Những kỷ lục của Hoàng Sa, Trường Sa
Nguyễn Nhã, Tiến sĩ sử học2011-11-04
Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa có ít nhất 7 kỷ lục sau đây:
Đảo Phan Vinh thuộc quần đảo Trường Sa, Việt Nam. Ảnh chụp năm 2011.
AFP PHOTO
Theo quan niệm của người Việt Nam trong các thế kỷ 19 trở về trước Hoàng Sa, Trường Sa chỉ là một quần đảo có tên gọi viết chữ Nôm là Cát Vàng hay Cồn Vàng, còn chữ Việt Hán là Hoàng Sa hay Vạn Lý Trường Sa, Đại Trường Sa…
Phương Tây cũng vậy, từ cuối thế kỷ 18 trở về trước đều chưa phân biệt hai quần đảo mà Paracel được vẽ một vạch dài từ Bắc xuống Nam ở Biển Dông.
Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa có ít nhất 7 kỷ lục sau đây:
Được đặt nhiều tên nhất
Hoàng Sa, Trường Sa là quần đảo duy nhất ở Việt Nam được đặt nhiều tên nhất, viết bằng nhiều chữ viết nhất tại vùng biển có nhiều tên gọi nhất. Đồng thời cũng được nhiều nước phương Tây nhất đặt tên, đặc biệt từ “Paracel” được ghi chú rõ ràng bằng chữ quốc ngữ Việt Nam (Cat vang hay Cồn Vàng tức Hoàng Sa)
Từ chữ Hán (沙 黄, 沙长, (沙长里萬, 沙长大), chữ Nôm, chữ quốc ngữ ( Hoàng Sa, Trường Sa, Vạn Lý Trường Sa, Đại Trường Sa, Cát( Kát) Vàng, Cồn Vàng.
Từ chữ Hán (沙 黄, 沙长, (沙长里萬, 沙长大), chữ Nôm, chữ quốc ngữ ( Hoàng Sa, Trường Sa, Vạn Lý Trường Sa, Đại Trường Sa, Cát( Kát) Vàng, Cồn Vàng.
Hoàng Sa, Trường Sa cũng nằm trong một biển có nhiều tên nhất là Giao Chỉ Dương (bản đồ Trung Hoa), Đông Dương Đại Hải, Biển Champa ( Ciampa từ thế kỷ 16 theo các bản đồ Phương Tây), Biển Đông, Nam Hải, South China Sea, Biển Đông Nam Á…
Người Bồ Đào Nha, Hòa Lan đặt tên Hoàng Sa là Parcel, Pracel (có nghĩa là ám tiêu) ; người Anh đặt tên Trường Sa là Pratlys, người Pháp đặt tên Trường Sa là Spratleys.. .
Và đặc biệt ghi chú rõ ràng Paracel là Cat Vang (bản đồ An Nam Đại Quốc Họa Đồ, 1838 của Taberd; hoặc Kát Vàng, Cồn Vàng trong bài báo “Geography of the Cochinchine Empire” của GutzLaff đăng trong The Journal of the Geographical Society of London, vol. the 19th,1849, trang 97).
Quần đảo tại VN có không gian lớn nhất
Hoàng Sa, Trường Sa là quần đảo duy nhất ở Việt Nam có không gian lớn nhất, dài nhất, rộng nhất, sâu nhất của nước biển, ở xa nhất, có nhiều hòn đảo, đá nhất.
Quần đảo Hoàng Sa nằm trong một phạm vi rộng khoảng 15.000km2, giữa kinh tuyến 111 độ Đ đến 113 độ Đông, khoảng 95 hải lý (1 hải lý = 1,853 km), từ 17o05’ xuống 15o,45’độ vĩ Bắc, khoảng 90 hải lý; xung quanh là vùng biển có độ sâu hơn 1000m, song giữa các đảo có độ sâu thường dưới 100m.
Quần đảo Hoàng Sa nằm trong một phạm vi rộng khoảng 15.000km2, giữa kinh tuyến 111 độ Đ đến 113 độ Đông, khoảng 95 hải lý (1 hải lý = 1,853 km), từ 17o05’ xuống 15o,45’độ vĩ Bắc, khoảng 90 hải lý; xung quanh là vùng biển có độ sâu hơn 1000m, song giữa các đảo có độ sâu thường dưới 100m.
Quần đảo Hoàng Sa nằm ngang bờ biển các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam và một phần Quảng Ngãi.
