HOW ABOUT JANE FONDA?
Chắc qúi vị còn nhớ, khi chiến tranh Afghanistan mới bùng nổ, quân đội Hoa Kỳ đã có những chiến thắng mau lẹ và thần tốc. Hàng chục ngàn quân Taliban đã bị bắt sống. Trong số các tù binh này, có một tên râu ria sồm soàm...Các nhân viên phòng 2 Lực lượng đặc biệt Mỹ đã hết hồn khi thấy tên này nói tiếng Anh như Mỹ. Thì ra hắn tên là John Walker Lindh, một thanh niên 20 tuổi, người California vừa mới tình nguyện sang Afghanistan để đánh Mỹ cứu ...Bin Laden.
Trong thời gian tòa án xử tội hắn, đài CNN đả có một buổi hội luận để cho khán gỉa đấu tố tên phản quốc này
Một newcomer from Việtnam đã gửi ngay cho CNN một bản Fax ngắn gọn như sau:
" HOW ABOUT JANE FONDA"???
(Thế còn Jane Fonda thì sao nhỉ)???
Như mọi người đã biết, chủ đài CNN Ted Turner, là chồng cũ và người yêu muôn thua cuả "chị" Jane Fonda.
Vũ linh Châu
Jane Fonda & Thích Nhất Hạnh
Những Kẻ Phản Bội Không Sám Hối
Gần đây, có tin Jane Fonda sẽ được Tổng thống Obama “vinh danh” khiến giới cựu quân nhân Mỹ lại có dịp bày tỏ sự phẫn nộ của họ đối với kẻ bị họ lên án là “phản quốc” (traitor). Sự phẫn nộ này đã kéo dài hơn 40 năm qua, từ khi cuộc Chiến tranh Việt Nam ở vào giao đoạn ác liệt nhất.
Khi ấy, Jane Fonda, một cô đào điện ảnh chuyên đóng những vai nhục thể ở Hollywood đã trở thành minh tinh trong phong trào được mệnh danh là “phản chiến”, chống việc Mỹ can thiệp vào cuộc chiến tại Việt Nam , nhưng thực sự là tiếp tay cho Cộng sản Hà-nội đánh chiếm miền Nam VN.
Cùng với chồng lúc ấy là Tom Hayden, Jane Fonda không chỉ khuấy động, làm mưa làm gió trên “mặt trận hậu phương” tại Mỹ, cô ta còn tới đất địch, sang tận Hà-nội để công khai ủng hộ đối phương, chống lại tổ quốc, đâm vào cạnh sườn những người lính Mỹ đang chiến đấu tại Việt Nam.
Fonda không chỉ kêu gọi hoà bình, hay phất cờ “giải phóng”, hay rước ảnh “Uncle Hô” trên đường phố Washington D.C. . Ngày 21.11.1970, cô ta tới Trường Đại Học Michigan để nói với 2,000 sinh viên tại đây như sau: “Nếu các bạn hiểu chủ nghĩa cộng sản là gì, các bạn sẽ hy vọng, các bạn sẽ quỳ gối cầu nguyện để một ngày nào đó chúng ta sẽ trở thành con người cộng sản” (If you understood what communism was, you would hope, you would pray on your knees that we would some day become communist). Sau đó, tại Trường Đại Học Duke ở North Carolina , cô ta lặp lại những điều đã nói ở Michgan, và thêm: “Tôi, một người theo chủ nghĩa xã hội, nghĩ rằng chúng ta nên cố gắng tiến tới một xã hội xã-hội chủ-nghĩa, trên đường tiến tới chủ nghĩa cộng sản.”
