Saturday, December 31, 2011

Hoa Kỳ trở lại Châu Á Thái Bình Dương

Hoa Kỳ trở lại Châu Á Thái Bình Dương

2011-12-29
Hải quân Hoa Kỳ vừa cho biết trong những năm tới, nước này có thể sẽ cho một số tàu tuần tra đóng tại Singapore và Philippines.

AFP PHOTO

Tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu trong cuộc họp báo chung tại Tòa Nhà Quốc Hội tại Canberra - Úc hôm 16 tháng 11 năm 2011.

Đây là một dấu chỉ cho thấy Hoa Kỳ đang nghiêm túc thực hiện kế hoạch trở lại Châu Á Thái Bình Dương - một trong các sự kiện được chú ý nhất trong năm qua. Quỳnh Chi tổng hợp và tường trình.

Mục tiêu kinh tế - chính trị

Vào tháng 11, nhân chuyến thăm Úc, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama phát biểu trước quốc hội Úc rằng: “Với tư cách Tổng thống, với tư cách là một nước thuộc vùng Thái Bình Dương, tôi đã ra một quyết định kỹ càng và có tính chiến lược. Hoa Kỳ sẽ đóng một vai trò lớn hơn và lâu dài hơn trong việc định hướng tương lai khu vực này”. Thậm chí, ông Obama còn khẳng định, mặc dù Hoa Kỳ đang gặp khó khăn về ngân sách, nhưng điều này sẽ không ảnh hưởng gì đến sự hiện diện của nước này ở Thái Bình Dương.
Đối với nước Mỹ thì họ nghĩ rằng nếu quay về Á Châu thì phải đạt được 2 mục tiêu, thứ nhất là mục tiêu kinh tế và thứ hai là mục tiêu chính trị và quân sự.
GS Nguyễn Mạnh Hùng
Trong năm nay, người ta bắt đầu chú ý đến sự kiện nước này tuyên bố trở lại khu vực Thái bình dương với những phát biểu của cả tổng thống, ngoại trưởng và bộ trưởng bộ quốc phòng. Bài viết “Thế kỷ Thái Bình Dương của Hoa Kỳ” của bà Ngoại trưởng Hilary Clinton đăng trên Foreign Policy như phát súng đầu tiên chính thức công nhận sự trở lại của Washington ở khu vực. Bài viết khẳng định “Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của Hoa Kỳ trong thập niên tới là tăng cường đầu tư bền vững về mặt ngoại giao, kinh tế, chiến lược và những vấn đề khác tại vùng Châu Á- Thái bình dương”.
Có thể nói, sự hạ nhiệt của cuộc chiến Iraq và việc rút quân khỏi Afghanistan dần cho phép Hoa Kỳ chuyển hướng sự quan tâm của mình từ Trung Đông sang Châu Á. Tuy nhiên, đó chưa phải là lý do chính của vấn đề.
Thực tế, chính sự phát triển và ổn định kinh tế của một số nước trong khu vực, chính sự trỗi dậy khó kềm chế của Trung Quốc cùng với sự phức tạp ở Biển Đông đã khiến Hoa Kỳ quyết định chuyển trọng tâm sang Châu Á, mặc dù đang gặp khó khăn ngân sách. Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với đài RFA, GS Nguyễn Mạnh Hùng, từ khoa Quan hệ Quốc tế của trường George Mason, Hoa Kỳ cho biết:

Trở lại để ở lại

Biển Đông là thủy lộ ngắn nhất giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương và có nhiều cảng với lưu lượng tàu thuyền lớn nhất thế giới. Thực tế, hơn một nửa sản lượng dầu của cả thế giới được vận chuyển qua con đường này. Và bảo vệ tự do hàng hải nơi đây được Hoa Kỳ xem đây là lợi ích quốc gia.
Trả lời Quỳnh Chi trong một cuộc phỏng vấn gần đây, dân biểu liên bang Hoa Kỳ Loreta Sanchez cũng khẳng định:
Một vấn đề rất quan trọng nữa là vấn đề dân chủ, nhân quyền để bảo vệ tự do cá nhân. Đó hầu như là những giá trị ngoại giao của Hoa Kỳ.
Ô. Andrew Shearer
“Thực tế thì Hoa Kỳ quan ngại về sự lớn mạnh của Trung Cộng, là nhân tố lớn nhất trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Đặc biệt khi nước này xâm lấn các vùng lãnh hải của Việt Nam tại Biển Đông thì vấn đề lại càng gây rắc rối”.
Để thực hiện kế hoạch trở lại Châu Á của mình và cũng để khẳng định “Chúng tôi trở lại để ở lại – We are back to stay” như bà Hilary Clinton từng nói, Hoa Kỳ có nhiều hoạt động đáng chú ý.
Đầu tiên, việc tổng thống Hoa Kỳ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Đông Á tại Bali hồi tháng 11 được xem là một dấu chỉ cho thấy khu vực này trở nên hết sức quan trọng đối với Washington. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, một vị tổng tống Hoa Kỳ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á.  Website Nhà Trắng cho biết, trong một cuộc họp giữa lãnh đạo 18 nước tham dự tại hội nghị, ông Obama khẳng định “Dù chúng tôi không phải là một nguyên đơn trong vụ tranh chấp Biển Đông, dù chúng tôi không bênh vực bên nào, chúng tôi có lợi ích mạnh mẽ trong việc duy trì an ninh hàng hải nói chung, và trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông nói riêng”.
Chuyến viếng thăm Miến Điện của bà Ngoại trưởng Hilary Clinton vào tháng 11 cũng là một trong những dấu chỉ cho thấy nước này muốn can dự sâu hơn vào khu vực. Đây là chuyến viếng thăm mang tính lịch sử vì sau 50 năm, một vị ngoài trưởng Hoa Kỳ mới thăm Miến Điện – một quốc gia nằm dưới chỉ thống trị của quân đội trong một thời gian dài.

p111611ps-0098-250.jpg
Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama duyệt hàng quân danh dự khi đến Úc hôm 16/11/2011.
White House Photo/Pete Souza.
 
Những dấu hiệu cho thấy Miến Điện đang dần vượt ra khỏi sự ảnh hưởng của Trung Quốc bằng những cải cách mang tính dân chủ trong thời gian gần đây, sẽ là cơ hội để Hoa Kỳ tìm cách tranh thủ sự ủng hộ của các nước Đông Nam Á, giữa lúc Miến Điện đã được chính thức chấp nhận trở thành chủ tịch luân phiên khối ASEAN trong năm 2014.

Việc Hoa Kỳ tiến gần hơn với Myanmar có thể thấy được, nhưng có lẽ hãy còn quá sớm để khẳng định các thế tấn - thủ trong ván cờ này. Tuy nhiên, có một điều người ta có thể khẳng định, Hoa Kỳ đã đi một nước cờ lớn tại Úc trên bào cờ trở lại Châu Á - Thái bình dương của mình. Tháng 11 vừa qua, đón tiếp Tổng thống Hoa Kỳ, nữ thủ tướng Úc, bà Julia Gillard đã tuyên bố bắt đầu từ năm 2012, nước này chấp nhận cho Washington triển khai 2,500 quân ở căn cứ Darwin của Úc.
Mặc dù 2.500 quân là một con số không lớn, nhưng nó là một dấu chỉ ngoại giao quan trọng cho thấy Hoa Kỳ sẵn sàng để biểu diễn trên sân khấu khu vực này hơn bất cứ lúc nào trong hơn bốn thập niên qua. Darwin chính là cửa ngõ vào Đông Nam Á trong khi tại khu vực tây Thái Bình Dương, Trung Cộng có tranh chấp về biển đảo với Nhật Bản và với 5 nước Đông Nam Á tại quần đảo Hoàng sa, Trường Sa.
Sau khi cuộc chiến tại Việt Nam kết thúc, một loạt các căn cứ của Hoa Kỳ ở Thái Lan và Philippines bị giải thể. Trừ các căn cứ Hoa Kỳ ở khu vực Bắc Á tại Nam Hàn và Nhật Bản, Darwin sẽ là căn cứ quân sự đầu tiên gần ĐNA sau khi chiến tranh kết thúc tại Việt Nam. GS Nguyễn Mạnh Hùng nói về tầm quan trọng của việc triển khai quân Hoa Kỳ tại căn cứ Darwin:
Gần đây thì Bắc Kinh có thái độ hung hăng quá, thành ra Úc bây giờ phải quyết định rõ rệt, và Úc bây giờ phải chọn rồi là phải đứng vào liên minh của Mỹ.
GS Nguyễn Mạnh Hùng
“Cho nên bây giờ thì đây là lần đầu tiên chúng ta thấy có một căn cứ mới của Mỹ ở gần Đông Nam Á hơn, còn các căn cứ kia thì ở Bắc Á (Nhật Bản và Nam Hàn), thì bây giờ ở gần Đông Nam Á hơn. Và điều quan trọng mà tôi nghĩ là chính sách ngoại giao của Úc từ xưa vẫn cứ “chơi nước đôi”, như từ khi Mỹ rút đi thì Úc muốn tự mình là một phần của Châu Á. Thế nhưng chúng ta thấy trong những năm gần đây thì Trung Cộng mạnh quá và Bắc Kinh có thái độ hung hăng quá, thành ra Úc bây giờ phải quyết định rõ rệt, và Úc bây giờ phải chọn rồi là phải đứng vào liên minh của Mỹ.”

Chào nước Mỹ lần nữa

Bắt đầu từ mấy tháng gần đây, người ta thấy có sự tăng cường và kêu gọi hợp tác giữa Washington, Ấn Độ, Úc, và Nhật Bản. Mới cách đây mấy ngày, Đô đốc Jonathan Greenert, viết trên một ấn phẩm được Học viện Hải quân Hoa Kỳ xuất bản, cho biết trong những năm tới, Hoa Kỳ có thể đưa thêm tàu tuần tra vào Singapore và Philippines – cũng là một hành động cho thấy Hoa Kỳ ráo riết trở lại Châu Á.

p111611ps-0576-250.jpg
Tổng thống Barack Obama và Thủ tướng Julia Gillard ăn tối tại
Tòa Nhà Quốc Hội Úc ở Canberra Úc hôm 16/11/2011. White House Photo/Pete Souza
 
Việc Hoa Kỳ trở lại Châu Á là một điều không còn gì để nghi ngờ. Điều người ta thắc mắc là Hoa Kỳ sẽ mang những gì đến khu vực này. Trong bài diễn văn của Tổng thống Hoa Kỳ trước quốc hội Úc trong tháng 11, ông Obama cho biết sẽ có 3 vấn đề Hoa Kỳ mang đến Châu Á. Hai vấn đề đầu tiên và dễ thấy nhất là “an ninh” và “thịnh vượng”. Ông Andrew Shearer, Giám đốc nghiên cứu viện Lowy (Úc) về Chính sách Quốc tế, cho biết trong một lần phỏng vấn với đài RFA về điều thứ 3 mà Hoa Kỳ sẽ mang đến Châu Á:

“Ngoài những vấn đề ấy, còn một vấn đề rất quan trọng nữa là vấn đề dân chủ, nhân quyền để bảo vệ tự do cá nhân. Đó hầu như là những giá trị ngoại giao của Hoa Kỳ. Những điều này đã được biết đến, cụ thể là tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, cũng đã có những đồng thuận về việc thay đổi dân chủ tại các nước trong khu vực này. Và dĩ nhiên là rõ ràng Hoa Kỳ sẽ đóng vai trò xúc tác trong sự thay đổi ấy.”

