HOA KỲ VIỆN TRỢ ẤN ĐÔ HÀNG KHÔNG MẪU HẠM
Theo tin của tờ tạp chí Mỹ “Weekly Standarts”, Tổng thống Mỹ G.Bush bất ngờ đưa ra đề nghị khá “hào hiệp”: Ấn Độ có thể xem xét khả năng nhận hàng không mẫu hạm “Kitty Hawk” miễn phí của Mỹ.
Đề nghị này trong bức thư gửi Thủ tướng Ấn Độ do Bộ trưởng quốc phòng Mỹ, ông Robert Gates, mang theo trong chuyến thăm Ấn Độ vào tháng 3 năm 2008.
Thật ra, đối với Ấn Độ, một quốc gia đang khao khát vươn ra đại dương để gây ảnh hưởng, thì HÀNG KHÔNG MẪU HẠM “Kitty Hawk” chở được gần một trăm máy bay trên boong quả là một món quà thật hấp dẫn và bất ngờ đến nỗi nằm mơ cũng không thấy được.
Nhưng điều khiến New Delhi phải suy nghĩ là chiếc hàng không mẫu hạm này sắp bị thải loại ra khỏi trang bị của Hải quân Mỹ. Đề nghị “hào phóng” này của ông chủ Nhà Trắng kèm theo “một điều kiện duy nhất” là “món quà tặng” này đi kèm với việc chính phủ Ấn Độ sẽ phải mua 65 máy bay
F/A-18E/F của Hải quân Mỹ dùng để trang bị cho các tàu sân bay. Mà những máy bay này của Mỹ thì cũng sắp phải “về vườn”.
Nếu Ấn Độ chấp nhận đề nghị đó thì không chỉ chấm dứt hợp đồng của Ấn Độ mua hàng không mẫu hạm mang tên
“Đô đốc Gorshkov” của Nga mà còn chấm dứt cả hợp đồng Ấn Độ mua máy bay
MIG-29 của Nga.
Ngoài ra, Mỹ còn sẵn sàng ký kết một hợp đồng với Ấn Độ về chia sẻ công nghệ hạt nhân. Có nghĩa là, Mỹ sẽ loại Ấn Độ ra khỏi danh sách cấm vận trong lĩnh vực thương mại công nghệ hạt nhân, nhiên liệu và lò phản ứng dùng cho các nhà máy điện nguyên tử đồng thời cho phép các hãng của Mỹ làm ăn trên thị trường năng lượng của Ấn Độ.
Hiện nay, Ấn Độ đang thực hiện chương trình lớn trang bị lại cho quân đội của họ với khoản đầu tư khoảng 30 tỷ USD. Mỹ, Pháp, Israel đang cạnh tranh với nhau để giành giật “chiếc bánh ga tô” béo bở này.
Ngoài ra, trong năm 2008, Ấn Độ dự tính công bố một đấu thầu mới để mua hơn 300 máy bay trực thăng chiến đấu với tổng giá trị hợp đồng vào khoảng 1 tỷ USD. Hiện nay chưa biết ai sẽ thắng thầu.
Ấn Độ là quốc gia nhập vũ khí Nga nhiều nhất trong những năm gần đây nhưng đang tỏ ra than phiền về phẩm lượng và thời hạn thực hiện các hợp đồng đã được ký kết. Gần đây, Ấn Độ đã từ chối mua máy bay chống tàu ngầm của Nga.
Thật ra, hàng không mẫu hạm “Đô đốc Gorshkov” của Nga cũng được “tặng miễn phí” cho phía Ấn Độ để Nga bán cho Ấn Độ các máy bay chiến đấu MIG-29 và hiện đại hoá những máy bay đó với tổng giá trị hợp đồng là 2-2,5 tỷ USD. Hợp đồng này có lợi cho cả Nga và Ấn Độ.
Tuy nhiên, phía Nga đã kéo dài thời hạn chuyển giao tàu này và đề nghị phía Ấn Độ tăng chi phí để nâng cấp chiếc hàng không mẫu hạm đó đó và vì thế Ấn Độ chỉ có thể nhận được chiếc tàu chiến này sau năm 2010.
Đây không phải là trường hợp đầu tiên thể hiện sự trục trặc trong tổ hợp công nghiệp quốc phòng của Nga. Đề nghị của Tổng thống G. Bush như bồi thêm một cú “trời giáng” vào quan hệ hợp tác kỹ thuật quân sự Nga-Ấn Độ và đưa sự hợp tác này đứng trước nguy cơ khủng hoảng.
