CON ĐƯỜNG KHÔI PHỤC VỊ THẾ CỦA NGA
Nga đang nỗ lực chế tạo một chiến đấu cơ thế kỷ 21. Liệu nước Nga có thể giành lại vị thế siêu cường trước đây? Chiếc máy bay phản lực chiến đấu này chính là chìa khóa.
Sukhoi PAK T-50 |
Mới đây, Thủ tướng Nga Vladimir Putin đã nói đến việc thành lập nên một "Liên minh Âu Á" gồm các quốc gia trong liên bang Xô Viết cũ. Hành động này được coi là một thách thức đối với phương Tây, và một cú động lực nhằm phục hồi vị trí siêu cường của Moscow trước đây.
Ông Putin đưa ra ý tưởng này trong bối cảnh trỗi dậy của quân đội Nga. Moscow đang rất muốn thiết lập lại sức mạnh của quân đội, trên thực tế, họ đã hứa chi 730 tỉ USD để trang bị lại các lực lượng quân sự của mình với các loại vũ khí của thế kỷ 21 cho tới năm 2020.
Theo kế hoạch này, quân đội Nga sẽ tiếp nhận 1000 máy bay trực thăng mới, 600 chiến đấu cơ và 100 chiến hạm, bao gồm cả các hàng không mẫu hạm và 8 tàu ngầm nguyên tử trang bị hỏa tiễn đạn đạo. Việc tăng cường lực lượng quân sự cũng nhắm đến các hỏa tiễn liên lục địa đời mới và các hệ thống phòng không tân tiến.
Tất cả những điều này nghe đều rất phấn khởi. Nhưng trên thực tế, Moscow chỉ có thể giành lại vị trí thống trị toàn cầu dựa vào một quân bài chủ chốt của quân đội của họ: phi cơ chiến đấu đẹp "mượt mà" được biết đến với tên gọi Sukhoi PAK T-50.
Với đôi cánh cụp phía sau và trông như một mũi tên sắc nhọn, T-50 là chiến đấu cơ bắt mắt đầu tiên mà nước Nga tạo nên mà không phải kế thừa từ thời Xô Viết. Nhưng câu hỏi lớn đặt ra ở đây là, liệu Nga có đủ tài nguyên để chế tạo loại máy bay này?
Moscow không hề nản chí. Tổng thống Dmitri Medvedev đã tuyên bố từ tháng Hai rằng Nga cần bắt kịp NATO và Mỹ, sau hai thập kỷ bị coi là cường quốc "hạng ba". "NATO vẫn không ngừng nỗ lực để mở rộng các cơ cấu quân sự. Tất cả điều này kêu gọi việc hiện đại hóa về mặt phẩm và lượng của quân lực chúng ta và tái tạo hình ảnh của họ... chúng ta cần đổi mới vũ khí toàn diện" - ông Medvedev nói.
Chi tiêu quốc phòng của Nga đã tăng lên 10 lần kể từ khi ông Putin lên nắm quyền năm 2000. Cựu Bộ trưởng Tài chính Alexei Kudrin nói rằng, nếu như kế hoạch chi tiêu được chấp thuận, Moscow sẽ tăng gấp đôi ngân sách quốc phòng vào năm sau, từ 3 % lên 6% GDP.
Tài nguyên và động lực đóng vai trò quan trọng với bất kỳ nước nào muốn trở thành siêu cường. Khả năng kỹ thuật cũng vậy. Một số nhà chuyên môn về an ninh nghi ngờ rằng các công ty quốc doanh về quân sự của Nga khó có thể sản xuất nên các mặt hàng như vậy.
"Bây giờ thì tiền rất sẵn và có thể là một dự án riêng lẻ như T-50 là khả thi, thậm chí trong các bối cảnh của Nga" - Vitaly Shlyko, một cựu Phụ tá bộ trưởng Quốc phòng và là nhà thảo kế hoạch chiến tranh thời Xô Viết, nói: "Nhưng Nga lại có xu hướng giảm công nghiệp hóa. Về căn bản thì Nga vẫn là một đất nước ở thế giới thứ ba sống nhờ xuất cảng dầu. Chương trình đổi mới vũ khí là một chiến dịch chính trị, để khiến Putin tự hào. T-50 chẳng qua chỉ là một phương tiện chính trị".