Với đầu óc như vậy, dù đang là một triệu phú nhờ đóng phim nhục thể và kinh doanh tại California, Fonda đã sang Hà-nội vào tháng 7 năm 1972 để công khai đứng vào hàng ngũ với các đồng chí tại Việt Nam. Trong dịp này Fonda đã chụp một tấm ảnh “lịch sử”, “hồ hởi” cười toe toét bên cạnh các binh lính CS Bắc Việt và khẩu cao xạ phòng không hướng lên trời sẵn sàng bắn hạ phi cơ Mỹ. Với tấm hình này, Fonda đã trở thành “hoàng hậu” của phong trào phản chiến tại Mỹ, và cũng bị giới quân nhân Mỹ gọi là kẻ phản quốc, là “Hanoi Jane”. Nhưng chưa hết, cũng trong chuyến sang Bắc Việt nói trên, Fonda đã ghi âm những bài phát thanh để CS Hà-nội dùng làm vũ khí tuyên truyền nhắm vào quân nhân Mỹ, trong đó có những đoạn như sau:
“Tôi muốn công khai buộc tội Nixon là một tên Hitler loại mới với những tội ác đang bị phanh phui. Tôi muốn công khai tố cáo rằng trong khi gây ra cuộc chiến tranh xâm lược tại Việt Nam , hắn đã phản bội tất cả mọi điều nhân dân Mỹ yêu chuộng. Thảm kịch là của Hoa Kỳ chứ không phải của nhân dân Việt Nam , vì nhân dân Việt Nam sẽ sớm thu hồi độc lập và tự do…”
Và: “Với những quân nhân Mỹ đang phục vụ trên các hàng không mẫu hạm tại vùng Vịnh Bắc Việt, những người gắn bom vào các phi cơ nên biết rằng những vũ khí ấy là bất hợp pháp. Và việc sử dụng những quả bom ấy hay dung túng việc dùng những quả bom ấy, là phạm tội ác chiến tranh.”
Và: “Tôi hiểu vì sao người Việt Nam chiến đấu chống lại cuộc xâm lấn của người da trắng kỳ thị. Tôi biết những điều đế quốc Hoa Kỳ đã làm trên đất nước chúng tôi cho nên tôi biết cái gì đang nằm trong kho để đưa tới bất cứ quốc gia nào trong thế giới thứ ba có thể mang sự bất hạnh là rơi vào tay một nước như Hoa kỳ và trở thành một thuộc địa…”
Vì những hành động phản quốc trắng trợn như trên mà Jane Fonda đã bị một số tù binh Mỹ đang bị giam tại Bắc Việt lúc ấy từ chối gặp mặt dù bị VC đánh đập dã man, trong đó có Trung tá John McCain. Theo Ông McCain, chỉ có chừng 8 tù binh Mỹ bằng lòng gặp Fonda và những người trong phái đoàn phản chiến của cô ta như Ramsey Clark, Tom Hayden giúp VC dùng để lừa bịp dư luận quốc tế.
Sau khi Chiến tranh Việt Nam chấm dứt, với hàng triệu “thuyền nhân” chạy trốn hoà bình và những trại tù cải tạo trên khắp nước Việt Nam, một số khuôn mặt “phản chiến” trước kia đã tỉnh ngộ, nhưng Jane Fonda thì không.
Đôi lần Fonda có lên tiếng “cáo lỗi” nhưng chỉ là những lời “chung chung” mà giới cựu quân nhân Mỹ cho rằng “chưa đủ”. Năm 1988, nhân một cuộc phỏng vấn của Barbara Walter trong Chương trình 20/20, Fonda đã chỉ “cáo lỗi” (apologize) với những người đã bị tổn thương vì những hành động “không suy nghĩ” (thoughtless) và “bất cẩn” (careless) của cô ta lúc tuổi trẻ. Năm 1999, Jane Fonda được tạp chí Ladies Homes Journal “bình bầu” là một trong “100 Phụ nữ của Thế kỷ” (100 Women of the Century), và trước làn sóng phản đối của công luận, đặc biệt là giới cựu quân nhân, “Hanoi Jane” cũng chỉ lặp lại lời “cáo lỗi” trống rỗng như trên về tấm ảnh “lịch sử” mà cô ta nói là “một việc kinh khủng nhất tôi đã có thể làm” (It was the
most horrible thing I could possibly have done), và không nhắc gì đến những hành động phản quốc khác, như những bài tuyên truyền cho cộng sản, những cuộc tiếp xúc với tù binh Mỹ để CSBV dùng lừa bịp thế giới…
Năm 2005, Jane Fonda xuất bản cuốn hồi ký “My Life So Far” và đi vòng nước Mỹ để ra mắt, quảng cáo, ký tên, bán sách. Tại Kansas City, một cựu chiến binh tên Michael Smith đã xếp hàng chờ trong 90 phút để phun nước thuốc lá nhai trong miệng vào mặt “Hanoi Jane”.
Nếu một ngày đẹp trời nào đó, Jane Fonda được TT Obama “vinh danh”, người ta sẽ lại được chứng kiến cựu chiến binh Mỹ hỏi tội bà ta (nay 73 tuổi) nặng nề hơn.
