Đám mây chiến tranh bao phủ bầu trời Iran
Tại hội nghị thượng đỉnh G-20 diễn ra ở Cannes, người ta đã nghe lỏm được Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy nói với ông Obama rằng “Tôi không thể chịu đựng được Netanyahu, ông ta là một kẻ bịp bợm”. Ông Obama đáp lại rằng, “Anh chán ngấy, nhưng tôi thì phải chịu đựng ông ta hàng ngày”.
Tổ chức vận động hành lang đầy quyền lực của Israel tại Washington, Ủy ban Công vụ Hoa kỳ – Israel (AIPAC), một tổ chức bao gồm những cộng tác viên của Israel, những người nhập cư, và những người công khai phản bội lại Hoa Kỳ, đang vận động thông qua nghị quyết Hạ viện H.R 1905, nghị quyết này có thể cấm cả Tổng thống Hoa Kỳ, Ngoại trưởng Hoa Kỳ, các thành viên của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, hoặc là bất kỳ các đặc phái viên nào được phép tham gia vào bất kỳ loại tiếp xúc ngoại giao nào, cho dù là chính thức hay không chính thức, với bất kỳ thành viên hoặc người đại diện nào của chính phủ Iran. Chỉ khi nào Tổng thống thông báo với các Ủy ban cần thiết thì Tổng thống mới có thể tiến hành tiếp xúc ngoại giao với Iran. Nhưng trong thực tế thì Israel đã kiểm soát hầu hết các Ủy ban đối ngoại của Quốc hội, do vậy bất kỳ thông báo nào từ phía Nhà Trắng về việc cần thiết phải liên hệ với các quan chức Iran đều sẽ được chuyển đến văn phòng Thủ tướng Binyamin Netanyahu tại Jerusalem ngay lập tức, và sau đó Israel sẽ làm hỏng tất cả mọi tiếp xúc giữa Hoa Kỳ và Iran.
Chiến lược của Israel là nhằm để đảm bảo rằng kế hoạch tấn công các nhà máy sản xuất hạt nhân của Iran và, có lẽ là cả những mục tiêu khác, sẽ không vấp phải phản ứng nào từ phía bàn tròn ngoại giao của Hoa Kỳ… Israel đã đặt lợi ích riêng của mình vượt lên trên và trái với lợi ích của Hoa Kỳ.
Đối mặt với viễn cảnh về cuộc tấn công của Israel nhắm vào Iran, dưới sự hậu thuẫn của Ả Rập Xê-Út – đồng minh bí mật của Israel trong khu vực – đã có những hiệu ứng gợn sóng trên khắp khu vực Trung Đông và Châu Á.
Các nước tại Châu Á đang tranh giành nhau để gia nhập Tổ chức hợp tác Thượng Hải (viết tắt là SCO) như là một thành viên chính thức. Trước sự hiếu chiến của Hoa Kỳ, NATO, và Israel với ý định lật đổ chính phủ Syria và Iran, hiệp ước kinh tế văn hóa (trên thực tế là hiệp ước an ninh) bao gồm Nga, Trung Cộng, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Uzbekistan, và Tajikistan đã công bố sau Hội nghị thượng đỉnh cấp Thủ tướng tại St. Petersburg rằng SCO sẽ sớm mở cửa để đón nhận các thành viên chính thức đối với Pakistan, Iran, và Ấn Độ. Những nước Châu Á này muốn loại Hoa kỳ ra khỏi tầm ảnh hưởng tại Châu Á.
Trước thềm Hội nghị thượng đỉnh St. Petersburg, Nga và Trung Cộng mạnh mẽ cảnh báo phương Tây rằng họ phản đối bất kỳ cuộc tấn công quân sự nào vào Iran. Các thuật ngữ hiện đang được dùng trong quan hệ quốc tế làm người ta liên tưởng về thời Chiến tranh lạnh, tuy nhiên, Tây phương đang đóng vai kẻ xâm lược, mặc dù chỉ là một kẻ xâm lược bị dẫn dắt bởi Israel và những điệp viên tình báo và những tài sản được găm vào giới lãnh đạo cấp cao của các chính phủ tại Washington, London, Paris, Berlin, và cả các cấp bậc trong Liên Hiệp Quốc.
