Wednesday, October 26, 2011

Tại sao Ấn Độ từ chối Mi-28?

Khac biet giua Mi-28 va AH-64D



Cập nhật lúc : Thứ Tư, 26/10/2011 - 6:00 PM

Mi-28 được xem là trực thăng tấn công hàng đầu của Nga, song cũng như MiG-35, Mi-28 tiếp tục bại trận trên đất Ấn Độ.

(ĐVO) Không quân Ấn Độ đã chính thức chọn AH-64D Apache làm trực thăng tấn công thế hệ tiếp theo của họ, đồng nghĩa với đó, Mi-28 chính thức bị loại. Mi-28 được đánh giá là trực thăng tấn công hàng đầu của Nga, trang bị vũ khí mạnh, đặc tính bay tốt, xứng danh là một “sát thủ” trên chiến trường. Song cũng như Mig-35, Mi-28 tiếp tục bại trận cả trên bình diện trong nước và quốc tế. So sánh tính năng của Mi-28 và AH-64D Apache để tìm xem đâu là nguyên nhân khiến Mi-28 bị loại trên một đất nước có truyền thống sử dụng vũ khí Nga.Cấu tạo bên ngoài
Buồng lái của Mi-28 được thiết kế có chỗ cho 2 phi công, một ngồi trước và một phía sau, tương tự như Mi-24D và Mi-35. Buồng lái của AH-64D cũng có thiết kế tương tự nhưng cả 2 phi công ngồi chung buồng lái chứ không phân biệt rõ như Mi-28. Mi-28 có mũi nhỏ, dài hơn và buồng lái cũng chật chội hơn so với AH-64D.
Cánh quạt rotor chính và rotor đuôi của hai loại tương tự nhau, tuy nhiên đường kính cánh quạt chính của Mi-28 dài hơn 17,2 m, trong khi của AH-64D chỉ khoảng 14,63 m. Xét về phần khí động học, 2 loại trực thăng này tương đương nhau.
Khả năng cơ động tốt, tải trọng vũ khí lớn, nhưng sự hạn chế về công nghệ điện tử khiến Mi-28 bị loại trên đất Ấn Độ.
Khả năng cơ động
Mi-28 được trang bị hai động cơ Klimov TV3-117VMA, công suất 2.194 mã lực/động cơ. AH-64D được trang bị 2 động cơ General Electric T700-701D, công suất 2.000 mã lực. Tốc độ tối đa của Mi-28 đạt 320km/giờ, tốc độ hành trình 270km/giờ, trong khi đó, tốc độ tối đa của AH-64D đạt 297km/giờ, tốc độ hành trình đạt 260km/giờ. Như vậy, về khả năng cơ động Mi-28 nhỉnh hơn AH-64D. Các máy bay trực thăng của Nga luôn có các đặt tính bay ưu việt, đặc biệt là khả năng hoạt động hiệu quả tại những vùng khí hậu khắc nghiệt, các vùng núi cao.Tầm hoạt động hiệu quả
Các động cơ nói chung và động cơ máy bay nói riêng do Nga sản xuất đều rất khỏe, luôn mạnh mẽ hơn so với các động cơ cùng loại của phương Tây. Tuy nhiên, động cơ của Nga ngốn quá nhiều nhiên liệu, tạo tiếng ồn lớn và động cơ thải nhiều khói. Dù có khả năng mang tải trọng nhiên liệu lớn hơn nhiều so với AH-64D, song do "sức ăn" quá khỏe Mi-28 chỉ hành trình dữ trữ tối đa là 1.100km và bán kính chiến đấu hơn 200km, với trần bay đạt 5.700 m. Tải trọng nhiên liệu của AH-64D tuy có ít hơn, nhưng do động cơ hoạt động hiệu quả, ít tốn nhiên liệu nên tầm hoạt động tối đa lên tới 1.900km. Bán kính chiến đấu của AH-64D khá rộng, lên tới 480km, với trần bay cao hơn hẳn, ở mức 6.400 m. AH-64D có khả năng hoạt động liên tục trong 3 giờ 9 phút. Xét về độ bền khi hoạt động, AH-64D tỏ ra vượt trội so với Mi-28, trong điều kiện chiến đấu cường độ cao, độ hoạt động bền bỉ có ý nghĩa rất quan trọng, nhất là với nhiệm vụ chi viện hỏa lực.
Tuy không có khả năng mang tải trọng vũ khí như Mi-28 song sự vượt trội về công nghệ điện tử đã giúp cho AH-64D dành chiến thắng. Về khả năng mang tải trọng vũ khí, Mi-28 hơn AH-64D, nhưng cơ số đạn của pháo 30mm lại ít hơn.
Tải trọng vũ khí Mi-28 được trang bị một pháo 30mm Shipunow 2A42 phía dưới mũi máy bay, cơ số 250 viên đạn, tốc độ bắn tối đa khoảng 550 phát/phút. Tầm bắn hiệu quả với các mục tiêu mặt đất là 1.500 m và 2.500 m với các mục tiêu trên không. Pháo 2A42 bắn đạn xuyên giáp có thể xuyên thủng giáp RHA dày 50mm từ độ cao 1.500 m. 4 giá treo hai bên cánh có khả năng mang theo 16 tên lửa chống tăng 9M120 Ataka, NATO định danh là AT-9, tầm bắn tối đa khoảng 8km, 2 giàn phóng rocket không điều khiển S-8 hoặc S-13. Tên lửa AT-9 có khả năng xuyên giáp từ 950-1.000 mm sau giáp cảm ứng nổ, tên lửa được dẫn hướng bằng sóng vô tuyến. Gần đây Mi-28 được trang bị tên lửa chống tăng dẫn bằng laser