So với những hành động của Jane Fonda trong thời Chiến tranh Việt Nam, Thiền sư Nhất Hạnh cũng có những điểm tương đồng để đáng được gọi là một kẻ phản bội không sám hối dù có những cái khác nhau: Fonda nhỏ hơn Nhất Hạnh 11 tuổi và lập nghiệp bằng nghề đóng phim nhục cảm ở Hollywood, còn Nhất Hạnh thì chọn cửa Phật làm con đường tiến thân.
Nhờ khoác áo cà-sa và sống ở miền Nam Việt Nam, Sư Thích Nhất Hạnh được miễn dịch ở nhà tu học, trong lúc những thanh niên đồng trang lứa hàng hàng lớp lớp tòng quân lên đường bảo vệ non song, chống lại cuộc xâm lăng từ miền Bắc, có người đã nằm xuống, có người đã trở thành thương phế binh.
Sau khi tốt nghiệp Đại Học Văn Khoa Sài-Gòn, Nhất Hạnh được học bổng sang Mỹ du học. Năm 1964, ông trở về Việt Nam, dạy tại Đại Học Vạn Hạnh một thời gian rồi lại xuất ngoại năm 1966 trong lúc Chiến tranh Việt Nam leo thang ác liệt. Là một người có học và trưởng thành tại miền Nam VN, Nhà sư Nhất Hạnh phải biết nguồn gốc của cuộc chiến tranh ấy và thực trạng đất nước cùng những khổ đau và khát vọng của dân tộc Việt Nam.
Thế nhưng, không biết do những móc nối từ trong nước hay tiêm nhiễm tư tưởng phản chiến tại các trường đại học bên Mỹ, Ông Nhất Hạnh bắt đầu viết sách, viết báo, rao giảng những luận điệu không khác gì Jane Fonda. Cũng đổ tội Mỹ xâm lược Việt Nam và phạm nhiều tội ác, cũng vu cáo chế độ VNCH hiếu chiến, và khen “Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam” yêu nước và yêu hoà bình.
Nhờ chiếc áo cà-sa, nhờ nói và viết tiếng Anh trôi chảy, Ông Nhất Hạnh đã đâm những nhát dao hiểm độc vào quân dân miền Nam Việt Nam, vào chế độ đã ưu đãi, đã nâng đỡ ông để có ngày hôm nay.
Không chỉ diễn thuyết, viết báo, viết sách tại Mỹ để chống Mỹ và chống VNCH, ngày 2.6.1966, Ông Nhất Hạnh còn ra trước Quốc Hội Hoa Kỳ điều trần, nói rằng Mỹ và chế độ VNCH tay sai của Mỹ là nguyên nhân gây ra chiến tranh và những thảm họa tại Việt Nam, và rằng Mỹ đừng can thiệp vào VN nữa thì đất nước xa xôi ấy sẽ có hòa bình.
Khi “hoà bình” đã có tại Việt Nam với chiến xa Liên-Sô tiến vào Dinh Độc Lập ở Sài-Gòn, với hàng triệu người bỏ nước ra đi tị nạn, hàng trăm ngàn người khác bị đày ải trong các trại cải tạo, tôn giáo bị đàn áp, trong đó có Phật giáo, thì Thiền sư Nhất Hạnh không một lời phản đối, lập ra Làng Hồng, rồi đổi ra Làng Mai, ở Pháp và vẫn tiếp tục rao giảng hoà bình theo kiểu cộng sản, và kết tội “đế quốc Mỹ”.
Ngày 11.9.2001, khủng bố Hồi giáo tấn công nước Mỹ, chỉ hai tuần sau, Ông Nhất Hạnh được các nhóm thiên tả ở Mỹ đưa sang New York để rao giảng hoà bình. Tại một nơi chỉ cách “ground zero” vài khu phố, nơi thân xác gần 3,000 người vô tội bị chôn vùi cùng với tất cả những gì của hai toà nhà chọc trời Trung tâm Mậu Dịch Thế Giới sụp đổ còn âm ỉ cháy, Ông Thích Nhất Hạnh đã lên tiếng tố cáo tội ác của người Mỹ, trong đó có câu chuyện về vụ được gọi là “phi cơ Mỹ bỏ bom hủy diệt thành phố Bến Tre với 300,000 thường dân” trong cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân 1968. Bài rao giảng này cũng được thuê đăng với giá quảng cáo 50,000 Mỹ kim trên tờ New York Times.
