Sunday, June 12, 2011

Chuyên Ông Obama láu cá

Chuyên Ông Obama láu cá

Obama có biệt tài thuyết phục thiên hạ...tức thời .Nhưng  sau đó, những điều ông nói chuyển thành chính sách cu thể .. thì ...chu choa, ngắc ngứ. lắc lư con tàu đi ... chằng cái nào thuận  chèo mát mái từ kinh tế dến chính tri,...
Không sao, gặp chống đối ,ông  hề hề ......nói lộn ...nói lại mấy hồi...thế là bà con  vui vẻ vỗ tay rộp rộp....Tình báo Anh  tặng cho ông cái hỗn danh 'Tên láu cá" (Chalaque)...Mời quí vị xem bài tổng hợp của Trần xuân Ninh cho vui cửa vui nhà vậy.

Ngày thứ năm 18 tháng 5, tổng thống Obama đã đọc ở bộ ngoại giao Mỹ một bài diễn văn quan trọng về tình hình Trung Đông và các nước Ả Rập. Nhưng bài diễn văn này đã làm ông khổ sở sau đó, mà nhìn từ ngoài người ta cũng có thể nhận thấy được. Trên trang điện tử của Mark Mardell, chủ biên Bắc Mỹ đài BBC, cuộc họp giữa tổng thống Mỹ Obama và thủ tướng Do Thái Netanyahu mới đây đã được mô tả như sau:
Tổng thống ngồi thân thể căng thẳng, một tay nắm lấy thành ghế, tay kia chống cằm, như là một người khắc kỷ chịu đựng hình phạt.
Nhà chính trị quyền uy nhất thế giới đang được thủ tướng Do Thái dậy bảo ngay tại căn nhà của mình, trong chính văn phòng của mình.
Những viên chức của ông Obama trông có vẻ hơi bệnh trong khi Netanyahu một cách lặng lẽ và cố tình phóng ra cái thủ đoạn của mình vào nhà lãnh đạo của một nước vốn là bạn tốt nhất của Do thái”
Người không chứng kiến buổi họp mà được xem tấm hình hai ông Obama và Netanyahu thì cũng thấy tư thái lép vế của nhà lãnh đạo Hoa kỳ. Còn báo Pháp L’Express sau đó đã viết trong một bài tường thuật về cuộc nói chuyện của ông Obama ngày chủ nhật 22 tháng 5, trước Uỷ ban giao tế quần chúng Mỹ Do Thái AIPAC rằng “Chủ toà Bạch cung đã khẳng định ngày thứ năm rằng các cuộc thảo luận hoà bình Do thái Palestine phải được đặt trên nền tảng biên giới trước cuộc chiến 6 ngày năm 1967, khiến cho thủ tướng Do thái nổi cơn sấm sét. Nhưng ngày chủ nhật trước Uỷ ban giao tế quần chúng Mỹ Do thái AIPAC, một tổ chức vận động chính trị Do Thái, ông Obama có vẻ như muốn chơi lá bài hoà dịu khi nói rằng lập trường của ông đã bị bóp méo đi”.
Thực tình mà nói, bài diễn văn của ông Obama tại bộ ngoại giao về vấn đề Trung Đông và các nước Ả Rập đã rất cân nhắc, để đưa ra một lô các vấn đề mà Mỹ cần giải quyết với các nguyên tắc chung chung rất suôi tai, nhưng nghĩ sao cũng được, và làm thế nào thì tùy khả năng của từng đối tượng liên hệ, tương tự như quyết nghị 1973 về vấn đề Lybia của Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc, cho phép can thiệp để gọi là bảo vệ thường dân Lybia. Bài diễn văn đã được nhiều nước Âu châu trong đó có Anh, Đức và ngay cả Nga ủng hộ. Trong bài diễn văn, nguyên tắc trở về biên giới Palestine Do Thái trước cuộc chiến 6 ngày đã được quân bình lại bằng ý kiến điều đình đổi đất. Ngay sau đó trong cuộc họp báo chung, ông Obama đã phải giải thích rằng có một vài “khác biệt về ngôn từ và cách sắp sếp thực hiện có thể xẩy ra giữa bạn bè với nhau”, đồng thời khẳng định  tình bạn thắm thiết Mỹ Do Thái và sự an ninh Do thái là quan trọng hàng đầu đối với Mỹ trong mọi giải pháp hoà bình. Nhưng Netanyahu đã lập tức bác bỏ thẳng thừng, không chấp nhận cái lối nói trong trường chính trị này. Ông Netanyahu tuyên bố “Do Thái có thể nhượng bộ, nhưng không thể trở về đường biên giới năm1967, vì không bảo vệ được, và vì không dựa trên những thay đổi trên đất, những thay đổi dân số trong 44 năm nay”. và “Chỉ có một nền hoà bình bền vững, là dựa trên thực tế, trên những dữ kiện không thể lay chuyển”.  Ngoài ra, sau khi nhắc lại lịch sử và đất đai Do Thái cách đây mấy ngàn năm, Netanyahu đã nói rằng “Tôi hãnh diện nhận lấy trách nhiệm và với sự khiêm cung bởi vì thưa tổng thống, như tôi đã nói với ngài trong cuộc thảo luận giữa chúng ta, rằng chúng ta không có chỗ để sai lầm, và vì thưa tổng thống, lịch sử không cho phép dân Do Thái có một cơ hội thứ hai”.
Những thay đổi dân số và đất đai mà ông Netanyahu nói, là Do thái đã lập nhiều trại định cư trên vùng đất tây ngạn thuộc Palestine,  và cho nửa triệu dân Do Thái ở,  còn người Palestine thì bị dồn vào những khu riêng rẽ, bao vây và chia cắt bởi những vùng Do thái kiểm soát, mà giới thông hiểu tình hình cho rằng , trong thực tế như thế, thì Palestine không thể nào tồn tại như một nước
Người ta còn nhớ tổng thống Bush bố mặc dầu là một nhà chính trị nổi tiếng và lão luyện, nhiều thành tích mà nổi bật là thắng cuộc chiến Iraq thứ nhất,nhưng vì chống đối chính sách lập các trại định cư Do Thái xâm thực này, nên khi tranh cử nhiệm kỳ thứ hai, đã thua ông Clinton, vốn chỉ là thống đốc tiểu bang nhỏ nhà quê Arkansas tai tiếng vì những chuyện trai gái. Cho nên ứng viên kể là hàng đầu tranh cử tổng thống vào năm 2012 của đảng cộng hoà, Mitt Romney đã nhanh chóng chỉ trích ông Obama, để lấy điểm với cử tri Do Thái. Ông Romney nói “Tổng thống Obama đã ném Do Thái vào dưới gầm xe buýt. Ông đã không kính trọng Do Thái và phá hủy khả năng điều đình hoà bình của Do thái. Ông đã vi phạm nguyên tắc thứ nhất của chính sách ngoại giao Hoa kỳ là vững chãi đứng bên các đồng minh”. Hiểu rõ sức nặng kinh tế chính trị bao trùm của Do Thái ở Mỹ, ông Obama trong buổi nói chuyện trước Ủy ban Giao tế công cộng Do thái Mỹ, đã phải một lần nữa giải thích thêm rằng ý kiến của ông đã bị bóp méo. Và ông đã được vỗ tay hoan nghênh nhiệt liệt

