Dân Tộc Việt Nam Lại Một Lần Nhỡ Tàu
Đỗ Văn Phúc
Lịch sử nhân loại đã cho chúng ta thấy rằng những biến chuyển quan trọng như cách mạng, bạo loạn, giải phóng từng diễn ra dây chuyền từ một phát khởi địa phương. Các biến cố đó ví như cơn bão lửa mà một khi đã bùng lên, thì có khuynh hướng lây lan rất nhanh, rất mạnh qua các nước láng giềng hay xa hơn, những nơi mà công dân đang chịu đựng những hoàn cảnh chính trị xã hội tương tự.
Thế Chiến thứ 2 chấm dứt với sự suy yếu của các cường quốc Tây Phương đã mở đầu cho phong trào giải thực rộng khắp trên các đại lục. Sau những cuộc đấu tranh bất bạo động hay các cuộc nổi dậy võ trang, Hong Kong (1997), British India (1947), Brunei (1984), Burma, Israel (1948), British Malaya (1957), Ceylon (1948), Kingdom of Sarawak (1963), North Borneo (1963) and Singapore (1963) đã giành lại độc lập từ Đế Quốc Anh; French India (1954) và Đông Dương (Vietnam (1945), Cambodia (1953), Laos từ Thực Dân Pháp; Goa (1961), Macau (1999) và Timor (1975) từ Portugal; Hoa Kỳ trả lại độc lập cho Philippines: Hoà Lan trả độc lập cho Đông Ấn; Úc trả độc lập cho Papua New Guinea. Gần như toàn bộ các nước Châu Phi và Mỹ Latin cũng giành lại độc lập trong khoảng thời gian sau đó.
Hệ thống các nước theo Cộng Sản từng chiếm 1/3 dân số và lãnh thổ của thế giới rồi cũng tiêu vong. Cuộc cách mạng xoá sổ chế độ Cộng Sản bắt đầu từ Đông Đức (1990) với sự phá hủy bức tường Bá Linh vào tháng 11 năm 1989; làm giải tán khối Minh Ước Quân Sự Warsaw và Khối Thinh Vượng Kinh Tế Comecon và lây lan qua làm tan vỡ đại cường Liên Bang Sô Viết năm 1991 để tái phục hồi hàng loạt các nước Latvia, Lithuania, Estonia, Ukraine, Belarus, Georgia, Chechen; rồi như ngọn lửa lan bùng qua các nước Nam Tư (1992) tạo thêm các quốc gia mới như Cộng Hoà Yougoslavia (sau này lại chia làm hai là Serbia và Montenefro), Slovenia, Croatia, Bosnia, Macedonia, và Herzegovina; Tiệp Khắc (1993), Ba Lan (diễn ra trước đó, năm 1989), Bulgaria, Estonia, Hungary, Latvia, Lithuania, Poland, Romania, Slovakia, Slovenia, và Mongolia.
Chỉ mới đây thôi, sau sự tự thiêu của một công dân Tunisie 26 tuổi, anh Mohamed Bouazizi, ngày 17 tháng 12, 2010, nhân dân Tunisie đã vùng dậy lật đổ chế độ độc tài của Zine El Abidine Ben Ali ngày 14 tháng 1, 201,sau 23 năm cầm quyền. Cuộc chính biến mà người ta đặt tên là Cách Mạng Hoa Lài đã lan sang các nước thuộc khối Ả Rập Bắc Phi và Trung Đông mà hậu quả tức khắc là sự lật đổ bạo quyền của Tổng Thống Ai Cập Hosni Mubarak. Sau đó là các cuộc bạo loạn tổng thể tại Algeria, Yemen, Jordan, Bahrain, Iraq, Mauritania, và Libya. Tin mới nhất cho thấy cách mạng ở Libya đã đi vào giai đoạn kết thúc khi mà nhân dân Lybia đã làm chủ hầu hết đất đai kể cả thủ đô Tripoli.
Tất cả cội nguồn cũng từ tình hình kinh tế tồi tệ, nạn thất nghiệp, lạm phát trầm trọng và tệ nạn tham những của nhà cầm quyền. Về mặt chính trị là do sự tước đoạt các quyền tự do chính trị, tự do ngôn luận.
Ngay sau khi cách mạng Tunisia thành công, trên các diễn đàn, truyền thông hải ngoại đã có rất nhiều bài viết rất lạc quan, tin tưởng cuộc cách mạng Hoa Lài sẽ chuyền đến Việt Nam một luồng gió mới để phát sinh ra “Cách Mạng Hoa Sen”, là kỳ vọng của hơn ba triệu người Việt hải ngoại và hàng chục triệu đồng bào trong nước. Nhưng thời gian trôi qua, đã gần một năm, trong khi ngọn lửa đấu tranh bộc phát dữ đội tại nhiều nước Hồi Giáo Bắc Phi và Trung Đông; thì “Cách mạng Hoa Sen” vẫn chỉ là niềm mơ ước trong các lời phát biểu trên các trang báo, diễn đàn.
Dựa trên nhiều yếu tố, thì sự tiên đoán đầy lạc quan về một cuộc tổng nổi dậy lật đổ bạo quyền Cộng Sản không phải là vô căn cứ.
Vì nếu so sánh trên các lãnh vực, thì Việt Nam tồi tệ hơn Tunisie và Ai Cập rất nhiều. Với một dân số 87 triệu, chỉ số GPD là 103 tỷ đô la (so với Tunisia dân số 10.5 triệu, GDP 41 tỷ; Như thế, với dân số gần 10 lần hơn, mà GDP chỉ hơn 2.5 lần); GDP theo đầu người chỉ có 3100 Đô la (so với Tunisia là 9200 Đô la). Về chính trị, tuy Tunisia, Ai Cập do lãnh tụ độc tài cầm quyền, nhưng xem ra vẫn còn tương đối ít hà khắc và dân sinh cao hơn ở Việt Nam. Ngay cả khi so với các nước đang có bạo loạn, thì Việt Nam vẫn là quốc gia mà chế độ Cộng Sản là dã man nhất, chà đạp nhân quyền nặng nề nhất. (Theo các nhà nghiên cứu chính trị, thì trong các chế độ chính trị, chế độ Cộng Sản là tàn bạo nhất; trong các nước Cộng Sản, thì Cộng Sản Á Châu là kinh khủng nhất).