Bài rao giảng này cùng với câu chuyện bịa đặt trắng trợn đã gặp phản ứng mạnh tại những cộng đồng người Việt ở Mỹ khiến Nhóm Giao Điểm phải in một cuốn sách để bênh vực thầy, cuốn “Bản Chất Các Phản Ứng về Bài Giảng của H.T. Nhất Hạnh”, nhưng chỉ làm nổi rõ vai trò của Ông Nhất Hạnh trong các nhóm khuynh tả ở phương tây. Trong bài “Vạch Trần âm Mưu Đánh Phá Phật Giáo ở Nam Cali”, Ông Trần Chung Ngọc viết: “Khi đó Thầy Nhất Hạnh ở đâu? Thầy ở ngoại quốc vì chính quyền miền Nam không cho Thầy về nước từ 1966. Thầy không thể là nhân chứng trong vụ bỏ bom Bến Tre. Vậy Thầy nghe tin vụ Bến Tre ở đâu, chắc chắn phải ở ngoại quốc. Nếu nguồn tin này sai thì đó có phải là lỗi của Thầy hay không?”
Vào thời điểm 2001 thì “vụ bỏ bom Bến Tre” xảy ra đã trên 30 năm mà chưa đủ để Thầy Nhất Hạnh, một người rất thông thái, lại có thừa phương tiện để kiểm chứng và biết sự thật về tin ấy, trước khi rao giảng và công khai kết tội nước Mỹ trước thế giới?
Nhưng cũng trong tập sách ấy, một người khác, Ông Hoàng Nguyên Nhuận, lại cam kết: “Chuyện phải san bằng Bến Tre thành bình địa để cứu Bến Tre trong Tết Mậu Thân là chuyện có thật.” Vì nó do “một thiếu tá Mỹ” nói ra và do Phóng viên Peter Arnett của AP “độc quyền khui ra”.
Chuyện ném bom san bằng cả một thành phố với 300,000 dân cư mà không ai hay biết, phải nhờ một thiếu tá Mỹ “tiết lộ” để Phóng viên Peter Arnett “độc quyền khui ra” với Nhà sư Nhất Hạnh! Còn Peter Arnett thì ai theo dõi báo chí đều biết là một nhà báo thiên tả nổi tiếng trong thời Chiến tranh Việt Nam chuyên bịa đặt những tin có hại cho quân đội Mỹ, về sau đã cấu kết với một số người khác dựng đứng ra câu chuyện “Thung Lũng Tử Thần” trên CNN, vu cáo Biệt kích Mỹ dùng hơi độc giết tù binh tại Nam Lào. Trước phản ứng mạnh của quân đội Mỹ với những bằng chứng hiển nhiên, CNN đã phải hủy bỏ bộ phim “tài liệu” láo khoét, cáo lỗi với quân đội Mỹ và sa thải các thủ phạm, trong đó có Peter Arnett.
Tới đây có lẽ không cần phải nói về liên hệ giữa Peter Arnett và Nhất Hạnh, cũng như về giá trị những tin tức do hai người này đưa ra. Nhưng sư Nhất Hạnh thì không bao giờ nói một lời “cáo lỗi” nào về sự phản bội của ông và về những tin tức bịa đặt do ông tung ra.
Trái lại, như để khẳng định lập trường thiên tả của mình, cuối năm 2005 Thiền sư Nhất Hạnh đã dẫn 100 tăng sinh từ Làng Mai về Việt Nam và được nhà nước cộng sản đón tiếp rình rang, với tán vàng che đầu, với hoa thơm rải trên lối đi, và ông đã tới nhiêu nơi để lập trai đàn, cầu siêu giải oan cho những linh hồn chưa siêu thoát trong chiến tranh, đồng thời lập ra Tu viện Bát Nhã ở Lâm Đồng để cho các tăng sinh từ hải ngoại về tu tập. Nay thì dường như Tu viện Bát Nhã đã bị bọn “xã hội đen” đột nhập cướp phá, và các tăng sinh phải bỏ của chạy lấy người.
Tin mới nhất về Thiền sư Nhất Hạnh là ngày 1.3.2011 vừa qua ông đã được ban biên tập của Nhà Xuất Bản Watkins Books ở London chọn vào danh sách “100 nhân vật đương thời còn sống và có ảnh hưởng về tâm linh lớn nhất trên thế giới”, cũng như Jane Fonda đã được chọn là một trong “100 Phụ nữ của Thế kỷ”.
Ngày nào ông Obama “vinh danh” Jane Fonda thì đừng quên Thích Nhất Hạnh vì hai người có những cái giống nhau: gian dối và phản bội.