Về khoảng cách với đất liền, quần đảo Hoàng Sa nằm gần đất liền Việt Nam hơn cả:
Từ đảo Triton đến Mũi Ba Làng An (Cap Batangan:15 độ vĩ B, 108 độ 6’ kinh Đ), tức đất liền lục địa Việt Nam đo được 135 hải lý, cách Cù Lao Ré chỉ có 123 hải lý, trong khi đó khoảng cách đảo gần nhất tới bờ đảo Hải Nam xa tới 140 hải lý (đảo Hoàng Sa-Pattle:16 độ vĩ B, 111 độ 6’ kinh Đ và Ling-Sui hay Leong Soi : 18độ vĩ B, 110 độ 03 kinh Đ); nếu tính tới đất liền lục địa Trung Hoa còn xa hơn nhiều, tối thiểu là 235 hải lý .
Trong khoảng 30 đảo, đá, bãi, cồn, hòn trên, hiện có 23 đã được đặt tên, gồm 15 đảo, 3 bãi, 3 đá, 1 cồn, 1 hòn. Ngồi ra cịn vơ số mỏm đá.
Một đảo thuộc quần đảo Trường Sa, ngày 20 tháng 7 năm 2011. AFP PHOTO / POOL.
Quần đảo Trường Sa cách quần đảo Hoàng Sa hiện nay tính đến đảo gần nhất vào khoảng 350 hải lý, đảo xa nhất 500 hải lý, cách Vũng Tàu 305 hải lý, Cam Ranh 250 hải lý, đảo Phú Quốc 240 hải lý, cách Bình Thuận (Phan Thiết) 270 hải lý.
Quần đảo Trường Sa trải dài từ vĩ độ 60 2 vĩ B tới 110 28 vĩ B, từ kinh độ 1120 Đ đến 1150Đ trong vùng biển chiếm khoảng 160.000km2 - 180.000km2 . Biển tuy rộng nhưng diện tích các đảo, đá, bãi nổi lên khỏi mặt nước lại rất ít, chỉ tổng cộng khoảng 11 km2.
Về số lượng đảo theo thống kê của Tiến Sĩ Nguyễn Hồng Thao (Vụ Biển thuộc Ban Biên Giới Chính Phủ) năm 1988 bao gồm 137 đảo, đá, bãi, và vơ số mỏm đá ngầm; không kể 5 bãi ngầm thuộc thềm lục địa Việt Nam (gồm bãi Phúc Tần, Huyền Trân, Quế Đường, Phúc Nguyên, Tứ Chính).
Theo thống kê của Pháp năm 1933 gồm 9 đơn vị chính và các đảo, đá, bãi phụ cận. Philippines đã liệt kê một danh sách 53 đơn vị gồm hòn đảo và cù lao trong một khu vực 976 dặm vuông.
Độ sâu của Biển Đông với đường phân thủy 100m bao kín các vùng về phía Bắc và phía Đông. (Nếu mực nước biển hạ xuống chừng 600m - 700m, thì Hoàng Sa sẽ dính vào Việt Nam như một khối khít liền và cách Trung Cộng bằng một vùng biển nước sâu hàng ngàn mét) Và như thế quần đảo Hoàng Sa là một phần của Việt Nam (theo quan điểm của Krempf, giám đốc Hải Học Viện Đông Dương trong cuộc khảo sát năm 1925).
Có tầm chiến lược quan trọng
Hoàng Sa, Trường Sa là quần đảo duy nhất ở Việt Nam có tầm chiến lược quan trọng hàng đầu về quân sự, kinh tế, chính trị, ngoại giao, qua các thời kỳ lịch sử, được các chính quyền các thời, các chế độ khẳng định chủ quyền và tầm chiến lược quan trọng.
Nếu lấy giữa Biển Đông làm trung tâm nhìn ra thế giới:
-Trong vòng bán kính 1500 hải lý có các cảng quan trọng như Bangkok, Rangoon, Calcutta, Singapore, Djakarta, Manila, Taipei, Hongkong, Shanghai, Nagasaki.
-Trong vòng 2500 hải lý, có các thành phố quan trọng như Madras, Colombo, Bombay, Bali, Darwin, Guam, Tokyo, Yokohama, Seoul, Beijing...bao trùm hầu hết lãnh thổ các nước đông dân nhất thế giới, bao gồm một nửa nhân loại.