Lịch sử cận đại đã minh chứng rằng Việt Nam đã đánh mất nhiều cơ hội bằng vàng để xây dựng đất nước dân chủ tự do và phú cường.
Nếu như ngay sau Thế Chiến 2 chấm dứt, khi Quốc Gia Việt Nam được thành lập do Pháp trao trả độc lập năm 1949; HCM và băng đảng Cộng Sản đừng vì tham vọng làm tay sai để bành trướng chủ nghĩa Cộng Sản của Đệ Tam Quốc Tế mà gây cuộc chiến không cần thiết; thì đã không đưa đến sự tàn phá đất nước nghiêm trọng và gây cảnh chết chóc cho hàng triệu sinh linh qua hai cuộc chiến Pháp-Việt Minh và cuốc chiến tranh xâm lăng miền Nam. Việt Nam ngày nay đã có thể phát triển để vươn lên ngang tầm Nhật Bản, Đại Hàn chứ không bị tụt xuống hàng áp chót trong các quốc gia nghèo nàn lạc hậu của thế giới.
Cũng như vào những năm hân hoan trước sự tan rã của Liên Sô và khối Cộng Sản Đông Âu, Việt Nam bị hụt hẫng mất chỗ dựa trong lúc bị đàn anh Trung Cọng coi là kẻ thù, bị Hoa Kỳ và Tây Phương cấm vận, nền kinh tế suy sụp đến tận cùng, đói khổ tràn lan từ Bắc vào Nam. Chúng ta cũng từng nghĩ rằng đó là thời cơ để nhân dân Việt Nam nổi dậy đào mồ chôn chế độ Cộng Sản để giành lại quyền sống.
Cuộc khởi nghĩa Quỳnh Lưu (Nghệ An) năm 1956 là sự nổi dậy quy mô duy nhất trong suốt hơn nửa thế kỷ của miền Bắc duới chế độ Cộng Sản. Rồi từ đó cho đến hơn ba chục năm tiếp sau khi Hà Nội chiếm đoạt miền Nam, thực thi những chính sách bóc lột khủng bố tàn bạo, người dân cả hai miền chịu nín câm, cúi đầu chấp nhận mà chỉ phản ứng qua việc liều mạng chín chết một sống để bỏ nước ra đi tạo thành một cảnh Exodus vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại.
Trận động đất và đại hồng thủy kinh hồn vừa xảy ra vào giữa tháng 3 vừa qua tại Nhật Bổn cũng dẫn đến nhiều sự đánh giá của những nhà nghiên cứu và bình luận về tính cách của dân tộc Nhật Bản. Từ đó, suy tư về những đặc điểm nhân văn của dân tộc Việt Nam mà thấy nhiều đắng cay chua chát. Cũng là hai dân tộc Á Châu, từng có những trang lịch sử anh hùng, không mấy cách biệt nhau về nền văn hoá cổ truyền. Nhưng ai cũng phải thừa nhận rằng dân Nhật đã quá cao xa so với dân Việt Nam chúng ta.
Hình như suốt chiều dài lịch sử bốn ngàn năm, người Việt chỉ thực sự đoàn kết và dấn thân hy sinh trong các trường hợp bị ngoại xâm. Kháng chiến chống Nguyên Mông, chống Minh Triều, Thanh Triều đã quy tụ nhân tài hào kiệt, khí thế ngất trời, trên dưới vua quan và thần dân một lòng đánh giặc để bảo tồn quê hương.
Nhưng khi bị đàn áp bởi các nhà cầm quyền tàn bạo, thì ít thấy những cuộc khởi nghĩa đồng loạt, vũ bảo để dẫn đến thành công. Ngoại trừ cuộc khởi nghĩa của Quang Trung Nguyễn Huệ, thì hầu hết các sự thay đổi chính quyền chỉ xảy ra từ trong cung đình: Tướng công Lý Công Uẩn diệt bạo chuá Lê Long Đỉnh, Thái Sư Trần Thủ Độ diệt nhà Lý, nhà Hậu Lê suy vong cả hàng trăm năm mới phát sinh anh hùng Nguyễn Huệ, nhà Nguyễn bạo ngược cũng chẳng đưa đến cuộc đảo chính nào trừ các nhóm nhỏ Giặc Châu Chấu, Cao Bá Quát mà thường bị dẹp tan ngay.
Có phải thuyết Thiên Mệnh của Khổng Giáo đã ru ngủ dân ta cúi đầu chấp nhận sự đàn áp mà họ cho là do trời đinh đoạt.
Cái chế độ Cộng Sản tàn bạo, dã man đến thế mà phải đến nửa thế kỷ sau, mới có vài cuộc đấu tranh manh múm, cục bộ về địa lý lẫn mục tiêu.
Vấn đề tôn giáo là nhậy cảm nhất đối với các dân tộc không riêng ở Việt Nam.
Thông thường, một khi nhà cẩm quyền đụng đến các tôn giáo, là họ đang tự đào mồ chôn chính mình.
Chỉ vì một sự bất công đối xử mà Phật tử đã biểu tình bạo loạn đưa đến đảo chính ngày 1-11 năm 1963 và cái chết thê thảm của anh em cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Xét cho sâu vấn đề, thì không ai phủ nhận có bàn tay của Cộng Sản nhúng vào các phong trào Phật Giáo qua các cán bộ nằm vùng của chúng; và cũng không ai không biết đến bàn tay lông lá của người bạn đồng minh Hoa Kỳ nhằm thay thế ông Diệm bằng chính quyền dễ bảo hơn.