Sơn Tùng
Chắc qúi vị còn nhớ, khi chiến tranh Afghanistan mới bùng nổ, quân đội Hoa Kỳ đã có những chiến thắng mau lẹ và thần tốc. Hàng chục ngàn quân Taliban đã bị bắt sống. Trong số các tù binh này, có một tên râu ria sồm soàm...Các nhân viên phòng 2 Lực lượng đặc biệt Mỹ đã hết hồn khi thấy tên này nói tiếng Anh như Mỹ. Thì ra hắn tên là John Walker Lindh, một thanh niên 20 tuổi, người California vừa mới tình nguyện sang Afghanistan để đánh Mỹ cứu ...Bin Laden.
Trong thời gian tòa án xử tội hắn, đài CNN đả có một buổi hội luận để cho khán gỉa đấu tố tên phản quốc này
Một newcomer from Việtnam đã gửi ngay cho CNN một bản Fax ngắn gọn như sau:
" HOW ABOUT JANE FONDA"???
(Thế còn Jane Fonda thì sao nhỉ)???
Như mọi người đã biết, chủ đài CNN Ted Turner, là chồng cũ và người yêu muôn thua cuả "chị" Jane Fonda.
Vũ linh Châu
Jane Fonda & Thích Nhất Hạnh
Những Kẻ Phản Bội Không Sám Hối
Gần đây, có tin Jane Fonda sẽ được Tổng thống Obama “vinh danh” khiến giới cựu quân nhân Mỹ lại có dịp bày tỏ sự phẫn nộ của họ đối với kẻ bị họ lên án là “phản quốc” (traitor). Sự phẫn nộ này đã kéo dài hơn 40 năm qua, từ khi cuộc Chiến tranh Việt Nam ở vào giao đoạn ác liệt nhất.
Khi ấy, Jane Fonda, một cô đào điện ảnh chuyên đóng những vai nhục thể ở Hollywood đã trở thành minh tinh trong phong trào được mệnh danh là “phản chiến”, chống việc Mỹ can thiệp vào cuộc chiến tại Việt Nam , nhưng thực sự là tiếp tay cho Cộng sản Hà-nội đánh chiếm miền Nam VN.
Cùng với chồng lúc ấy là Tom Hayden, Jane Fonda không chỉ khuấy động, làm mưa làm gió trên “mặt trận hậu phương” tại Mỹ, cô ta còn tới đất địch, sang tận Hà-nội để công khai ủng hộ đối phương, chống lại tổ quốc, đâm vào cạnh sườn những người lính Mỹ đang chiến đấu tại Việt Nam.
Fonda không chỉ kêu gọi hoà bình, hay phất cờ “giải phóng”, hay rước ảnh “Uncle Hô” trên đường phố Washington D.C. . Ngày 21.11.1970, cô ta tới Trường Đại Học Michigan để nói với 2,000 sinh viên tại đây như sau: “Nếu các bạn hiểu chủ nghĩa cộng sản là gì, các bạn sẽ hy vọng, các bạn sẽ quỳ gối cầu nguyện để một ngày nào đó chúng ta sẽ trở thành con người cộng sản” (If you understood what communism was, you would hope, you would pray on your knees that we would some day become communist). Sau đó, tại Trường Đại Học Duke ở North Carolina , cô ta lặp lại những điều đã nói ở Michgan, và thêm: “Tôi, một người theo chủ nghĩa xã hội, nghĩ rằng chúng ta nên cố gắng tiến tới một xã hội xã-hội chủ-nghĩa, trên đường tiến tới chủ nghĩa cộng sản.”