Những điều mà ông Andrew vừa trình bày, được ông Obama gọi chung là “giá trị con người”.
Giới quan sát cho rằng, mang được 3 điều trên đến với Châu Á Thái Bình Dương là một chương trình nghị sự đầy tham vọng của chính quyền Obama. Và thực hiện nó như thế nào, cũng như liệu Hoa Kỳ sẽ ít để lại dấu tích so với những lần trước hay không còn là một ẩn số. Tuy nhiên, cũng cần phải nói thêm rằng, với những đồng minh ở Châu Á như Nhật Bản, Nam Hàn, Úc, Philippines, Thái Lan; với những căn cứ quân sự ở Bắc Á (Nhật Bản và Nam Hàn); với việc tham gia vào các khối kinh tế như APEC, G20, TPP; và với việc vươn đến những nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Singapore, New Zealand, Malaysia, Mông Cổ, Vietnam, Brunei, và các nước trong vùng Đảo Thái Bình Dương… Hoa Kỳ xem như đã “bước được một chân” vào khu vực. Có lẽ chính vì thế mà giới quan sát cho rằng Hoa Kỳ thực sự chưa bao giờ rời Châu Á - TBD, như ý kiến của ông Alan Dupont, giám đốc trung tâm nghiên cứu về an ninh quốc tế của trường đại học Sydney khi vào tháng trước ông từng viết rằng “Xin chào nước Mỹ lần nữa – như thể bạn chưa bao giờ ra đi”.

Theo dòng thời sự:

Friday, December 30, 2011

Chăn Gối với Kẻ Thù/Sleeping With the Enemy

Chăn Gối với Kẻ Thù
Sleeping With the Enemy

Kính mời quí vị đọc một bài viết của một cựu Sĩ Quan Hoa Kỳ đã tửng chiến đấu trên chiến trường Việt Nam, cựu Bộ Trưởng Hải Quân Hoa Kỳ và hiện là Thượng Nghị Sĩ Liên Bang của Hoa Kỳ. Quan điểm về cuộc chiến Việt Nam . Thú thật, cho đến bây giờ mới thấy một người Mỹ trí thức có đầy đủ hiểu biết về cuộc chiến Việt Nam đã viết một bài chân thật, rất đáng kính trọng và rất đáng đưa vào lịch sử của Hoa Kỳ để cho con cháu Hoa Kỳ được hiểu rõ hơn cuộc chiến Việt Nam mà trước đây những kẻ viết lịch sử Hoa Kỳ đã thiếu dữ kiện sống để viết.


Sleeping With the Enemy
By James Webb

Biết giải thích như thế nào với những đứa con của tôi rằng khi tôi mười mấy, đôi mươi, những tiếng nói ồn ào nhất của những người cùng tuổi, cùng thời với tôi lại nhắm mục đích phá nát những nền tảng của xã hội Hoa Kỳ, để xây dựng lại một xã hội dựa theo quan điểm đầy tự mãn của họ. Giờ đây nhìn lại, ngay cả chúng ta, những người đã trải qua giai đoạn này, cũng không hiểu được tại sao lại có những kẻ với trình độ học vấn cao, đa số sinh ra từ gia đình thượng lưu, lại có thể gieo rắc những tư tưởng phá hoại làm nhiễm độc bầu không khí của thập niên 1960 và những năm đầu của thập niên 1970. Ngay cả Quốc Hội cũng bị nhiễm những con vi khuẩn nầy.
Sau khi Tổng Thống Nixon từ chức vào tháng Tám 1974, cuộc bầu cử mùa Thu năm ấy mang lại 76 tân Dân Biểu thuộc đảng Dân Chủ và 8 Thượng Nghị Sĩ. Đại đa số những dân cử chân ướt, chân ráo này đã tranh cử dựa trên cương lãnh của Mc Govern. Nhiều người trong số họ được xem như những ứng viên yếu kém trước khi Nixon từ chức, vài người không xứng đáng thấy rõ, chẳng hạn như Tom Downey, 26 tuổi, thuộc New York, người chưa từng có một nghề ngỗng gì và vẫn còn ở nhà với mẹ.

Cái gọi là Quốc Hội hậu Watergate này diễu hành vào thành phố với một sứ mệnh vô cùng quan trọng mà sau này trở thành điểm tập hợp cho cánh Tả của Hoa Kỳ: Chấm dứt sự giúp đỡ của nước Mỹ dưới bất kỳ hình thức nào cho chính quyền đang bị vây khốn Nam Việt Nam. Không nên lầm lẫn ở chỗ này – đây không phải là sự kêu gào thanh niên Mỹ đừng đi vào cõi chết của những năm trước đây. Những người lính Mỹ cuối cùng đã rời khỏi Việt Nam hai năm trước rồi, và đã tròn bốn năm không có một người Mỹ nào bị tử trận.

Bởi những lý do mà không một viện dẫn lịch sử nào có thể bào chữa được, ngay cả sau khi quân đội Mỹ triệt thoái, cánh Tả vẫn tiếp tục những cố gắng để đánh gục nền Dân Chủ còn phôi thai của Nam Việt Nam. Phụ tá sau này của Nhà Trắng Harold Ickes và nhiều người khác trong “Chiến Dịch Kiểm Soát Tài Chánh” – có một lúc được giúp đỡ bởi một người tuổi trẻ nhiều tham vọng: Bill Clinton – làm việc để cắt toàn bộ những khoản tài trợ của Quốc Hội nhằm giúp miền Nam Việt Nam tự bảo vệ. Liên Hiệp Hoà Bình Đông Dương, điều hành bởi David Dellinger và được quảng bá bởi Jane Fonda và Tom Hayden, phối hợp chặt chẽ với Hà Nội suốt năm 1973 và 1974, đi khắp các khuôn viên đại học Mỹ, tập hợp sinh viên để chống lại điều được cho là những con ác quỷ trong chánh quyền Nam Việt Nam. Những đồng minh của họ trong Quốc Hội liên tục thêm vào những tu chính án để chấm dứt sự viện trợ của Hoa Kỳ cho những người Việt Nam chống Cộng Sản, ngăn cấm cả đến việc sử dụng không lực để giúp những chiến binh Nam Việt Nam đang bị tấn công bởi các đơn vị bộ đội chánh quy Bắc Việt được khối Sô Viết và Trung Cộng yểm trợ.

Rồi đến đầu năm 1975 Quốc Hội Watergate giáng một đơn chí tử xuống các nước Đông Dương không Cộng Sản. Tân Quốc Hội lạnh như băng từ chối lời yêu cầu gia tăng quân viện cho miền Nam Việt Nam và Cam Bốt của Tổng Thống Gerald Ford. Ngân khoản dành riêng này sẽ cung cấp cho quân đội Cam Bốt và Nam Việt Nam đạn dược, phụ tùng thay thế, và vũ khí chiến thuật cần thiết để tiếp tục cuộc chiến tự vệ. Bất chấp sự kiện là Hiệp Định Paris 1973 đặc biệt đòi hỏi phải cung cấp “viện trợ để thay thế trang thiết bị quân sự vô giới hạn” cho Nam Việt Nam, đến tháng Ba phe Dân Chủ trong Quốc Hội biểu quyết với tỷ số áp đảo, 189-49, chống lại bất kỳ viện trợ quân sự bổ sung cho Nam Việt Nam và Cam Bốt.

Trong các cuộc tranh luận, luận điệu của phe Tả phản chiến gồm toàn những lời lên án các đồng minh đang bị chiến tranh tàn phá của Hoa Kỳ. Và đầy những hứa hẹn về một tương lai tốt đẹp cho các quốc gia này dưới sự cai trị của chế độ Cộng Sản. Rồi dân biểu Christopher Dodd, tiêu biểu cho sự ngây thơ hết thuốc chữa của các đồng viện, lên giọng đầy điệu bộ “gọi chế độ Lon Nol là đồng minh là làm nhục chữ nghĩa… Tặng vật lớn nhất mà đất nước chúng ta có thể trao cho nhân dân Cam Bốt là hòa bình, không phải súng. Và cách tốt nhất để đạt được mục đích này là chấm dứt viện trợ quân sự ngay lập tức.”
Sau khi trở thành chuyên gia đối ngoại trong vòng chỉ có hai tháng kể từ lúc thôi bú mẹ, Tom Downey chế diễu những cảnh cáo về tội ác diệt chủng sắp sửa xảy ra ở Cam Bốt, cái tội ác đã giết hơn một phần ba dân số của quốc gia này, như sau: “Chính phủ cảnh cáo rằng nếu chúng ta rời bỏ các quốc gia ấy thì sẽ có tắm máu. Nhưng những cảnh cáo cho việc tắm máu trong tương lai không thể biện minh cho việc kéo dài việc tắm máu hiện nay.”
Trên chiến trường Việt Nam việc chấm dứt viện trợ quân trang, quân cụ là một tin làm kinh ngạc và bất ngờ. Các cấp chỉ huy quân đội của miền Nam Việt Nam đã được đảm bảo về việc viện trợ trang thiết bị khi người Mỹ rút quân – tương tự như những viện trợ Hoa Kỳ vẫn dành cho Nam Hàn và Tây Đức – và đảm bảo rằng Hoa Kỳ sẽ tái oanh tạc Bắc Việt, nếu Bắc Việt tấn công miền Nam, vi phạm hiệp định Paris 1973. Bây giờ thì họ đang mở mắt trừng trừng nhìn vào một tương lai bất định khủng khiếp, trong lúc khối Sô Viết và Trung Cộng vẫn tiếp tục yểm trợ cho Cộng Sản Bắc Việt.

Trong lúc quân đội Nam Việt Nam, vừa choáng váng vừa mất tinh thần, tìm cách điều chỉnh lại lực lượng để đối phó với những sự thiếu thốn trang thiết bị cần thiết, quân đội chính quy miền Bắc được tái trang bị đầy đủ lập tức phát động cuộc tổng tấn công. Bắt giữ được nhiều đơn vị bị cô lập, quân Bắc Việt tràn xuống vùng đồng bằng trong vòng có 55 ngày.
Những năm về sau, tôi đã phỏng vấn những người lính miền Nam Việt Nam còn sống sót trong những cuộc giao tranh, nhiều người đã bị trải qua hơn chục năm trong các trại tù tập trung của Cộng Sản sau khi cuộc chiến chấm dứt. Những điệp khúc này không bao giờ chấm dứt:
- “Tôi không còn đạn dược.”
- “Tôi chỉ còn 3 quả đạn pháo cho mỗi khẩu một ngày.”
- “Tôi không còn gì để phát cho binh sĩ của tôi.”
- “Tôi phải tắt máy truyền tin, bởi vì tôi không thể nào chịu đựng được nữa khi phải nghe những lời kêu gọi xin tiếp viện.”

Phản ứng của Hoa Kỳ trước sự xụp đổ này cho thấy có hai nhóm khác nhau, và điều này vẫn còn tiếp tục được thấy rõ trong nhiều vấn để mà chúng ta đang phải đương đầu ngày nay. Đối với những người đã từng chiến đấu ở Việt Nam, và đối với gia đình, bạn bè, và những người cùng quan điểm chánh trị với họ, đây là là một tháng đen tối và tuyệt vọng.
Những khuôn mặt mà chúng ta thấy đang chạy trốn sự tấn công của Bắc Việt là những khuôn mặt rất thật và quen thuộc, không phải đơn thuần là những hình ảnh truyền hình. Những thân người xoay trong không gian như những bông tuyết, rơi xuống chết thảm khốc sau khi họ đeo và bám vào thân trực thăng hay phi cơ một cách tuyệt vọng, có thể là những người chúng ta quen biết hoặc đã từng giúp đỡ. Ngay cả đối với những kẻ không còn niềm tin vào khả năng đánh bại Cộng Sản, đây không phải là cách để chấm dứt cuộc chiến.
Đối với những kẻ từng trốn tránh cuộc chiến và lớn lên tin rằng đất nước chúng ta là quỷ dữ, và ngay cả khi họ thơ mộng hoá những ý định của người Cộng Sản, những tuần lễ sau cùng này đã chối bỏ trách nhiệm của mình trong sự xụp đổ này bằng những phê phán quân đội Nam Việt Nam đầy tính sa lông, hay là công khai reo mừng.
Ở trung tâm Luật Khoa của đại học Georgetown nơi tôi đang theo học, việc Bắc Việt trắng trợn ném bỏ các điều cam kết về hòa bình và bầu cử trong hiệp định Paris 1973, và tiếng xe tăng của Bắc Việt trên đường phố Sài Gòn được xem như là một cái cớ để thực sự ăn mừng.