Ấy thế mà ngày nay, sự đàn áp tôn giáo đã lên đến mức tinh vi và tàn nhẫn mà các tôn giáo lớn ở Việt Nam vẫn chưa tìm ra sự đồng thuận để làm nên cuộc cách mạng.
Sau hàng chục năm không thể tiêu diệt được tôn giáo – mà Cộng Sản coi là thứ thuốc phiện đầu độc dân chúng - bọn Cộng Sản Việt Nam đã áp dụng chính sách tiêu diệt mới tinh vi và thâm độc hơn. Đó là xâm nhập cán bộ nắm lấy các giáo hội quốc doanh để đưa các giáo hội này đi xa con đường chính đạo và dần dần mang tính cách những hội đoàn đã biến chất và vong thân. Đối với những tu sĩ hay giáo hội nào còn giữ nề nếp, thì Cộng Sản thẳng tay đàn áp. Chúng tước đoạt tài sản, đập phá nhà thờ chùa chiền, các biểu tượng linh thiêng, bắt bớ giam cầm và thủ tiêu các tu sĩ và giáo dân còn chống đối. Trong khi cho lập ra những nhà chùa, nhà thờ rất đồ sộ nguy nga để đánh lừa công chúng rằng tôn giáo tại Việt Nam ngày nay thật sự phát triển. Cùng lúc, lợi dụng sự sùng tín của đồng bào tị nạn, chúng liên tục cho bọn tu sĩ quốc doanh này ra hải ngoại quyên góp tiền bạc hay lập chùa chiền để moi tiền tín đồ và nắm lấy quyền chi phối mọi mặt.
Phản ứng của giáo dân, Thiên Chuá Giáo cũng như Tin Lành chỉ diễn ra ở mức độ nhỏ, có tính chất cục bộ địa phương và chỉ mới dựa trên vấn đề tài sản đất đai giáo hội. Con số cao nhất của những người biểu tình cũng có lúc lên đến số ngàn như tại thôn Vật Phụ, xã Vật Lại, huyện Ba Vì, Hà Nội ngày 19 tháng 7 vừa qua (con số có thể được phóng đại?). Những cuộc phản đối này chỉ cần một nhúm công an và bọn xã hội đen để dập tắt nhanh chóng và không lưu lại biến thái nào.
Những cuộc biểu tình đình công do sự bóc lột lao động, tiền lương cũng không dẫn đến cao trào rộng khắp của giới công nhân nghèo khó.
Người ta trông chờ, và bắt đầu đặt câu hỏi: Tại sao không xảy ra cuộc Cách Mạng Hoa Sen?
Trình độ Văn Hoá, Ý thức Nhân chủ và Dân chủ, Ý thức Cộng đồng, cư xử với tha nhân, lòng vị tha, đức tính tự trọng, hy sinh…
Hình như tất cả những khái niệm trên đều không có trong xã hội Việt Nam ngày nay.
Dân tộc Việt Nam sau hàng ngàn năm phong kiến, và gần thế kỷ Pháp thuộc đã chìm vào trong u tối của một xã hội rất lạc hậu, nghèo đói. Những học thuyết Khổng Mạnh có điều hay thì cũng có nhiều điều phản động. Nó ràng buộc con người trong một lối sống cổ hủ mà không tạo ra ý thức cách mạng. Cha ông chúng ta thường khuyên con cái: “xưa bày, nay làm”, để ngăn cản con cái tạo ra những thay đổi trong cuộc sống theo ảnh hưởng mới của nền văn minh dân chủ Tây Phương. Trong khi dó người Nhật và nhiều dân tộc Á Châu khác đã sẵn sàng mạnh dạn canh tân. Ngay cả miền Nam trong suốt hai chế độ Cộng Hoà, các ý thức văn minh dân chủ, văn hoá mới cũng chỉ phát triển hạn hẹp ở các đô thị mà thôi.
Miền Bắc suốt thời gian chiến tranh thì xem như lùi lại hàng trăm năm về các phương diện. Sau 1975, họ du nhập những thứ văn hoá thấp kém đó vào Nam, làm hư hỏng nhiều thế hệ. Con người cư xử với nhau như những con sói, đúng như câu thành ngữ Latin “Homo homini lupus”
Rất nhiều bản tin tức trên các diễn đàn, báo chí đã chứng minh điều này. Ở miền Thanh Nghệ, từng xảy ra một tai nạn lưu thông làm nhiều người chết và bị thương la liệt nằm trên mặt đường. Dân chúng quanh đó ùa ra không phải để cấp cứu người bị nạn, mà tranh đạp nhau để hôi của. Chúng ta chắc từng xem đoạn video một kỹ sư trẻ tự thiêu trước một trụ sở hành chính hay công an ở Đà Nẵng.
Những người chạy xe đi qua hoặc chậm lại, hoặc dừng hẳn để chụp hình quay phim, đưa đôi mắt thờ ơ tò mò nhìn người đồng bào khốn khổ đang vật vả trong ngọn lửa. Con người lãnh đạm, vô cảm trước nỗi đau của đồng bào đến mức đó thì xem như tình người trong xã hội đã không còn hiện hữu nữa. Như thế mong chi họ sẵn sàng hy sinh vật chất và sinh mạng của mình cho những mục tiêu cao cả!
Cái sợ, mà từ sau này đã nghe rất nhiều nhà “cách mạng lão thành” bộc biện vào cuối đời của họ (lời nhà văn Nguyễn Tuân “Sở dĩ tôi còn sống được đến ngày nay là vì tôi biết sợ!”), như đã ăn sâu vào tâm não, là nó trở thành một tính cách của người dân trong xã hội Việt Nam Cộng Sản.
