Wednesday, November 30, 2011

Lời nói của Thủ tướng có đi đôi với việc làm?

Lời nói của Thủ tướng có đi đôi với việc làm?

Thanh Quang, phóng viên RFA
2011-11-30
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjxFvwjJInE2giEA5MUNRP6j3phh_6Z5iHj4eA6NVWV5jGOyLm1g2CUtEpIz0KsVzatde5UgzsKOWuI97rMvQ0XZuLcYsbuTDFoq2CP1SDEov4ARVwoN85ihT1fgwBI8Fs1GKM7dpvjUVQ/s1600/d.jpg

Một diễn biến gây nhiều chú ý tại nghị trường tân Quốc Hội VN là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời thẳng thắn về nhu cầu cấp thiết phải có Luật Biểu tình, đưa Luật Biểu tình vào chương trình xây dựng luật của Quốc Hội.

AFP photo

Một người dân Hà Nội xem truyền hình trực tiếp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời chất vấn trước Quốc Hội hôm 13 tháng 11 năm 2008.

Phần âm thanh
Tải xuống âm thanh
Email bản tin này

Ghi điểm trước dân
Trong buổi đăng đàn hôm 25 tháng 11 ấy, ông Nguyễn Tấn Dũng – nói theo lời blogger Nguyễn Quang Vinh – “đã nói rành mạch, rõ ràng, chắn chắn, dẫn chứng cụ thể, minh bạch những thông tin về chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa”, “đã làm được một việc mà nhân dân phấn khích: Thẳng thắn nói rõ với đồng bào, với thế giới, VN đòi chủ quyền Hoàng Sa vì Hoàng Sa là của VN”…
Blogger Gocomay không quên nêu lên câu hỏi rằng “Dân sẽ được tự do biểu tình bày tỏ lòng yêu nước” hay không, rồi đưa ra nhận xét như sau:
"Như vậy, nếu thực lòng, ông Dũng đã ghi điểm son trước các đối thủ chính trị của ông khi ông khẳng định trước bá quan văn võ và đông đảo bàn dân thiên hạ rằng: Chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước và chính phủ là luôn trân trọng, biểu dương, khen thưởng xứng đáng đối với tất cả hoạt động, việc làm của mọi người dân thực sự vì mục tiêu yêu nước, thực sự vì mục tiêu bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Những hoạt động vì mục tiêu, mục đích đó đều được hoan nghênh và khen thưởng thích đáng. Điều này hoàn toàn phủ định những gì mà Đài truyền hình Hà Nội (HTV) đã đưa tin vu cáo một cách vô căn cứ khi cho rằng những người đi biểu tình yêu nước là do bị các thế lực phản động xúi giục. Cũng như phủ định những gì mà ông Nghị Hoàng Hữu Phước và những kẻ a dua a tòng phát biểu hôm 17/11…"
Nhưng blogger Bùi Tín xem chừng như không an tâm, vì có dấu hiệu cho thấy việc làm “trái hẳn với lời nói của ông Dũng”:
"Tôi nghĩ đây là vấn đề mà chúng ta phải rất dè dặt, thận trọng. Bởi vì ngay sau khi ông Dũng phát biểu như thế, thì những người có kế hoạch tổ chức cuộc biểu tình vào Chủ Nhật 27 tháng 11 vừa rồi để ủng hộ việc Thủ tướng đồng tình với chuyện thảo luận luật biểu tình, và Thủ tướng đã lên tiếng bảo vệ các hải đảo và lãnh thổ của ta. Nhưng rồi những người biểu tình đã bị bắt...
Do đó mọi động tĩnh về việc bắt người dân yêu nước biểu tình, và biểu tình rất ôn hòa để ủng hộ thủ tướng, để ủng hộ việc ra luật biểu tình, thì việc đó trái hẳn với lời nói của ông Dũng."
Qua bài “Hiện tượng trên bảo dưới không nghe của Thủ tướng Dũng”, tác giả Châu Xuân Nguyễn nhận thấy “uy thế chính trị của Thủ tướng Dũng bị thách thức trầm trọng” qua những gì xảy ra trong 2 cuộc biểu tình hôm chủ nhật 27 tháng 11 tại Hà Nội và Sàigòn; “mệnh lệnh của TT Dũng bị thách thức lộ liễu trước công chúng” ngày hôm nay và độ tin cậy của nhân dân về những tuyên bố của ông ta là “con số zero to tướng”; và “những sự kiện này xảy ra như cái tát vào mặt Thủ tướng”.
Qua nhiều trang mạng nhật ký, bài tựa đề “Các ông các bà ‘nhà cầm quyền VN’ không biết đỏ mặt sao?” của tác giả Nguyễn Ngọc Già mô tả khá gay gắt, rằng
“Trời Saigon sáng thứ Hai (vừa rồi), dù hơn 10 giờ vẫn không có nắng, không khí oi bức, ngột ngạt như tâm trạng người dân bức xúc trước những nghịch lý ngày một nặng nề hơn bởi "cuộc hốt người" ngày 27/11/2011 tại Hà Nội. "Cuộc hốt người" vừa vô lý vừa vô duyên lạ lùng! Chẳng có một biểu ngữ, chẳng có một tiếng hô, chỉ mỗi lá cờ Tổ quốc của cậu trai trẻ tên Phương giăng ngang đầu, thế thôi! Sao quái lạ thế nhỉ?! Quái lạ và mỉa mai còn ở chỗ hốt gần 20 chục người đưa về "trại phục hồi nhân phẩm"!!! Ôi chao! Tự dưng đi ra Hồ Gươm là mất nhân phẩm làm người? Chỉ còn nước ngửa mặt mà rên:
Rưng rưng tôi chắp tay nghe hồn khóc đến rướm máu!
Quê hương non nước tôi ai gây tội tình?!”

Người dân hoài nghi

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhDhYuxxUyekb_Xn1fiy97AohnSe6Qj1vc8T35Hd2drod0w2Nax9KAH9aTrE06c9fqEnI9F9Qw2puNnbFi1a0iISUYEDZZhiC3LNI45cGtxrUHVwHH7J187XVY1R5GIUC0LvBMvTTbQgw3r/s253/babui_112011_7.jpg

Và tác giả không quên nhắc nhở rằng “lời phát ngôn của ông Thủ tướng trước diễn đàn toàn dân vẫn còn nóng hổi kia mà ?...Lẽ ra cũng chẳng cần cám ơn khi lời phát ngôn của ông Thủ tướng được xem là món nợ cho đến bây giờ Chính phủ mới chính thức nhận nợ, vậy thì người nợ còn phải xin lỗi chủ nợ mới phải đạo!”. Và tác giả Nguyễn Ngọc Già nêu lên câu hỏi rằng “Hiểu sao đây về lời phát ngôn của ông Thủ tướng?”. Theo tác giả, chỉ có 2 cách để hiểu:
000_Hkg230217-250.jpg
 
Thủ tướng Phan Văn Khải (T) chúc mừng tân Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (P) trong buổi lễ nhậm chức của ông tại Quốc Hội hôm 27/6/2006. AFP photo
"1. Thật lòng thấy món nợ với dân đã đến lúc phải trả, dù khá muộn màng. Nếu vậy, ông Thủ tướng... "lực bất tòng tâm", lời nói của ông cấp dưới coi chẳng ra gì! Ông Thủ tướng nói thì cứ nói, "cấp dưới" làm như thế nào cứ làm?!...
2. Thủ tướng phát ngôn chẳng qua là... "hí ngôn". Một thường dân có thể "hí ngôn" trong hoàn cảnh và câu chuyện nào đó, nhưng một Thủ tướng không thể "hí ngôn" trong những câu chuyện nghiêm túc và trong hoàn cảnh nghiêm trang. Nếu quả ông Thủ tướng "hí ngôn" thì không còn chữ nào khác để diễn đạt ngoài chữ... LOẠN. Quá loạn! Loạn từ trên xuống dưới. Loạn từ trong ra ngoài….
Xin thưa với toàn bộ Nhà cầm quyền (từ lớn đến nhỏ, từ cao đến thấp) rằng…làm ơn làm phước hiểu giùm các ông, các bà đang quản lý đất nước có diện tích hơn 330.000km2 cùng hơn 80.000.000 con người, đừng để thế giới từ Âu sang Á, từ Đông sang Tây nhìn vào cái đất nước có (những) 4.000 năm văn hiến là… vô giáo dục, mất tôn ti trật tự, mất lớp lang thể thống."
Qua bài “Đừng nghe những gì ông Dũng nói” của Người Hà Nội được blog Dân Làm Báo và nhiều mạng nhật ký khác phổ biến, tác giả giải thích lý do tại sao “Đừng nghe những gì ông Dũng nói”, là vì “ông thủ tướng của chúng ta nói rất hay nhưng mà làm thì hoàn toàn ngược lại”; và dựa vào những gì “tai nghe, mắt thấy”, tác giả dẫn chứng một vài trường hợp cụ thể:
"1. Ông Dũng nói tại lễ nhậm chức của mình (kỳ đầu tiên) năm 2006: "Tôi kiên quyết và quyết liệt chống tham nhũng. Nếu tôi không chống được tham nhũng, tôi xin từ chức ngay.". Các bạn thử nghĩ xem sau khi ông Dũng nhậm chức thủ tướng thì bao nhiêu nghìn tỉ đã đội nón ra đi theo những “quả đấm thép” của ngài thủ tướng khả kính? Có biết bao nhiêu Vinashin đang sắp sửa lộ diện? …
2. Ông thủ tướng đáng kính nói: "Là người đứng đầu, tôi xin nhận trách nhiệm về Vinashin!". Ông thủ tướng mà nói đơn giản như thế thì tôi có thể khẳng định ai cũng có thể làm thủ tướng được…
Và lần này trước QH, ngài thủ tướng lại phát biểu rất, rất nhiều cái hay, cái tốt của chính phủ nhưng kết luận lại vẫn là những lời lẽ quen thuộc với rất nhiều "Quyết tâm" mà chẳng "Tâm huyết" chút nào..!
Blog Dân Làm Báo
3. Ông Dũng nói: "Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hành dân chủ rộng rãi, nhất là dân chủ trực tiếp, xây dựng xã hội đồng thuận, cởi mở". Vậy mà ông Thủ tướng cho dựng lên vụ án nổi tiếng “Hai Bao Cao Su” để mà bức hại Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ vì tội "Chống phá nhà nước" mà đến nay những người yêu tự do, dân chủ trên khắp thế giới đều cho rằng là sự ô nhục của luật pháp Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Ông thủ tướng còn làm ngơ cho công an và an ninh thi nhau bắt bớ người biểu tình ôn hòa, yêu nước chống Trung Quốc xâm lăng …
4. Ông Dũng hai lần tuyên bố rất hùng hồn về vấn đề biển đông và Hoàng Sa – Trường Sa. Lần đầu tiên ông thủ tướng cũng tuyên bố rất hùng hồn ở lễ hội biển Nha Trang về việc Việt Nam có đầy đủ chủ quyền, kiên quyết này nọ – một kiểu phát biểu chung chung, vô thưởng vô phạt, nói rất hay mà làm thì … Và lần này trước QH, ngài thủ tướng lại phát biểu rất, rất nhiều cái hay, cái tốt của chính phủ nhưng kết luận lại vẫn là những lời lẽ quen thuộc với rất nhiều "Quyết tâm" mà chẳng "Tâm huyết" chút nào..!"