Tàu mang tên “Đô đốc Gorshkov” của Nga được đóng vào năm 1982. Theo cách hiểu của Mỹ, đây không phải là hàng không mẫu hạm mà chỉ là tàu tuần dương trang bị hoả tiển có sân bay phản lục .
Để chuyển giao cho Ấn Độ, tàu này phải được tối tân hóa và nâng cấp để chở 34 máy bay MIG-29K và 13 máy bay trực thăng với tổng hải đoàn 2.040 người.
Còn tàu Kitty Hawk của Mỹ được hạ thủy vào tháng 4 năm 1961, đã từng được đại tu 2 lần vào năm 1977 và 1982 để tăng thời hạn sử dụng từ 30 đến 50 năm.
Tàu Kitty Hawk chở được 80 máy bayFA/18 với hải đoàn 4.676 người.
XEM VIDEO
TIN TỨC THẾ GIỚI
ĐỌC THÊM
HKMH KITTY HAWK
HKMH Kitty Hawk đã phục vụ 50 năm(1961). Hiện nay, tàu đang neo tại Wilmington, Bắc Carolina và không được bán. Mỹ không có ý định bán tàu sân bay này, nó đã làm việc hết thời gian cần thiết của mình”, trưởng bộ phận tích hợp vũ khí của Hải quân Mỹ Allen Myers cho hay.
Tuyên bố của Myers sẽ đặt dấu chấm hết cho những phỏng đoán về số phận của hàng không mẫu hạm này. Trong năm 2008, báo chí đã nguồn tin về việc Mỹ sẵn sàng giao miễn phí tàu Kitty Hawk cho Ấn Độ với điều kiện Ấn Độ sẽ mua một số máy bay chiến đấu. do Mỹ sản xuất. Tuy nhiên, vào năm ngoái, tại Ấn Độ đã diễn ra lễ khởi công đóng hàng không m4u hạm nội địa, và vào năm 2012, dự tính , nước này sẽ nhận hkmh đóng lại hoàn toàn Admiral Gorshkov với giá hơn 2 tỷ đôla. Giá thành hợp đồng này bao gồm cả lô máy bay sử dụng trên hàng không mẫu hạm MiG-29K/KUB.
Lịch sử USS Kitty Hawk gần như song song với hoạt động hàng không của hải quân Mỹ trong gần nửa thế kỷ. Được sản xuất ở Camden, New Jersey, HKMH này được coi là “siêu hạm” khi bắt đầu hoạt động tại Nhà máy đóng tàu Hải quân Philadelphia ngày 29/4/1961. Tàu đã tham gia nhiều hoạt động quan trọng của Lực lượng Vũ trang Mỹ trong đó có tấn công vào Hà Nội trong thời gian chiến tranh tại Việt Nam và trong cuộc chiến tại Iraq năm 2003.
Tàu đã trải qua 3 lần đại tu vào những năm 1977, 1982 và 1988 ở Bremerto, Washington và nâng cấp đặc biệt với chi phí 785 triệu đôla vào những năm 1978-1991 ở xưởng đóng tàu Hải quân Philadelphia. Kết quả của cuộc đại tu kéo dài 4 năm này là tuổi thọ của USS Kitty Hawk tăng từ 30 năm lên 50 năm. Kitty Hawk đã ra khỏi đăng bạ Hải quân Mỹ tháng 5/2009.
USS Kitty Hawk là một trong hai “siêu hạm” của Hải quân Mỹ. Ngày 21/3/2002, USS Kitty Hawk là hkmh đầu tiên của Mỹ thực hiện cuộc thử bắn hoả tiển với RAM (Hệ thống hoả tiển Khung máy bay quay).
Lượng choán nước của tàu Kitty Hawk – 83.000 tấn, chiều dài – 326m, bề rộng – 86m, phần chìm – 12m, thủy thủ đoàn – 5624 người không gồm phi công lái máy bay sử dụng trên hkmh. Vũ khí trang bị trên tàu gồm 2 tổ hợp hoả tiển phòng không RIM-7 Sea Sparrow, 2 hệ thống tác chiến gần RIM-116 RAM, 2 hệ thống tác chiến gần Phalanx CIWS. Tàu có thể chở được khoảng 80 máy bay.
No comments:
Post a Comment