Phi cơ chiến đấu J-20 của Trung Cộng
11:43 AM, 14/01/2011
Nga đứng sau sự phát triển của J-20 để thu lợi?
Mẫu nghiên cứu chiến đấu tàng hình thế hệ 5 J-20 xuất hiện và có chuyến bay đầu tiên trước công chúng làm cả thế giới sửng sốt.
Trung Cộng đã cho thấy tốc độ phát triển vũ bão của kỹ nghệ quốc phòng trong nước đặc biệt là kỹ nghệ hàng không quân sự. Điều đó đã tạo nên một làn sóng lo ngại cho nhiều nước đặc biệt là khu vực Châu Á, nhất là các nước có tranh chấp lãnh thỗ, lãnh hải với Trung Cộng.
Công nghiệp quốc phòng Trung Cộng thần kỳ?
Nhìn lại thực trạng kỹ nghệ quốc phòng Trung Cộng đặc biệt là kỹ nghệ điện tử hàng không. Chính giới khoa học nước này công nhận, họ còn tụt hậu đến cả thập kỷ so với Nga, Mỹ và các nước phương Tây, nhất là trong các lĩnh vực kỹ thuật cao như điện tử hàng không, vật liệu composite, kỹ nghệ động cơ phản lực. Những sản phẩm mà kỹ nghệ quốc phòng Trung Cộng sản xuất được chỉ ở mức công nghệ của những năm 1980-1990.
Một câu hỏi được đặt ra, phải chăng kỹ nghệ quốc phòng Trung Cộng đã đạt được sự tiến bộ “siêu tốc”, hay phía sau sự xuất hiện của J-20 có sự trợ giúp của bàn tay kỹ nghệ quân sự nước khác, dù Trung Cộng từng tuyên bố đây là một dự án phát triển của riêng họ.
Theo một số tài liệu mới hé lộ gần đây được, các chuyên gia quân sự của Viên Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế IISS cho biết, Nga đã đứng sau trợ giúp cho sự phát triển của J-20.
Cụ thể, Nga đã bán bản vẽ hình dáng khí động học và phần mềm tính diện tích phản hồi radar của dự án MiG-1.44 cho phía Trung Cộng. Cũng không loại trừ cả khả năng Nga sẽ bán động cơ đẩy vector 3D AL-41F1N để Trung Cộng hoàn thiện J-20. Với "tài năng" thiên bẩm, có thể Trung Cộng đã nhào nặn để cho ra đời một J-20 “made China” thực thụ.
Công nghiệp quốc phòng Trung Cộng thần kỳ?
Nhìn lại thực trạng kỹ nghệ quốc phòng Trung Cộng đặc biệt là kỹ nghệ điện tử hàng không. Chính giới khoa học nước này công nhận, họ còn tụt hậu đến cả thập kỷ so với Nga, Mỹ và các nước phương Tây, nhất là trong các lĩnh vực kỹ thuật cao như điện tử hàng không, vật liệu composite, kỹ nghệ động cơ phản lực. Những sản phẩm mà kỹ nghệ quốc phòng Trung Cộng sản xuất được chỉ ở mức công nghệ của những năm 1980-1990.
Một câu hỏi được đặt ra, phải chăng kỹ nghệ quốc phòng Trung Cộng đã đạt được sự tiến bộ “siêu tốc”, hay phía sau sự xuất hiện của J-20 có sự trợ giúp của bàn tay kỹ nghệ quân sự nước khác, dù Trung Cộng từng tuyên bố đây là một dự án phát triển của riêng họ.
Theo một số tài liệu mới hé lộ gần đây được, các chuyên gia quân sự của Viên Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế IISS cho biết, Nga đã đứng sau trợ giúp cho sự phát triển của J-20.
Cụ thể, Nga đã bán bản vẽ hình dáng khí động học và phần mềm tính diện tích phản hồi radar của dự án MiG-1.44 cho phía Trung Cộng. Cũng không loại trừ cả khả năng Nga sẽ bán động cơ đẩy vector 3D AL-41F1N để Trung Cộng hoàn thiện J-20. Với "tài năng" thiên bẩm, có thể Trung Cộng đã nhào nặn để cho ra đời một J-20 “made China” thực thụ.
Mig 1.44 (trên) và J-20 (dưới)
Hình dáng khí động học của J-20 được cho là kết hợp giữa PAK F/A T-50 và F-22, tuy nhiên, nếu nhìn thẳng từ trên xuống. Hình dáng khí động học của J-20 chính là bản sao của MiG-1.44, với thân hình được kéo dài hơn và rộng hơn. Trong khi phần mũi và buồng lái là bản sao của F-22.