Chữ "Tín" của thủ tướng

Có lẽ blogger Mẹ Nấm cũng mang tâm trạng hoài nghi về chữ TÍN của ông Thủ Tướng nên viết bài tựa đề “Thấy gì qua những phát ngôn”, với kết luận rằng “Đừng tin những gì Thủ tướng nói, hãy xem cách Thủ tướng làm – mỗi người sẽ rút ra được câu trả lời cho câu hỏi “Thấy gì qua những phát ngôn?”. Bài học Vinashin vẫn còn đó!”.
000_Nic595625-250.jpg
Cô Kim Tuyến với di ảnh người cha của mình, trên đường đi tìm công lý. AFP photo
 
Khi tâm sự với Trịnh Kim Tiến và Nguyễn Thị Thanh Tuyền - Trịnh Kim Tiến là con gái của ông Trịnh Xuân Tùng tử vong tức tưởi về tay trung tá công an Nguyễn Văn Ninh ở Hà Nội và Nguyễn Thị Thanh Tuyền là vợ anh Nguyễn Công Nhựt chết oan về tay công an huyện Bến Cát, Bình Dương, blogger Mẹ Nấm mô tả “Hà Nội đầu đông trời se lạnh, hình ảnh những người phụ nữ đơn độc trên đường đi tìm công lý, công bằng cho người thân mình, khiến khá nhiều người xúc động… Họ là những người vừa trải qua nỗi đau mất mát người thân, bởi sự tàn nhẫn, vô cảm, vô đạo đức của những người thừa hành pháp luật. Họ gặp nhau trên hành trình đi đòi công lý cho người thân của mình, sau một thời gian dài chờ đợi”.
Nỗi đau tột cùng mất mát ngươi thân trước sự tàn nhẫn, vô cảm, vô đạo đức của kẻ thừa hành pháp luật ấy, trước hết được Kim Tiến mô tả như sau:
"Lý do mà tôi treo băng rôn để kêu oan vì tôi muốn công lý được thực thi. Bố tôi có thể được yên lòng nhắm mắt. Khi bố mất, 3 lần bố mở mắt, và tôi là người vuốt mắt cho ông. Hình ảnh của ông những ngày cuối đời lúc nào cũng xuất hiện trong đầu óc tôi.
Bố tôi chết không được như người ta, ông ra đi trong sự đói khát. Mặc cho sự van xin khẩn cầu của tôi và gia đình ngày 28/02/2011, những người CA trực ban ngày hôm đó vẫn không cho phép tôi được vào cho bố ăn. Họ cầm bát phở trên tay, kiểm tra, rồi quăng lên bàn: 'Dậy mà ăn đi!'.
Họ gọi một con người đang kêu rên đau đớn, liệt hết tứ chi, tay bị còng trên ghế với thái độ vô cùng dửng dưng. Vậy nên đến lúc vào được bệnh viện thì cũng đã quá muộn, bố tôi chỉ còn có thể được thở oxy, bằng ống dẫn, ông đã không còn có đủ khả năng để ăn nổi một thìa phở. Bố kêu khát, muốn đỡ dậy uống nước, thì ông Ninh - người đã đánh bố tôi còn đòi cho thêm vài tát. Nhìn thấy bố như vậy, nghe thấy họ nói như vậy, tôi ứa nước mắt, nhưng chỉ biết nín nhịn mà van xin, mong sao họ động lòng, có chút tình người cho bố được đi cấp cứu. Nhưng 3 lần đến là 3 lần thất vọng…
Bố tôi mỗi lúc đau đớn hơn, đến mức nôn mửa, sùi bọt mép. Họ vẫn nói bố giả vờ. Tôi xin họ cho mời bác sĩ tư đến phường để khám, họ cũng không chịu. Chỉ đến khi tình trạng của bố đã chuyển biến khá nặng và người bạn của bố đến yêu cầu, họ mới đồng ý cho đi. Nhưng đến tận lúc đó, họ vẫn bảo là bố giả vờ, họ còng tay bố như một tên tội phạm đến tận phòng cấp cứu của bệnh viện Bạch Mai. Trong khi bố tôi là một người dân lương thiện, chưa bao giờ làm gì trái với pháp luật. Khi họ đưa bố lên xe thùng chuyển đến viện, họ còn không cho mẹ và em tôi đi cùng, họ bắt mẹ ở lại dọn dẹp, lau dọn phường rồi mới cho đi."
Trước cái chết của chồng tôi thì tôi nhận ra một điều giữa xã hội yên bình này con người lương thiện cũng có thể chết oan bất cứ lúc nào.
Chị Nguyễn Thị Thanh Tuyền
Theo Kim Tiến thì phía có quyền lực trong tay sống vô cảm, không tình người mà lại có vẻ tự tin rằng không chiụ sự chế tài của pháp luật, nên Kim Tiến muốn công lý phải được thực thi với mong mỏi rằng “sẽ không còn ai phải gánh chịu nỗi đau mất cha, mất người thân” như gia đình cô đang gánh chịu. Còn Nguyễn Thị Thanh Tuyền, vợ anh Nguyễn Công Nhựt chết ở đồn công an Bến Cát, tâm sự với blogger Mẹ Nấm:
"Trước cái chết của chồng tôi thì tôi nhận ra một điều giữa xã hội yên bình này con người lương thiện cũng có thể chết oan bất cứ lúc nào. Hôm nay nó có thể xảy ra cho gia đình tôi nhưng ngày mai nó có thể xảy ra cho những con người vô tội khác. Cái chết chồng tôi chính là do nơi làm việc của anh ấy và cơ quan bảo vệ luật pháp đã gây ra."
 
Theo dòng thời sự:
 