Khi nhà văn Song Chi đưa ra bài viết với chủ đề đại khái là “Nếu còn sợ chết thì đành cam tâm chấp nhận làm nô lệ mà thôi.” Chúng tôi đã nhiều đêm ưu tư để thấy rằng đây là một sự thật đáng buồn và không thể chối bỏ được. Chắc chắn nỗi sợ là hậu quả của những chính sách cực kỳ man dã mà những người Cộng Sản đã học được từ bản chất bần nông cộng với lý thuyết và kỹ thuật từ Nga sô, quốc xã. Nó làm tê liệt tất cả mọi tế bào phản kháng trong con người. Nó làm con người chấp nhận thân phận một con vật chỉ để sống còn với miếng ăn tồi tàn do chủ bố thí. Nó xoá bỏ nhân cách và lòng tự trọng. Nó triệt tiêu quan hệ tốt đẹp giữa con người với tha nhân, ngay cả với thành viên trong gia đình.
Người trong nước đang từ từ vượt qua cơn sợ này. Bắt đầu từ miền Nam, nhưng lại thổi bùng lên ở miền Bắc, những thanh niên, các nhà đấu tranh đã bất chấp gian nguy, tù đày để đến nay đã có hơn 12 cuộc biểu tình chống Tàu Cộng bảo vệ Tổ Quốc. Trong cái nội dung chống Trung Cộng, nó đã mang màu sắc phản kháng lại chế độ. Nhưng vẫn đáng buồn khi các cuộc biểu tình này chỉ xảy ra ở Hà Nội, đôi lúc Sài Gòn, mà chưa thể lan rộng ra các thành phố khác.
Trong lúc cao trào trong nước đang có chiều hướng phấn khích, trong lúc tại hải ngoại đang có những hoạt động hỗ trợ cho trong nước, thì mới đây có một nhóm nhỏ gồm 36 người tự xưng là trí thức hải ngoại đệ trình lên nhà cầm quyền Cộng Sản lá thư ngỏ, xin họ hồi tâm, cảnh tỉnh.
Không nói đến cái ngây thơ chính trị của họ, mà chỉ liếc qua cái danh sách 36 người, chúng ta thấy rõ ngay một đa số những kẻ xu thời, từng có quan hệ làm ăn, giúp đỡ, nịnh bợ bọn Việt Cộng mà cách đây 36 năm họ đã không thừa nhận, và đã liều mạng vượt biển ra đi né tránh cái chế độ đó. Cộng sản đã phần nào thành công khi đem tiền tài danh vọng quyến dụ được bọn Việt Gian này. Chúng nó như là những cái gậy đang thọc sâu vào bánh xe tranh đấu của người Quốc Gia chân chính. Chính cái Nghị Quyết 36 và sự ra đời các toà Tổng lãnh Sự Việt Cộng tại các thành phố lớn có đông người Việt tị nạn đã là đầu dây mối nhợ của những thao túng trong sinh hoạt cộng đồng, gây sự nghi kỵ, phân hoá giữa người Việt chống Cộng. Ngày nay, chúng ta nhìn thấy bọn Việt Gian không còn e dè mà càng lúc càng công khai thách thức. Chúng đổ xô nhau đi đi về về Việt Nam làm ăn, họp hành, ra mắt sách, không cần ngụy trang như mấy năm trước đây. Đó là vì đa số người Việt tị nạn sau 36 năm đã mệt mỏi, và các tổ chức Cộng Đồng, các đoàn thể tị nạn cũng đang ở thế thủ, tiêu cực vì những vấn đề nội bộ.
Chúng tôi không dám có tham vọng đề ra những biện pháp – vì đã có quá nhiều bài tham luận của những vị thức giả có hằng tâm với vấn đề đã từng được phổ biến – mà chỉ nêu ra vài nhận xét thô thiển để chúng ta cùng nhìn lại, ý thức được rằng hiểm họa suy vong của Tổ Quốc không phải chỉ là hậu quả của sự mất nước vào tay Trung Cộng, mà còn là hậu quả của chế độ Mafia Cộng Sản hiện nay.
Nói như thế, để xin phép khẳng định rằng chính chế độ Cộng Sản Việt Nam là nguyên nhân chính của sự mất nước. Chính họ đã cam tâm dâng biển dâng đất, thần phục Trung Cộng từ hàng chục năm qua. Cũng chính họ đã hủy hoại cả một nền văn hoá đầy tinh thần tự chủ, tính dân tộc. Viết thư thuyết phục Cộng Sản thức tỉnh ý thức dân tộc mà cải thiện chính trị là ngây thơ, nếu không muốn dùng chữ ngu xuẩn. Chúng ta xem việc diệt trừ chế độ Cộng Sản vẫn luôn là mục tiêu tối thượng. Chúng ta sẽ không bao giờ chấp nhận một sự hoà hợp hoà giải nào; không hợp tác với Việt Cộng để chống ngoại xâm. Vì nếu chấp nhận giúp Việt Cộng để có cơ may nào thắng được ngoại xâm, thì có nghĩa là vẫn cứ duy trì cái chế độ Cộng Sản và làm cho thế lực của chúng càng tăng thêm. Và với tâm lý quần chúng yếu hèn như đã viết bên trên, chúng ta sẽ không có cơ may nào để lật đổ bọn cầm quyền độc tài Cộng Sản. Nhưng trái lại, nếu mất nước về tay Tàu Cộng, thì có nghĩa là kéo theo sự triệt tiêu bọn Cộng Sản; và sau đó, nỗi nhục mất nước sẽ nung nấu tinh thần quật cường của dân tộc để khởi nghĩa giành lại quê hương.
