Nga cung cấp cho Iran hệ thống điện tử di động Avtobaza
(ĐVO) Phó giám đốc Cơ quan Liên bang về Hợp tác kỹ thuật quân sự Konstantin Biryulin cho biết, các hệ thống điện tử được Nga cung cấp cho Iran là hoàn toàn mang mục đích phòng thủ.
Theo một thỏa thuận với Tehran, Nga đã cung cấp cho Iran hệ thống điện tử 1L222 Avtobaza có khả năng chính là tìm kiếm thụ động các mục tiêu phát xạ, trong đó có cả radar xung nhìn trên máy bay, radar kiểm soát điều khiển vũ khí và bảo đảm các chuyến bay ở độ cao thấp.
Hệ thống điện tử Avtobaza tiêu chuẩn bao gồm một hệ thống điện tử lắp trên khung xe tải Ural-43203 và máy phát điện lắp trên khung xe KAMAZ-4310.
Theo một thỏa thuận với Tehran, Nga đã cung cấp cho Iran hệ thống điện tử 1L222 Avtobaza có khả năng chính là tìm kiếm thụ động các mục tiêu phát xạ, trong đó có cả radar xung nhìn trên máy bay, radar kiểm soát điều khiển vũ khí và bảo đảm các chuyến bay ở độ cao thấp.
Hệ thống điện tử Avtobaza tiêu chuẩn bao gồm một hệ thống điện tử lắp trên khung xe tải Ural-43203 và máy phát điện lắp trên khung xe KAMAZ-4310.
Hệ thống điện tử 1L222 Avtobaza lắp trên xe tải Ural-43203 |
"Chúng tôi liên tục đàm phán với Iran về việc mua sắm vũ khí của nước này là không thuộc danh mục bị chế tài của Liên Hiệp Quốc, bởi đây là một hệ thống phòng thủ, đặc biệt trong trường hợp này là phương tiện chiến tranh điện tử. Chúng tôi không nói về máy bay, tàu ngầm và thậm chí là một hệ thống phòng không S-300. Đó là bảo đảm an ninh cho chính phủ Iran", ông Biryulin nói.
Trước đó, Nga từ chối thực hiện hợp đồng cung cấp hệ thống hỏa tiễn phòng không S-300 trang bị cho 5 tiểu đoàn hỏa tiễn của Iran, hợp đồng này trị giá 800 triệu USD được ký kết giữa hai nước từ năm 2007.
Tháng 6/2010 Liên Hiệp Quốc đã thông qua một nghị quyết cấm bán cho Iran hầu như tất cả các loại vũ khí.
Trong tháng 9/2010, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã ký một quyết định về việc thực hiện nghị quyết của Liên Hợp Quốc cấm cung cấp hệ thống hỏa tiễn phòng không S-300 cho Iran.
Trước đó, Nga từ chối thực hiện hợp đồng cung cấp hệ thống hỏa tiễn phòng không S-300 trang bị cho 5 tiểu đoàn hỏa tiễn của Iran, hợp đồng này trị giá 800 triệu USD được ký kết giữa hai nước từ năm 2007.
Tháng 6/2010 Liên Hiệp Quốc đã thông qua một nghị quyết cấm bán cho Iran hầu như tất cả các loại vũ khí.
Trong tháng 9/2010, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã ký một quyết định về việc thực hiện nghị quyết của Liên Hợp Quốc cấm cung cấp hệ thống hỏa tiễn phòng không S-300 cho Iran.
No comments:
Post a Comment