Với đầu óc như vậy, dù đang là một triệu phú nhờ đóng phim nhục thể và kinh doanh tại California, Fonda đã sang Hà-nội vào tháng 7 năm 1972 để công khai đứng vào hàng ngũ với các đồng chí tại Việt Nam. Trong dịp này Fonda đã chụp một tấm ảnh “lịch sử”, “hồ hởi” cười toe toét bên cạnh các binh lính CS Bắc Việt và khẩu cao xạ phòng không hướng lên trời sẵn sàng bắn hạ phi cơ Mỹ. Với tấm hình này, Fonda đã trở thành “hoàng hậu” của phong trào phản chiến tại Mỹ, và cũng bị giới quân nhân Mỹ gọi là kẻ phản quốc, là “Hanoi Jane”. Nhưng chưa hết, cũng trong chuyến sang Bắc Việt nói trên, Fonda đã ghi âm những bài phát thanh để CS Hà-nội dùng làm vũ khí tuyên truyền nhắm vào quân nhân Mỹ, trong đó có những đoạn như sau:
“Tôi muốn công khai buộc tội Nixon là một tên Hitler loại mới với những tội ác đang bị phanh phui. Tôi muốn công khai tố cáo rằng trong khi gây ra cuộc chiến tranh xâm lược tại Việt Nam , hắn đã phản bội tất cả mọi điều nhân dân Mỹ yêu chuộng. Thảm kịch là của Hoa Kỳ chứ không phải của nhân dân Việt Nam , vì nhân dân Việt Nam sẽ sớm thu hồi độc lập và tự do…”
Và: “Với những quân nhân Mỹ đang phục vụ trên các hàng không mẫu hạm tại vùng Vịnh Bắc Việt, những người gắn bom vào các phi cơ nên biết rằng những vũ khí ấy là bất hợp pháp. Và việc sử dụng những quả bom ấy hay dung túng việc dùng những quả bom ấy, là phạm tội ác chiến tranh.”
Và: “Tôi hiểu vì sao người Việt Nam chiến đấu chống lại cuộc xâm lấn của người da trắng kỳ thị. Tôi biết những điều đế quốc Hoa Kỳ đã làm trên đất nước chúng tôi cho nên tôi biết cái gì đang nằm trong kho để đưa tới bất cứ quốc gia nào trong thế giới thứ ba có thể mang sự bất hạnh là rơi vào tay một nước như Hoa kỳ và trở thành một thuộc địa…”
Vì những hành động phản quốc trắng trợn như trên mà Jane Fonda đã bị một số tù binh Mỹ đang bị giam tại Bắc Việt lúc ấy từ chối gặp mặt dù bị VC đánh đập dã man, trong đó có Trung tá John McCain. Theo Ông McCain, chỉ có chừng 8 tù binh Mỹ bằng lòng gặp Fonda và những người trong phái đoàn phản chiến của cô ta như Ramsey Clark, Tom Hayden giúp VC dùng để lừa bịp dư luận quốc tế.
Sau khi Chiến tranh Việt Nam chấm dứt, với hàng triệu “thuyền nhân” chạy trốn hoà bình và những trại tù cải tạo trên khắp nước Việt Nam, một số khuôn mặt “phản chiến” trước kia đã tỉnh ngộ, nhưng Jane Fonda thì không.
Đôi lần Fonda có lên tiếng “cáo lỗi” nhưng chỉ là những lời “chung chung” mà giới cựu quân nhân Mỹ cho rằng “chưa đủ”. Năm 1988, nhân một cuộc phỏng vấn của Barbara Walter trong Chương trình 20/20, Fonda đã chỉ “cáo lỗi” (apologize) với những người đã bị tổn thương vì những hành động “không suy nghĩ” (thoughtless) và “bất cẩn” (careless) của cô ta lúc tuổi trẻ. Năm 1999, Jane Fonda được tạp chí Ladies Homes Journal “bình bầu” là một trong “100 Phụ nữ của Thế kỷ” (100 Women of the Century), và trước làn sóng phản đối của công luận, đặc biệt là giới cựu quân nhân, “Hanoi Jane” cũng chỉ lặp lại lời “cáo lỗi” trống rỗng như trên về tấm ảnh “lịch sử” mà cô ta nói là “một việc kinh khủng nhất tôi đã có thể làm” (It was the
most horrible thing I could possibly have done), và không nhắc gì đến những hành động phản quốc khác, như những bài tuyên truyền cho cộng sản, những cuộc tiếp xúc với tù binh Mỹ để CSBV dùng lừa bịp thế giới…
Năm 2005, Jane Fonda xuất bản cuốn hồi ký “My Life So Far” và đi vòng nước Mỹ để ra mắt, quảng cáo, ký tên, bán sách. Tại Kansas City, một cựu chiến binh tên Michael Smith đã xếp hàng chờ trong 90 phút để phun nước thuốc lá nhai trong miệng vào mặt “Hanoi Jane”.
Nếu một ngày đẹp trời nào đó, Jane Fonda được TT Obama “vinh danh”, người ta sẽ lại được chứng kiến cựu chiến binh Mỹ hỏi tội bà ta (nay 73 tuổi) nặng nề hơn.