Vì Sao Ông Dũng Phải Nhắc Đến Việt-Nam Cộng-Hòa

Vì Sao Ông Dũng Phải Nhắc Đến Việt-Nam Cộng-Hòa
Tâm Việt
Vì sao ông Nguyễn Tấn Dũng, thủ-tướng CSVN, thứ Sáu vừa rồi, 25 tháng 11, đã phải nhắc đến ba lần đích-danh "chính-phủ Việt-nam Cộng-hoà" khi trả lời hai đại-biểu Quốc-hội ở Hà-nội về vấn-đề chủ-quyền của VN trên biển Đông?
Làm việc này, có người cho rằng ông Nguyễn Tấn Dũng đã tiến bộ rất lớn so với 3,6 triệu người đồng-đảng của ông trong hơn 36 năm qua kể từ khi CS miền Bắc cưỡng-chiếm xong miền Nam vào tháng 4/1975. Để hiểu vấn-đề, ta nên nhớ lại là khi CS mới vào Sài-gòn, họ hoàn-toàn phủ-nhận chính-quyền miền Nam và gọi đó là "nguỵ-quân, nguỵ-quyền." Cho đến khi Nguyễn Văn Linh quyết-định về chính-sách Đổi Mới (1986) thì mới có quyết-định tránh dùng hai chữ "nguỵ-quân, nguỵ-quyền" mặc dầu thỉnh thoảng rơi rớt, các sách báo Hà-nội và các cơ-quan tuyên-truyền của Hà-nội vẫn vô tình hay cố ý dùng hai chữ miệt-thị này. Nhưng ngày nào Hà-nội còn không công-nhận chỗ đứng chính-danh của chính-quyền miền Nam, một quốc gia được 60 quốc gia khác trên thế-giới công-nhận trong một thời-gian dài (từ 1948 đến 1975), thì ngày đó Hà-nội không giẫy được ra cái nghịch-lý này:
Một là Phạm Văn Đồng, bằng công-hàm ngày 14/9/1958, đã (a) hoặc là "bán da gấu" cho Chu Ân-lai khi công-nhận định-nghĩa chủ-quyền của Trung-Cộng 10 ngày trước đó, nghĩa là bán một vật mà không thuộc quyền sở-hữu của Hà-nội lúc bấy giờ; (b) hoặc là đã trắng trợn dối trá, không nói sự thật, tóm lại là đã "bất tín" đối với Bắc-kinh khi biết rõ là mình viết một tờ giấy lộn. Cả hai thái-độ đều không thể chấp nhận được trong đời sống quốc-tế và cũng chính vì thế mà Bắc-kinh đã nắm đầu được Hà-nội từ bấy lâu nay vào trong một cái vòng kim-cô không thể gỡ ra nổi. (Cũng chính vì thế mà ông Lưu Văn Lợi, khi đã bỏ thời giờ ra viết nguyên một cuốn sách về chuyện này, vẫn không gỡ tội được cho ông Phạm Văn Đồng, và chúng ta cũng phải hiểu là cho ông Hồ Chí Minh bởi không thể nào ông Phạm Văn Đồng có thể tự ý mà viết được cái công-hàm "đưa đầu vào thòng lọng" kia.)
Nhưng khi công-nhận một sự thật hiển-nhiên như ông Nguyễn Tấn Dũng vừa làm hôm thứ Sáu vừa qua thì mọi sự sáng tỏ. Tuy lời phát biểu long trọng của ông trước Quốc-hội CS ở Ba Đình là một đòn trời giáng vào một vị tiền-nhiệm của ông, nó ít nhất gỡ được VN ra khỏi cái vòng kim-cô mà bấy lâu nay ông và các "đồng-chí" của ông không cục cựa ra khỏi được!
Nó cũng ít nhiều chứng tỏ là ông có bản-lĩnh hơn các cấp lãnh-đạo đồng-đảng của ông (dù cũng như nhiều phát biểu của ông trước đây, nó cũng tỏ ra ông có thể là một con người bất nhất--tựa như lời tuyên-bố của ông chống tham-nhũng khi ông mới ngồi vào ghế thủ-tướng). Bất nhất nhưng biết sửa cái sai trước đây thì vẫn là một thái-độ can đảm, can đảm hơn 3,6 triệu con cừu trong đảng của ông!
Cái được
Cái được thứ nhất là ông chứng tỏ ông cao hơn các đồng-uỷ-viên Chính-trị-bộ của ông một cái đầu. Song cái đó chỉ là một cái được cá-nhân, nó chưa ý nghĩa gì lắm khi, như ông Bùi Tín đã có hơn một dịp nhắc, cả cái Bộ Chính-trị ở Hà-nội là một đám người lùn!
Cái được hơn là qua lời phát biểu của ông, ông đã trả lại được danh-dự cho một chế-độ tưởng đã chết. Không những chế-độ đó đã không chết, nó còn đang cần phải dựng lại để đem chính-nghĩa về cho Việt-nam, để đảm bảo sự liên-tục chủ-quyền lịch-sử của VN từ thế-kỷ thứ XVII (dưới thời các chúa Nguyễn, như chính ông Dũng cũng đã xác-nhận) qua thời thuộc Pháp sang đến thời Quốc gia VN của ông Bảo Đại (Hội-nghị San Francisco năm 1951), thời Đệ nhất Cộng-hoà của ông Ngô Đình Diệm và thời Đệ nhị Cộng-hoà kế-thừa đất nước từ chính-phủ Ngô Đình Diệm. Có thế tháng 1/1974, Hải-quân VNCH mới dám chống trả (anh-dũng) tàu xâm-lăng của Trung-Cộng vào Hoàng-sa và có thế ta mới tin tưởng đủ ở chính-nghĩa của ta để xin đưa vấn-đề ra Liên-hiệp-quốc. Xin nhắc lại ngay lời của ông Dũng ở đây: "Đến năm 1974 cũng Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa trong sự quản lý hiện tại của chính quyền Sài Gòn, chính quyền VNCH đã lên tiếng phản đối, lên án việc làm này và đề nghị Liên Hợp Quốc can thiệp."
Nói như ông Dũng tuy là gan cùng mình song chính thật cũng là chỉ đi theo dân mà thôi. Bởi chính người dân thường ở ngay Hà-nội, qua nhiều chủ-nhật trong tháng 6 tháng 7 năm nay, đã trưng tên và cả hình ảnh của các chiến-sĩ Hải-quân VNCH chết trong trận hải-chiến Hoàng-sa vào tháng 1/1974 để gọi họ là anh-hùng. Tóm lại, nói như ông Dũng chẳng qua chỉ là đi theo người dân để mua lại, vớt vát chút niềm tin mà người dân đã mất từ lâu vào đảng CS của ông!
Vì sao?
Thiết tưởng trả lời câu hỏi này cũng không khó. Ông Nguyễn Tấn Dũng có thể mù mờ nhiều chuyện (như chuyện bauxit, chuyện PMU 18, chuyện Vinashin...) song ông chắc chắn là một con người chính-trị, nhìn ra được những nguy-cơ sắp đổ vào đầu chế-độ của ông--và thế cũng có nghĩa là vào đầu ông.
Một, chuyện Mùa Xuân Ả-rập đã từ tháng 2 năm nay đánh sập các chế-độ chuyên-quyền--tưởng vững như bàn thạch--ở Tunisie, Ai-cập, Lybia, sắp tới là Yemen (ông Saleh đã bằng lòng từ chức), và có lẽ không bao lâu nữa sẽ đến lượt Syria của ông Bashar al Assad (Liên-đoàn Ả-rập cấm vận chế-độ của ông, Thổ-nhĩ-kỳ kêu gọi ông từ chức).
Hai, Miến-điện đã ngưng dự-án đập Myitsore do Trung-Cộng tài-trợ, thả trên 300 tù-nhân chính-trị, sửa cả hiến-pháp để cho bà Aung San Suu Kyi có thể ra tranh cử trở lại mặc dù bà đã là một "tù-nhân" chính-trị trong hơn 20 năm. Dựa vào những bước đầu ý nghĩa này, bà Ngoại-trưởng Hoa-kỳ Hilary Clinton sắp sang Miến-điện gặp cả phe chính-quyền lẫn linh-hồn của phe đối-lập là bà Suu Kyi.
Ba, tình-hình kinh tế VN hôm nay vô cùng bi đát, đầu tư ngoại-quốc cạn dần, thị-trường chứng-khoán thì coi như không có, lạm-phát ở mức trên 20 phần trăm (và cao hơn nhiều nữa trong nhiều mặt nhu-yếu-phẩm), hệ-thống ngân-hàng phải tái-cơ-cấu vì có nguy-cơ sụp đổ ngày một ngày hai và chính-quyền đang chuẩn-bị cho một đợt ăn cắp vàng và đô-la của dân... nghĩa là tuyệt vọng!
Trong khi đó thì Trung-Cộng đang ép cho đến tắc thở!
Chưa đủ
Trong thế này, ông Dũng đang tìm cách gỡ bí. (Ta không nên tin những nguồn tin cho rằng giữa các ông Dũng và ông Sang, ông Trọng đang có những chia rẽ trầm trọng!) Song cũng phải nói ngay là một lời tuyên-bố như của ông hôm rồi vẫn chưa đủ--dù như sự tương-đối yên lặng của Bắc-kinh trước lời tuyên-bố đó cũng chứng tỏ là nước bước mới của ông đang có hiệu-ứng, làm cho Trung-Cộng khá lúng túng, chưa biết trả lời làm sao.
Điều cần làm hơn nữa là để có hậu-thuẫn từ người dân, ông và những "đồng-chí" của ông cần bắt chước Miến-điện để mà nới lỏng dần chế-độ, đưa 90 triệu dân sớm đến một chế-độ dân-chủ thực-sự, có nhân-quyền, có tự do báo chí và ngôn-luận, có tự do hội họp và quyền thành-lập hội-đoàn, đoàn-thể, công-đoàn để có thể đi đến một chế-độ dân-cử đích-thực trong đó người dân, trong vài ba năm, có thể có được những cuộc bầu cử lương thiện nhằm chọn những đại diện xứng đáng cho 90 triệu dân--đưa đất nước vào một con đường xán lạn.

Lời bàn ngang: Không những chỉ cầu cứu "Chính Quyền Việt Nam Cộng Hòa" trong vấn đề Chủ Quyền về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà hình như Ông Dũng còn muốn vực dậy "Mặt trận giải phóng Miền Nam" hay "Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam Việt Nam", những kẻ đã bị đẩy lui vào bóng tối chẳng lâu sau ngày chiếm được miền Nam Việt Nam:
 
BAC01451-250.jpg
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại phiên chất vấn của Quốc hội sáng 25/11. Courtesy chinhphu.vn
 
"... Đến năm 1974 thì cũng Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa trong sự quản lý của chính quyền Sài Gòn, tức là chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, thì chính quyền Sài Gòn, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã lên tiếng phản đối, lên án cái việc làm này và đề nghị Liên Hiệp Quốc can thiệp, thì chính phủ lâm thời Miền Nam Việt Nam của chúng ta lúc đó cũng ra tuyên bố phản đối cái hành vi chiếm đóng này..."
 
Cuộc chiến của hai phe "Nam Bắc" hay hai phe "Thân Tầu" và "Thân Tây Phương" đã lộ diện.
 
Kính mời Quý Vị theo dõi video clip ( dài 29:49 phút ) điều trần của NTD. Phần liên quan đến HS/TS ở phút 5:50 đến phút 15:02..Click vào link ở dưới:
 
Trần Văn Ngọc

Hải quân Việt Nam Cộng Hòa với việc bảo vệ quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa (Phần I)

Hải quân Việt Nam Cộng Hòa với việc bảo vệ quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa (Phần I)  

30/11/2011

Posted on 30/11/2011

 
Nhà Báo Nguyễn Thượng Long (danlambao) - Bảo vệ chủ quyền biển đảo là trách nhiệm của mọi người Việt Nam. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, mỗi khi có giặc ngoại xâm đe doạ, xâm chiếm lãnh thổ, không phân biệt lứa tuổi, thành phần, nghề nghiệp, đảng phái, tôn giáo…trăm người như một, đoàn kết một lòng, nhất tề đứng lên đánh đuổi ngoại xâm, bảo vệ lãnh thổ thiêng liêng của tổ quốc, trong đó hải quân là một trong những lực lượng chủ lực, thường trực của nhà nước đóng vai trò là lực lượng nòng cốt cho toàn dân đánh giặc.
Việc xây dựng một lực lượng hải quân mạnh, đủ sức làm tròn nhiệm vụ nòng cốt, giữ vững chủ quyền biển đảo, được đặt ra khá sớm, ngay từ giai đoạn mở rộng bờ cõi ra hướng biển. Đặc biệt khi chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, chúa Nguyễn ở Đàng Trong và sau này đến thời các vua Nguyễn cho lập các Đội Hoàng Sa, Đội Bắc Hải ra khai thác, dựng bia, cắm mốc, làm nhà, xây miếu, trồng cây, thực hiện nhiều việc xác định chủ quyền của nhà nước Việt Nam đối với các đảo trong vùng biển thiêng liêng của Tổ Quốc. Việc tổ chức lực lượng biển đảo như vậy, được tiến hành thường xuyên, liên tục, thành quy định luân phiên nhau thực hiện từ năm này qua năm khác. Những người được giao trọng trách luôn có ý thức, trách nhiệm làm tròn nhiệm vụ trong mỗi chuyến đi.