Sự chối bỏ trách nhiệm vẫn còn tràn lan trong năm 1997. Thực ra cái kết cuộc này chính là mục tiêu của phong trào phản chiến đã cố gắng không ngừng nghỉ trong những năm theo sau sự rút quân của Mỹ. George McGovern, thẳng thắn hơn nhiều người, công khai tuyên bố với người viết trong lúc nghỉ khi thâu hình cho chương trình “Crossfire” của CNN vào năm 1995. Sau khi tôi đã lý luận rằng cuộc chiến rõ ràng là có thể thắng được ngay cả vào giai đoạn cuối nếu chúng ta thay đổi chiến lược của mình, ứng cử viên Tổng Thống năm 1972, người tình nguyện đi Hà Nội bằng đầu gối, đã bình luận rằng: “Anh không hiểu là tôi KHÔNG MUỐN chúng ta chiến thắng cuộc chiến đó sao?” Ông McGovern không chỉ có một mình. Ông ta là phần tử của một nhóm nhỏ, nhưng vô cùng có ảnh hưởng lớn trong chính trường. Sau cùng họ đã đạt được điều họ muốn.
Có lẽ không còn minh chứng nào lớn hơn cho không khí hân hoan chung quanh chiến thắng của Cộng Sản là giải thưởng điện ảnh năm 1975, được tổ chức vào ngày 8 tháng 4, ba tuần trước khi miền Nam xụp đổ.
Giải phim tài liệu hay nhất được trao cho phim Hearts and Minds, một phim tuyên truyền độc ác tấn công những giá trị văn hóa Hoa Kỳ cũng như những cố gắng của chúng ta để hỗ trợ cho sự chiến đấu cho nền Dân Chủ của miền Nam Việt Nam. Các nhà sản xuất Peter Davis và Bert Schneider (người thủ diễn một vai trong câu chuyện của David Horowitz) cùng nhau nhận giải Oscar. Schneider thẳng thừng trong việc công nhận sự ủng hộ những người Cộng Sản của mình.
Đứng trước máy vi âm ông ta nói:
- “Thật là ngược đời khi chúng ta đang ở đây, vào thời điểm mà Việt Nam sắp được giải phóng.”
Rồi giây phút đáng kinh ngạc nhất của Hollywood xảy ra – dù giờ đây đã được họ cố tình quên đi. Trong lúc quốc gia Việt Nam, mà nhiều người Mỹ đã đổ máu và nước mắt để bảo vệ, đang tan biến dưới bánh xích của xe tăng, Schneider lôi ra một điện tín được gởi từ kẻ thù của chúng ta, đoàn đại biểu Cộng Sản Việt Nam ở Paris, và đọc to lên lời chúc mừng cho phim của mình. Không một phút giây do dự, những kẻ nhiều quyền lực nhất của Hollywood đứng dậy hoan nghênh việc Schneider đọc bức điện tín này.

Chúng ta, những người đã từng chiến đấu ở Việt Nam hoặc là những người ủng hộ những cố gắng ở đó, nhìn lại cái khoảnh khắc này của năm 1975 với sự sửng sốt không nguôi và không bao giờ quên được. Họ là ai mà cuồng nhiệt đến thế để đầu độc cái nhìn của thế giới về chúng ta? Sao họ lại có thể chống lại chính những người đồng hương của mình một cách dữ tợn đến thế? Sao họ có thể đứng dậy để hoan nghênh chiến thắng của kẻ thù Cộng Sản, kẻ đã làm thiệt mạng 58,000 người Mỹ và đè bẹp một đồng minh chủ trương ủng hộ Dân Chủ? Làm sao có thể nói rằng chúng ta và họ đang sống trong cùng một đất nước?

Từ lúc ấy đến nay, không một lời nào của Hollywood nói về số phận của những con người biến mất sau bức màn tre của Việt Nam . Không ai đề cập đến những trại tù tập trung cải tạo mà hàng triệu chiến binh miền Nam Việt Nam đã bị giam giữ, 56,000 người đã thiệt mạng, 250,000 bị giam hơn 6 năm, nhiều người bị giam đến 18 năm. Không người nào chỉ trích việc cưỡng bách di dân, tham nhũng, đàn áp những người bất đồng chính kiến, cướp đất, cướp nhà của dân hay là chế độ Công An trị mà hiện vẫn còn đang tiếp diễn. Thêm vào đó, ngoại trừ phim Hamburger Hill có ý tốt nhưng kém về nghệ thuật, người ta chỉ hoài công nếu muốn tìm một phim thuộc loại có tầm vóc diễn tả các chiến binh Hoa Kỳ ở Việt Nam với đầy đủ danh dự và trong những khung cảnh có thật.

Tại sao? Bởi vì cộng đồng làm phim, cũng như những kẻ thuộc loại đỉnh cao trí tuệ trong xã hội, chưa bao giờ yêu thương, kính phục, hay ngay cả thông cảm với những con người đã nghe theo tiếng gọi của đất nước, lên đường phục vụ. Và vào lúc mà một cuộc chiến âm thầm nhưng không ngừng nghỉ đang diễn ra về việc lịch sử sẽ ghi nhớ đất nước chúng ta tham dự ở Việt Nam như thế nào? Những kẻ chế diễu chính sách của chính quyền, trốn lính, và tích cực ủng hộ kẻ thù, cái kẻ thù mà sau cùng trở nên tàn độc và thối nát, không muốn được nhớ đến như là những kẻ quá đỗi ngây thơ và lầm lẫn.

Giữa những người dân Mỹ bình thường, thái độ của họ trong khoảng thời gian rối ren này lành mạnh hơn nhiều. Đằng sau những tin tức bị thanh lọc và những bóp méo về Việt Nam, thực tế là những công dân của chúng ta đồng ý với chúng ta, những người đang chiến đấu, hơn là với những kẻ làm suy yếu cuộc chiến đấu này. Khá thú vị là điều nầy đặc biệt đúng với tuổi trẻ Mỹ, mà giờ đây vẫn còn được mô tả như là thành phần nổi loạn chống chiến tranh.

Như được tường trình lại trong bài: “Ý Kiến Quần Chúng”, những kết quả thăm dò của Gallup từ năm 1966 cho đến khi Hoa Kỳ chấm dứt sự tham dự chiến tranh ỏ Việt Nam cho thấy tuổi trẻ Mỹ thực ra ủng hộ cuộc chiến Việt Nam lâu bền hơn bất cứ lứa tuổi khác. Ngay cả cho đến tháng 1 năm 1973, khi 68 phần trăm dân Mỹ trên 50 tuổi tin rằng chuyện gởi quân sang Việt Nam là một sai lầm, chỉ có 49 phần trăm những người tuổi từ 25 đến 29 đồng ý. Những phát hiện này cho thấy giới trẻ nói chung rõ ràng là không cực đoan, điều này đã được củng cố thêm bằng kết quả bầu cử năm 1972 – trong đó lứa tuổi từ 18 đến 29 ưa thích Richard Nixon hơn là George McGovern bằng tỷ lệ 52% so với 46 phần trăm.

Tương tự như vậy, mặc dù trong quá khứ những người chống đối này, mà ngày nay đang thống lãnh giới báo chí và giới khoa bảng, đã khăng khăng nói ngược với thực tế, sự xâm nhập vào Cam Bốt năm 1970 đã được ủng hộ quần chúng mạnh mẽ. Sự xâm nhập này đã gây ra sự phản đối rộng khắp ở các sân trường đại học, kể cả một vụ xung đột làm cho bốn người chết ở Kent State University . Theo những kết quả thăm dò dư luận của Harris gần 6 phần 10 dân Mỹ tin rằng sự xâm nhập vào Cam Bốt là đúng đắn. Đa số được hỏi ý kiến, trong cùng bản thăm dò này vào tháng 5 năm 1970, ủng hộ tái oanh tạc Bắc Việt, một thái độ cho thấy sự bác bỏ hoàn toàn phong trào phản chiến.

Các cựu chiến binh Việt Nam, dù bị bôi bẩn thường xuyên trên phim ảnh, trong các bản tin, và trong các lớp học, như là những chiến binh miễn cưỡng và thất bại, vẫn được những người dân Mỹ bình thường tôn trọng. Trong một nghiên cứu toàn diện nhất từ trước đến giờ về những cựu chiến binh Việt Nam (Harris Survey, 1980, ủy quyền bởi Veterans Administration) , 73 phần trăm công chúng và 89 phần trăm cựu chiến binh Việt Nam đồng ý với câu phát biểu: “Vấn đề rắc rối ở Việt Nam là QUÂN ĐỘI CHÚNG TA ĐƯỢC YÊU CẦU CHIẾN ĐẤU TRONG MỘT CUỘC CHIẾN MÀ CÁC LÃNH TỤ CHÍNH TRỊ Ở WASHINGTON KHÔNG CHO HỌ ĐƯỢC PHÉP CHIẾN THẮNG”, 70 phần trăm những người từng chiến đấu ở Việt Nam không đồng ý với câu phát biểu: “Những gì chúng ta gây ra cho nhân dân Việt Nam thật đáng xấu hổ.” Trọn 91 phần trăm những người đã từng phục vụ chiến đấu ở Việt Nam nói rằng họ hãnh diện đã phục vụ đất nước, và 74 phần trăm nói rằng họ thấy thoải mái với thời gian ở trong quân đội. Hơn nữa, 71 phần trăm những người phát biểu ý kiến cho thấy họ sẵn sàng chiến đấu ở Việt Nam một lần nữa, ngay cả nếu biết rằng cái kết quả chung cuộc vẫn như thế và sự giễu cợt sẽ đổ lên đầu họ khi họ trở về.

Bản thăm dò này còn có cái gọi là “nhiệt kế đo cảm giác,” để đo lường thái độ của công chúng đối với những nhóm người khác nhau, với thang điếm từ 1 đến 10. Cựu chiến binh từng phục vụ ở Việt Nam được chấm điểm 9.8 trên thang điểm này. Bác sĩ được 7.9, phóng viên truyền hình 6.1, chánh trị gia 5.2, những người biểu tình chống chiến tranh 5.0, kẻ trốn quân dịch và chạy sang Canada được cho 3.3.

Trái ngược với những câu chuyện huyền thoại được dai dẳng phổ biến, hai phần ba những người phục vụ ở Việt Nam là quân tình nguyện chứ không phải bị động viên, và 77 phần trăm những người tử trận là quân tình nguyện. Trong số những người tử trận: 86 phần trăm là da trắng, 12.5 phần trăm người Mỹ gốc Phi Châu và 1.2 phần trăm thuộc các chủng tộc khác. Những cáo buộc rất phổ biến như là chỉ có dân thuộc các nhóm thiểu số và người nghèo được giao cho những công tác khó khăn trong quân đội khi ở Việt Nam là điều sai lạc. Sự bất quân bình trong cuộc chiến, thực ra chỉ đơn giản là do những thành phần đặc quyền đặc lợi trốn tránh trách nhiệm của mình, và chính những người này kể từ thời gian ấy đã kiên trì bôi bẩn những kinh nghiệm về cuộc chiến để nhằm tự bào chữa cho chính mình, phòng khi sau này sẽ bị lịch sử phán xét.