Đường bay quốc tế cũng thế, từ Singapore, Bangkok, qua Hong Kong, Manila, Tokyo … đều qua Biển Đông. Chính vì vậy hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không những là nơi hiểm yếu như các chính quyền phong kiến của Việt Nam đã khẳng định mà còn có giá trị chiến lược đối với Việt Nam và quốc tế. Vì thế nên trước khi Nhật Bản xâm lăng các nước Đông Nam Á hồi thế chiến thứ II, quân Nhật đã chiếm đóng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đến khi ký kết Hội Nghị San Francisco năm 1951, Nhật Bản mới tuyên bố từ bỏ sự chiếm đóng hai quần đảo này.
Không có một vùng biển nào trên thế giới với diện tích tương đương 3/4 Địa Trung Hải mà lại có tầm mức quan trọng về phương diện giao thông như Biển Đông. Muốn từ Ấn Độ Dương qua Thái Bình Dương, tàu thuyền phải qua Biển Đông. Nếu đi vòng sẽ tốn kém hơn và mất thời gian nhiều hơn. Biển Đông nằm ngay trên ngã tư đường hàng hải quốc tế, nhất là lượng hàng hoá quan trọng như dầu hoả, khí đốt đến Nhật đều qua ngả này. Cứ 4 chiếc tầu của thế giới thì có 1 chiếc tàu qua Biển Đông.
Về tài nguyên rất phong phú, nguyên về dầu khí trữ lượng theo thăm dò của Trung Quốc cho biết tới 25 đến 30 tỷ tấn dầu.
Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tuy diện tích bề mặt nổi lên mặt nước không lớn, song lại rải rác, chiếm diện tích rất rộng. Ai chiếm được nhiều hải đảo có thể kiểm soát nhiều lãnh hải và khai thác được nhiều tài nguyên ở dưới lòng biển.
Việc thăm dò và khai thác dầu khí ở thềm lục địa Việt Nam trên khiến người ta thấy tiềm năng vùng Biển Đông có nhiều triển vọng về dầu khí.
Từ đó xảy ra sự tranh chấp về quân sự, ngoại giao, chính trị càng ngày càng cao, căng thẳng ở Hoàng Sa & Trường Sa cũng như Biển Đông.
Từ đó xảy ra sự tranh chấp về quân sự, ngoại giao, chính trị càng ngày càng cao, căng thẳng ở Hoàng Sa & Trường Sa cũng như Biển Đông.
Được vẽ nhiều nhất trên các bản đồ cổ
Bản đồ 1, nước Giao Chỉ với Giao Chỉ dương, trích từ bộ Võ bị chí.
(Ảnh chụp lại từ tư liệu của nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu)
Hoàng Sa, Trường Sa là quần đảo duy nhất ở Việt Nam được vẽ nhiều nhất trên các bản đồ cổ từ năm 1909 trở về trước của cả Phương Tây, Việt Nam, Trung Cộng và bản đồ có tọa độ sớm nhất, ít ra từ đầu thế kỷ 19.
Nhà Nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu đã sưu tầm hàng trăm bản đồ cổ ở các nước Phương Tây cũng như Việt Nam,Trung Hoa về Parcel, Pracel hay Paracel, Spratleys, Spartlys tức Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam. Với 50 bản đồ mô tả nước Việt Nam với thềm lục địa và Biển Đông ấn hành suốt từ 1525 đến 1886, chúng ta thấy dần dần sự hiểu biết của thế giới về đất nước Việt Nam ngày một chính xác, cả về hình thể, lẫn địa danh (trong đó, gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa).
Bản đồ 2, An Nam quốc với biển Đông Nam hải, trích Hải quốc đồ chí.
(Ảnh chụp lại từ tư liệu của Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu)
Có cả những bản đồ do người Tầu vẽ .như Bộ sưu tập bản đồ Võ bị chí, trang 11b và 12a ghi lại cuộc hành trình của Trịnh Hòa trong thời gian 1405-1433 đi từ Tầu qua Ấn Độ dương tới Phi Châu, có vẽ Nước Giao Chỉ Bắc giáp Khâm Châu Tầu, Nam giáp nước Chiêm Thành, Đông giáp biển cả mang tên Giao Chỉ dương, tức biển của nước Giao Chỉ. Năm 1842, Hải quốc đồ chí của Ngụy Nguyên mô tả và khắc vẽ bản đồ tất cả các nước trên thế giới theo phương pháp khoa học với kinh tuyến và vĩ tuyến đã vẽ hai bản đồ về Việt Nam. Trong đó, bản đồ thứ nhất vẽ sơ sài, chia nước ta ra hai phần. Ở ngoài khơi phía Đông hai phần Việt Nam, Ngụy Nguyên ghi rõ là Đông Dương đại hải, tức biển Đông rất lớn.