Ảnh: bia chủ quyền của VN ở Hoàng Sa trước 1974
Kế tục sự nghiệp của các đội Hoàng Sa, Bắc Hải thời các Chúa Nguyễn và Vua Nguyễn, ngay sau khi Pháp rút quân theo Hiệp Định Giơ Ne Vơ tháng 7 năm 1954, năm 1956 chính quyền Việt Nam Cộng Hòa cho các đơn vị hải quân ra tiếp quản quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ các đơn vị quân đội Pháp.
Đối với quần đảo Hoàng Sa, do hạn chế về nhiều mặt nhất là tầu thuyền cả về số lượng, chất lượng nên hải quân Việt Nam Cộng Hòa chỉ kịp triển khai đóng giữ phần phía Tây, chưa kịp ra phía Đông nên phần này bị Tầu Cộng chiếm mất. Trên các đảo mới tiếp quản, tuy lúc này còn nhiều khó khăn, nhưng các đơn vị nhanh chóng triển khai lực lượng dựng bia, chòi canh, xây dựng, củng cố trận địa, bố trí các đơn vị chiến đấu, tổ chức tuần tra, canh gác, quan sát, sẵn sàng đối phó với mọi tình huống nên chủ quyền lãnh thổ phần phía Tây Hoàng Sa được giữ vững liên tục 18 năm từ 1956 đến 1974.
 
Đối với quần đảo Trường Sa, đề phòng Tầu Cộng nhân cơ hội chiếm Hoàng Sa sẽ liều lĩnh đưa quân xuống, chiếm đóng xen kẽ, gây nên tình hình phức tạp trong khu vực, ngày 22 – 8 – 1956, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa cho một đơn vị hải quân ra cắm cờ, dựng bia tại đảo Trường Sa Lớn.
Năm 1958, trong bối cảnh Mỹ bắt đầu can thiệp vào Việt Nam, coi Trung Quốc, Liên Xô là kẻ thù, tăng cường lực lượng quân sự trong khu vực Thái Bình Dương, tầu hải quân Mỹ đi lại, tuần tra dọc eo biển Đài Loan; Tầu Cộng đơn phương tuyên bố lãnh hải 12 hải lý, nhằm đối phó với tình hình có thể xẩy ra tranh chấp từ nhiều phía. Thủ Tướng VNDCCH Phạm Văn Đồng nhanh chóng ra công hàm công nhận Tuyên Bố này của Tầu Cộng. Việt Nam Cộng Hòa lúc đó là chủ sở hữu hợp pháp phần biển đảo Nam vĩ tuyến 17 đã tăng cường quân số, bổ sung vũ khí, đạn dược, lương thực, thực phẩm, cơ sở vật chất nhằm bảo đảm khả năng chiến đấu lâu dài cho các căn cứ đồn trú trên Hoàng Sa và Trường Sa.

Năm 1965, khi Mỹ đưa quân vào miền Nam, thực hiện chiến lược chiến tranh cục bộ, leo thang đánh phá miền Bắc, phân chia các vùng chiến thuật trên toàn miền Nam, các đơn vị hải quân Việt Nam Cộng Hòa trên mỗi đảo được tổ chức thành các tiểu đội, trung đội, đại đội; bố trí quân số, trang bị vũ khí, số lượng đạn dự trữ theo nhu cầu từng đảo. các vị chỉ huy trung đội, đại đội được chỉ định làm đảo trưởng để quản trị cả các nhân viên khí tượng, thuỷ văn làm việc trên đảo.
Đầu năm 1974, tình hình khu vực Hoàng Sa diễn biến rất nhanh chóng, căng thẳng khi ngày 11-1-1974 Tầu Cộng ngang nhiên tuyên bố các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa do chính quyền Sài Gòn quản lý là một phần lãnh thổ của CHND Trung Hoa. Ngay sau khi tuyên bố, Tầu Cộng cho nhiều chiến hạm và tầu cá vũ trang xâm nhập hải phận Hoàng Sa. Bốn ngày sau 15-1-1974 Tầu Cộng bất ngờ cho máy bay ném bom và đưa quân đổ bộ chiếm các đảo Cam Tuyền, Vĩnh Lạc, Duy Mộng, Quang Hoà thuộc phần phía Tây quần đảo Hoàng Sa do lực lượng hải quân Việt Nam Cộng Hòa đóng giữ. Sau khi đổ bộ Tầu Cộng cho quân dựng trại, cắm cờ và rút lên tầu nghe ngóng, xem phản ứng của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa.
Trước hành động ngang ngược của Tầu Cộng, Bộ Tư Lệnh hải quân chính quyền Việt Nam Cộng Hòa cho chiến hạm Trần Khánh Dư mang ký hiệu HQ-4, khu trục hạm tối tân nhất của hải quân Việt Nam Cộng Hòa và cả khu vực Đông Nam Á lúc bấy giờ, do Trung Tá hải quân Vũ Hữu San làm Hạm Trưởng ra giữ Hoàng Sa (sau ngày 30 - 4 -1975 chiến hạm Trần Khánh Dư thuộc lực lượng của hải quân nhân dân Việt Nam với ký hiệu HQ- 01 do Đỗ Xuân Công làm Thuyền Trưởng). Đi theo HQ- 4 lúc đó là một trung đội biệt hải để sẵn sàng đổ bộ tái chiếm đảo. Để tăng cường khả năng tái chiếm đảo, cùng ngày, Bộ Tư Lệnh hải quân Việt Nam Cộng Hòa cho tuần dương hạm Lý Thường Kiệt, do Trung Tá hải quân Lê Văn Thư làm Hạm Trưởng ra phối hợp với chiến hạm Trần Khánh Dư.
Trung Tá hải quân Vũ Hữu San và khu trục hạm Trần Khánh Dư
Rạng sáng ngày 18-1, 2 tầu cá vũ trang Tầu Cộng tiến vào Hoàng Sa. Khu trục hạm Trần Khánh Dư và tuần dương hạm Lý Thường Kiệt đồng loạt dùng tín hiệu cảnh báo: Đây là lãnh hải Việt Nam, các ông phải rời khỏi ngay. Nhưng tầu cá Tầu Cộng vẫn ngoan cố tiến vào. Trước thái độ ngang ngược của đối phương, khu trục hạm Trần Khánh Dư dùng mũi tầu đâm thẳng vào tầu địch, làm gẫy lan can phía trước và cong cửa buồng lái, buộc địch phải lui, nhưng vẫn lởn vởn xung quanh Hoàng Sa, không chịu quay về.
Trước tình hình tranh chấp quyết liệt, để tăng cường khả năng tái chiếm đảo, trưa ngày 18-1, Bộ Tư Lệnh hải quân Sài Gòn cho thêm tuần dương hạm Trần Bình Trọng, ký hiệu HQ-5, do Trung Tá hải quân Phạm Trọng Quỳnh làm Hạm Trưởng xuất phát đi Hoàng Sa. Cùng đi có Đại Tá hải quân Hà Văn Ngạc được cử làm chỉ huy trưởng lực lượng chiến đấu bảo vệ Hoàng Sa. Trên tuần dương hạm Trần Bình Trọng ngoài sỹ quan, thuỷ thủ của tầu, có thêm một trung đội người nhái, có nhiệm vụ sẵn sàng đổ bộ tái chiếm đảo khi thời cơ đến. Với quyết tâm chiếm lại đảo, nửa đêm 18 – 1, Bộ Tư Lệnh hải quân VNCH lại cho hộ tống hạm Nhật Tảo, ký hiệu HQ – 10 do Trung Tá hải quân Nguỵ Văn Thà làm Hạm Trưởng ra chi viện cho lực lượng đang có mặt tại khu vực đảo. Như vậy lúc này, tại khu vực Hoàng Sa có 4 tầu lớn của Hải Quân VNCH gồm 1 khu trục hạm, 2 tuần dương hạm, 1 hộ tống hạm đều sẵn sàng cho trận tái chiếm, bảo vệ biển đảo.
Trung Tá hải quân Phạm Trọng Quỳnh và tuần dương hạm Trần Bình Trọng
Rạng sáng ngày 19- 1, Tầu Cộng cho tầu chiến và tầu cá vũ trang tiếp tục khiêu khích, tiến sát vào Hoàng Sa. Trước sự ngoan cố, liều lĩnh của Tầu Cộng, 6 h 30’ khu trục hạm Trần Khánh Dư tiến sát vào phía Tây Bắc đảo Quang Hoà và trung đội biệt hải được lệnh đổ bộ. Đến gần đảo, phát hiện một doanh trại mới và cột cờ Tầu Cộng, trung đội biệt hải đổ bộ lên phần phía Đông Nam của đảo và cắm cờ VNCH lên bờ cát và hốc đá, không thể đổ bộ lên toàn đảo. Trong khi đó, do tầu đối phương còn lởn vởn quanh đảo nên tuần dương hạm Trần Bình Trọng cũng không thể đến gần, buộc phải dừng từ xa, thả xuồng cao su để đưa lực lượng người nhái lên đảo, song ngay việc đổ bộ bằng xuồng cũng gặp khó khăn, do ngược chiều gió, xuồng đi rất chậm, nên không tiếp viện kịp. Trong lúc lực lượng hải quân VNCH chưa kịp phát động; tận dụng lợi thế xuôi gió, Tầu Cộng cho quân đổ bộ ở phía Bắc, từ đó tiến sâu vào bên trong, chiếm đảo Quang Hoà, rồi lần lượt chiếm đóng các đảo khác.