Thế còn những kẻ không những đã hiểu sai ý nghĩa một cuộc chiến, mà còn không hiểu nổi dân tộc của mình, những kẻ thuộc thành phần tinh hoa của xã hội đó bây giờ ra sao? Bây giờ họ đang ở đâu nếu không phải ở trong tòa Bạch Ốc? Trên vấn đề lịch sử quan yếu này, cái vấn đề đã xác định thế hệ của chúng ta, họ dấu mình thật kín. Họ nên dấu mình như thế.

Đối với những kẻ đã đem cuộc hành trình tuổi trẻ đánh bạc trên cái ý tưởng rằng tổ quốc mình là một lực lượng ác quỷ, sau khi nhận ra sự ngây thơ của mình trong những năm sau năm 1975, chắc họ phải có một cảm giác rất kinh khủng. Thật là sáng mắt, sáng lòng cho những kẻ đã tỉnh thức, đã tự vượt qua được phản ứng chối tội, để chứng kiến cảnh tượng hàng trăm ngàn người dân miền Nam Việt Nam chạy trốn “ngọn lửa tinh nguyên của cách mạng” trên những con tàu ọp ẹp, sự chạy trốn mà chắc chắn 50 phần trăm đã vùi thây dưới đáy biển, hoặc là nhìn thấy những hình ảnh truyền hình của hàng ngàn chiếc sọ người Cam Bốt nằm lăn lóc trên những cánh đồng hoang, một phần nhỏ của hàng triệu người bị giết bởi những người Cộng Sản “giải phóng quân.”

Thực vậy, chúng ta hãy thẳng thắn nhìn nhận. Thật đáng tủi nhục biết bao khi nhìn vào khuôn mặt của một thương binh, hay là nghe diễn từ tốt nghiệp của một học sinh thủ khoa người Mỹ gốc Việt Nam, mà người cha quá cố của em đã chiến đấu bên cạnh những người Mỹ, cho một lý tưởng mà bọn họ công khai mỉa mai, chế diễu, và xem thường. Và thật là một điều đáng xấu hổ khi chúng ta có một hệ thống chínhquyền đã để cho em học sinh đó thành công nhanh chóng ở đây, mà lại không thực hiện được một hệ thống như vậy ở quê hương của em.

THG chuyển ngữ

Hạm đội 5 của Mỹ sẽ khai hỏa ở eo biển Hormuz?

Hạm đội 5 của Mỹ sẽ khai hỏa ở eo biển Hormuz?


Hạm đội 5 của Mỹ hôm qua (28/12) đã tuyên bố một cách đầy cứng rắn rằng, lực lượng này sẽ không cho phép và cũng không dung thứ cho bất kỳ hành động gây cản trở giao thông nào ở Eo biển Hormuz – một trong những tuyến đường biển chiến lược quan trọng nhất thế giới.
"Sự tự do đi lại của tàu thuyền chở hàng hóa và dịch vụ qua Eo biển Hormuz là vô cùng quan trọng đối với sự thịnh vượng của khu vực và toàn cầu. Vì thế, bất kỳ ai đe dọa sự tự do đó tại một eo biển quốc tế sẽ chứng tỏ đó là kẻ đứng bên ngoài cộng đồng các quốc gia và bất kỳ hành động gây cản trở nào cũng sẽ không được dung thứ", một nữ phát ngôn viên của Hạm đội 5 đóng tại Bahrain của Hải quân Mỹ, nhấn mạnh.
Tuyên bố thẳng thừng và mạnh mẽ một cách bất thường trên của nữ phát ngôn viên quân đội Mỹ được đưa ra ở trên là nhằm đáp trả những lời đe dọa liên tục của Iran gần đây về việc đóng cửa Eo biển Hormuz nếu phương Tây thực hiện các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào ngành công nghiệp dầu mỏ của nước này.
Ông Mohammed Reza Rahimi, Phó Tổng thống Iran, hôm 27/12 đã tuyên bố trên các phương tiện truyền thông quốc gia rằng: “Nếu các biện pháp trừng phạt nhằm vào ngành dầu khí Iran được thực hiện thì sẽ không có một giọt dầu nào đi qua được Eo biển Hormuz. Các kẻ thù của chúng tôi sẽ phải từ bỏ âm mưu của họ khi chúng tôi dạy cho họ một bài học lớn”.
Tiếp lời ông Rahimi, Đô đốc Habibollah Sayari, Chỉ huy Lực lượng Hải quân Iran, nhấn mạnh, việc đóng cửa Eo biển Hormuz và từ đó bóp nghẹt đường cung cấp dầu mỏ cho thế giới sẽ “dễ hơn cả việc uống một cốc nước".
Những phát biểu của Đô đốc Sayari được đưa ra đúng thời điểm hạm đội Iran đang tích cực tham gia một cuộc tập trận hải quân quy mô lớn kéo dài 10 ngày ở vùng biển quốc tế, gần Eo biển Hormuz. Cuộc tập trận này có sự xuất hiện của một loạt tàu chiến, trực thăng, tàu ngầm và tàu đệm khí.
Hoạt động phô trương sức mạnh trên của Iran được cho là nhằm để chứng tỏ khả năng nước này có thể đóng cửa Eo biển Hormuz nhanh chóng như thế nào. Eo biển Hormuz là một eo biển hẹp nối vùng Vịnh Persian với Biển Ả-rập. Nó có tầm quan trọng chiến lược hàng đầu thế giới khi hơn 1/3 (khoảng 40%) nguồn cung cấp dầu mỏ cho thế giới phải đi qua eo biển này. Tính trung bình, mỗi ngày có khoảng 15 triệu thùng dầu đi qua Eo biển Hormuz.
Hạm Đội 5 HQ Hoa Kỳ

Theo các nhà phân tích, Iran có thể thực hiện những hoạt động phá hoại ở Eo biển Hormuz nhưng hải quân nước này sẽ không thể địch nổi với hỏa lực của Hạm đội 5 của Hải quân Mỹ. Hạm đội này đang đóng tại Manama, cách bờ biển của Iran chỉ khoảng 160km. Hạm đội 5 của Mỹ bao gồm hơn 20 tàu chiến, trong đó có một đội tàu sân bay tấn công được hỗ trợ bởi một loạt chiến đấu cơ. Có khoảng 15.000 quân nhân được triển khai trên các con tàu thuộc Hạm đội 5 và khoảng 1.000 người được triển khai trên bờ.
Trừng phạt


Chiến đấu cơ 8F/A-18C Hornet cất cánh từ HKMH lớp Nimitz USS John C. Stennis (CVN 74) thuộc Hạm Đội 5 HQ Hoa Kỳ trên vịnh Ả Rập (Arabian Gulf) hôm 23/11/2011
(U.S. Navy photo by Mass Communication Specialist 3rd Class Kenneth Abbate/Released)

Căng thẳng giữa Iran và phương Tây leo thang sau khi ngoại trưởng các nước thành viên Liên minh Châu Âu (EU) cách đây 3 tuần đã quyết định thắt chặt các biện pháp trừng phạt đối với nước xuất khẩu dầu mỏ lớn thứ 5 của thế giới đồng thời để ngỏ khả năng áp dụng một lệnh cấm vận đối với dầu mỏ Iran. Đây là một biện pháp nhằm gia tăng sức ép buộc Iran từ bỏ chương trình hạt nhân gây tranh cãi của nước này.
Phương Tây cáo buộc Tehran đang tìm cách sản xuất bom hạt nhân. Tehran bác bỏ cáo buộc này, khẳng định chương trình hạt nhân của họ chỉ có mục đích hòa bình.
Những lời đe dọa của Iran gần đây đã làm giá dầu tăng hôm 27/12 và đã giảm nhẹ trở lại một ngày sau đó. "Lời đe dọa của Iran về việc đóng cửa Eo biển Hormuz đã đẩy giá dầu tăng cao nhưng ảnh hưởng của lời đe dọa này đã suy giảm dần. Lý do là đó chỉ là những lời đe dọa trống rỗng bởi Iran sẽ không thể gây cản trở đối với các hoạt động chuyên chở dầu qua Eo biển Hormuz khi mà Mỹ đang hiện diện tại đây", ông Thorbjoern bak Jensen, một nhà phân tích, nhận định.
Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định, các tàu chiến của nước này đang đi tuần tra trong khu vực và sẽ giúp đỡ để đảm bảo sự đi lại tự do qua Eo biển Hormuz.
Trong khi đó, Pháp hôm qua đã lên tiếng kêu gọi Iran tuân theo luật quốc tế trong đó cho phép tất cả các tàu thuyền đi lại tự do qua Eo biển Hormuz.
Iran tiếp tục đối đầu với Mỹ và phương Tây xung quanh chương trình hạt nhân của nước này. Bất chấp sức ép dồn dập mà phương Tây nhằm vào Iran bằng những biện pháp trừng phạt liên tiếp với mức độ ngày càng mạnh mẽ, Tehran vẫn kiên quyết không chịu lùi bước.

Máy bay của tương lai

Máy bay của tương lai
 

Một mẫu thiết kế máy bay trong tương lai mang tên Lockheed Stratoliner có khả năng bay đường dài không nghỉ và hoàn toàn không gây ô nhiễm vừa được tạp chí trực tuyến Yanko Design có trụ sở tại Canada công bố.
Nhà thiết kế Wiliam Brown (Lockheed Martin) đã mô phỏng hình dạng loài chim thiên di choắt đuôi vằn (bar tailed godwit) để sáng tạo chiếc máy bay này. Theo bản thiết kế, máy bay sử dụng 4 động cơ phản lực và cánh quạt turbofan chạy bằng nhiên liệu hydrogen không thải chất khí gây hiệu ứng nhà kính. Đầu máy bay hẹp và cụp xuống giống như mỏ chim, đuôi xòe (ảnh). Cánh máy bay dài theo hình cánh chim tạo lực nâng lớn giúp nó bay cao và tiết kiệm nhiên liệu, có thể bay 11.500 km liên tục không cần nghỉ để nạp nhiên liệu. Chim choắt đuôi vằn vốn giữ kỷ lục chim thiên di bay xa, có thể bay không nghỉ từ Alaska (Bắc Mỹ) xuống nước Úc ở Nam bán cầu.




Làm Thinh Trước Điều Quấy...!

Làm Thinh Trước Điều Quấy...!

Tác giả: Huỳnh Quốc Bình
Lời mở đầu của tác giả: Những gì tôi viết ra trước đây, hay trong bài viết nầy không có gì mới lạ, mà chỉ là những điều tôi lập lại để nhắc chính tôi và mọi người rằng: Sách lược của VC và Việt gian là bằng mọi cách chúng phải triệt hạ những người tử tế và quyết liệt chống cộng. Bọn VC và Việt gian không bao giờ buông tha những người chống cộng chân chính, cho dù người ta có hài hoà với chúng. Bọn chúng vu khống, chụp mũ người tử tế là để cho người khác thấy mà e ngại để rồi không tham gia sinh hoạt gì cả; chứ chính bọn chúng cũng biết là những lối “đánh dưới thắt lưng” người khác mà chúng áp dụng, không thể làm cho người có dũng khí lùi bước… Ngoài ra, ai không thích đọc hay bận tâm đến chuyện chính trị, cứ tự nhiên ngưng tại chỗ nầy, để những phần còn lại không làm phiền quý vị.
***
Châm ngôn của người Anh có câu: "Làm thinh trước điều quấy là đồng lõa với điều đó". Hoặc "Ai thấy điều sai trái cần phản đối, và có khả năng làm điều đó nhưng không làm, thì trở nên tòng phạm với hành động sai quấy đó". (Who can protest and does not is accomplice in the act). Căn cứ vào ý nghĩa của câu nầy, nếu ai có khả năng và hoàn cảnh cho phép để góp phần ngăn chận những hành động sai trái, hay tội ác chung quanh mình, mà tỏ ra thụ động hoặc có thái độ bàng quan, thì người đó có tội. Điều nầy không chỉ là ý của con người mà còn là tiêu chuẩn của Kinh Thánh nữa: "Kẻ biết điều lành mà chẳng làm là phạm tội" (James: 4:17).
 