Ngay cả nước chư hầu của Hoa Kỳ là Afghanistan, háo hức thoát khỏi sự ràng buộc của NATO và Washington, cũng đã đạt được vị trí quan sát viên của SCO. Những bình luận gần đây của Phó chỉ huy Huấn luyện của NATO tại Afghanistan, Thiếu tướng quân đội Hoa Kỳ Peter Fuller, rằng giới lãnh đạo chính quyền Afghanistan rất thất thường, vô ơn bội nghĩa, và phi thực tế bởi vì Tổng thống Hamid Karzai đã từng nói rằng Afghanistan sẽ sát cánh bên Pakistan trong cuộc chiến của Hoa Kỳ trên đất Pakistan. Những lời bình luận của Fuller cũng dẫn đến việc ông Karzai yêu cầu có được tư cách quan sát viên trong SCO bởi vì cuộc chiến của Hoa Kỳ chống lại thế giới Hồi giáo và sự đối lập với chủ quyền của Palestine đã cho thấy vị thế của Washington trên thế giới đã giảm mạnh.
Một quốc gia khác là Mông Cổ, nơi mà CIA và Ngũ giác Đài có rất nhiều điệp viên đang bám rễ, cũng là một quan sát viên SCO. Ngoài ra còn có những "đối tác đối thoại" của SCO – những quốc gia có thể đạt được vị trí quan sát viên SCO hoặc là vị trí thành viên trong tương lai. Những quốc gia thành viên đối thoại bao gồm Belarus, Sri Lanka, và Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên của NATO. Mát-xcơ-va và Ankara đồng ý rằng Thổ Nhĩ Kỳ cuối cùng nên trở thành một thành viên chính thức. Thổ Nhĩ Kỳ đã liên kết chặt chẽ về mặt lịch sử và văn hóa với các quốc gia gốc Thổ Nhĩ Kỳ ở Trung Á và với nhiều nước trong số các nước Cộng hòa tự trị gốc Thổ Nhĩ Kỳ của Nga, bao gồm Tuva, Bashkortostan và Adygeya.
Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt đầu mệt mỏi với sự can thiệp của Israel trong các vấn đề đối nội và đối ngoại của mình, vì đã chứng kiến cuộc tấn công đẫm máu của Israel vào tàu viện trợ của Thổ Nhĩ Kỳ trên dải Gaza – tàu Mavi Marmara; việc Mossad (Cơ quan tình báo của Israel) đã hỗ trợ cho nhóm vũ trang người Cuốc tấn công khủng bố ở Thổ Nhĩ Kỳ, vv…
Iran bây giờ đã nhận thấy đồng minh của Israel là Ả Rập Xê-Út, bổ nhiệm cựu giám đốc tình báo Ai Cập và bạn thân của Thủ tướng Israel Netanyahu, ông Omar Suleiman, làm cố vấn cho người thừa kế hiển nhiên của Ả Rập Xê-Út, hoàng thái tử Nayef bin Abdul Aziz al-Saud, người cũng là Bộ trưởng Bộ nội vụ. Trục Jerusalem-Riyadh đang được thắt chặt hơn nữa bằng việc Tổng thống Obama chuyển 4.000 quân từ Irắc sang Kuwait và tăng cường các tài sản quân sự khác của Hoa Kỳ tại Bahrain - ngôi nhà của hạm đội thứ năm của Hoa Kỳ – và Qatar, các tiểu vương quốc Ả Rập, và Oman. CIA và Ngũ Giác Đài đã thiết lập các căn cứ không quân không người lái Predator tại Djibouti, Seychelles, Ethiopia và theo như đưa tin, cả Ả Rập Xê-Út.