Giả thuyết về sự hỗ trợ của Nga giúp giải thích: Tại sao Trung Cộng lại có được mẫu nghiên cứu chế tạo chiến đấu đời mới sớm đến vậy. Nếu không có bàn tay kỹ thuật của Nga, rất khó để Trung Cộng phát triển công nghiệp quốc phòng của mình. Vai trò của Nga giống như người thầy dẫn dắt nền kỹ nghệ quốc phòng Trung Cộng từng bước đi đến hiện đại hóa.
Trong suốt những năm sau khi Liên Xô sụp đổ các dự án hợp tác phát triển quân sự, mua sắm vũ khí từ Trung Cộng là nguồn nuôi sống công nghiệp quốc phòng Nga. Sự hợp tác phát triển quân sự giữa hai quốc gia này vẫn tiếp tục phát triển, song đã qua thời hoàng kim, Bắc Kinh đã bắt đầu giảm đáng kể lượng mua vũ khí từ Nga.
Tuy nhiên điều đáng nói ở đây, tại sao Nga lại mạo hiểm chuyển giao kỹ thuật phi cơ chiến đấu tàng hình đời mới cho Trung Cộng?
Nước cờ mạo hiểm?
Trong lịch sử hợp tác quân sự với Trung Cộng, Nga đã rất nhiều lần dính đòn “hồi mã thương” của Trung Cộng. Điển hình như sự hợp tác sản xuất phi cơ chiến đấu Su-27, kỹ nghệ quốc phòng Nga đã phải nhận “trái đắng” khi Trung Cộng ngưng mua giấy phép sản xuất Su-27 và sao chép thành J-11.
Phần lớn các mẫu vũ khí sản xuất tại Trung Quốc đều sao chép lại từ Nga, và điều đó gây ra những tổn thất to lớn cho kỹ nghệ quốc phòng Nga.
Bây giờ đến kỹ thuật phi cơ chiến đấu tàng hình đời mới, Nga vẫn chưa hoàn thành mẫu phát triển của PAK F/A T-50 mà đã đi bán công nghệ được liệt và hàng tối mật này cho Trung Quốc? Phải chăng, Nga thiếu tiền đến mức phải mạo hiểm cả công nghệ tối mật có ý nghĩa vô cùng quan trọng với an ninh quốc gia?
Thế nhưng không hoàn toàn như vậy, trợ giúp Trung Cộng hoàn thành mẫu thử nghiệm tiêm kích thế hệ 5, sẽ đánh động Mỹ và toàn khu vực châu Á. Nga đang sử dụng chiêu bài “Trai cò tranh nhau, ngư ông đắc lợi”. Theo đó:
- Để cũng cố vị thế của mình tại châu Á, Mỹ sẽ gia tăng ảnh hưởng, cũng cố sự hiển diện quân sự tại khu vực. Hai cường quốc này sẽ "chăm sóc" nhau rất kỹ và đó là điều kiện cho Nga rảnh tay phát triển kinh tế mà không phải lo lắng quá nhiều đến sự hiển diện của Trung Cộng tại vũng Viễn Đông.
- Các nước khác trong khu vực châu Á sẽ lao vào một cuộc chay đua vũ trang để tìm sự cân bằng với sức mạnh của Trung Cộng. Đó là cơ hội để Nga hái ra tiền khi bán vũ khí cho khu vực này. (Châu Á đang chiếm vị trí cao nhất trong phân khúc thị trường vũ khí của Nga).
- Trung Cộng sẽ phải tiếp tục cầu cạnh đến Nga để hoàn thiện J-20, bởi từ mẫu nghiên cứu chế tạo đến đi vào sản xuất loạt có quá nhiều việc phải làm. Bên cạnh đó, kỹ thuật trong nước chưa đáp ứng được mẫu động cơ phản lực đạt tiêu chuẩn, họ cần Nga cung cấp động cơ cho phi cơ chiến đấu đời mới này. Nga tiếp tục thu lợi từ dự án phát triển phi cơ chiến đấu đời mới này của Trung Cộng.
Giả thuyết về sự hỗ trợ của Nga giúp giải thích: Tại sao Trung Cộng lại có được mẫu nghiên cứu chế tạo chiến đấu đời mới sớm đến vậy. Nếu không có bàn tay kỹ thuật của Nga, rất khó để Trung Cộng phát triển công nghiệp quốc phòng của mình. Vai trò của Nga giống như người thầy dẫn dắt nền kỹ nghệ quốc phòng Trung Cộng từng bước đi đến hiện đại hóa.