Tôi thấy có người đã nhắc đến lời khẳng định của Hội Phóng Viên Không Biên Giới: "Chúng ta không biết chắc sự lên tiếng của chúng ta có cứu được ai không? Nhưng có điều chắc chắn là khi chúng ta im lặng sẽ có nhiều người chết vì sự im lặng của chúng ta…"(The Journalist without Border: "We are not sure when we speak up we could save anyone but we are very sure there are many people will be killed because of our silence.")
 
Ngưu tầm ngưu mã tầm mã: Trong các sinh hoạt cộng đồng và đấu tranh tại hải ngoại, người ta thấy có những thành phần quá khích, dốt nát nhưng lại muốn làm lãnh tụ, chụm năm tụ bảy với bọn bất hảo, viết báo lá cải, chửi bới vung vít những ai không chịu đầu phục bọn chúng. Bọn này lợi dụng kẽ hở của luật pháp Hoa Kỳ để làm điều bất chính. Người tử tế thì sử dụng những phương tiện và quyền hạn đó để bênh vực người bị đàn áp, còn kẻ gian thì lợi dụng phương tiện đó như một thứ vũ khí để tấn công những ai nằm trong danh sách do quan thầy chúng ra lệnh.
Như tôi có đề cập trong bài viết “tuyên truyền xám”, http://www.huynhquocbinh.com/?q=node/60
 
mánh khoé VC và Việt gian là góp nhặt những dữ kiện tích cực có thật để thêm vào những dữ kiện không đúng sự thật, hầu tạo cho người nhẹ dạ tin tưởng vào những gì chúng nói. Ngay cả người Quốc Gia với nhau, khi thấy những bài báo nặc danh tấn công vào thành phần mình không ưa, cũng tỏ ra khoái chí; mặc dù chúng nó đã từng chửi mình trước đây. Hành vi sử dụng phân nửa sự thật để hạ uy tín người khác theo kiểu tuyên truyền xám được VC áp dụng trước ngày 30-4-75. Ngày nay, VC và kẻ gian cũng đang áp dụng phương pháp này tại hải ngoại. Chúng chuyên làm công việc lăng nhục những người chống cộng, hãm hại người lương thiện, chụp mũ, vu khống và “đánh dưới thắt lưng” của những người có lòng với đất nước và dân tộc Việt Nam. Tàn tê hơn nữa sau khi chúng không còn nghĩ ra cách nào mới để tấn công người tử tế, thì chúng mang cả vợ con của nạn nhân ra để tấn công bằng những lời lẽ vô cùng đê hèn và ác độc.
 
Người nhẹ dạ bị mắc lừa: Thiên hạ dễ bị lừa và tin rằng bọn chúng là những người "chống cộng". Có người nêu thắc mắc tại sao người quốc gia mà không bênh vực người quốc gia, mà lại viết hay nói những điều có lợi cho những kẻ gian manh? Tuy nhiên, người ta cũng hiểu được bản chất của chúng là gian tà, thuộc loại "ngưu tầm ngưu, mã tầm mã" như đã nói. Tôi không thắc mắc điều đó, nhưng lại ái ngại cho những người từng được mọi người kính trọng thì lại ngồi chung bàn, ăn chung mâm với bọn đểu cáng, rồi sẽ có ngày tự chôn vùi thanh danh của mình. Tiếc thật. Vậy thì, nếu chúng ta lên tiếng phản đối chưa chắc gì kẻ gian sẽ từ bỏ hành động gian ác. Nhưng, chắc chắn sự lặng im sẽ khiến cho bọn VC nằm vùng tiếp tục lộng hành. Nếu ai cũng có thái độ thờ ơ thì kẻ gian sẽ được nước làm tới, chúng sẽ khích bác người nầy, tạo mâu thuẫn người kia, mua chuộc thành phần bất hảo quậy phá những sinh hoạt lành mạnh trong cộng đồng người Việt tự do, khiến cho ai cũng chán ngán vì cảnh hỗn quan hỗn quân. Cảnh "chó nhảy bàn độc"sẽ  làm nản lòng người khác, và kết quả sẽ là có ít người muốn dấn thân phục vụ cộng đồng chúng ta. Đây là điều mà bọn lãnh đạo trong đảng cướp VC tại Việt Nam đang mong chờ.
 
Không nói một lời cho kẻ gian: Liên quan đến chuyện trong nước. Căn cứ vào những gì đã và đang xảy ra tại Việt Nam ngày nay, hay chỉ cần lấy móc điểm  30-4-75, bất cứ người Việt Nam nào còn có lương tri không thể nói những điều có lợi cho đảng VC, hay có những hành động giúp cho cái đảng cướp nầy tồn tại.
Trong một chương trình hội luận về chính trị xã hội trên đài phát thanh do tôi từng điều hợp hằng tuần,  có một thính giả từ tiểu bang New Mexico, ông là một cựu sĩ quan của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, thuộc binh chủng Biệt Động Quân, từng bị VC giam cầm nhiều năm trong các nhà tù sau ngày 30-4-75, gọi điện thoại vào đài để bày tỏ nhận xét của ông. Ông nói rằng: "Điều đáng buồn là người ta thấy không ít kẻ đã tự đâm đui hai mắt của mình để không còn nhận ra những hiện tượng quá đáng do kẻ gian bày ra trong các sinh hoạt tại hải ngoại và những nghịch lý do đảng CSVN tạo ra tại Việt Nam ngày nay....".  Câu nói nầy nghe có vẻ cay đắng và chua chát quá, nhưng suy nghĩ lại, tôi mới thấy nó vô cùng thấm thía trước tình trạng đất nước ta hiện nay và các hiện tượng có những tên "đón gió trở cờ", quá ươn hèn, nhu nhược rồi nói hay làm những điều có lợi cho đảng VC bạo tàn... Thành phần nầy xuất hiện nhan nhản hằng ngày, chung quanh chúng ta. Nếu chúng ta không muốn dính dấp đến chính trị, hay cho chuyện đó không liên can đến mình, thì sẽ có ngày chúng ta sẽ phải ân hận như đã từng ân hận về ngày 30-4-75 hoặc sau bao tháng năm nằm trong tù VC.
 
Bênh vực người tử tế: Tôi phải trình bày dài dòng ở các phần trên để xin được nhắc nhở chính tôi rằng: Bất cứ ai, hễ thấy điều đúng là làm, thấy điều sai trái là can thiệp, thấy người cô thế bị hà hiếp thì bênh vực. Thì người đó đã làm đúng với lương tâm của chính mình. Người nào đang giữ những chức vụ cao trọng trong tập thể, kể cả đạo và đời, lại càng phải có trách nhiệm đối với những điều vừa được đề cập ở đây.
 
Làm lớn phải có tư cách và có tinh thần dấn thân cao, phải biết cố vấn người khác giải quyết những khó khăn chung, hoặc đứng ra hoà giải giữa những bất đồng giữa những người cùng chiến tuyến, chứ không nên khích bác, xúi dục những tên bất hảo tấn công người tử tế, tạo nghi ngờ nhau. Làm lớn không chỉ chờ đọc diễn văn hay để chờ được mời đi ăn cổ, hoặc chờ ngày được “phủ cờ”. Làm như thế, không thể là người lãnh đạo tốt, hay xứng đáng được gọi là bậc cao niên tử tế, đáng trọng. Một con người bình thường cũng cần phải biết đau xót trước nổi khổ đau của người khác. Người có đạo đức, còn lương tri, không thể làm ngơ trước sự lộng lành của những tên Việt cộng hay Việt gian ở Việt Nam, hay những cánh tay nối dài của chúng tại hải ngoại.
 
Đừng đánh mất sự liêm sỉ: Đối với những ai đang lãnh đạo tinh thần người khác lại càng phải ý thức rằng: Góp phần ngăn chận tội ác, hay lên tiếng để giảm thiểu những điều sai trái. Chẳng hạn như, VC từng giam cầm quản thúc Hoà Thượng Thích Huyền Quang và Hoà Thượng Thích Quảng Độ, nay lại tiếp tục tìm cách triệt hạ Hoà Thượng Thích Quảng Độ sau khi Hoà Thượng Huyền Quang qua đời, thì chúng ta phải nói rằng VC gian manh, vi phạm nhân quyền hay chà đạp quyền tự do tín ngưỡng. Hoặc tình trạng Linh Mục Nguyễn Văn Lý bị tòa án VC bịt miệng, và giam cầm vô cớ mấy năm trời mới thả ra và tiếp tục gây khó khăn và bắt giam trở lại. VC từng giam cầm LS Lê Thị Công Nhân, hoặc bỏ tù Mục Sư Nguyễn Hồng Quang, sau khi thả ra vẫn tiếp tục quấy nhiểu bằng cách dàn dựng những điều dối trá để lăng nhục các nạn nhân… thì chúng ta phải nói cho thế giới biết rằng: "Việt cộng bịt miệng Linh Mục Lý trước toà, VC giam cầm vô cớ Mục Sư Nguyễn Hồng Quang, hoặc trả thù LS Lê Thị Công Nhân v.v..". Nếu VC đàn áp các mục sư hay Đạo Tin Lành, Đạo Công Giáo, Phật Giáo, Hoà Hảo, Cao Đài, hoặc cướp giật tài sản của dân, ngang nhiên bỏ tù dân mà không cần bản án… thì chúng ta có bổn phận phải tri hô cho mọi người biết. Đó là hành động của một người có liêm sỉ. Nói ngược lại sự thật là tự đánh mất sự liêm sỉ.
 
Kết luận: Tại hải ngoại, nếu có một bạn trẻ Việt Nam nào vẫn còn mù mờ về những gian manh hay thủ đoạn của VC, hay chưa từng kinh nghiệm về những tội ác do VC tạo ra gần nửa thế kỷ qua, thì chúng ta có thể thông cảm. Nhưng những người nhận mình là "trí thức", từng hưởng bổng lộc của thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Việt Nam Cộng Hoà, từng ăn trên ngồi trước trong chính quyền nầy, từng "bỏ của chạy lấy người", từng bị VC hành hạ trong nhà tù nhiều năm sau ngày 30-4,... mà vẫn còn mơ hồ về VC thì không thể chấp nhận được. Nếu ai nhận mình là người có đạo hay con dân Chúa, chắc chắn phải biết Kinh Thánh không lên án sự ngu dốt là cái tội, mà hèn nhát mới có tội. Kinh Thánh có khuyến cáo trong sách sau chót, Khải Huyền (Revelation) 21:8. Đoạn nầy đề cập đến nhiều tội khiến con người không hưởng được Nước Trời, trong đó tội hèn nhát và tội nói dối sẽ bị quăng vào nơi "hồ lửa và diêm cháy bừng bừng".  Ai muốn vào đó thì cứ thoải mái có hành động dối trá, cứ tiếp tục hèn nhát và làm thinh trước điều quấy để được… yên thân trong cõi đời tạm bợ nầy…
 
Huỳnh Quốc BìnhP.O. Box 20361
Salem, OR 97307, USA.
(503) 568-8565
huynhquocbinh@yahoo.com


Đám mây chiến tranh bao phủ bầu trời Iran

Đám mây chiến tranh bao phủ bầu trời Iran
Tại hội nghị thượng đỉnh G-20 diễn ra ở Cannes, người ta đã nghe lỏm được Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy nói với ông Obama rằng “Tôi không thể chịu đựng được Netanyahu, ông ta là một kẻ bịp bợm”. Ông Obama đáp lại rằng, “Anh chán ngấy, nhưng tôi thì phải chịu đựng ông ta hàng ngày”.
 
