Mỹ cần tái khẳng định sự hiện diện tại châu Á
Gia đình các thủy thủ vẫy tạm biệt khu trục hạm USS Chung Hoon rời căn cứ Pearl Harbor-Hickam, ngày 01/06/2011
(U.S. Navy)
Vào lúc Hoa Lục đang tỏ thái độ quyết đoán về chủ quyền đối với 80% diện tích Biển Đông, các nước châu Á cần Mỹ khẳng định lại sự hiện diện của mình trong khu vực.
Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng tại Biển Đông, hải quân Hoa Kỳ cho biết sẽ đưa một khu trục hạm tới đây và vùng biển Sulu, phía tây nam Philippines với mục đích, theo Washington, là thẩm định việc thực hiện quyền tự do lưu thông hàng hải ở những vùng biển này.
Tuy nhiên, theo giới phân tích, vào lúc Hoa Lục đang tỏ thái độ quyết đoán về chủ quyền đối với 80% diện tích Biển Đông, thì hơn bao giờ hết, Mỹ cần phải khẳng định lại sự hiện diện của mình trong khu vực. Bởi vì, cho đến nay, các quốc gia châu Á vẫn tự hỏi về khả năng cam kết lâu dài của Hoa Kỳ tại châu Á, đặc biệt tại Đông Nam Á.
Tại Hội nghị an ninh khu vực « Đối thoại Shrangri-La » ở Singapore vừa qua, bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đưa ra nhiều sáng kiến để thúc đẩy sự hợp tác của Hoa Kỳ tại Đông Nam Á như triển khai các tàu chiến tấn công tới Singapore, được coi là một phần trong Thỏa thuận khung quan hệ Chiến lược Mỹ-Singapore, hay sử dụng các cảng trung chuyển, hải quân tập trận chung và tiến hành nhiều hợp tác đa phương khác với các đồng minh và đối tác trong khu vực.
Cũng vào dịp này, bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ giải thích rõ hơn bốn nguyên tắc trong các mối quan hệ tương tác quốc tế mà Washington trù tính cho khu vực : quan hệ thương mại tự do và mở, tôn trọng luật pháp, quyền lợi và trách nhiệm của các quốc gia trong vùng, tự do tiếp cận các khu vực chung trên biển, trên không, không gian cũng như không gian internet.
Hiện nay, có rất nhiều quốc gia châu Á như Úc, New Zeland, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines, Ấn Độ, Indonesia, Singapore, Malaysia, Việt Nam và thậm chí cả Mông Cổ, tất cả đều trông đợi Hoa Kỳ gia tăng sự hiện diện hoặc đẩy mạnh hợp tác để chống lại sự thống trị của Hoa Lục trong khu vực.
Tại Hội nghị an ninh Shangri-La, bộ trưởng Quốc phòng Hoa Lục Lương Quang Liệt vẫn tuyên bố là Bắc Kinh cam kết duy trì hòa bình, ổn định khu vực, thúc đẩy tiến trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên và ổn định tại Biển Đông. Thế nhưng, theo nhận định của báo trên mạng The-diplomat.com, thì điều này giống như câu chuyện cổ Anderson Ông Vua Cởi Truồng.
Nói một cách khác, Bắc Kinh luôn khẳng định theo đuổi một chính sách hòa bình và hài hòa, thế nhưng, các căng thẳng hiện nay tại Biển Đông cho thấy rõ ý đồ của Hoa Lục. Trong nhiều tuần lễ qua, Việt Nam và Philippines tố cáo Hoa Lục có thái độ hung hăng, xâm phạm hải phận, trái với tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông, mà Trung Quốc và ASEAN đã ký kết năm 2002. Bên cạnh đó là sự thiếu minh bạch trong các chương trình quân sự của Bắc Kinh.
Theo giới quan sát, Hoa Kỳ cho rằng điều hiển nhiên là châu Á-Thái Bình Dương có vị trí rất quan trọng đối với sự phát triển thương mại và thịnh vượng về kinh tế. Sự hiện diện về quân sự của Mỹ sẽ hỗ trợ đắc lực cho hòa bình và ổn định trong khu vực, kể cả trong lĩnh vực răn đe và trợ giúp nhân đạo.