AT-16, biến thể Mi-28N được bổ sung trang bị tên lửa không đối không Igla-S. AH-64D được trang bị một pháo tự động M230-30mm phía dưới mũi máy bay, pháo có tốc độ bắn 625 phát/phút, cơ số đạn lên đến 1.200 viên. Ngoài ra, còn có 16 tên lửa chống tăng dẫn bằng laser AGM-114D Hellfire, tên lửa hoạt động theo nguyên tắc “bắn-quên” tầm bắn tối đa khoảng 8km. AH-64D còn có khả năng mang tên lửa không đối không Stinger, AIM-9 Sidewinder, Mistral và Sidearm. Trong vai trò hỗ trợ cự ly gần, AH-64D có thể trang bị xen kẽ 4 tên lửa chống tăng và 4 tên lửa không đối không. Như vậy, vũ khí của Mi-28 chủ yếu tập trung cho nhiệm vụ trên mặt đất còn AH-64D tuy mang vác "yếu" nhưng vũ khí đa dạng hơn, có thể thực hiện nhiệm vụ không đối đất và không đối không tầm thấp. Ngay này, khả năng đa nhiệm đang là lựa chọn hàng đầu của quân đội các nước trên thế giới, mang số vũ khí lớn nhưng kém đa dạng chính là một khuyết điểm lớn.Hệ thống điện tử
Hệ thống điện tử chính là điểm yếu cố hữu của các hệ thống vũ khí do Nga sản xuất. Mi-28 cũng không phải là một ngoại lệ. Dù các hệ thống điện tử trang bị cho Mi-28 được đánh giá là khá hiện đại nhưng vẫn không thể so sánh được với các hệ thống cùng loại được trang bị cho AH-64D. AH-64D được trang bị một radar bước sóng milimet trên đỉnh của rotor chính, cung cấp khả năng phát hiện các mối đe dọa trong điều kiện tầm nhìn kém và các mục tiêu lộn xộn trên mặt đất. Các cảm biến tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu TADS AN/ASQ-170 được gắn phía trước mũi máy bay, ngoài ra, AH-64D còn có hệ thống tương thích với thiết bị chỉ thị mục tiêu trên helmet phi công và pháo 30mm. Mỗi lần phi công quay đầu, hệ thống TADS và pháo 30mm cũng quay theo. Hệ thống có khả năng xoay ± 120 độ theo chiều ngang và 30/-60 độ theo chiều thẳng đứng.
Hệ thống cảm biến trước mũi của AH-64D Apache.TADS bao gồm: Một máy đo khoảng cách kiêm chỉ thị mục tiêu laser, camera ảnh nhiệt, camera truyền hình đa màu sắc.
Cảm biến nhìn đêm dành cho phi công AH-64D là PNVS AN/AAQ-11, với thành phần quan trọng là một camera hồng ngoại. PNVS chuyển động theo đầu của phi công với một góc ±90 độ theo chiều ngang và 20/-45 độ theo chiều lên xuống. Ngoài ra, AH-64D còn được trang bị hệ thống tác chiến điện tử tích hợp AN/APR-39A (V), cảm biến cảnh báo radar AN/APR-48A, cảm biến cảnh báo laser AN/AVR-2, hệ thống gây nhiễu radar AN/ALQ-136, hệ thống mồi bẫy đối phó với hỏa tiễn đối không dẫn bằng hồng ngoại.
Hệ thống cảm biến tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu trước mũi của Mi-28
Mi-28 cũng được trang bị một radar bước sóng milimet trên đỉnh của rotor chính. Cảm biến tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu ảnh nhiệt, tương thích với hệ thống nhắm mục tiêu trên helmet phi công và pháo 30mm. Hệ thống nhắm bắn theo tầm nhìn của phi công, hệ thống có khả năng chuyển động ±110 độ theo chiều ngang , 13/-40 độ theo chiều lên xuống. Hệ thống bao gồm một máy đo xa laser, camera TV, và một hệ thống chỉ thị mục tiêu hồng ngoại. Tuy nhiên, Mi-28 thiếu hệ thống tác chiến điện tử và hệ thống bảo vệ máy bay trước mối đe dọa từ tên lửa đối không.Biến thể Mi-28N được bổ sung hệ thống tác chiến điện tử, hệ thống hiển thị vị trí máy bay trên màn hình mô phỏng, buồng lái được trang bị màn hình tinh thể lỏng, phi hành đoàn được trang bị kính nhìn đêm. Nhưng dù thế nào, hệ thống điện tử của Mi-28 vẫn kém xa so với AH-64D về khả năng hoạt động cũng như các công nghệ được áp dụng. Bù lại Mi-28 có đơn giá rất phải chăng, khoảng 12-16 triệu USD, trong khi đơn giá của AH-64D lên đến 18-30 triệu USD, tùy cấu hình. Nhưng đối với một nền kinh tế mới nổi như Ấn Độ, tiền bạc xem ra không phải là vấn đề, do đó, hạn chế về công nghệ chính là nguyên nhân thất bại của Mi-28 trên đất Ấn Độ. Ngay ở trong nước Mi-28 cũng không thể cạnh tranh với KA-52 cho vị trí trực thăng tấn công chủ lực của quân đội Nga.

No comments:

Post a Comment