Trong suốt những năm sau khi Liên Xô sụp đổ các dự án hợp tác phát triển quân sự, mua sắm vũ khí từ Trung Cộng là nguồn nuôi sống công nghiệp quốc phòng Nga. Sự hợp tác phát triển quân sự giữa hai quốc gia này vẫn tiếp tục phát triển, song đã qua thời hoàng kim, Bắc Kinh đã bắt đầu giảm đáng kể lượng mua vũ khí từ Nga.
Tuy nhiên điều đáng nói ở đây, tại sao Nga lại mạo hiểm chuyển giao kỹ thuật phi cơ chiến đấu tàng hình đời mới cho Trung Cộng?
Nước cờ mạo hiểm?
Trong lịch sử hợp tác quân sự với Trung Cộng, Nga đã rất nhiều lần dính đòn “hồi mã thương” của Trung Cộng. Điển hình như sự hợp tác sản xuất phi cơ chiến đấu Su-27, kỹ nghệ quốc phòng Nga đã phải nhận “trái đắng” khi Trung Cộng ngưng mua giấy phép sản xuất Su-27 và sao chép thành J-11.
Phần lớn các mẫu vũ khí sản xuất tại Trung Quốc đều sao chép lại từ Nga, và điều đó gây ra những tổn thất to lớn cho kỹ nghệ quốc phòng Nga.
Bây giờ đến kỹ thuật phi cơ chiến đấu tàng hình đời mới, Nga vẫn chưa hoàn thành mẫu phát triển của PAK F/A T-50 mà đã đi bán công nghệ được liệt và hàng tối mật này cho Trung Quốc? Phải chăng, Nga thiếu tiền đến mức phải mạo hiểm cả công nghệ tối mật có ý nghĩa vô cùng quan trọng với an ninh quốc gia?
Thế nhưng không hoàn toàn như vậy, trợ giúp Trung Cộng hoàn thành mẫu thử nghiệm tiêm kích thế hệ 5, sẽ đánh động Mỹ và toàn khu vực châu Á. Nga đang sử dụng chiêu bài “Trai cò tranh nhau, ngư ông đắc lợi”. Theo đó:
- Để cũng cố vị thế của mình tại châu Á, Mỹ sẽ gia tăng ảnh hưởng, cũng cố sự hiển diện quân sự tại khu vực. Hai cường quốc này sẽ "chăm sóc" nhau rất kỹ và đó là điều kiện cho Nga rảnh tay phát triển kinh tế mà không phải lo lắng quá nhiều đến sự hiển diện của Trung Cộng tại vũng Viễn Đông.
- Các nước khác trong khu vực châu Á sẽ lao vào một cuộc chay đua vũ trang để tìm sự cân bằng với sức mạnh của Trung Cộng. Đó là cơ hội để Nga hái ra tiền khi bán vũ khí cho khu vực này. (Châu Á đang chiếm vị trí cao nhất trong phân khúc thị trường vũ khí của Nga).
- Trung Cộng sẽ phải tiếp tục cầu cạnh đến Nga để hoàn thiện J-20, bởi từ mẫu nghiên cứu chế tạo đến đi vào sản xuất loạt có quá nhiều việc phải làm. Bên cạnh đó, kỹ thuật trong nước chưa đáp ứng được mẫu động cơ phản lực đạt tiêu chuẩn, họ cần Nga cung cấp động cơ cho phi cơ chiến đấu đời mới này. Nga tiếp tục thu lợi từ dự án phát triển phi cơ chiến đấu đời mới này của Trung Cộng.
Nga đang áp dụng bài học "mèo dạy hổ" trong quan hệ hợp tác quân sự với Trung Cộng
Có thể với sự trợ giúp có giới hạn của Nga, J-20 không tinh vi bằng các chiến đấu cơ cùng loại của Nga, Mỹ. Nhưng như thế với Trung Cộng là quá đủ, với thực lực kinh tế hiện tại, họ hoàn toàn có khả năng sản xuất một số lượng lớn tiêm kích thế hệ 5 J-20 và tạo ra một sự áp đảo về số lượng.
Lúc đó liệu Nga có yên tâm được hay không, khi ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy sự lấn sân sang vùng Viễn Đông đất rộng, người thưa, tài nguyên giàu có của Nga. Nga có thể đã phạm sai lầm khi giúp Trung Cộng phát triển vũ khí, nhất là phi cơ chiến đấu đời mới này?
Sự trợ giúp cho Trung Cộng phát triển J-20 của Nga đã góp phần làm cho tình hình khu vực châu Á trở nên phức tạp hơn. Tag: F-22 F-35 Su-T50
No comments:
Post a Comment