Đỗ Văn Phúc
Tháng 9, 2011
Lịch sử nhân loại đã cho chúng ta thấy rằng những biến chuyển quan trọng như cách mạng, bạo loạn, giải phóng từng diễn ra dây chuyền từ một phát khởi địa phương. Các biến cố đó ví như cơn bão lửa mà một khi đã bùng lên, thì có khuynh hướng lây lan rất nhanh, rất mạnh qua các nước láng giềng hay xa hơn, những nơi mà công dân đang chịu đựng những hoàn cảnh chính trị xã hội tương tự.
Thế Chiến thứ 2 chấm dứt với sự suy yếu của các cường quốc Tây Phương đã mở đầu cho phong trào giải thực rộng khắp trên các đại lục. Sau những cuộc đấu tranh bất bạo động hay các cuộc nổi dậy võ trang, Hong Kong (1997), British India (1947), Brunei (1984), Burma, Israel (1948), British Malaya (1957), Ceylon (1948), Kingdom of Sarawak (1963), North Borneo (1963) and Singapore (1963) đã giành lại độc lập từ Đế Quốc Anh; French India (1954) và Đông Dương (Vietnam (1945), Cambodia (1953), Laos từ Thực Dân Pháp; Goa (1961), Macau (1999) và Timor (1975) từ Portugal; Hoa Kỳ trả lại độc lập cho Philippines: Hoà Lan trả độc lập cho Đông Ấn; Úc trả độc lập cho Papua New Guinea. Gần như toàn bộ các nước Châu Phi và Mỹ Latin cũng giành lại độc lập trong khoảng thời gian sau đó.
Hệ thống các nước theo Cộng Sản từng chiếm 1/3 dân số và lãnh thổ của thế giới rồi cũng tiêu vong. Cuộc cách mạng xoá sổ chế độ Cộng Sản bắt đầu từ Đông Đức (1990) với sự phá hủy bức tường Bá Linh vào tháng 11 năm 1989; làm giải tán khối Minh Ước Quân Sự Warsaw và Khối Thinh Vượng Kinh Tế Comecon và lây lan qua làm tan vỡ đại cường Liên Bang Sô Viết năm 1991 để tái phục hồi hàng loạt các nước Latvia, Lithuania, Estonia, Ukraine, Belarus, Georgia, Chechen; rồi như ngọn lửa lan bùng qua các nước Nam Tư (1992) tạo thêm các quốc gia mới như Cộng Hoà Yougoslavia (sau này lại chia làm hai là Serbia và Montenefro), Slovenia, Croatia, Bosnia, Macedonia, và Herzegovina; Tiệp Khắc (1993), Ba Lan (diễn ra trước đó, năm 1989), Bulgaria, Estonia, Hungary, Latvia, Lithuania, Poland, Romania, Slovakia, Slovenia, và Mongolia.
Chỉ mới đây thôi, sau sự tự thiêu của một công dân Tunisie 26 tuổi, anh Mohamed Bouazizi, ngày 17 tháng 12, 2010, nhân dân Tunisie đã vùng dậy lật đổ chế độ độc tài của Zine El Abidine Ben Ali ngày 14 tháng 1, 201,sau 23 năm cầm quyền. Cuộc chính biến mà người ta đặt tên là Cách Mạng Hoa Lài đã lan sang các nước thuộc khối Ả Rập Bắc Phi và Trung Đông mà hậu quả tức khắc là sự lật đổ bạo quyền của Tổng Thống Ai Cập Hosni Mubarak. Sau đó là các cuộc bạo loạn tổng thể tại Algeria, Yemen, Jordan, Bahrain, Iraq, Mauritania, và Libya. Tin mới nhất cho thấy cách mạng ở Libya đã đi vào giai đoạn kết thúc khi mà nhân dân Lybia đã làm chủ hầu hết đất đai kể cả thủ đô Tripoli.
Tất cả cội nguồn cũng từ tình hình kinh tế tồi tệ, nạn thất nghiệp, lạm phát trầm trọng và tệ nạn tham những của nhà cầm quyền. Về mặt chính trị là do sự tước đoạt các quyền tự do chính trị, tự do ngôn luận.
Ngay sau khi cách mạng Tunisia thành công, trên các diễn đàn, truyền thông hải ngoại đã có rất nhiều bài viết rất lạc quan, tin tưởng cuộc cách mạng Hoa Lài sẽ chuyền đến Việt Nam một luồng gió mới để phát sinh ra “Cách Mạng Hoa Sen”, là kỳ vọng của hơn ba triệu người Việt hải ngoại và hàng chục triệu đồng bào trong nước. Nhưng thời gian trôi qua, đã gần một năm, trong khi ngọn lửa đấu tranh bộc phát dữ đội tại nhiều nước Hồi Giáo Bắc Phi và Trung Đông; thì “Cách mạng Hoa Sen” vẫn chỉ là niềm mơ ước trong các lời phát biểu trên các trang báo, diễn đàn.
Dựa trên nhiều yếu tố, thì sự tiên đoán đầy lạc quan về một cuộc tổng nổi dậy lật đổ bạo quyền Cộng Sản không phải là vô căn cứ.
Vì nếu so sánh trên các lãnh vực, thì Việt Nam tồi tệ hơn Tunisie và Ai Cập rất nhiều. Với một dân số 87 triệu, chỉ số GPD là 103 tỷ đô la (so với Tunisia dân số 10.5 triệu, GDP 41 tỷ; Như thế, với dân số gần 10 lần hơn, mà GDP chỉ hơn 2.5 lần); GDP theo đầu người chỉ có 3100 Đô la (so với Tunisia là 9200 Đô la). Về chính trị, tuy Tunisia, Ai Cập do lãnh tụ độc tài cầm quyền, nhưng xem ra vẫn còn tương đối ít hà khắc và dân sinh cao hơn ở Việt Nam. Ngay cả khi so với các nước đang có bạo loạn, thì Việt Nam vẫn là quốc gia mà chế độ Cộng Sản là dã man nhất, chà đạp nhân quyền nặng nề nhất. (Theo các nhà nghiên cứu chính trị, thì trong các chế độ chính trị, chế độ Cộng Sản là tàn bạo nhất; trong các nước Cộng Sản, thì Cộng Sản Á Châu là kinh khủng nhất).
