kim ở từng nước. Trong tổng số này, phần sản xuất hay trọng lượng của Âu Châu là hơn 15 ngàn tỷ, của Hoa Kỳ là hơn 14 gần 15 ngàn tỷ, của Trung Cộng là 10 ngàn tỷ, của Nhật là hơn bốn ngàn tỷ. Đó là ta nói trong thế tĩnh hoàn cảnh của thế giới vào năm 2010 vừa qua. Bây giờ, trong thế động của nhiều chục năm, hay nhiều thập niên, thì trọng lượng của các nước đang phát triển, gồm có các nước "tân hưng" và các nước nghèo hơn, đã gia tăng đều và trong 15 năm tới thì sẽ nặng hơn các nước công nghiệp hoá là Tây phương và Nhật Bản. Nổi bật trong nhóm các quốc gia mới lên thì có Trung Cộng, Ấn Độ, Liên bang Nga, Brazil và Indonesia.
- Sự chuyển dịch vị trí này không là điều mới lạ vì đã từng xảy ra trong lịch sử. Nhưng đáng chú ý là sự chuyển dịch ấy cũng làm thay đổi tương quan giao dịch mua bán giữa các nước - nhất là giữa các nườc tân hưng với nhau - làm giảm thiểu vai trò của các nước Tây phương và đưa tới sự xuất hiện của các đồng bạc khác. Chuyện này không lạ, nhưng được nhắc nhở khi Âu Châu bị khủng hoảng và các nước phải tìm người thay thế ông Tổng giám đốc IMF trong những điều kiện bất thường và thật ra rất bất ổn. Vì vậy tôi mới nói là cái điềm gở cho Âu Châu!
Vũ Hoàng: Xin trân trọng cảm tạ ông Nghĩa!
- Về bối cảnh thì Ngân hàng Thế giới vẫn có hai loại báo cáo định kỳ gọi là "Viễn ảnh Kinh tế Toàn cầu" và "Viễn ảnh Tài trợ Phát triển Toàn cầu". Bây giờ, định chế này tổng hợp và điều chỉnh nội dung của hai báo cáo trên với một bản phúc trình mới, tập trung vào những chủ điểm lớn của kinh tế thế giới.
Còn báo cáo về viễn ảnh kinh tế sẽ không còn các chương về chủ điểm và báo cáo về viễn ảnh tài chính, là nguồn tài trợ phát triển cho các nước nghèo, từ nay sẽ tập trung trình bày dữ kiện thống kê. Trên đại thể thì bản phúc trình gọi là "Chân trời Phát triển Toàn cầu" dày hơn 170 trang chú ý đến sự chuyển dịch của trọng lực kinh tế các nước và dự báo một vai trò quan trọng hơn của các nền kinh tế ta gọi là đang phát triển.
- Tôi xin trình bày tóm lược như thế này cho dễ nhớ. Một năm, các nước trên thế giới sản xuất ra một lượng hàng hoá và dịch vụ chừng 74 ngàn tỷ Mỹ kim nếu ta tính theo phương pháp tỷ gía mãi lực, gọi tắt là PPP để phản ảnh sức mua thực tế của đồng Mỹ kim ở từng nước. Trong tổng số này, phần sản xuất hay trọng lượng của Âu Châu là hơn 15 ngàn tỷ, của Hoa Kỳ là hơn 14 gần 15 ngàn tỷ, của Trung Cộng là 10 ngàn tỷ, của Nhật là hơn bốn ngàn tỷ. Đó là ta nói trong thế tĩnh hoàn cảnh của thế giới vào năm 2010 vừa qua. Bây giờ, trong thế động của nhiều chục năm, hay nhiều thập niên, thì trọng lượng của các nước đang phát triển, gồm có các nước "tân hưng" và các nước nghèo hơn, đã gia tăng đều và trong 15 năm tới thì sẽ nặng hơn các nước công nghiệp hoá là Tây phương và Nhật Bản. Nổi bật trong nhóm các quốc gia mới lên thì có Trung Cộng, Ấn Độ, Liên bang Nga, Brazil và Indonesia.
- Sự chuyển dịch vị trí này không là điều mới lạ vì đã từng xảy ra trong lịch sử. Nhưng đáng chú ý là sự chuyển dịch ấy cũng làm thay đổi tương quan giao dịch mua bán giữa các nước - nhất là giữa các nườc tân hưng với nhau - làm giảm thiểu vai trò của các nước Tây phương và đưa tới sự xuất hiện của các đồng bạc khác. Chuyện này không lạ, nhưng được nhắc nhở khi Âu Châu bị khủng hoảng và các nước phải tìm người thay thế ông Tổng giám đốc IMF trong những điều kiện bất thường và thật ra rất bất ổn. Vì vậy tôi mới nói là cái điềm gở cho Âu Châu!
Vũ Hoàng: Xin trân trọng cảm tạ ông Nghĩa!
No comments:
Post a Comment