Việc 2 trung đội biệt hải và người nhái đổ bộ tái chiếm đảo không thể thực hiện, Đại Tá Ngạc ra lệnh cho 4 chiến hạm đi theo đội hình một hàng dọc và đồng loạt khai hoả nghênh chiến với tầu Trung quốc đông gấp 2 lần. Tuy nhiên do chênh lệch về lực lượng, các tầu của hải quân VNCH lại cũ, máy yếu nên không thắng được tầu hải quân Tầu Cộng đông hơn, nhiều hơn về lực lượng, vũ khí, trang bị. Phía VNCH… cái bị chìm, cái bị thương, một số binh sĩ bị thương và hy sinh.
8h 30’ tuần dương hạm Trần Bình Trọng bị đại liên và cối 82 bắn vào đội hình người nhái, trúng vào bệ pháo 127 ly làm 3 quân nhân hy sinh, 2 bị thương. Tình hình chiến sự diễn ra mỗi lúc một căng thẳng, quyết liệt. Anh em rất muốn nổ súng trả thù cho đồng đội, nhưng Hạm Trưởng Quỳnh không thể ra lệnh điểm hoả vì lực lượng người nhái đang rơi vào tình thế cực kỳ nguy hiểm, nếu nổ súng, số thương vong sẽ rất lớn. Tình thế không cho phép, binh sĩ trên tầu đành nuốt hận, nén đau thương, băng bó, cấp cứu cho người bị thương, bó thi hài cho người hy sinh, đưa vào khoang thuỷ thủ, đồng thời vừa sửa chữa, khắc phục trở ngại, vừa cho tầu lết theo đội hình chiến đấu.
Cùng thời điểm này, tầu Nhật Tảo bị 2 quả 100 ly bắn trọng thương, Hạm Trưởng Nguỵ Văn Thà hy sinh tại chỗ, Hạm Phó Nguyễn Thanh Trí bị thương nặng, tầu chìm, 28 quân nhân dìu nhau xuống bè và được một tầu dầu của hãng Sell mang quốc tịch Hòa Lan là Konionella cứu, đưa về Đà Nẵng. Hộ tống hạm Nhật Tảo bị loại ra khỏi trận chiến. Lúc này tuần dương hạm Lý Thường Kiệt trúng đạn, bị thương rớt lại phía sau, tuần dương hạm Trần Bình Trọng bị hư hỏng nặng, chỉ còn khu trục hạm Trần Khánh Dư một mình đơn độc chiến đấu.
Hạm trưởng Ngụy Văn Thà và hạm Nhật Tảo
16h 30’ chiến hạm Trần Khánh Dư được lệnh ủi thẳng lên đảo Quang Hoà, 130 thuỷ thủ bám sát vị trí sẵn sàng chiến đấu chiếm lại đảo, song các khẩu đại bác đều trục trặc, không điều chỉnh kịp trở ngại kỹ thuật, đạn không đủ để tham chiến trong thời gian dài, lúc mà quân Tầu Cộng đã đổ bộ chiếm đảo từ sáng sớm. Biết khả năng tái chiếm đảo là khó thực hiện, Hạm Trưởng San báo cáo trực tiếp với Tư Lệnh hải quân VNCH là HQ – 4 không còn khả năng đánh chiếm đảo. Trước tình hình đó, lệnh từ đất liền: Các tầu quay về, huỷ lệnh tái chiếm Hoàng Sa.
 
17h chiều 19-1-1974, trận hải chiến giữa hải quân VNCH và hải quân Tầu Cộng kết thúc với phần thắng thuộc về đối phương. Hải quân Tầu Cộng đã chiếm đảo Quang Hoà và các đảo còn lại thuộc phần phía Tây của quần đảo Hoàng Sa do Việt Nam chiếm giữ từ trước. 5h 30’ ngày 20-1-1974 (Tức ngày 30 tháng chạp năm Quý Sửu, tức ngày 30 tết) khu trục hạm Trần Khánh Dư (HQ-4) về đến cảng Tiên Sa – Đà Nẵng; 9 giờ tuần dương hạm Trần Bình Trọng (HQ- 5) vào cảng. 12 giờ cùng ngày, tuần dương hạm Lý Thường Kiệt từ từ tiến vào vịnh Đà Nẵng với sự hộ tống của 2 tầu lai dắt.
Bị mất Hoàng Sa, đề phòng Tầu Cộng lợi thế đánh chiếm Trường Sa, ngày 1-2-1974, Bộ Tư Lệnh hải quân Việt Nam Cộng Hoà cho quân đồn trú đồng loạt trên các đảo Trường Sa Lớn, Nam Yết, Song Tử Tây, Sơn Ca, Sinh Tồn, tổ chức tuần tra, canh gác bảo vệ đảo. Tháng 4 – 1975, Hải Quân NDVN thu hồi các đảo trên từ Hải Quân Việt Nam Cộng Hoà. Nhờ hải quân VNCH đã bảo vệ thành công 5 đảo quan trọng kể trên mà hải quân NDVN có điều kiện mở rộng quyền kiểm soát trên 21 hòn đảo khác trong vùng biển Trường Sa.
 
Hiện nay, Việt Nam là quốc gia kiểm soát nhiều đảo nhất trong vùng biển này, kế đến Tầu Cộng 7, Đài Loan 1, Philippine 9, Malaisia 5 đảo.
Bản đồ “Lưỡi Bò” của Tầu Cộng quét gần hết Biển Đông
Biển đảo của tổ tiên dù trong tay các vua chúa phong kiến ngày xưa, trong tay những người thuộc thời đệ nhất hay đệ nhị Việt Nam Cộng Hòa hay đang trong tay nhà nước CHXHCN Việt Nam… đều thấm đẫm biết bao mồ hôi, nước mắt và cả xương máu của biết bao người con đất Việt đã đổ ra vì sự toàn vẹn và trường tồn của những vùng biển đảo thiêng liêng đó.
Phủ nhận những hy sinh to lớn của những người này, những người nọ là có tội với tiền nhân, có tội với lịch sử, là trái với đạo lý uống nước nhớ nguồn. Rẻ rúng những gì mà những người đồng bào của mình đã dâng hiến, chúng ta không hề đẹp thêm trong con mắt của những dân tộc văn minh và giàu lòng tự trọng, không hề mạnh thêm trong con mắt của những thế lực đang muốn thôn tính vùng biển đảo thiêng liêng này.
Thái độ đúng đắn, hợp đạo lý, hợp lòng người nhất là hãy cùng nhau xoá bỏ hận thù, cùng đốt lên nén hương tôn vinh bất cứ ai đã không tiếc thân mình cho sự toàn vẹn và trường tồn của những vùng biển đảo thiêng liêng đó, dù họ là ai. Dòng máu của Nguỵ Văn Thà Trung Tá Hạm Trưởng hộ tống hạm Nhật Tảo cùng các chiến hữu trong hải quân VNCH khác đã ngã xuống trong trận hải chiến Hoàng Sa 1974, có khác gì đâu dòng máu của các liệt sĩ hải quân quân đội NDVN đã đổ ra trên đảo Gạc Ma 1988. Nước mắt và nỗi đau của người vợ, người mẹ ông Nguỵ Văn Thà và các chiến hữu của ông, có khác gì đâu nước mắt và nỗi đau của những người vợ liệt sĩ, những mẹ Việt Nam anh hùng có người thân đã bỏ mình vì đất nước.
Bà quả phụ Nguỵ Văn Thà trong một hội thảo về Biển Đông tại Sài Gòn 2011

Biết đến bao giờ ban lãnh đạo Việt Nam mới ngộ được chân lý hết sức giản dị là: “Tổ quốc là vĩnh hằng, mọi thể chế trên đó chỉ là tạm thời và hữu hạn mà thôi”.
 
Hà Đông một sớm đầu đông 11 – 2011.
 

Tuesday, November 29, 2011

Những kỷ lục của Hoàng Sa, Trường Sa

Những kỷ lục của Hoàng Sa, Trường Sa

Nguyễn Nhã, Tiến sĩ sử học
2011-11-04
Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa có ít nhất 7 kỷ lục sau đây:
Đảo Phan Vinh thuộc quần đảo Trường Sa, Việt Nam. Ảnh chụp năm 2011.
AFP PHOTO
Theo quan niệm của người Việt Nam trong các thế kỷ 19 trở về trước Hoàng Sa, Trường Sa chỉ là một quần đảo có tên gọi viết chữ Nôm là Cát Vàng hay Cồn Vàng, còn chữ Việt Hán là Hoàng Sa hay Vạn Lý Trường Sa, Đại Trường Sa…
Phương Tây cũng vậy, từ cuối thế kỷ 18 trở về trước đều chưa phân biệt hai quần đảo mà Paracel được vẽ một vạch dài từ Bắc xuống Nam ở Biển Dông.
Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa có ít nhất 7 kỷ lục sau đây:

Được đặt nhiều tên nhất
Hoàng Sa, Trường Sa là quần đảo duy nhất ở Việt Nam được đặt nhiều tên nhất, viết bằng nhiều chữ viết nhất tại vùng biển có nhiều tên gọi nhất. Đồng thời cũng được nhiều nước phương Tây nhất đặt tên, đặc biệt từ “Paracel” được ghi chú rõ ràng bằng chữ quốc ngữ Việt Nam (Cat vang hay Cồn Vàng tức Hoàng Sa)
Từ chữ Hán (沙 黄, 沙长, (沙长里萬, 沙长大), chữ Nôm, chữ quốc ngữ ( Hoàng Sa, Trường Sa, Vạn Lý Trường Sa, Đại Trường Sa, Cát( Kát) Vàng, Cồn Vàng.
Hoàng Sa, Trường Sa cũng nằm trong một biển có nhiều tên nhất là Giao Chỉ Dương (bản đồ Trung Hoa), Đông Dương Đại Hải, Biển Champa ( Ciampa từ thế kỷ 16 theo các bản đồ Phương Tây), Biển Đông, Nam Hải, South China Sea, Biển Đông Nam Á…
Người Bồ Đào Nha, Hòa Lan đặt tên Hoàng Sa là Parcel, Pracel (có nghĩa là ám tiêu) ; người Anh đặt tên Trường Sa là Pratlys, người Pháp đặt tên Trường Sa là Spratleys.. .
Và đặc biệt ghi chú rõ ràng Paracel là Cat Vang (bản đồ An Nam Đại Quốc Họa Đồ, 1838 của Taberd; hoặc Kát Vàng, Cồn Vàng trong bài báo “Geography of the Cochinchine Empire” của GutzLaff đăng trong The Journal of the Geographical Society of London, vol. the 19th,1849, trang 97).