Tổ chức vận động hành lang đầy quyền lực của Israel tại Washington, Ủy ban Công vụ Hoa kỳ – Israel (AIPAC), một tổ chức bao gồm những cộng tác viên của Israel, những người nhập cư, và những người công khai phản bội lại Hoa Kỳ, đang vận động thông qua nghị quyết Hạ viện H.R 1905, nghị quyết này có thể cấm cả Tổng thống Hoa Kỳ, Ngoại trưởng Hoa Kỳ, các thành viên của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, hoặc là bất kỳ các đặc phái viên nào được phép tham gia vào bất kỳ loại tiếp xúc ngoại giao nào, cho dù là chính thức hay không chính thức, với bất kỳ thành viên hoặc người đại diện nào của chính phủ Iran. Chỉ khi nào Tổng thống thông báo với các Ủy ban cần thiết thì Tổng thống mới có thể tiến hành tiếp xúc ngoại giao với Iran. Nhưng trong thực tế thì Israel đã kiểm soát hầu hết các Ủy ban đối ngoại của Quốc hội, do vậy bất kỳ thông báo nào từ phía Nhà Trắng về việc cần thiết phải liên hệ với các quan chức Iran đều sẽ được chuyển đến văn phòng Thủ tướng Binyamin Netanyahu tại Jerusalem ngay lập tức, và sau đó Israel sẽ làm hỏng tất cả mọi tiếp xúc giữa Hoa Kỳ và Iran.

 
Đám mây chiến tranh bao phủ bầu trời Iran - Tin180.com (Ảnh 1)
 
Chiến lược của Israel là nhằm để đảm bảo rằng kế hoạch tấn công các nhà máy sản xuất hạt nhân của Iran và, có lẽ là cả những mục tiêu khác, sẽ không vấp phải phản ứng nào từ phía bàn tròn ngoại giao của Hoa Kỳ… Israel đã đặt lợi ích riêng của mình vượt lên trên và trái với lợi ích của Hoa Kỳ.
Đối mặt với viễn cảnh về cuộc tấn công của Israel nhắm vào Iran, dưới sự hậu thuẫn của Ả Rập Xê-Út – đồng minh bí mật của Israel trong khu vực – đã có những hiệu ứng gợn sóng trên khắp khu vực Trung Đông và Châu Á.
Các nước tại Châu Á đang tranh giành nhau để gia nhập Tổ chức hợp tác Thượng Hải (viết tắt là SCO) như là một thành viên chính thức. Trước sự hiếu chiến của Hoa Kỳ, NATO, và Israel với ý định lật đổ chính phủ Syria và Iran, hiệp ước kinh tế văn hóa (trên thực tế là hiệp ước an ninh) bao gồm Nga, Trung Cộng, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Uzbekistan, và Tajikistan đã công bố sau Hội nghị thượng đỉnh cấp Thủ tướng tại St. Petersburg rằng SCO sẽ sớm mở cửa để đón nhận các thành viên chính thức đối với Pakistan, Iran, và Ấn Độ. Những nước Châu Á này muốn loại Hoa kỳ ra khỏi tầm ảnh hưởng tại Châu Á.
Trước thềm Hội nghị thượng đỉnh St. Petersburg, Nga và Trung Cộng mạnh mẽ cảnh báo phương Tây rằng họ phản đối bất kỳ cuộc tấn công quân sự nào vào Iran. Các thuật ngữ hiện đang được dùng trong quan hệ quốc tế làm người ta liên tưởng về thời Chiến tranh lạnh, tuy nhiên, Tây phương đang đóng vai kẻ xâm lược, mặc dù chỉ là một kẻ xâm lược bị dẫn dắt bởi Israel và những điệp viên tình báo và những tài sản được găm vào giới lãnh đạo cấp cao của các chính phủ tại Washington, London, Paris, Berlin, và cả các cấp bậc trong Liên Hiệp Quốc.
Ngay cả nước chư hầu của Hoa Kỳ là Afghanistan, háo hức thoát khỏi sự ràng buộc của NATO và Washington, cũng đã đạt được vị trí quan sát viên của SCO. Những bình luận gần đây của Phó chỉ huy Huấn luyện của NATO tại Afghanistan, Thiếu tướng quân đội Hoa Kỳ Peter Fuller, rằng giới lãnh đạo chính quyền Afghanistan rất thất thường, vô ơn bội nghĩa, và phi thực tế bởi vì Tổng thống Hamid Karzai đã từng nói rằng Afghanistan sẽ sát cánh bên Pakistan trong cuộc chiến của Hoa Kỳ trên đất Pakistan. Những lời bình luận của Fuller cũng dẫn đến việc ông Karzai yêu cầu có được tư cách quan sát viên trong SCO bởi vì cuộc chiến của Hoa Kỳ chống lại thế giới Hồi giáo và sự đối lập với chủ quyền của Palestine đã cho thấy vị thế của Washington trên thế giới đã giảm mạnh.
Một quốc gia khác là Mông Cổ, nơi mà CIA và Ngũ giác Đài có rất nhiều điệp viên đang bám rễ, cũng là một quan sát viên SCO. Ngoài ra còn có những "đối tác đối thoại" của SCO – những quốc gia có thể đạt được vị trí quan sát viên SCO hoặc là vị trí thành viên trong tương lai. Những quốc gia thành viên đối thoại bao gồm Belarus, Sri Lanka, và Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên của NATO. Mát-xcơ-va và Ankara đồng ý rằng Thổ Nhĩ Kỳ cuối cùng nên trở thành một thành viên chính thức. Thổ Nhĩ Kỳ đã liên kết chặt chẽ về mặt lịch sử và văn hóa với các quốc gia gốc Thổ Nhĩ Kỳ ở Trung Á và với nhiều nước trong số các nước Cộng hòa tự trị gốc Thổ Nhĩ Kỳ của Nga, bao gồm Tuva, Bashkortostan và Adygeya.
Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt đầu mệt mỏi với sự can thiệp của Israel trong các vấn đề đối nội và đối ngoại của mình, vì đã chứng kiến cuộc tấn công đẫm máu của Israel vào tàu viện trợ của Thổ Nhĩ Kỳ trên dải Gaza – tàu Mavi Marmara; việc Mossad (Cơ quan tình báo của Israel) đã hỗ trợ cho nhóm vũ trang người Cuốc tấn công khủng bố ở Thổ Nhĩ Kỳ, vv…
Iran bây giờ đã nhận thấy đồng minh của Israel là Ả Rập Xê-Út, bổ nhiệm cựu giám đốc tình báo Ai Cập và bạn thân của Thủ tướng Israel Netanyahu, ông Omar Suleiman, làm cố vấn cho người thừa kế hiển nhiên của Ả Rập Xê-Út, hoàng thái tử Nayef bin Abdul Aziz al-Saud, người cũng là Bộ trưởng Bộ nội vụ. Trục Jerusalem-Riyadh đang được thắt chặt hơn nữa bằng việc Tổng thống Obama chuyển 4.000 quân từ Irắc sang Kuwait và tăng cường các tài sản quân sự khác của Hoa Kỳ tại Bahrain - ngôi nhà của hạm đội thứ năm của Hoa Kỳ – và Qatar, các tiểu vương quốc Ả Rập, và Oman. CIA và Ngũ Giác Đài đã thiết lập các căn cứ không quân không người lái Predator tại Djibouti, Seychelles, Ethiopia và theo như đưa tin, cả Ả Rập Xê-Út.
Tổng thống vừa mới đắc cử của Kyrgyzstan, người trước đây là Thủ tướng, ông Almazbek Atambaev, đã ra tuyên bố rằng ông muốn Hoa Kỳ và NATO rời khỏi căn cứ không quân Manas Transit Center của nước mình sau khi hợp đồng thuê hết hạn vào năm 2014. Hiện tại, các điệp viên của tổ chức phi chính phủ (NGO) được Soros tài trợ tại Kyrgyzstan đã cố gắng gợi ý rằng theo hiến pháp mới của Kyrgyzstan, Tổng thống Atambaev không có quyền đóng cửa các căn cứ không quân này. Chính do kiểu can thiệp đó của Hoa Kỳ vào công việc của các quốc gia châu Á mà đã khiến SCO sẵn sàng mở rộng số thành viên để bao gồm thêm 2 nước là Iran và Pakistan. Những nghi ngờ của họ về mục đích và các kế hoạch quân sự của Washington cũng đã khiến cho lời yêu cầu của Hoa Kỳ tham gia SCO với tư cách đối thoại bất thành. Việc Washington muốn vào SCO với tư cách là một "thành viên" đã nói lên nhiều về sự bất lực của CIA trong việc thâm nhập vào các hoạt động bên trong SCO, ngay cả bằng cách thông qua các đồng minh xưa kia như Afghanistan, Pakistan và Mông Cổ. Cuối cùng thì AIPAC và các tay sai của nó cũng đã đạt được mục đích là buộc Hạ viện Hoa Kỳ thông qua một điều luật cấm tất cả liên hệ ngoại giao của Hoa Kỳ với chính quyền Tehran.
Tổng thống Obama đang chịu áp lực to lớn từ phía cuộc vận động hành lang của Israel trong một năm bầu cử trong việc ủng hộ cuộc tấn công quân sự của Israel vào Iran, một hành động chắc chắn sẽ đưa quân đội Hoa Kỳ tại khu vực vùng Vịnh vào cuộc chiến chống lại Iran nhân danh chế độ Tel Aviv/Tây Jerusalem. Tại hội nghị thượng đỉnh G-20 diễn ra ở Cannes, người ta đã nghe lỏm được Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy nói với ông Obama rằng "Tôi không thể chịu đựng được Netanyahu, ông ta là một kẻ bịp bợm." Ông Obama đáp lại rằng, "Anh chán ngấy, nhưng tôi thì phải chịu đựng ông ta hàng ngày."
Cuộc đối thoại giữa Sarkozy và Obama rất có ý nghĩa. Ông Obama đã không phản đối rằng Netanyahu là một kẻ nói dối tài tình, người sẽ làm bất cứ điều gì hoặc nói bất cứ điều gì để thúc đẩy lợi ích của người Do Thái và những người theo chủ nghĩa phục quốc Do Thái trên toàn cầu lên trên hết, thậm chí là nói dối về một mối đe dọa vũ khí hạt nhân không có thật từ phía Iran để khởi xướng một cuộc tấn công quân sự vào Iran.
 