Các tay bình luận sừng sỏ Âu Mỹ đang bàn tán ai được ai thua trong cuộc họp này. Netanyaha thủ tướng của một nước Do thái nhỏ chừng 6 triệu dân hàng năm nhận viện trợ Mỹ trên 3 tỉ đô la mà dám nói không nể nang với tổng thống của một đại cường quốc là Mỹ và làm cho ông này phải suôi theo ý mình thì thực là có một không hai. Còn quan điểm của ông Obama đã đạt được sự ủng hộ của LHQ, liên hiệp Âu châu và Nga phải kể là một thành tích quan trọng, theo các nhà bình luận.
Nhân tiện xin nêu ra một chuyện khác để suy nghĩ thêm về ông Obama. Báo Anh Daily Mail đưa tin rằng trong chuyến đi thăm Anh quốc, ông Obama đã được sở tình báo Scotland Yard đặt cho bí hiệu Chalaque, tiếng Punjabi, có nghĩa là láu cá, trơ tráo, ranh mãnh, xảo quyệt. Rồi đặt tờ báo này đặt câu hỏi tại sao dùng bí hiệu như vậy? Trả lời chính thức là tên đó chỉ là tình cờ do máy điện toán chọn. Nhà báo hỏi tiếp rằng máy chọn nhưng tại sao người tiếp tục giữ, vì bí hiệu đó có thể là xúc phạm, thì chưa có câu trả lời của Scotland Yard. Cho nên chưa rõ ông Obama là người thế nào.
Bác sĩ  Trần Xuân Ninh
(ngày 27 tháng 5/2011)

No comments:

Post a Comment