Nếu như sự cam kết của Mỹ đối với châu Á-Thái Bình Dương là chắc chắn thì Washington lại vẫn chưa xác định rõ vai trò của mình trong khu vực này. Trong lúc đó, các nước châu Á cần Hoa Kỳ nhanh chóng thực thi bốn điểm mà bộ trưởng Robert Gates đã trình bày tại Shangri-La, đó là tự do thương mại, pháp luật tối thượng, tự do thông thương và giải quyết hòa bình các xung đột.
Tuy nhiên, theo giới phân tích, vào lúc Hoa Lục đang tỏ thái độ quyết đoán về chủ quyền đối với 80% diện tích Biển Đông, thì hơn bao giờ hết, Mỹ cần phải khẳng định lại sự hiện diện của mình trong khu vực. Bởi vì, cho đến nay, các quốc gia châu Á vẫn tự hỏi về khả năng cam kết lâu dài của Hoa Kỳ tại châu Á, đặc biệt tại Đông Nam Á.
Tại Hội nghị an ninh khu vực « Đối thoại Shrangri-La » ở Singapore vừa qua, bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đưa ra nhiều sáng kiến để thúc đẩy sự hợp tác của Hoa Kỳ tại Đông Nam Á như triển khai các tàu chiến tấn công tới Singapore, được coi là một phần trong Thỏa thuận khung quan hệ Chiến lược Mỹ-Singapore, hay sử dụng các cảng trung chuyển, hải quân tập trận chung và tiến hành nhiều hợp tác đa phương khác với các đồng minh và đối tác trong khu vực.
Cũng vào dịp này, bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ giải thích rõ hơn bốn nguyên tắc trong các mối quan hệ tương tác quốc tế mà Washington trù tính cho khu vực : quan hệ thương mại tự do và mở, tôn trọng luật pháp, quyền lợi và trách nhiệm của các quốc gia trong vùng, tự do tiếp cận các khu vực chung trên biển, trên không, không gian cũng như không gian internet.
Hiện nay, có rất nhiều quốc gia châu Á như Úc, New Zeland, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines, Ấn Độ, Indonesia, Singapore, Malaysia, Việt Nam và thậm chí cả Mông Cổ, tất cả đều trông đợi Hoa Kỳ gia tăng sự hiện diện hoặc đẩy mạnh hợp tác để chống lại sự thống trị của Hoa Lục trong khu vực.
Tại Hội nghị an ninh Shangri-La, bộ trưởng Quốc phòng Hoa Lục Lương Quang Liệt vẫn tuyên bố là Bắc Kinh cam kết duy trì hòa bình, ổn định khu vực, thúc đẩy tiến trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên và ổn định tại Biển Đông. Thế nhưng, theo nhận định của báo trên mạng The-diplomat.com, thì điều này giống như câu chuyện cổ Anderson Ông Vua Cởi Truồng.
Nói một cách khác, Bắc Kinh luôn khẳng định theo đuổi một chính sách hòa bình và hài hòa, thế nhưng, các căng thẳng hiện nay tại Biển Đông cho thấy rõ ý đồ của Hoa Lục. Trong nhiều tuần lễ qua, Việt Nam và Philippines tố cáo Hoa Lục có thái độ hung hăng, xâm phạm hải phận, trái với tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông, mà Trung Quốc và ASEAN đã ký kết năm 2002. Bên cạnh đó là sự thiếu minh bạch trong các chương trình quân sự của Bắc Kinh.
Theo giới quan sát, Hoa Kỳ cho rằng điều hiển nhiên là châu Á-Thái Bình Dương có vị trí rất quan trọng đối với sự phát triển thương mại và thịnh vượng về kinh tế. Sự hiện diện về quân sự của Mỹ sẽ hỗ trợ đắc lực cho hòa bình và ổn định trong khu vực, kể cả trong lĩnh vực răn đe và trợ giúp nhân đạo.
Nếu như sự cam kết của Mỹ đối với châu Á-Thái Bình Dương là chắc chắn thì Washington lại vẫn chưa xác định rõ vai trò của mình trong khu vực này. Trong lúc đó, các nước châu Á cần Hoa Kỳ nhanh chóng thực thi bốn điểm mà bộ trưởng Robert Gates đã trình bày tại Shangri-La, đó là tự do thương mại, pháp luật tối thượng, tự do thông thương và giải quyết hòa bình các xung đột.
No comments:
Post a Comment