Quần đảo tại VN có không gian lớn nhất

Hoàng Sa, Trường Sa là quần đảo duy nhất ở Việt Nam có không gian lớn nhất, dài nhất, rộng nhất, sâu nhất của nước biển, ở xa nhất, có nhiều hòn đảo, đá nhất.
Quần đảo Hoàng Sa nằm trong một phạm vi rộng khoảng 15.000km2, giữa kinh tuyến 111 độ Đ đến 113 độ Đông, khoảng 95 hải lý (1 hải lý = 1,853 km), từ 17o05’ xuống 15o,45’độ vĩ Bắc, khoảng 90 hải lý; xung quanh là vùng biển có độ sâu hơn 1000m, song giữa các đảo có độ sâu thường dưới 100m.
Quần đảo Hoàng Sa nằm ngang bờ biển các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam và một phần Quảng Ngãi.

Về khoảng cách với đất liền, quần đảo Hoàng Sa nằm gần đất liền Việt Nam hơn cả:
Từ đảo Triton đến Mũi Ba Làng An (Cap Batangan:15 độ vĩ B, 108 độ 6’ kinh Đ), tức đất liền lục địa Việt Nam đo được 135 hải lý, cách Cù Lao Ré chỉ có 123 hải lý, trong khi đó khoảng cách đảo gần nhất tới bờ đảo Hải Nam xa tới 140 hải lý (đảo Hoàng Sa-Pattle:16 độ vĩ B, 111 độ 6’ kinh Đ và Ling-Sui hay Leong Soi : 18độ vĩ B, 110 độ 03 kinh Đ); nếu tính tới đất liền lục địa Trung Hoa còn xa hơn nhiều, tối thiểu là 235 hải lý .
Trong khoảng 30 đảo, đá, bãi, cồn, hòn trên, hiện có 23 đã được đặt tên, gồm 15 đảo, 3 bãi, 3 đá, 1 cồn, 1 hòn. Ngồi ra cịn vơ số mỏm đá.
000_Hkg5133528-305.jpg
Một đảo thuộc quần đảo Trường Sa, ngày 20 tháng 7 năm 2011. AFP PHOTO / POOL.
 
Quần đảo Trường Sa cách quần đảo Hoàng Sa hiện nay tính đến đảo gần nhất vào khoảng 350 hải lý, đảo xa nhất 500 hải lý, cách Vũng Tàu 305 hải lý, Cam Ranh 250 hải lý, đảo Phú Quốc 240 hải lý, cách Bình Thuận (Phan Thiết) 270 hải lý.
Quần đảo Trường Sa trải dài từ vĩ độ 60 2 vĩ B tới 110 28 vĩ B, từ kinh độ 1120 Đ đến 1150Đ trong vùng biển chiếm khoảng 160.000km2 - 180.000km2 . Biển tuy rộng nhưng diện tích các đảo, đá, bãi nổi lên khỏi mặt nước lại rất ít, chỉ tổng cộng khoảng 11 km2.
Về số lượng đảo theo thống kê của Tiến Sĩ Nguyễn Hồng Thao (Vụ Biển thuộc Ban Biên Giới Chính Phủ) năm 1988 bao gồm 137 đảo, đá, bãi, và vơ số mỏm đá ngầm; không kể 5 bãi ngầm thuộc thềm lục địa Việt Nam (gồm bãi Phúc Tần, Huyền Trân, Quế Đường, Phúc Nguyên, Tứ Chính).
Theo thống kê của Pháp năm 1933 gồm 9 đơn vị chính và các đảo, đá, bãi phụ cận. Philippines đã liệt kê một danh sách 53 đơn vị gồm hòn đảo và cù lao trong một khu vực 976 dặm vuông.
Độ sâu của Biển Đông với đường phân thủy 100m bao kín các vùng về phía Bắc và phía Đông. (Nếu mực nước biển hạ xuống chừng 600m - 700m, thì Hoàng Sa sẽ dính vào Việt Nam như một khối khít liền và cách Trung Cộng bằng một vùng biển nước sâu hàng ngàn mét) Và như thế quần đảo Hoàng Sa là một phần của Việt Nam (theo quan điểm của Krempf, giám đốc Hải Học Viện Đông Dương trong cuộc khảo sát năm 1925).

Có tầm chiến lược quan trọng
Hoàng Sa, Trường Sa là quần đảo duy nhất ở Việt Nam có tầm chiến lược quan trọng hàng đầu về quân sự, kinh tế, chính trị, ngoại giao, qua các thời kỳ lịch sử, được các chính quyền các thời, các chế độ khẳng định chủ quyền và tầm chiến lược quan trọng.
Nếu lấy giữa Biển Đông làm trung tâm nhìn ra thế giới:
-Trong vòng bán kính 1500 hải lý có các cảng quan trọng như Bangkok, Rangoon, Calcutta, Singapore, Djakarta, Manila, Taipei, Hongkong, Shanghai, Nagasaki.
-Trong vòng 2500 hải lý, có các thành phố quan trọng như Madras, Colombo, Bombay, Bali, Darwin, Guam, Tokyo, Yokohama, Seoul, Beijing...bao trùm hầu hết lãnh thổ các nước đông dân nhất thế giới, bao gồm một nửa nhân loại.
Đường bay quốc tế cũng thế, từ Singapore, Bangkok, qua Hong Kong, Manila, Tokyo … đều qua Biển Đông. Chính vì vậy hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không những là nơi hiểm yếu như các chính quyền phong kiến của Việt Nam đã khẳng định mà còn có giá trị chiến lược đối với Việt Nam và quốc tế. Vì thế nên trước khi Nhật Bản xâm lăng các nước Đông Nam Á hồi thế chiến thứ II, quân Nhật đã chiếm đóng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đến khi ký kết Hội Nghị San Francisco năm 1951, Nhật Bản mới tuyên bố từ bỏ sự chiếm đóng hai quần đảo này.
Không có một vùng biển nào trên thế giới với diện tích tương đương 3/4 Địa Trung Hải mà lại có tầm mức quan trọng về phương diện giao thông như Biển Đông. Muốn từ Ấn Độ Dương qua Thái Bình Dương, tàu thuyền phải qua Biển Đông. Nếu đi vòng sẽ tốn kém hơn và mất thời gian nhiều hơn. Biển Đông nằm ngay trên ngã tư đường hàng hải quốc tế, nhất là lượng hàng hoá quan trọng như dầu hoả, khí đốt đến Nhật đều qua ngả này. Cứ 4 chiếc tầu của thế giới thì có 1 chiếc tàu qua Biển Đông.
Về tài nguyên rất phong phú, nguyên về dầu khí trữ lượng theo thăm dò của Trung Quốc cho biết tới 25 đến 30 tỷ tấn dầu.
Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tuy diện tích bề mặt nổi lên mặt nước không lớn, song lại rải rác, chiếm diện tích rất rộng. Ai chiếm được nhiều hải đảo có thể kiểm soát nhiều lãnh hải và khai thác được nhiều tài nguyên ở dưới lòng biển.
Việc thăm dò và khai thác dầu khí ở thềm lục địa Việt Nam trên khiến người ta thấy tiềm năng vùng Biển Đông có nhiều triển vọng về dầu khí.
Từ đó xảy ra sự tranh chấp về quân sự, ngoại giao, chính trị càng ngày càng cao, căng thẳng ở Hoàng Sa & Trường Sa cũng như Biển Đông.

Được vẽ nhiều nhất trên các bản đồ cổ

bd1-305.jpg
Bản đồ 1, nước Giao Chỉ với Giao Chỉ dương, trích từ bộ Võ bị chí.
(Ảnh chụp lại từ tư liệu của nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu)
 
Hoàng Sa, Trường Sa là quần đảo duy nhất ở Việt Nam được vẽ nhiều nhất trên các bản đồ cổ từ năm 1909 trở về trước của cả Phương Tây, Việt Nam, Trung Cộng  và bản đồ có tọa độ sớm nhất, ít ra từ đầu thế kỷ 19.
Nhà Nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu đã sưu tầm hàng trăm bản đồ cổ ở các nước Phương Tây cũng như Việt Nam,Trung Hoa về Parcel, Pracel hay Paracel, Spratleys, Spartlys tức Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam. Với 50 bản đồ mô tả nước Việt Nam với thềm lục địa và Biển Đông ấn hành suốt từ 1525 đến 1886, chúng ta thấy dần dần sự hiểu biết của thế giới về đất nước Việt Nam ngày một chính xác, cả về hình thể, lẫn địa danh (trong đó, gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa).
bd2-250.jpg
Bản đồ 2, An Nam quốc với biển Đông Nam hải, trích Hải quốc đồ chí.
(Ảnh chụp lại từ tư liệu của Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu)
 
Có cả những bản đồ do người Tầu vẽ .như Bộ sưu tập bản đồ Võ bị chí, trang 11b và 12a ghi lại cuộc hành trình của Trịnh Hòa trong thời gian 1405-1433 đi từ Tầu qua Ấn Độ dương tới Phi Châu, có vẽ Nước Giao Chỉ Bắc giáp Khâm Châu Tầu, Nam giáp nước Chiêm Thành, Đông giáp biển cả mang tên Giao Chỉ dương, tức biển của nước Giao Chỉ. Năm 1842, Hải quốc đồ chí của Ngụy Nguyên mô tả và khắc vẽ bản đồ tất cả các nước trên thế giới theo phương pháp khoa học với kinh tuyến và vĩ tuyến đã vẽ hai bản đồ về Việt Nam. Trong đó, bản đồ thứ nhất vẽ sơ sài, chia nước ta ra hai phần. Ở ngoài khơi phía Đông hai phần Việt Nam, Ngụy Nguyên ghi rõ là Đông Dương đại hải, tức biển Đông rất lớn.
bd3-200.jpg
An Nam Đại Quốc Hoạ Đồ do gíam mục Taberd vẽ,
in năm 1838 là phụ bản của cuốn tự điển Latin- Annamiticum.
 