Nếu như T-50 là thật, đây quả là một chiến đấu cơ tốt. Các quan chức quân đội gọi đây là chiến đấu cơ "thế hệ thứ 5". Đó là hạng chiến đấu cơ duy nhất mà Mỹ đã xuất xưởng thành công, với mẫu hình là loại chiến đấu cơ F-22.
Các chiến đấu cơ đời mới đều có thể tàng hình, có động cơ mạnh, bay với vận tốc siêu thanh và rađa trinh sát vượt tầm nhìn. Chúng cũng có các loại vũ khí tích hợp và các hệ thống điện toán điều khiển, khung phòng làm từ các vật liệu tân tiến.
Đó là những gì cần thiết để trở thành một siêu cường thực sự.
Ông Putin đưa ra ý tưởng này trong bối cảnh trỗi dậy của quân đội Nga. Moscow đang rất muốn thiết lập lại sức mạnh của quân đội, trên thực tế, họ đã hứa chi 730 tỉ USD để trang bị lại các lực lượng quân sự của mình với các loại vũ khí của thế kỷ 21 cho tới năm 2020.
Theo kế hoạch này, quân đội Nga sẽ tiếp nhận 1000 máy bay trực thăng mới, 600 chiến đấu cơ và 100 chiến hạm, bao gồm cả các hàng không mẫu hạm và 8 tàu ngầm nguyên tử trang bị hỏa tiễn đạn đạo. Việc tăng cường lực lượng quân sự cũng nhắm đến các hỏa tiễn liên lục địa đời mới và các hệ thống phòng không tân tiến.
Tất cả những điều này nghe đều rất phấn khởi. Nhưng trên thực tế, Moscow chỉ có thể giành lại vị trí thống trị toàn cầu dựa vào một quân bài chủ chốt của quân đội của họ: phi cơ chiến đấu đẹp "mượt mà" được biết đến với tên gọi Sukhoi PAK T-50.
Với đôi cánh cụp phía sau và trông như một mũi tên sắc nhọn, T-50 là chiến đấu cơ bắt mắt đầu tiên mà nước Nga tạo nên mà không phải kế thừa từ thời Xô Viết. Nhưng câu hỏi lớn đặt ra ở đây là, liệu Nga có đủ tài nguyên để chế tạo loại máy bay này?
Moscow không hề nản chí. Tổng thống Dmitri Medvedev đã tuyên bố từ tháng Hai rằng Nga cần bắt kịp NATO và Mỹ, sau hai thập kỷ bị coi là cường quốc "hạng ba". "NATO vẫn không ngừng nỗ lực để mở rộng các cơ cấu quân sự. Tất cả điều này kêu gọi việc hiện đại hóa về mặt phẩm và lượng của quân lực chúng ta và tái tạo hình ảnh của họ... chúng ta cần đổi mới vũ khí toàn diện" - ông Medvedev nói.
Chi tiêu quốc phòng của Nga đã tăng lên 10 lần kể từ khi ông Putin lên nắm quyền năm 2000. Cựu Bộ trưởng Tài chính Alexei Kudrin nói rằng, nếu như kế hoạch chi tiêu được chấp thuận, Moscow sẽ tăng gấp đôi ngân sách quốc phòng vào năm sau, từ 3 % lên 6% GDP.
Tài nguyên và động lực đóng vai trò quan trọng với bất kỳ nước nào muốn trở thành siêu cường. Khả năng kỹ thuật cũng vậy. Một số nhà chuyên môn về an ninh nghi ngờ rằng các công ty quốc doanh về quân sự của Nga khó có thể sản xuất nên các mặt hàng như vậy.
"Bây giờ thì tiền rất sẵn và có thể là một dự án riêng lẻ như T-50 là khả thi, thậm chí trong các bối cảnh của Nga" - Vitaly Shlyko, một cựu Phụ tá bộ trưởng Quốc phòng và là nhà thảo kế hoạch chiến tranh thời Xô Viết, nói: "Nhưng Nga lại có xu hướng giảm công nghiệp hóa. Về căn bản thì Nga vẫn là một đất nước ở thế giới thứ ba sống nhờ xuất cảng dầu. Chương trình đổi mới vũ khí là một chiến dịch chính trị, để khiến Putin tự hào. T-50 chẳng qua chỉ là một phương tiện chính trị".