An Nam Đại Quốc Hoạ Đồ do gíam mục Taberd vẽ,
in năm 1838 là phụ bản của cuốn tự điển Latin- Annamiticum.
Cũng trong tác phẩm Hải quốc đồ chí, Ngụy Nguyên còn khắc vẽ bản đồ An Nam quốc với đường nét đúng kinh tuyến và vĩ tuyến rất rộng lớn. Ngoài khơi nước An Nam có ghi rõ Đông Nam hải, tức là biển Đông Nam.
Cũng có những bản đồ vẽ về Hoàng Sa, Trường Sa tức Paracel có tọa độ rất sớm như An Nam Đại Quốc Hoạ Đồ do gíam mục Taberd vẽ, in năm 1838 là phụ bản của cuốn tự điển Latin- Annamiticum có ghi rõ “ Paracel seu Cat Vang” ( seu tiếng La tinh có nghĩa “hay là”).
Nhiều nhà sử học quan tâm nhất
Hoàng Sa, Trường Sa là quần đảo duy nhất ở Việt Nam được nhiều nhất các nhà sử học lớn nhất thế kỷ của Việt Nam viết về chủ quyền của Việt Nam.
Hoàng Sa, Trường Sa là quần đảo ở Việt Nam được viết nhiều nhất trong nhiều lọai tài liệu nhất .
Hoàng Sa, Trường Sa là quần đảo ở Việt Nam được viết nhiều nhất trong nhiều lọai tài liệu nhất .
Như sử gia Lê Quí Đôn thế kỷ 18 với Phủ Biên Tạp Lục, Phan Huy Chú thế kỷ 19 với Dư Địa chí trong Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí, Hoàng Xuân Hãn, thế kỷ 20 viết Quần đảo Hoàng Sa trong Tập San Sử Địa…
Từ chính sử như Đại Việt Sử Ký Tục Biên thời Trịnh Sâm, Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu, Đại Nam Thực Lục Tiền biên, Đại Nam Thực Lục Chính Biên của Quốc sử quán triều Nguyễn, sách điển chế như Khâm Định Đại Nam Hội Điển Sự Lệ của Nội các triều Nguyễn, sách địa chí như Hoàng Việt Dư Địa Chí, Đại Nam Nhất Thống Chí.
Sự kiện năm 1836 thời vua Minh mạng sai suất đội thủy quân Phạm Hữu Nhật đi Hoàng Sa cắm cột mốc, dựng bia chủ quyền và bắt đầu thành lệ hàng năm được ghi rất nhiều tư liệu nhất từ Đại Nam thực lục chính biên, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ và Châu bản triều Nguyễn.
Đặc biệt là các châu bản triều Nguyễn, văn bản nhà nước từ Triều đình Việt Nam đến địa phương về chủ quyền của Việt Nam mang tính nhà nước, có tính pháp lý quốc tế, nhất là từ thế kỷ 19 trở về trước, khi Việt Nam chưa bị các nước khác tranh chấp.. Với những bản tấu, phúc tấu của các đình thần các bộ như bộ Công, bộ Hộ và các cơ quan khác hay những dụ của các nhà vua về việc thực thi chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa dưới triều Nguyễn như việc vãng thám, đo đạc, vẽ hoạ đồ Hoàng Sa, cắm cột mốc... Cũng có nội dung bản tấu cho biết những hoạt động hàng năm trên bị hoãn tháng khởi hành như năm Minh Mạng thứ 19 (1838) thay vì hạ tuần tháng 3 khởi hành, mãi tới hạ tuần tháng 4 vẫn chưa khởi hành, hoặc năm Thiệu Trị thứ 5 (1845) có chỉ đình hoãn kỳ vãng thám năm 1846.
BĐ3
Nhiều nguyên thủ khẳng định chủ quyền của VN
Hoàng Sa, Trường Sa là quần đảo duy nhất ở Việt Nam được nhiều các vị nguyên thủ quốc gia qua các thời, các thể chế chính trị từ phong kiến thuộc địa đến thời chia cắt, thống nhất khẳng định chủ quyền của Việt Nam.
Khởi đầu các vua triều Nguyễn như vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị đến Bảo Đại đều ban Dụ, Chỉ, lời châu phê liên quan đến cương vực, việc xác lập, thực thi chủ quyền của Việt Nam tại Hòang Sa, Trường Sa .