Cũng trong tác phẩm Hải quốc đồ chí, Ngụy Nguyên còn khắc vẽ bản đồ An Nam quốc với đường nét đúng kinh tuyến và vĩ tuyến rất rộng lớn. Ngoài khơi nước An Nam có ghi rõ Đông Nam hải, tức là biển Đông Nam.
Cũng có những bản đồ vẽ về Hoàng Sa, Trường Sa tức Paracel có tọa độ rất sớm như An Nam Đại Quốc Hoạ Đồ do gíam mục Taberd vẽ, in năm 1838 là phụ bản của cuốn tự điển Latin- Annamiticum có ghi rõ “ Paracel seu Cat Vang” ( seu tiếng La tinh có nghĩa “hay là”).

Nhiều nhà sử học quan tâm nhất

Hoàng Sa, Trường Sa là quần đảo duy nhất ở Việt Nam được nhiều nhất các nhà sử học lớn nhất thế kỷ của Việt Nam viết về chủ quyền của Việt Nam.
Hoàng Sa, Trường Sa là quần đảo ở Việt Nam được viết nhiều nhất trong nhiều lọai tài liệu nhất .
Như sử gia Lê Quí Đôn thế kỷ 18 với Phủ Biên Tạp Lục, Phan Huy Chú thế kỷ 19 với Dư Địa chí trong Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí, Hoàng Xuân Hãn, thế kỷ 20 viết Quần đảo Hoàng Sa trong Tập San Sử Địa…
Từ chính sử như Đại Việt Sử Ký Tục Biên thời Trịnh Sâm, Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu, Đại Nam Thực Lục Tiền biên, Đại Nam Thực Lục Chính Biên của Quốc sử quán triều Nguyễn, sách điển chế như Khâm Định Đại Nam Hội Điển Sự Lệ của Nội các triều Nguyễn, sách địa chí như Hoàng Việt Dư Địa Chí, Đại Nam Nhất Thống Chí.
Sự kiện năm 1836 thời vua Minh mạng sai suất đội thủy quân Phạm Hữu Nhật đi Hoàng Sa cắm cột mốc, dựng bia chủ quyền và bắt đầu thành lệ hàng năm được ghi rất nhiều tư liệu nhất từ Đại Nam thực lục chính biên, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ và Châu bản triều Nguyễn.
Đặc biệt là các châu bản triều Nguyễn, văn bản nhà nước từ Triều đình Việt Nam đến địa phương về chủ quyền của Việt Nam mang tính nhà nước, có tính pháp lý quốc tế, nhất là từ thế kỷ 19 trở về trước, khi Việt Nam chưa bị các nước khác tranh chấp.. Với những bản tấu, phúc tấu của các đình thần các bộ như bộ Công, bộ Hộ và các cơ quan khác hay những dụ của các nhà vua về việc thực thi chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa dưới triều Nguyễn như việc vãng thám, đo đạc, vẽ hoạ đồ Hoàng Sa, cắm cột mốc... Cũng có nội dung bản tấu cho biết những hoạt động hàng năm trên bị hoãn tháng khởi hành như năm Minh Mạng thứ 19 (1838) thay vì hạ tuần tháng 3 khởi hành, mãi tới hạ tuần tháng 4 vẫn chưa khởi hành, hoặc năm Thiệu Trị thứ 5 (1845) có chỉ đình hoãn kỳ vãng thám năm 1846.
BĐ3
Nhiều nguyên thủ khẳng định chủ quyền của VN

Hoàng Sa, Trường Sa là quần đảo duy nhất ở Việt Nam được nhiều các vị nguyên thủ quốc gia qua các thời, các thể chế chính trị từ phong kiến thuộc địa đến thời chia cắt, thống nhất khẳng định chủ quyền của Việt Nam.
Khởi đầu các vua triều Nguyễn như vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị đến Bảo Đại đều ban Dụ, Chỉ, lời châu phê liên quan đến cương vực, việc xác lập, thực thi chủ quyền của Việt Nam tại Hòang Sa, Trường Sa .
Trong khi tại Tầu chưa có tài liệu nào nói rõ vua, triều đình Tầu khẳng định chủ quyền của mình ở Hoàng Sa và Trường Sa, thì tài liệu chính sử của Việt Nam cho thấy các vua và triều đình Việt Nam đã nhiều lần khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc lãnh thổ Việt Nam. Các tài liệu chính thức của nhà nước Việt Nam, của triều đình Việt Nam như Đại Nam Thực Lục Chinh Biên, Đại Nam Hội Điển Sự Lệ, Châu Bản Triều Nguyễn, Đại Nam Nhất Thống Chí đã ghi nhận rất rõ ràng rằng hoàng đế Việt Nam, triều đình Việt Nam luôn khẳng định Hoàng Sa thuộc về cương vực mặt biển Việt Nam.
Tỷ như tháng 8 mùa thu năm Qúi Tỵ Minh Mạng thứ 14 (1833), vua Minh Mạng bảo Bộ Công rằng: “Dải Hoàng Sa trong vùng biển Quảng Ngãi...” (Đại Nam Thực Lục Chính Biên, đệ nhị kỷ, quyển 104). Năm Bính Thân, niên hiệu Minh Mạng thứ 17 (1836) (năm Đạo Quang thứ 16 đời Nhà Thanh) Bộ Công tâu lên vua : “Xứ Hoàng Sa thuộc cương vực mặt biển nước ta rất là hiểm yếu ( Đại Nam Thực Lục Chính Biên, đệ nhị kỷ, quyển 165). Ngày 20 tháng 12 năm Thiệu Trị thứ 7 (1847) phúc tấu của Bộ Công cũng đã khẳng định : “Hàng năm, vào mùa xuân, theo lệ phái binh thuyền vãng thám Hoàng Sa thuộc hải cương nước nhà ...” (tập Châu Bản Thiệu Trị tập 51, trang 235). Sách Đại Nam Nhất Thống Chí của Quốc Sử Quán triều Nguyễn cũng đã chép một cách rõ ràng : “Phía Đông (tỉnh Quảng Ngãi) chạy ngang đến đảo cắt: đảo Hoàng Sa, liền với biển xanh ...”
Sau đó khi có những biến cố xâm lấn của nước ngoài về chủ quyền của đảo, lãnh hải của Việt Nam ở Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông, các nguyên thù quốc gia thời chia cắt đến thời thống nhất, từ Tổng Thống, Chủ Tịch Nước, Thủ Tướng kể cả đứng đầu chính quyền đô hộ thời Pháp thuộc đều lên tiếng khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa & Trường Sa. ...

Được nhắc đến với nhiều ưu tư nhất

Hoàng Sa, Trường Sa là quần đảo duy nhất ở Việt Nam được các phương tiện truyền thông báo đài, tư liệu, sách, sách trắng, nhất là đến với trái tim Việt Nam nhiều nhất, được nhắc đến với nhiều ưu tư nhất... 
Qua các báo từ nhật báo, tuần báo, tạp chí, báo online, các blog có vô số bài viết, files.
Về nghiên cứu, có rất nhiều sách nghiên cứu của các nhà khoa học, ở trong và ngoài nước trước và sau 1975, nhiều sách trắng của nhà nước trước và sau 1975. Riêng số đặc khảo về Hòang Sa và Trường Sa của Tập san Sử Địa, số 29, năm 1975 và luận án tiến sĩ năm 2003 “Quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa & Trường Sa” của Nguyễn Nhã, mỗi loại đã có hơn 300 trang viết khảo cứu có giá trị. Trong hồ sơ tư liệu về chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa & Trường Sa bằng Tiếng Anh, năm 2011 của Nguyễn Nhã vừa đưa tới Văn phòng Quốc Hội Mỹ, Hội Địa Lý Quốc Gia Mỹ đã tới hơn 400 trang ….
Trên mạng có hàng triệu files bằng Tiếng Việt cũng như Tiếng Anh và các thứ tiếng các nước khác.
Ngày 20-1-1975 kỷ niệm 1 năm Tầu cưỡng chiếm Hoàng Sa, trong buổi khai mạc Triển lãm tư liệu minh chứng chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa, nhật báo Sóng Thần đã đưa tin mọi người ôm nhau khóc ròng. Sau năm 1975 trong các buổi hội thảo, phỏng vấn trên truyền hình trong và ngoài nước có nhiều nước mắt rơi….

Những loại chim hiếm:có nhiều loại sắp tuyệt-chủng!!!!!

Những loại chim hiếm:có nhiều loại sắp tuyệt-chủng!!!!! 

Một hình ảnh của loài cò mỏ quằm châu Á đang bay vút trên bầu trời Trung Cộng

Loài cò mỏ quằm châu Á đã từng phát triển mạnh ở Nga, Nhật Bản và Trung Cộng nhưng số lượng đã giảm xuống còn khoảng 250 cá thể ở  Trung Cộng. Nguyên nhân là do nạn săn bắn trái phép và môi trường sống của chúng bị tàn phá nặng nề.

Chim vảy cá

Loài chim này đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng bởi hai nguyên nhân chính đó là mất môi trường sống và bị săn bắt trái phép. Hiện nay, loài chim này chỉ còn lại 2.500 con ở Nga và Trung Cộng

Cú rừng

Bức ảnh này được chụp ở trung tâm rừng Ấn Độ. Loài cú rừng có khả năng tuyệt chủng trong tự nhiên rất cao.

Sếu đầu đỏ

Trong các loài chim biết bay thì sếu đầu đỏ là loài chim bay cao nhất thế giới. Chúng sống trong các vùng rừng ngập nước. Tình trạng bảo tồn của sếu đầu đỏ đang ở vạch bị đe dọa và có thể sẽ bị tuyệt chủng với sự săn bắt trái phép ngày càng gia tăng.

Vẹt bụng cam

Bức ảnh hai con vẹt bụng màu cam đã được lấy làm biểu tượng cho danh sách các loài chim di cư đang ở trong tình trạng cực kỳ nguy cấp. Những con vẹt nhỏ này chỉ sống ở tây nam Tasmania và di chuyển đến phía đông nam Australia trong mùa đông.