So với những hành động của Jane Fonda trong thời Chiến tranh Việt Nam, Thiền sư Nhất Hạnh cũng có những điểm tương đồng để đáng được gọi là một kẻ phản bội không sám hối dù có những cái khác nhau: Fonda nhỏ hơn Nhất Hạnh 11 tuổi và lập nghiệp bằng nghề đóng phim nhục cảm ở Hollywood, còn Nhất Hạnh thì chọn cửa Phật làm con đường tiến thân.
Nhờ khoác áo cà-sa và sống ở miền Nam Việt Nam, Sư Thích Nhất Hạnh được miễn dịch ở nhà tu học, trong lúc những thanh niên đồng trang lứa hàng hàng lớp lớp tòng quân lên đường bảo vệ non song, chống lại cuộc xâm lăng từ miền Bắc, có người đã nằm xuống, có người đã trở thành thương phế binh.
Sau khi tốt nghiệp Đại Học Văn Khoa Sài-Gòn, Nhất Hạnh được học bổng sang Mỹ du học. Năm 1964, ông trở về Việt Nam, dạy tại Đại Học Vạn Hạnh một thời gian rồi lại xuất ngoại năm 1966 trong lúc Chiến tranh Việt Nam leo thang ác liệt. Là một người có học và trưởng thành tại miền Nam VN, Nhà sư Nhất Hạnh phải biết nguồn gốc của cuộc chiến tranh ấy và thực trạng đất nước cùng những khổ đau và khát vọng của dân tộc Việt Nam.
Thế nhưng, không biết do những móc nối từ trong nước hay tiêm nhiễm tư tưởng phản chiến tại các trường đại học bên Mỹ, Ông Nhất Hạnh bắt đầu viết sách, viết báo, rao giảng những luận điệu không khác gì Jane Fonda. Cũng đổ tội Mỹ xâm lược Việt Nam và phạm nhiều tội ác, cũng vu cáo chế độ VNCH hiếu chiến, và khen “Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam” yêu nước và yêu hoà bình.
Nhờ chiếc áo cà-sa, nhờ nói và viết tiếng Anh trôi chảy, Ông Nhất Hạnh đã đâm những nhát dao hiểm độc vào quân dân miền Nam Việt Nam, vào chế độ đã ưu đãi, đã nâng đỡ ông để có ngày hôm nay.
Không chỉ diễn thuyết, viết báo, viết sách tại Mỹ để chống Mỹ và chống VNCH, ngày 2.6.1966, Ông Nhất Hạnh còn ra trước Quốc Hội Hoa Kỳ điều trần, nói rằng Mỹ và chế độ VNCH tay sai của Mỹ là nguyên nhân gây ra chiến tranh và những thảm họa tại Việt Nam, và rằng Mỹ đừng can thiệp vào VN nữa thì đất nước xa xôi ấy sẽ có hòa bình.
Khi “hoà bình” đã có tại Việt Nam với chiến xa Liên-Sô tiến vào Dinh Độc Lập ở Sài-Gòn, với hàng triệu người bỏ nước ra đi tị nạn, hàng trăm ngàn người khác bị đày ải trong các trại cải tạo, tôn giáo bị đàn áp, trong đó có Phật giáo, thì Thiền sư Nhất Hạnh không một lời phản đối, lập ra Làng Hồng, rồi đổi ra Làng Mai, ở Pháp và vẫn tiếp tục rao giảng hoà bình theo kiểu cộng sản, và kết tội “đế quốc Mỹ”.
Ngày 11.9.2001, khủng bố Hồi giáo tấn công nước Mỹ, chỉ hai tuần sau, Ông Nhất Hạnh được các nhóm thiên tả ở Mỹ đưa sang New York để rao giảng hoà bình. Tại một nơi chỉ cách “ground zero” vài khu phố, nơi thân xác gần 3,000 người vô tội bị chôn vùi cùng với tất cả những gì của hai toà nhà chọc trời Trung tâm Mậu Dịch Thế Giới sụp đổ còn âm ỉ cháy, Ông Thích Nhất Hạnh đã lên tiếng tố cáo tội ác của người Mỹ, trong đó có câu chuyện về vụ được gọi là “phi cơ Mỹ bỏ bom hủy diệt thành phố Bến Tre với 300,000 thường dân” trong cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân 1968. Bài rao giảng này cũng được thuê đăng với giá quảng cáo 50,000 Mỹ kim trên tờ New York Times.