Tổng thống vừa mới đắc cử của Kyrgyzstan, người trước đây là Thủ tướng, ông Almazbek Atambaev, đã ra tuyên bố rằng ông muốn Hoa Kỳ và NATO rời khỏi căn cứ không quân Manas Transit Center của nước mình sau khi hợp đồng thuê hết hạn vào năm 2014. Hiện tại, các điệp viên của tổ chức phi chính phủ (NGO) được Soros tài trợ tại Kyrgyzstan đã cố gắng gợi ý rằng theo hiến pháp mới của Kyrgyzstan, Tổng thống Atambaev không có quyền đóng cửa các căn cứ không quân này. Chính do kiểu can thiệp đó của Hoa Kỳ vào công việc của các quốc gia châu Á mà đã khiến SCO sẵn sàng mở rộng số thành viên để bao gồm thêm 2 nước là Iran và Pakistan. Những nghi ngờ của họ về mục đích và các kế hoạch quân sự của Washington cũng đã khiến cho lời yêu cầu của Hoa Kỳ tham gia SCO với tư cách đối thoại bất thành. Việc Washington muốn vào SCO với tư cách là một "thành viên" đã nói lên nhiều về sự bất lực của CIA trong việc thâm nhập vào các hoạt động bên trong SCO, ngay cả bằng cách thông qua các đồng minh xưa kia như Afghanistan, Pakistan và Mông Cổ. Cuối cùng thì AIPAC và các tay sai của nó cũng đã đạt được mục đích là buộc Hạ viện Hoa Kỳ thông qua một điều luật cấm tất cả liên hệ ngoại giao của Hoa Kỳ với chính quyền Tehran.
Tổng thống Obama đang chịu áp lực to lớn từ phía cuộc vận động hành lang của Israel trong một năm bầu cử trong việc ủng hộ cuộc tấn công quân sự của Israel vào Iran, một hành động chắc chắn sẽ đưa quân đội Hoa Kỳ tại khu vực vùng Vịnh vào cuộc chiến chống lại Iran nhân danh chế độ Tel Aviv/Tây Jerusalem. Tại hội nghị thượng đỉnh G-20 diễn ra ở Cannes, người ta đã nghe lỏm được Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy nói với ông Obama rằng "Tôi không thể chịu đựng được Netanyahu, ông ta là một kẻ bịp bợm." Ông Obama đáp lại rằng, "Anh chán ngấy, nhưng tôi thì phải chịu đựng ông ta hàng ngày."
Cuộc đối thoại giữa Sarkozy và Obama rất có ý nghĩa. Ông Obama đã không phản đối rằng Netanyahu là một kẻ nói dối tài tình, người sẽ làm bất cứ điều gì hoặc nói bất cứ điều gì để thúc đẩy lợi ích của người Do Thái và những người theo chủ nghĩa phục quốc Do Thái trên toàn cầu lên trên hết, thậm chí là nói dối về một mối đe dọa vũ khí hạt nhân không có thật từ phía Iran để khởi xướng một cuộc tấn công quân sự vào Iran.
Chiếc "Đồng hồ ngày tận thế" của Tập san các nhà khoa học nguyên tử, một phương thức đo mức độ cận kề của thế giới trước một cuộc chiến tranh hạt nhân, hiện nay đang dừng ở thời điểm còn sáu phút nữa là đến nửa đêm. Với mưu đồ của Israel đối với Iran, cuộc khủng hoảng nội bộ của chính quyền ông Obama với việc cách chức Chánh văn phòng Nhà trắng Bill Daley, và lời mời của SCO đối với Iran đến đứng dưới sự bảo trợ của Nga và Trung Quốc, chiếc đồng hồ đã nhảy lên thêm vài phút.
(theo globalresearch)
No comments:
Post a Comment