Vẹt đêm New Zealand (Kakapo)

Một trong những loài chim qu‎ý hiếm nhất của New Zealand chính là loài vẹt đêm này. Đáng tiếc, loài vẹt Kakapo lại rất ít được biết đến. Trước hết, do chúng chỉ sống trong rừng già New Zealand, thứ hai, do chúng chẳng còn được bao nhiêu (có thể nói, số lượng cá thể của loài kakapo hiện đếm được trên đầu ngón tay).

Chim ruồi Honduran Emerald

Một bức ảnh của loài chim ruồi được chụp ở Honduras. Số lượng của loài này cũng đang giảm mạnh do môi trường sống bị mất.

Chim Palila

Loài palila ở Hawaii được dự đoán số lượng của chúng giảm mạnh 97% trong 14 năm tới. Môi trường sống bị mất, mèo ăn thịt và hạn hán đã góp phần vào sự suy giảm liên tục của loài chim Hawaii này.

Chim chiến đảo Giáng sinh

Bức ảnh này ghi lại hình ảnh chú chim chiến đảo Giáng sinh bay trên Ấn Độ Dương. Các loài chim được tìm thấy trên lãnh thổ của đảo Giáng sinh đang dần biến mất do mất môi trường sống, việc khai thác mỏ phốt phát, ô nhiễm biển và đánh bắt quá mức.

Vịt hoang Brazil

Theo báo cáo mới nhất, tuy số lượng loài vịt này đã giảm nhưng tình trạng này đang dần được khắc phục và số lượng loài này đang dần được phục hồi.

Chim ô-tit Ấn Độ

Loài chim tuyệt đẹp và dũng mãnh này cũng đang nằm trong danh sách cần bảo vệ. Môn thể thao săn bắn đã đưa nó vào danh sách sách đỏ.

Chim ruồi Spatuletail

Dân số của loài chim này ước tính ít hơn một nghìn con và nó giảm dần do nạn phá rừng để trồng cây công nghiệp như chè và cà phê.

Những loài chim không bao giờ... bay

Những loài chim hiếm hoi trong tự nhiên bị tước đi cái đặc quyền của giống loài là sải cánh tung bay trên bầu trời rộng lớn.

1- Chim Takahe

Loài chim này chỉ được tìm thấy tại New Zealand và đã được cho là tuyệt chủng cho đến khi người ta tìm thấy một vài cá thể ít ỏi ở gần hồ Te Anau tại núi Murchison. Với chiều dài khoảng 63 cm, đây là một loài chim bé nhỏ, đôi cánh nhỏ yếu nhưng bù lại cặp chân chắc khỏe và chiếc mỏ to “khác thường”. Hiện nay, chỉ còn có khoảng 225 con còn sinh sống trong khu vực bảo tồn và các biện pháp bảo vệ được tăng cường để tránh nguy cơ tuyệt chủng của loài. Tuy vậy, quá trình phát triển chậm và khả năng sinh sản thấp là một vấn đề rất lớn đe dọa đến loài chim quý hiếm này.

2. Chim cánh cụt

Chim cánh cụt thì chẳng còn xa lạ gì với chúng ta và mặc dù không bay được nhưng chúng lại là một tay bơi cừ khôi với bước sải tay rất nhanh. Loài cánh cụt sống chủ yếu ở vùng khí hậu lạnh giá ở bán cầu Nam. Hiện nay, người ta ước tính có khoảng 20 loài chim cánh cụt. Loài lớn nhất là cánh cụt Hoàng đế còn loài nhỏ bé nhất là cánh cụt Xanh. Thức ăn ưa thích của chim cánh cụt là cá, mực và các loài sinh vật biển khác mà chúng tìm thấy được khi bơi dưới nước.

3. Chim Kiwi

Đây là loài chim bản địa của đất nước New Zealand và được xem như là biểu tượng quốc gia. Chỉ có khoảng 5 loài thuộc giống chim này. Chim Kiwi rất bé nhỏ nên chúng khá nhút nhát và chuyên sống về đêm. Bạn chỉ có nhìn thấy chúng vào ban ngày tại các khu vực bảo tồn dành riêng cho loài chim quý hiếm này. Chúng có khứu giác rất tốt và là một loài đặc biệt với lỗ mũi ở phần cuối của chiếc mỏ.

4. Đà điểu

Đây là loài lớn nhất trong danh sách và cũng là loài duy nhất sống theo bầy đàn. Đà điểu có thể nói là một “tay đua” siêu tốc với tốc độ lên đến 46km/h. Não của loài chim này rất bé nên chúng cũng thường hay làm những chuyện khá điên rồ. Bạn chớ dại mà đến gần loài chim này vì chúng to xác và khá là hung dữ với cú đá “nguy hiểm khôn lường”.

5. Đà điểu đầu mào Cassowary

Dù bé hơn loài đà điểu nhưng giống đà điểu đầu mào Cassowary ở Úc cũng là một loài chim “to lớn” khác thường. Thức ăn chủ yếu của chúng là trái cây và các loại cây trồng khác. Đây cũng là một giống chim hung dữ và rất nguy hiểm tuy nhiên chúng mới bị tuyệt chủng cách đây không lâu.

6. Chim Rhea

Là loài chim bản địa có nguồn gốc ở Nam Mỹ, chim Rhea có cánh rất lớn và thường sải rộng cánh khi chạy. Chỉ có 2 loài thuộc giống này là chim Rhea Mỹ và Rhea Darwin. Chúng mất 6 tháng để trưởng thành nhưng chỉ đến khi được 2 tuổi mới bắt đầu quá trình sinh sản, phối giống.

7. Chim Kakapo

Đây là giống chim rất phổ biến ở New Zealand trước đây với rất nhiều hóa thạch cổ đại được tìm thấy ở khắp nơi. Tuy nhiên, loài chim Kakapo đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng cao nên nhiều kế hoạch bảo tồn đang được gấp rút thực hiện để ngăn chặn mối nguy tiềm tàng này. Dấu hiệu đáng mừng là thời gian gần đây số lượng của loài đã tăng lên đáng kể. Đây là loài chim chuyên sống về đêm nên không có gì ngạc nhiên khi ý nghĩa cái tên Kakapo có nghĩa là “ Cú đêm”. Ngoài ra, với rất nhiều đặc điểm giống như loài vẹt nên chúng còn có tên gọi khác là “Cú vẹt”.

8. Chim Emu

Đây là giống chim bản địa lớn nhất ở nước Úc với chiều cao đến 2m, chúng cũng là một tay đua cự phách với tốc độ tối đa là 30m/h dẫu vẫn kém cạnh so với giống đà điểu. Chúng sống trong một điều kiện môi trường rất tốt và hầu như không có bất kỳ mối đe dọa nào cả. Có khoảng 3 loài chim khác nhau thuộc giống này tại Úc.

9. Chim cốc Galapagos

Có tên như vậy vì chúng là loài chim bản địa trên đảo Galapagos gần Ecuador. Đây là loài chim duy nhất trong giống chim cốc mất khả năng bay lượn và sống chủ yếu dưới nước và trên cạn. Thức ăn ưa thích của chúng là cá, cá chình, bạch tuộc bé và các sinh vật biển nhỏ khác. Mùa sinh sản của chim cốc Galapagos thường bắt đầu vào các tháng lạnh giá từ tháng 7-10 vì khi đó chúng được đảm bảo một nguồn lương thực dồi dào. Chỉ còn khoảng 1500 con còn lại trong tự nhiên nên nguy cơ tuyệt chủng của loài này cũng rất cao.Những loài chim hiếm hoi trong tự nhiên bị tước đi cái đặc quyền của giống loài là sải cánh tung bay trên bầu trời rộng lớn.

Khi loài chim “gây gổ” với nhau

Hóa ra cũng có loài chim “bạo lực” ghê lắm! Từ xưa đến nay, chim vốn được coi là một loài vật hiền lành và yếu đuối bởi đa số chúng đều trông khá bé nhỏ, mỏng manh. Nhưng nếu xem những bức ảnh dưới đây chắc chắn bạn sẽ phải suy nghĩ lại về nhận định này đấy.Trong một chuyến dã ngoại ở vùng Wakodahatchee tại bang Florida ( Mỹ ) nhiếp ảnh gia Fabiola Forns cùng chồng mình đã tình cờ chụp được những bức ảnh vô cùng sống động về vụ “tranh chấp” nơi làm tổ giữa một cặp chim gõ kiến Bắc Mỹ và “kẻ phá rối” là một chú sáo đá Âu châu.Trong lúc cặp chim gõ kiến này đang làm tổ thì bị phá rối bởi một con sáo đá ngang ngược muốn chiếm chỗ tổ này của chúng. Cuộc tranh chấp “ẩu đả” diễn ra quyết liệt giữa con gõ kiến trống và sáo đá. Nhưng cuối cùng, chú gõ kiến bị yếu thế đã phải rút lui, ngậm ngùi chứng kiến cảnh thành quả của mình bị cướp không một cách trắng trợn.Bà Forns không biết chắc được rằng có con nào bị thương nặng hay không chỉ biết là bà đã thấy cảnh chúng mổ vào đầu nhau túi bụi rất mạnh và lông rụng thì bay tứ tung khắp nơi.
Màn dạo đầu của cuộc chiến, hai kẻ tức giận lao vào nhau

Càng ngày càng quyết liệt

Cuộc chiến đã đến hồi ngã ngũ khi con sáo đá dần chiếm thế thượng phong bằng đòn độc của mình: khóa mỏ


Chú chim gõ kiến bị khóa chặt mỏ đang vẫy vùng tìm cách thoát thân
Giống sáo đá châu Âu này được đem vào các tiểu bang của Mỹ từ cuối những năm 1800. Hiện nay, có đến hàng triệu con sinh sống trong vùng và loài chim “hung dữ” này đang gây nên rất nhiều phiền toái, ảnh hưởng đến hệ sinh thái môi trường.Nguyên do là chúng không có tập tính di trú như các loài chim thông thường và thường xuyên gây rối những con chim bản địa làm tổ trong vùng để giành tổ như cách mà chúng ta đã thấy trong ảnh