Trong khi tại Tầu chưa có tài liệu nào nói rõ vua, triều đình Tầu khẳng định chủ quyền của mình ở Hoàng Sa và Trường Sa, thì tài liệu chính sử của Việt Nam cho thấy các vua và triều đình Việt Nam đã nhiều lần khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc lãnh thổ Việt Nam. Các tài liệu chính thức của nhà nước Việt Nam, của triều đình Việt Nam như Đại Nam Thực Lục Chinh Biên, Đại Nam Hội Điển Sự Lệ, Châu Bản Triều Nguyễn, Đại Nam Nhất Thống Chí đã ghi nhận rất rõ ràng rằng hoàng đế Việt Nam, triều đình Việt Nam luôn khẳng định Hoàng Sa thuộc về cương vực mặt biển Việt Nam.
Tỷ như tháng 8 mùa thu năm Qúi Tỵ Minh Mạng thứ 14 (1833), vua Minh Mạng bảo Bộ Công rằng: “Dải Hoàng Sa trong vùng biển Quảng Ngãi...” (Đại Nam Thực Lục Chính Biên, đệ nhị kỷ, quyển 104). Năm Bính Thân, niên hiệu Minh Mạng thứ 17 (1836) (năm Đạo Quang thứ 16 đời Nhà Thanh) Bộ Công tâu lên vua : “Xứ Hoàng Sa thuộc cương vực mặt biển nước ta rất là hiểm yếu ( Đại Nam Thực Lục Chính Biên, đệ nhị kỷ, quyển 165). Ngày 20 tháng 12 năm Thiệu Trị thứ 7 (1847) phúc tấu của Bộ Công cũng đã khẳng định : “Hàng năm, vào mùa xuân, theo lệ phái binh thuyền vãng thám Hoàng Sa thuộc hải cương nước nhà ...” (tập Châu Bản Thiệu Trị tập 51, trang 235). Sách Đại Nam Nhất Thống Chí của Quốc Sử Quán triều Nguyễn cũng đã chép một cách rõ ràng : “Phía Đông (tỉnh Quảng Ngãi) chạy ngang đến đảo cắt: đảo Hoàng Sa, liền với biển xanh ...”
Sau đó khi có những biến cố xâm lấn của nước ngoài về chủ quyền của đảo, lãnh hải của Việt Nam ở Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông, các nguyên thù quốc gia thời chia cắt đến thời thống nhất, từ Tổng Thống, Chủ Tịch Nước, Thủ Tướng kể cả đứng đầu chính quyền đô hộ thời Pháp thuộc đều lên tiếng khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa & Trường Sa. ...
Được nhắc đến với nhiều ưu tư nhất
Hoàng Sa, Trường Sa là quần đảo duy nhất ở Việt Nam được các phương tiện truyền thông báo đài, tư liệu, sách, sách trắng, nhất là đến với trái tim Việt Nam nhiều nhất, được nhắc đến với nhiều ưu tư nhất...
Qua các báo từ nhật báo, tuần báo, tạp chí, báo online, các blog có vô số bài viết, files.
Về nghiên cứu, có rất nhiều sách nghiên cứu của các nhà khoa học, ở trong và ngoài nước trước và sau 1975, nhiều sách trắng của nhà nước trước và sau 1975. Riêng số đặc khảo về Hòang Sa và Trường Sa của Tập san Sử Địa, số 29, năm 1975 và luận án tiến sĩ năm 2003 “Quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa & Trường Sa” của Nguyễn Nhã, mỗi loại đã có hơn 300 trang viết khảo cứu có giá trị. Trong hồ sơ tư liệu về chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa & Trường Sa bằng Tiếng Anh, năm 2011 của Nguyễn Nhã vừa đưa tới Văn phòng Quốc Hội Mỹ, Hội Địa Lý Quốc Gia Mỹ đã tới hơn 400 trang ….
Trên mạng có hàng triệu files bằng Tiếng Việt cũng như Tiếng Anh và các thứ tiếng các nước khác.
Ngày 20-1-1975 kỷ niệm 1 năm Tầu cưỡng chiếm Hoàng Sa, trong buổi khai mạc Triển lãm tư liệu minh chứng chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa, nhật báo Sóng Thần đã đưa tin mọi người ôm nhau khóc ròng. Sau năm 1975 trong các buổi hội thảo, phỏng vấn trên truyền hình trong và ngoài nước có nhiều nước mắt rơi….
No comments:
Post a Comment