Nếu như T-50 là thật, đây quả là một chiến đấu cơ tốt. Các quan chức quân đội gọi đây là chiến đấu cơ "thế hệ thứ 5". Đó là hạng chiến đấu cơ duy nhất mà Mỹ đã xuất xưởng thành công, với mẫu hình là loại chiến đấu cơ F-22.
Các chiến đấu cơ đời mới đều có thể tàng hình, có động cơ mạnh, bay với vận tốc siêu thanh và rađa trinh sát vượt tầm nhìn. Chúng cũng có các loại vũ khí tích hợp và các hệ thống điện toán điều khiển, khung phòng làm từ các vật liệu tân tiến.
Đó là những gì cần thiết để trở thành một siêu cường thực sự.
Liệu Nga phải cần tới bao nhiêu chiếc Sukhoi PAK T-50 để giành lại vị thế siêu cường? |
Tới nay, T-50 vẫn đang gặp trục trặc. Khi một trong hai nguyên mẫu được đem ra trình diễn vào tháng 8/2011, nó có vẻ như chỉ biểu diễn được các động tác bay chậm và lượn vài vòng "bình thường". Ngày hôm sau, khi máy bay phải trình diễn trước công chúng, nó bị bốc cháy khi cất cánh và phải chôn chân trên mặt đất trong suốt buổi diễn.
"Chúng tôi thậm chí còn không hề biết các đặc tính căn bản, chẳng hạn như loại động cơ ? Khi chúng tôi hỏi, họ chỉ nói rằng "đó là tối mật"- Alexander Golts, một chuyên viên quân sự, cho biết.
Trong những năm gần đây, ông Putin đã cố gắng để khôi phục lại tiềm năng của Liên Xô bằng cách gộp lại những tên tuổi của các chiến đấu cơ nổi tiếng nhất như Sukhoi, MiG, Tupolev, Ilyushin vào các công ty quốc doanh.
Nhưng các chuyên viên cho rằng hành động này chỉ nhằm che dấu đi vấn đề chính. Gần một nửa các ngành kỹ thuật quân sự thời Xô Viết cũ của Nga vẫn đang hoạt động. Chuyên gia quân sự Pavel Felgenhauer cho biết: điều đó cũng có nghĩa là những bộ phận lắp ráp thành một chiến đấu cơ của Nga hiện nay phải được sản xuất trong một nhóm, chương trình tiêu tốn thời gian và công sức, tiền bạc. "Tệ hơn là, có một khoảng cách quá lớn giữa kỹ thuật của Nga và phương Tây".
Tổng thống Medvedev từng gợi ý rằng có thể mua vũ khí ở nước khác. Nga cũng nhập khẩu một vài loại, bao gồm súng trường bắn tỉa của Đức và máy bay không người lái của Israel và tàu chiến của Pháp. Nhưng trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao nhất của Nga lại có mâu thuẫn vì việc nhập cảng này. Với sự trở lại của một vị lãnh đạo bảo thủ và chủ nghĩa dân tộc như Putin vào năm tới, lựa chọn này sẽ khó khả thi về mặt chính trị.
Phi công huyền thoại của Nga là Magomed Tolboyev nói rằng ông là một trong những người hâm mộ T-50 nhất, nhưng cũng không dám chắc việc sản xuất chính thức loại máy bay này vào năm 2013 là hiện thực.
"Ngành kỹ nghệ của chúng tôi mất 20 năm đình động, hầu hết các nhà máy đều ngừng hoạt động, các chuyên viên đã rời đi" - ông Tolboyev cho biết. "Khoảng trông đó sẽ cần 10 đến 15 năm để lấp đầy. Bạn sẽ không thể chỉ đưa người vào một ngành công nghiệp trống rỗng và bảo họ bắt đầu sản xuất ra các cỗ máy tinh xảo và phức tạp được".
Lê Thu (theo GP)
No comments:
Post a Comment