Lịch sử cận đại đã minh chứng rằng Việt Nam đã đánh mất nhiều cơ hội bằng vàng để xây dựng đất nước dân chủ tự do và phú cường.
Nếu như ngay sau Thế Chiến 2 chấm dứt, khi Quốc Gia Việt Nam được thành lập do Pháp trao trả độc lập năm 1949; HCM và băng đảng Cộng Sản đừng vì tham vọng làm tay sai để bành trướng chủ nghĩa Cộng Sản của Đệ Tam Quốc Tế mà gây cuộc chiến không cần thiết; thì đã không đưa đến sự tàn phá đất nước nghiêm trọng và gây cảnh chết chóc cho hàng triệu sinh linh qua hai cuộc chiến Pháp-Việt Minh và cuốc chiến tranh xâm lăng miền Nam. Việt Nam ngày nay đã có thể phát triển để vươn lên ngang tầm Nhật Bản, Đại Hàn chứ không bị tụt xuống hàng áp chót trong các quốc gia nghèo nàn lạc hậu của thế giới.
Cũng như vào những năm hân hoan trước sự tan rã của Liên Sô và khối Cộng Sản Đông Âu, Việt Nam bị hụt hẫng mất chỗ dựa trong lúc bị đàn anh Trung Cọng coi là kẻ thù, bị Hoa Kỳ và Tây Phương cấm vận, nền kinh tế suy sụp đến tận cùng, đói khổ tràn lan từ Bắc vào Nam. Chúng ta cũng từng nghĩ rằng đó là thời cơ để nhân dân Việt Nam nổi dậy đào mồ chôn chế độ Cộng Sản để giành lại quyền sống.
Cuộc khởi nghĩa Quỳnh Lưu (Nghệ An) năm 1956 là sự nổi dậy quy mô duy nhất trong suốt hơn nửa thế kỷ của miền Bắc duới chế độ Cộng Sản. Rồi từ đó cho đến hơn ba chục năm tiếp sau khi Hà Nội chiếm đoạt miền Nam, thực thi những chính sách bóc lột khủng bố tàn bạo, người dân cả hai miền chịu nín câm, cúi đầu chấp nhận mà chỉ phản ứng qua việc liều mạng chín chết một sống để bỏ nước ra đi tạo thành một cảnh Exodus vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại.
Trận động đất và đại hồng thủy kinh hồn vừa xảy ra vào giữa tháng 3 vừa qua tại Nhật Bổn cũng dẫn đến nhiều sự đánh giá của những nhà nghiên cứu và bình luận về tính cách của dân tộc Nhật Bản. Từ đó, suy tư về những đặc điểm nhân văn của dân tộc Việt Nam mà thấy nhiều đắng cay chua chát. Cũng là hai dân tộc Á Châu, từng có những trang lịch sử anh hùng, không mấy cách biệt nhau về nền văn hoá cổ truyền. Nhưng ai cũng phải thừa nhận rằng dân Nhật đã quá cao xa so với dân Việt Nam chúng ta.
Hình như suốt chiều dài lịch sử bốn ngàn năm, người Việt chỉ thực sự đoàn kết và dấn thân hy sinh trong các trường hợp bị ngoại xâm. Kháng chiến chống Nguyên Mông, chống Minh Triều, Thanh Triều đã quy tụ nhân tài hào kiệt, khí thế ngất trời, trên dưới vua quan và thần dân một lòng đánh giặc để bảo tồn quê hương.
Nhưng khi bị đàn áp bởi các nhà cầm quyền tàn bạo, thì ít thấy những cuộc khởi nghĩa đồng loạt, vũ bảo để dẫn đến thành công. Ngoại trừ cuộc khởi nghĩa của Quang Trung Nguyễn Huệ, thì hầu hết các sự thay đổi chính quyền chỉ xảy ra từ trong cung đình: Tướng công Lý Công Uẩn diệt bạo chuá Lê Long Đỉnh, Thái Sư Trần Thủ Độ diệt nhà Lý, nhà Hậu Lê suy vong cả hàng trăm năm mới phát sinh anh hùng Nguyễn Huệ, nhà Nguyễn bạo ngược cũng chẳng đưa đến cuộc đảo chính nào trừ các nhóm nhỏ Giặc Châu Chấu, Cao Bá Quát mà thường bị dẹp tan ngay.
Có phải thuyết Thiên Mệnh của Khổng Giáo đã ru ngủ dân ta cúi đầu chấp nhận sự đàn áp mà họ cho là do trời đinh đoạt.
Cái chế độ Cộng Sản tàn bạo, dã man đến thế mà phải đến nửa thế kỷ sau, mới có vài cuộc đấu tranh manh múm, cục bộ về địa lý lẫn mục tiêu.
Vấn đề tôn giáo là nhậy cảm nhất đối với các dân tộc không riêng ở Việt Nam.
Thông thường, một khi nhà cẩm quyền đụng đến các tôn giáo, là họ đang tự đào mồ chôn chính mình.
Chỉ vì một sự bất công đối xử mà Phật tử đã biểu tình bạo loạn đưa đến đảo chính ngày 1-11 năm 1963 và cái chết thê thảm của anh em cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Xét cho sâu vấn đề, thì không ai phủ nhận có bàn tay của Cộng Sản nhúng vào các phong trào Phật Giáo qua các cán bộ nằm vùng của chúng; và cũng không ai không biết đến bàn tay lông lá của người bạn đồng minh Hoa Kỳ nhằm thay thế ông Diệm bằng chính quyền dễ bảo hơn.