Đám mây chiến
 tranh bao 
phủ bầu trời Iran - Tin180.com (Ảnh 2)
 
Chiếc "Đồng hồ ngày tận thế" của Tập san các nhà khoa học nguyên tử, một phương thức đo mức độ cận kề của thế giới trước một cuộc chiến tranh hạt nhân, hiện nay đang dừng ở thời điểm còn sáu phút nữa là đến nửa đêm. Với mưu đồ của Israel đối với Iran, cuộc khủng hoảng nội bộ của chính quyền ông Obama với việc cách chức Chánh văn phòng Nhà trắng Bill Daley, và lời mời của SCO đối với Iran đến đứng dưới sự bảo trợ của Nga và Trung Quốc, chiếc đồng hồ đã nhảy lên thêm vài phút.
(theo globalresearch)

Bức công hàm ngày 14-9-1958

Bức công hàm ngày 14-9-1958

ĐẠI NGHĨA
30/12/11 

Những năm gần đây một cái công hàm lịch sử gây dư luận xôn xao đang để lại hậu quả của nó làm nhói đau lòng dân tộc Việt vì đã được “nước bạn Tầu” ân cần nhắc lại nhưng chính quyền CSVN thì lờ đi như không biết. Lịch sử của tổ tiên ta đã chứng minh chủ quyền của dân tộc mình trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, ấy thế mà chính quyền CSVN đã lên tiếng nói rằng nó là “một phần của Tầu theo lịch sử”. Xin hỏi đó là lịch sử nào? Phóng viên Lê Dân đài RFA tìm hiểu qua tra cứu một số văn kiện và báo chí quốc tế trình bày như sau:

“Theo tư liệu của Bộ Ngoại giao Tầu thì văn kiện mang tên “Chủ quyền không thể tranh cãi của Tầu trên các đảo Tây Sa và Nam Sa” được tạp chí Beijing Review in lại trong số ấn hành ngày 18 tháng Hai năm 1980, thì Hà Nội đã thỏa hiệp được với Bắc kinh trong quá khứ về việc này. Chúng tôi xin trích thuật:
“Vào tháng Sáu năm 1956, hai năm sau khi chính phủ của ông Hồ Chí Minh đã thành lập tại Hà Nội, thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Ung Văn Khiêm đã nói với ông Li Zhimin, tham tán sứ quán Tầu tại Việt Nam, rằng theo dữ liệu của Việt Nam thì đảo Tây Sa (tức Paracels, Hoàng Sa) và đảo Nansha (tức Spratleys, Trường Sa) là một phần thuộc Tầu theo lịch sử”. (?)
“Đến ngày 4 tháng 9 năm 1958, Bắc kinh ra tuyên bố chính thức về hải phận của họ, bao gồm 12 hải lý từ bất kỳ mốc lãnh thổ nào của Tầu, “trong đó tính gồm cả các đảo Đông Sa, Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa…” (RFA online ngày 12-12-2007)
Sau đây xin trích nguyên văn lời công bố của chính quyền Bắc kinh về lãnh hải 12 hải lý và chủ quyền biển đảo của họ vào ngày 4 tháng 9 năm 1958:
“Lãnh hải nước Cộng hòa Nhân dân Tầu rộng 12 hải lý. Quy định này áp dụng cho toàn lãnh thổ nước CHND Trung Hoa, bao gồm Tầu đại lục cùng với duyên hải của các hải đảo, với Đài Loan cùng các hòn đảo xung quanh cách đại lục bằng hải phận quốc tế, những hòn đảo của khu vực Bành Hồ, quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa), quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa (Trường Sa) và những gì thuộc về những hải đảo của Tầu”. (X-cafevn online ngày 5-9-2009)
Mười ngày sau, tức là ngày 14 tháng 9 năm 1958 thủ tướng nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa Phạm Văn Đồng gửi cho thủ tướng Cộng Hòa Nhân Dân Tầu là Chu Ân Lai một bức công hàm có nội dung:
“Chúng tôi trân trọng báo tin để đồng chí Tổng Lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam DCCH ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958, của chính phủ nước CHND Tầu, quyết định về hải phận của Tầu.
“Chính phủ nước Việt Nam DCCH tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Tầu, trong mọi quan hệ với nước CHND Tầu trên mặt bể.
“Chúng tôi xin kính gửi Đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng”.
(Tuần ViệtNam online ngày 20-7-2011)
Nguyên bộ trưởng Ngoại giao CSVN Nguyễn Mạnh Cầm đã giải thích bức công hàm này trong một cuộc họp báo tại Hà Nội ngày 2-12-1992 và được Thông tấn Xã Việt Nam loan tin ngày 3-12-1992, xin trích như sau:
“Ông nói: “các nhà lãnh đạo của ta lúc trước xác nhận về Hoàng Sa và Trường Sa như vậy là do theo Hiệp định Genève năm 1954 về vấn đề Đông Dương thì tất cả lãnh thỏ từ vĩ tuyến 17 trở vào Nam là thuộc về chính quyền miền Nam, kể cả hai quần đảo này.
“Thêm vào đó, vào lúc ấy Việt Nam phải tập trung hết mọi lực lượng vào cuộc chiến chống Mỹ nên cần bạn bè khắp nơi. Tình hữu nghị Việt- Trung đang thắm thiết và hai nước hoàn toàn tin cậy lẫn nhau. Việt Nam xem Tầu là một nguồn hỗ trợ to lớn và giá trị.
“Trong tinh thần đấy thì do tính cấp bách, quan điểm của lãnh đạo ta (tức ủng hộ Tầu công bố chủ quyền của họ trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa) là cần thiết vì nó phục vụ cho cuộc chiến bảo vệ tổ quốc.
“Đặc biệt việc này còn nhắm vào nhu cầu cấp thiết lúc đó là ngăn ngừa đế quốc Mỹ không sử dụng các quần đảo đó để tấn công chúng ta. Việc lãnh đạo ta tạm công nhận như thế với Tầu không có can hệ gì đến chủ quyền lịch sử và pháp lý của Việt Nam trên các quần đảo Trường Sa và Hoàng sa cả”. (RFA online ngày 12-12-2007)
Qua sự giải thích và biện minh của ông Nguyễn Mạnh Cầm có câu: “trong tình thế cấp bách, quan điểm của lãnh đạo ta (tức ủng hộ Trung quốc công bố chủ quyền của họ trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa)” cho thấy rằng chính quyền VNDCCH, mà trong đó chủ tịch Hồ Chí Minh là chính đã phải cúi đầu công nhận chủ quyền của Trung cộng trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trước đó 2 năm chính thứ trưởng Ung Văn Khiêm cũng đã công nhận hai quần đảo nói trên thuộc về Tầu “theo lịch sử” rồi, làm sao chối cãi?
Trong chuyến đi Bắc Kinh của thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn ngày 25-6-2011 gặp ông Đới Bỉnh Quốc, Ủy viên Quốc vụ viện Tầu đặc trách đối ngoại và ông ta đã cố tình nhắc lại:
“Tối 28-6, Tân Hoa Xã đưa lên mạng bản tin Anh ngữ, theo đó Bắc Kinh hy vọng Hà Nội sẽ thực hiện những gì hai bên đạt được trong chuyến công cán tại Tầu của thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn, được hiểu là Tầu kêu gọi Việt Nam thực hiện điều gọi là đồng thuận.
“Ngoài ra Tân Hoa Xã còn nhắc lại tư liệu lịch sử, theo đó năm 1958 khi Tầu tuyên bố chủ quyền các đảo ở biển Nam Trung Hoa (Biển Đông Việt Nam) thủ tướng Việt Nam ông Phạm Văn Đồng đã gởi công hàm ngoại giao bày tỏ sự đồng thuận với thủ tướng Tầu lúc đó là ông Chu Ân Lai”. (RFA online ngày 1-7-2011)
Theo tài liệu mà Wikileaks vừa tiết lộ bức công điện ngày 13-3-2008 của tòa đại sứ Mỹ tại Hà nội thì chắc chắn rằng theo “đồng thuận” ngầm, Việt Nam đã “bán” hẵn quần đảo Hoàng Sa cho Tầu. Có phải đây là sự “đồng thuận” theo như lời của Zheng Zhenhua, phó Giám độc Cơ quan Hoạch định Chính sách thuộc Ban Quan hệ Á châu bộ Ngoại giao Tầu đã nói rõ về số phận của quần đảo Hoàng Sa nên đảng CSVN không thể công bố?
“Zheng lưu ý rằng Tầu đã chính thức tuyên bố ranh giới khu vực chủ quyền 12 hải lý xung quanh quần đảo Hoàng Sa, nơi họ tin rằng chủ quyền của họ là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, vẫn theo Zheng, Trung quốc không làm điều này với khu vực quần đảo Trường Sa, vì Bắc kinh thừa nhận rằng những tuyên bố như vậy tại đây là phức tạp hơn”. (Bí mật VN qua hồ sơ Wikileaks – trang 184)
Sau chuyến đi của ông Hồ Xuân Sơn và công bố “đồng thuận” của Tân Hoa Xã, chính quyền Việt Nam bắt đầu thẳng tay đàn áp các cuộc biểu tình chống Trung cộng để bảo vệ HS-TS khiến cho những người Việt Nam nghi ngờ một sự “đồng thuận” khuất tất gì đó nên họ đã kiến nghị chính quyền công bố công khai cho toàn dân biết, nhưng cho đến nay nhà cầm quyền CSVN vẫn lặng câm. Luật sư Trần Vũ Hải đã nêu lên thắc mắc chung, ông nói:
“Trách nhiệm của Bộ ngoại giao là phải giải thích rõ là khi trao đổi với Tầu có đúng như quan điểm của Tân Hoa Xã loan báo hay không. Trước mắt phải khẳng định điều đó hay là Tân Hoa Xã theo cái truyền thống làm như thế liên quan tới Biển Đông mà không phản ánh đúng quan điểm của Việt Nam đã trình bày trong buổi đó…
“Nếu không giải thích sẽ bị hiểu nhầm bất lợi về nhiều thứ: Nhưng tôi nghĩ rằng, sẽ có nhiều người đích thân yêu cầu bộ Ngoại giao phải giải thích về vấn đề này, Tân Hoa Xã có nói đúng hay họ xuyên tạc để có quan điểm rõ ràng….
“Theo VNExpress bản tin trên mạng ngày 30-6, ông Lê Văn Nghiêm Cục trưởng Thông Tin đối ngoại nhìn nhận là đã học được bài học qua vấn đề Biển Đông. Đó là trong mọi trường hợp phải chủ động thông tin, không thông tin, hoặc thông tin không kịp thời không đầy đủ thì coi như nhường trận địa thông tin cho đối phương”. (RFA online ngày 1-7-2011)
Nhà ngoại kỳ cựu, ông Lưu Văn Lợi đã lên tiếng giải thích về bức công hàm này qua bài viết đăng trên tạp chí Xưa & Nay (Số 315, tháng 9-2008, trang 40) với tựa đề “Bức thư của thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi các nhà lãnh đạo Trung quốc ngày 14-9-1958” được ông Bùi Văn Phú ghi lại như sau:
“Chính phủ Trung quốc tuyên truyền đây là một “bằng chứng” Việt Nam công nhận quần đảo Hoàng Sa là của Tầu.
“Xem nguyên văn bức thư của ông Phạm Văn Đồng người ta thấy bức thư chỉ có một nội dung là ủng hộ Tầu quy định hải phận rộng 12 hải lý và chỉ thị cho các cơ quan nhà nước có trách nhiệm phải tôn trọng quy định 12 hải lý. Nội dung đó không hề nói đến vấn đề lãnh thổ, càng không nói gì đến vấn đề các quần đảo. Nội dung chỉ có thế, sao lại xuyên tạc là “sự công nhận” Hoàng Sa là của Tầu?” (Talawas online ngày 9-14-2009)
Bộ Ngoại giao vẫn im lặng không nói gì đến bức công hàm mà chỉ để Mặt trận Tổ quốc lên tiếng qua báo Đại Đoàn Kết và ở đó thạc sĩ Hoàng Việt (Quỹ nghiên cứu Biển Đông) cũng giải thích một cách lấp liếm như ông Lưu Văn Lợi trong khi ông Nguyễn Mạnh Cầm đã thừa nhận: “quan điểm của lãnh đạo ta (tức ủng hộ Tầu công bố chủ quyền của họ trên các đảo Hoàng Sa và Trường Sa) là cần thiết..” còn ông thứ trưởng Ung Văn Khiêm thì nói rằng:“Theo dữ liệu của Việt Nam thì đảo Tây Sa (tức Paracels Hoàng Sa) và đảo Nansha (tức Spratleys, Trường Sa) là một phần thuộc Tầu theo lịch sử”. Có một điều đáng nói là “ lãnh đạo ta” đã vô liêm sĩ và thiếu tinh thần trách nhiệm khi hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa lúc bấy giờ không phải thưộc quyền của mình nên họ đã trơ trẻn nhận vơ là của “đồng chí vĩ đại”. Cả hai ông cớm ngoại giao đã tuyên bố rõ như thế mà còn giải thích quanh co chỉ nhận có hải phận 12 hải lý? Chính vì công nhận 12 hải lý nầy mà Tầu đã ngang ngược hoành hành trên vùng biển quanh Hoàng Sa và Trường Sa mấy năm nay, vậy mà ông thạc sĩ Hoàng Việt viết:
“Công hàm 1958 của thủ tướng Phạm Văn Đồng ra đời trong bối cảnh quan hệ đặc thù VNDCCH-Tầu lúc đó “vừa là đồng chí vừa là anh em”…
“Trung quốc ra tuyên bố về lãnh hải bao gồm đảo Đài Loan trước hết nhằm khẳng định chủ quyền trên biển của Tầu trong tình thế đe dọa tại eo biển Đài Loan. Tuy nhiên, Tầu vẫn không quên mục đích “sâu xa” của họ trên Biển Đông nên đã “lồng ghép” thêm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam vào bản tuyên bố.
“Công hàm 1958 của thủ tướng Phạm Văn Đồng xuất phát từ mối quan hệ rất đặc thù với Tầu trong thời điểm VNDCCH đang rất cần tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của các quốc gia trong khối XHCN bấy giờ là cử chỉ ngoại giao tốt đẹp thể hiện quan điểm ủng hộ của VNDCCH trong việc tôn trọng lãnh hải 12 hải lý của Tầu trước các diễn biến quân sự phức tạp trên eo biển Đài Loan…
“Trong công hàm của thủ tướng Phạm Văn Đồng không có từ nào, câu nào đề cập đến vấn đề lãnh thổ và chủ quyền, càng không nêu tên bất kỳ quần đảo nào như Tầu đã nêu. Do vậy, chỉ xét về câu chữ trong một văn bản có tính chất ngoại giao cũng dễ dàng nhận thấy mọi suy diễn cho rằng công hàm 1958 đã tuyên bố từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và coi đó là bằng chứng khẳng định đã thừa nhận chủ quyền của Tầu đối với hai quần đảo này là xuyên tạc lịch sử và hoàn toàn không có cơ sở pháp lý”….
“Trong công hàm 1958, thủ tướng Phạm Văn Đồng không hề đề cập đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Vì điều đó không cần thiết, bởi theo Hiệp định Genève 1954, hai quần đảo HS và TS nằm phía Nam vĩ tuyến 17 tạm thời thuộc quyền quản lý của chính phủ Việt Nam Cộng hòa (VNCH). Trong thời điểm đó, dưới góc độ tài phán quốc tế, thì chính phủ VNDCCH không có nghĩa vụ và quyền hạn hành xử chủ quyền tại hai quần đảo này theo luật pháp quốc tế”…(Tuần ViệtNam online ngày 20-7-2011)
Luật gia Trần Đình Thu cũng lập luận cùng một giọng điệu với thạc sĩ Hoàng Việt trong Đại Dân Tộc, ông còn cho rằng cái công hàm “nói nôm na giống như một tiếng vỗ tay đồng thuận hay một lời la ó phản đối”, thưa ông Thu, ở đây tôi nghĩ không phải vậy, mà nó còn để lại một hậu quả nghiêm trọng không lường khi mà “nước bạn Tầu” đã cố tình chiếm đảo của ta thì chúng ta không thể coi nhẹ cái công hàm ấy được. Qua việc phân trần của luật gia Thu cho chúng ta thấy được cái cảnh bị lệ thuộc thiên triều của Việt Nam DCCH lúc bấy giờ bi thảm như thế nào.
“Theo luật quốc tế, gía trị của công hàm chỉ là nêu quan điểm của chính phủ một nước về một vấn đề quốc tế, nói nôm na như là tiếng vổ tay đồng thuận hay một lời la ó phản đối. Chỉ khi nào Việt Nam ký hiệp định với Tầu nói rõ những vùng biển đảo nào thuộc Tầu thì khi đó mới có gía trị.
“Vào năm 1958, trong bối cảnh Việt Nam DCCH đang quan hệ với Tầu, việc ra công hàm ủng hộ Tuyên bố 1958 của nước bạn Tầu là không thể không làm. Khổ nổi tuyên bố của nước bạn quá ngạo ngược về cái “ranh đất không giống ai” đó. Như vậy thì công hàm phải viết thế nào đây?…
“Tuy nhiên, công hàm 1958 của thủ tướng Phạm Văn Đồng đã khéo léo công nhận chỉ 1 vấn đề là bề rộng lãnh hải 12 hải lý mà thôi…
“Từ đó chúng tôi kết luận: Công hàm 1958 không thể là nguyên nhân dẫn đến các rắc rối về sau liên quan đến chủ quyền biển đảo giữa Việt Nam và nước bạn Tầu. Việc nước bạn Tầu có những tuyên bố thiếu phù hợp gần đây là do sự chủ động của họ”. (Đàn Chim Việt online ngày 12-12-2011)
Từ lâu rồi Trung quốc hoành hành trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và trên Biển Đông, ông Thu có thấy được hậu quả tai hại của cái công hàm đó như thế nào không? đối với người vô trách nhiệm thì cái công hàm đó như “một tiếng vỗ tay”, nhưng với ông “bạn Tầu” có chủ tâm chiếm đảo của ta thì nó lại khác, nó là một bằng chứng có gía trị vô cùng. Để biện minh cho việc làm ngang ngược của mình trên Biển Đông, Tầu đã nhắc lại cái công hàm năm 1958 theo như bức công điện ngày 13-3-2008 của tòa đại sứ Hoa kỳ tại Hà Nội gửi về bộ Ngoại giao Hoa kỳ mà Wikileaks vừa tiết lộ được nhà báo Ngô Nhân Dụng viết nên bài “Một di sản của Phạm Văn Đồng” lược trích:
“Việc ngăn cấm các công ty quốc tế tìm dầu trong thềm lục địa Việt Nam buộc chính quyền Bắc kinh phải giải thích với nước có những hang dầu bị cấm. Và họ đã viện dẫn lá thư Phạm Văn Đồng làm bằng cứ. Một điện văn của đại sứ Mỹ ở Hà nội (mới tiết lộ cuối tháng 8 năm 2011) kể lại mấy cuộc tiếp xúc với quan chức Tầu để nghe họ biện minh việc cấm đoán các hảng dầu Mỹ. Trong cuộc gặp gỡ ngày 7 tháng 3 năm 2008 với nhân viên Ngoại giao Mỹ, ông Trịnh Chấn Hoa (Zheng Zhenhua Đ/N), phó chủ nhiệm phòng Kế hoạch thuộc Vụ Á châu, bộ Ngoại giao Bắc kinh, đã nêu lên lá thư do ông Phạm Văn Đồng ký gửi thủ tướng Chu Ân Lai để chứng minh Việt Nam đã chính thức công nhận chủ quyền của Tầu trên các đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ năm 1958”. (Người Việt online ngày 13-9-2011)
Tầu đã tung hoành như cướp trên vùng biển đảo của ta với biết bao vụ đâm chìm tàu và bắn giết ngư phủ và cái ngang ngược nhất là đã cắt cáp tàu thăm dò dầu khí trong thềm lục địa của ta. Tầu đã điều biết bao tàu lớn nhỏ uy hiếp, đe dọa nhân dân ta cũng như đưa tàu khai thác dầu khí lớn nhất của chúng vào Biển Đông thì chuyện giải quyết sẽ ra sao?
Mới vừa rồi, khi trả lời chất vấn trước Quốc hội, thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên bố:
“Lập trường nhất quán của chúng ta là quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chúng ta có đủ căn cứ và lịch sử pháp lý để khẳng định điều này. Nhưng chúng ta chủ trương đàm phán giải quyết, đòi hỏi chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình”. (VNExpress online ngày 25-11-2011)
Với tham vọng bành trướng với quân đông, tàu lớn, súng to của “nước bạn” chúng ta sẽ “dùng biện pháp hòa bình” để lấy lại Hoàng Sa như thủ tướng Dũng vừa tuyên bố, trong khi chúng chiếm của ta bằng máu thì liệu có tin được không?
Đừng nghe những gì ông Dũng nói, ông ta chỉ hô hào suôn để lừa phỉnh và trấn an dư luận, thương lượng bí mật song phương có tính cách “câu giờ” thì chắc chắn rằng Hoàng Sa sau 50 năm Tầu chiếm cứ mà không có thưa kiện ra quốc tế theo như lời cảnh giác của luật sư Trần Lâm thì xem như “cứt trâu để lâu hóa bùn”. Đứng trước hiểm họa vĩnh viễn mất Hoàng Sa và cả Trường Sa nhân dân Việt Nam đã biểu tình phản đối và tiến sĩ Hà Sĩ Phu đã long trọng tuyên bố:
“Được biết tình hình này, một số cựu chiến binh lão thành phẫn nộ: Họ dựa vào công hàm của thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958 chứ gì, nếu cần dân Việt nam sẽ xé toạc công hàm đó, gạch chéo lên công hàm đó: quyết định về lãnh thổ mà không có chuẩn y của quốc hội, không trưng cầu dân ý thì chẳng có gía trị gì, dân xé lúc nào cũng được. Dân chúng tôi không bị ràng buộc bởi công hàm đó!”
(Đối Thoại online ngày 13-12-2007)
Thay mặt lưỡng Viện Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, thượng tọa Thích Quảng Độ Viện trưởng Viện Tăng thống ra tuyên cáo về cái công hàm ngày 14-9-1958 xin trích như sau:
“Công hàm ngày 14-9-1958 của ông Phạm Văn Đồng chỉ đại diện cho thiểu số đảng viên cộng sản mà không đại biểu cho toàn dân miền Bắc Việt Nam, vì nội dung bán nước của công hàm không được trưng cầu dân ý, cũng không được thông qua trước Quốc hội VNDCCH, dù nhân dân không cộng sản chẳng có đại biểu tại quốc hội này y hệt như quốc hội hiện nay…
“Xem như thế công hàm ngày 14-9-1958 của ông Phạm Văn Đồng vô gía trị trên mặt pháp lý quốc tế, pháp lý quốc gia và ý chí dân tộc. Công hàm chỉ là dự tính chia chác phi pháp giữa hai đảng cộng sản Việt-Trung”. (Thời Luận ngày 17-9-2008)
Theo đề nghị của ông Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó chủ tịch MTTQVN tại Tp Sài Gòn và cũng là nguyện vọng của nhân dânViệt Nam yêu cầu:
“Nhà nước nên tổ chức đối thoại một cách công khai về Biển Đông, trên tinh thần xây dựng, chứ đồng thuận mà không có phản biện chỉ tạo một sự đồng thuận gỉa tạo…Một dân tộc có quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước rất là hiển hách như Việt Nam thì không nên quỵ luỵ trước Tầu”. (Bauxite Việt Nam online ngày 19-9-2011)

Đại Nghĩa (Sưu tầm)
© Đàn Chim Việt