Bài rao giảng này cùng với câu chuyện bịa đặt trắng trợn đã gặp phản ứng mạnh tại những cộng đồng người Việt ở Mỹ khiến Nhóm Giao Điểm phải in một cuốn sách để bênh vực thầy, cuốn “Bản Chất Các Phản Ứng về Bài Giảng của H.T. Nhất Hạnh”, nhưng chỉ làm nổi rõ vai trò của Ông Nhất Hạnh trong các nhóm khuynh tả ở phương tây. Trong bài “Vạch Trần âm Mưu Đánh Phá Phật Giáo ở Nam Cali”, Ông Trần Chung Ngọc viết: “Khi đó Thầy Nhất Hạnh ở đâu? Thầy ở ngoại quốc vì chính quyền miền Nam không cho Thầy về nước từ 1966. Thầy không thể là nhân chứng trong vụ bỏ bom Bến Tre. Vậy Thầy nghe tin vụ Bến Tre ở đâu, chắc chắn phải ở ngoại quốc. Nếu nguồn tin này sai thì đó có phải là lỗi của Thầy hay không?”
Vào thời điểm 2001 thì “vụ bỏ bom Bến Tre” xảy ra đã trên 30 năm mà chưa đủ để Thầy Nhất Hạnh, một người rất thông thái, lại có thừa phương tiện để kiểm chứng và biết sự thật về tin ấy, trước khi rao giảng và công khai kết tội nước Mỹ trước thế giới?
Nhưng cũng trong tập sách ấy, một người khác, Ông Hoàng Nguyên Nhuận, lại cam kết: “Chuyện phải san bằng Bến Tre thành bình địa để cứu Bến Tre trong Tết Mậu Thân là chuyện có thật.” Vì nó do “một thiếu tá Mỹ” nói ra và do Phóng viên Peter Arnett của AP “độc quyền khui ra”.
Chuyện ném bom san bằng cả một thành phố với 300,000 dân cư mà không ai hay biết, phải nhờ một thiếu tá Mỹ “tiết lộ” để Phóng viên Peter Arnett “độc quyền khui ra” với Nhà sư Nhất Hạnh! Còn Peter Arnett thì ai theo dõi báo chí đều biết là một nhà báo thiên tả nổi tiếng trong thời Chiến tranh Việt Nam chuyên bịa đặt những tin có hại cho quân đội Mỹ, về sau đã cấu kết với một số người khác dựng đứng ra câu chuyện “Thung Lũng Tử Thần” trên CNN, vu cáo Biệt kích Mỹ dùng hơi độc giết tù binh tại Nam Lào. Trước phản ứng mạnh của quân đội Mỹ với những bằng chứng hiển nhiên, CNN đã phải hủy bỏ bộ phim “tài liệu” láo khoét, cáo lỗi với quân đội Mỹ và sa thải các thủ phạm, trong đó có Peter Arnett.
Tới đây có lẽ không cần phải nói về liên hệ giữa Peter Arnett và Nhất Hạnh, cũng như về giá trị những tin tức do hai người này đưa ra. Nhưng sư Nhất Hạnh thì không bao giờ nói một lời “cáo lỗi” nào về sự phản bội của ông và về những tin tức bịa đặt do ông tung ra.
Trái lại, như để khẳng định lập trường thiên tả của mình, cuối năm 2005 Thiền sư Nhất Hạnh đã dẫn 100 tăng sinh từ Làng Mai về Việt Nam và được nhà nước cộng sản đón tiếp rình rang, với tán vàng che đầu, với hoa thơm rải trên lối đi, và ông đã tới nhiêu nơi để lập trai đàn, cầu siêu giải oan cho những linh hồn chưa siêu thoát trong chiến tranh, đồng thời lập ra Tu viện Bát Nhã ở Lâm Đồng để cho các tăng sinh từ hải ngoại về tu tập. Nay thì dường như Tu viện Bát Nhã đã bị bọn “xã hội đen” đột nhập cướp phá, và các tăng sinh phải bỏ của chạy lấy người.
Tin mới nhất về Thiền sư Nhất Hạnh là ngày 1.3.2011 vừa qua ông đã được ban biên tập của Nhà Xuất Bản Watkins Books ở London chọn vào danh sách “100 nhân vật đương thời còn sống và có ảnh hưởng về tâm linh lớn nhất trên thế giới”, cũng như Jane Fonda đã được chọn là một trong “100 Phụ nữ của Thế kỷ”.
Ngày nào ông Obama “vinh danh” Jane Fonda thì đừng quên Thích Nhất Hạnh vì hai người có những cái giống nhau: gian dối và phản bội.
Sơn Tùng
No comments:
Post a Comment