Ấy thế mà ngày nay, sự đàn áp tôn giáo đã lên đến mức tinh vi và tàn nhẫn mà các tôn giáo lớn ở Việt Nam vẫn chưa tìm ra sự đồng thuận để làm nên cuộc cách mạng.
Sau hàng chục năm không thể tiêu diệt được tôn giáo – mà Cộng Sản coi là thứ thuốc phiện đầu độc dân chúng - bọn Cộng Sản Việt Nam đã áp dụng chính sách tiêu diệt mới tinh vi và thâm độc hơn. Đó là xâm nhập cán bộ nắm lấy các giáo hội quốc doanh để đưa các giáo hội này đi xa con đường chính đạo và dần dần mang tính cách những hội đoàn đã biến chất và vong thân. Đối với những tu sĩ hay giáo hội nào còn giữ nề nếp, thì Cộng Sản thẳng tay đàn áp. Chúng tước đoạt tài sản, đập phá nhà thờ chùa chiền, các biểu tượng linh thiêng, bắt bớ giam cầm và thủ tiêu các tu sĩ và giáo dân còn chống đối. Trong khi cho lập ra những nhà chùa, nhà thờ rất đồ sộ nguy nga để đánh lừa công chúng rằng tôn giáo tại Việt Nam ngày nay thật sự phát triển. Cùng lúc, lợi dụng sự sùng tín của đồng bào tị nạn, chúng liên tục cho bọn tu sĩ quốc doanh này ra hải ngoại quyên góp tiền bạc hay lập chùa chiền để moi tiền tín đồ và nắm lấy quyền chi phối mọi mặt.
Phản ứng của giáo dân, Thiên Chuá Giáo cũng như Tin Lành chỉ diễn ra ở mức độ nhỏ, có tính chất cục bộ địa phương và chỉ mới dựa trên vấn đề tài sản đất đai giáo hội. Con số cao nhất của những người biểu tình cũng có lúc lên đến số ngàn như tại thôn Vật Phụ, xã Vật Lại, huyện Ba Vì, Hà Nội ngày 19 tháng 7 vừa qua (con số có thể được phóng đại?). Những cuộc phản đối này chỉ cần một nhúm công an và bọn xã hội đen để dập tắt nhanh chóng và không lưu lại biến thái nào.
Những cuộc biểu tình đình công do sự bóc lột lao động, tiền lương cũng không dẫn đến cao trào rộng khắp của giới công nhân nghèo khó.
Người ta trông chờ, và bắt đầu đặt câu hỏi: Tại sao không xảy ra cuộc Cách Mạng Hoa Sen?
Trình độ Văn Hoá, Ý thức Nhân chủ và Dân chủ, Ý thức Cộng đồng, cư xử với tha nhân, lòng vị tha, đức tính tự trọng, hy sinh…
Hình như tất cả những khái niệm trên đều không có trong xã hội Việt Nam ngày nay.
Dân tộc Việt Nam sau hàng ngàn năm phong kiến, và gần thế kỷ Pháp thuộc đã chìm vào trong u tối của một xã hội rất lạc hậu, nghèo đói. Những học thuyết Khổng Mạnh có điều hay thì cũng có nhiều điều phản động. Nó ràng buộc con người trong một lối sống cổ hủ mà không tạo ra ý thức cách mạng. Cha ông chúng ta thường khuyên con cái: “xưa bày, nay làm”, để ngăn cản con cái tạo ra những thay đổi trong cuộc sống theo ảnh hưởng mới của nền văn minh dân chủ Tây Phương. Trong khi dó người Nhật và nhiều dân tộc Á Châu khác đã sẵn sàng mạnh dạn canh tân. Ngay cả miền Nam trong suốt hai chế độ Cộng Hoà, các ý thức văn minh dân chủ, văn hoá mới cũng chỉ phát triển hạn hẹp ở các đô thị mà thôi.
Miền Bắc suốt thời gian chiến tranh thì xem như lùi lại hàng trăm năm về các phương diện. Sau 1975, họ du nhập những thứ văn hoá thấp kém đó vào Nam, làm hư hỏng nhiều thế hệ. Con người cư xử với nhau như những con sói, đúng như câu thành ngữ Latin “Homo homini lupus”
Rất nhiều bản tin tức trên các diễn đàn, báo chí đã chứng minh điều này. Ở miền Thanh Nghệ, từng xảy ra một tai nạn lưu thông làm nhiều người chết và bị thương la liệt nằm trên mặt đường. Dân chúng quanh đó ùa ra không phải để cấp cứu người bị nạn, mà tranh đạp nhau để hôi của. Chúng ta chắc từng xem đoạn video một kỹ sư trẻ tự thiêu trước một trụ sở hành chính hay công an ở Đà Nẵng.
Những người chạy xe đi qua hoặc chậm lại, hoặc dừng hẳn để chụp hình quay phim, đưa đôi mắt thờ ơ tò mò nhìn người đồng bào khốn khổ đang vật vả trong ngọn lửa. Con người lãnh đạm, vô cảm trước nỗi đau của đồng bào đến mức đó thì xem như tình người trong xã hội đã không còn hiện hữu nữa. Như thế mong chi họ sẵn sàng hy sinh vật chất và sinh mạng của mình cho những mục tiêu cao cả!
Cái sợ, mà từ sau này đã nghe rất nhiều nhà “cách mạng lão thành” bộc biện vào cuối đời của họ (lời nhà văn Nguyễn Tuân “Sở dĩ tôi còn sống được đến ngày nay là vì tôi biết sợ!”), như đã ăn sâu vào tâm não, là nó trở thành một tính cách của người dân trong xã hội Việt Nam Cộng Sản.
Khi nhà văn Song Chi đưa ra bài viết với chủ đề đại khái là “Nếu còn sợ chết thì đành cam tâm chấp nhận làm nô lệ mà thôi.” Chúng tôi đã nhiều đêm ưu tư để thấy rằng đây là một sự thật đáng buồn và không thể chối bỏ được. Chắc chắn nỗi sợ là hậu quả của những chính sách cực kỳ man dã mà những người Cộng Sản đã học được từ bản chất bần nông cộng với lý thuyết và kỹ thuật từ Nga sô, quốc xã. Nó làm tê liệt tất cả mọi tế bào phản kháng trong con người. Nó làm con người chấp nhận thân phận một con vật chỉ để sống còn với miếng ăn tồi tàn do chủ bố thí. Nó xoá bỏ nhân cách và lòng tự trọng. Nó triệt tiêu quan hệ tốt đẹp giữa con người với tha nhân, ngay cả với thành viên trong gia đình.
Người trong nước đang từ từ vượt qua cơn sợ này. Bắt đầu từ miền Nam, nhưng lại thổi bùng lên ở miền Bắc, những thanh niên, các nhà đấu tranh đã bất chấp gian nguy, tù đày để đến nay đã có hơn 12 cuộc biểu tình chống Tàu Cộng bảo vệ Tổ Quốc. Trong cái nội dung chống Trung Cộng, nó đã mang màu sắc phản kháng lại chế độ. Nhưng vẫn đáng buồn khi các cuộc biểu tình này chỉ xảy ra ở Hà Nội, đôi lúc Sài Gòn, mà chưa thể lan rộng ra các thành phố khác.
Trong lúc cao trào trong nước đang có chiều hướng phấn khích, trong lúc tại hải ngoại đang có những hoạt động hỗ trợ cho trong nước, thì mới đây có một nhóm nhỏ gồm 36 người tự xưng là trí thức hải ngoại đệ trình lên nhà cầm quyền Cộng Sản lá thư ngỏ, xin họ hồi tâm, cảnh tỉnh.
Không nói đến cái ngây thơ chính trị của họ, mà chỉ liếc qua cái danh sách 36 người, chúng ta thấy rõ ngay một đa số những kẻ xu thời, từng có quan hệ làm ăn, giúp đỡ, nịnh bợ bọn Việt Cộng mà cách đây 36 năm họ đã không thừa nhận, và đã liều mạng vượt biển ra đi né tránh cái chế độ đó. Cộng sản đã phần nào thành công khi đem tiền tài danh vọng quyến dụ được bọn Việt Gian này. Chúng nó như là những cái gậy đang thọc sâu vào bánh xe tranh đấu của người Quốc Gia chân chính. Chính cái Nghị Quyết 36 và sự ra đời các toà Tổng lãnh Sự Việt Cộng tại các thành phố lớn có đông người Việt tị nạn đã là đầu dây mối nhợ của những thao túng trong sinh hoạt cộng đồng, gây sự nghi kỵ, phân hoá giữa người Việt chống Cộng. Ngày nay, chúng ta nhìn thấy bọn Việt Gian không còn e dè mà càng lúc càng công khai thách thức. Chúng đổ xô nhau đi đi về về Việt Nam làm ăn, họp hành, ra mắt sách, không cần ngụy trang như mấy năm trước đây. Đó là vì đa số người Việt tị nạn sau 36 năm đã mệt mỏi, và các tổ chức Cộng Đồng, các đoàn thể tị nạn cũng đang ở thế thủ, tiêu cực vì những vấn đề nội bộ.
Chúng tôi không dám có tham vọng đề ra những biện pháp – vì đã có quá nhiều bài tham luận của những vị thức giả có hằng tâm với vấn đề đã từng được phổ biến – mà chỉ nêu ra vài nhận xét thô thiển để chúng ta cùng nhìn lại, ý thức được rằng hiểm họa suy vong của Tổ Quốc không phải chỉ là hậu quả của sự mất nước vào tay Trung Cộng, mà còn là hậu quả của chế độ Mafia Cộng Sản hiện nay.
Nói như thế, để xin phép khẳng định rằng chính chế độ Cộng Sản Việt Nam là nguyên nhân chính của sự mất nước. Chính họ đã cam tâm dâng biển dâng đất, thần phục Trung Cộng từ hàng chục năm qua. Cũng chính họ đã hủy hoại cả một nền văn hoá đầy tinh thần tự chủ, tính dân tộc. Viết thư thuyết phục Cộng Sản thức tỉnh ý thức dân tộc mà cải thiện chính trị là ngây thơ, nếu không muốn dùng chữ ngu xuẩn. Chúng ta xem việc diệt trừ chế độ Cộng Sản vẫn luôn là mục tiêu tối thượng. Chúng ta sẽ không bao giờ chấp nhận một sự hoà hợp hoà giải nào; không hợp tác với Việt Cộng để chống ngoại xâm. Vì nếu chấp nhận giúp Việt Cộng để có cơ may nào thắng được ngoại xâm, thì có nghĩa là vẫn cứ duy trì cái chế độ Cộng Sản và làm cho thế lực của chúng càng tăng thêm. Và với tâm lý quần chúng yếu hèn như đã viết bên trên, chúng ta sẽ không có cơ may nào để lật đổ bọn cầm quyền độc tài Cộng Sản. Nhưng trái lại, nếu mất nước về tay Tàu Cộng, thì có nghĩa là kéo theo sự triệt tiêu bọn Cộng Sản; và sau đó, nỗi nhục mất nước sẽ nung nấu tinh thần quật cường của dân tộc để khởi nghĩa giành lại quê hương.
Đỗ Văn Phúc
Tháng 9, 2011
No comments:
Post a Comment