Saturday, October 29, 2011

Thuê người Mỹ mang thai để con có quốc tịch Mỹ

Thuê người Mỹ mang thai để con có quốc tịch Mỹ
Nhiều nhà giàu Tầu “mượn” bụng người Mỹ sinh con để các “tiểu hoàng đế" của họ trở thành công dân Mỹ.
Ông Tăng, một người hoạt động trong lĩnh vực du lịch tại Los Angeles suốt 20 năm qua, đã đón hàng trăm nghìn đoàn khách tới Mỹ. Nhưng hơn một tháng trở lại đây, liên tiếp có hai cặp vợ chồng biểu hiện khá bất thường, đều ở tuổi trung niên và dáng vẻ sang trọng, giàu có.Trạm dừng chân đầu tiên của những đôi này chính là trung tâm mang thai hộ khá nổi tiếng tại Los Angeles nằm gần khúc giao giữa phố Beverly và Willshire. Một đôi vợ chồng người Tầu tiết lộ, họ đã liên lạc với trung tâm môi giới trong nước, trung tâm mang thai hộ tại Mỹ và người mang thai hộ. Nhiệm vụ hiện tại chỉ là tìm một địa phương thích hợp để sinh đứa trẻ.
Một em bé mang quốc tịch Mỹ có dòng máu Tầu đang nằm trong trung tâm sinh sản tại Mỹ và thông hành Mỹ.

Mang thai hộ hoàn toàn hợp pháp tại Mỹ, nhưng với nếp nghĩ truyền thống của người Tầu thì đây lại là một chuyện hệ trọng cần được giữ kín thông tin. Tại trung tâm mang thai hộ, người vợ sẽ được kiểm tra tổng thể, sau đó nộp 2.000 NDT (tương đương $320.00 dollars) để lấy trứng. Tinh trùng của người chồng cũng được chọn lọc và tiến hành thụ tinh. Một tuần sau, trứng đã thụ tinh sẽ được cấy vào tử cung của người phụ nữ mang thai hộ.
 Chỉ cần đảm bảo sức khỏe và đủ điều kiện kinh tế, các cặp vợ chồng Tầu có thể ủy thác nhiệm vụ sinh con cho một phụ nữ Mỹ.
Dù bác sĩ đã giải thích cơ thể, ngoại hình của người mang thai hộ sẽ không ảnh hưởng tới tiến trình phát triển của bào thai, nhưng nhiều ông bố, bà mẹ Tầu vẫn mong muốn tìm được người hoàn hảo để truyền sự sống cho con mình. Một người đàn ông cho biết, trung tâm môi giới đã giới thiệu cho vợ chồng họ hơn 300 ứng viên rồi loại dần và chọn ra 10 người đáp ứng đủ nhu cầu. Từng người một sẽ được họ mời đi ăn cơm, trò chuyện và cuối cùng chọn ra một phụ nữ 24 tuổi, làm nghề y tá, xinh đẹp, khỏe mạnh, tốt tính.
Một cặp vợ chồng khác đến từ Sơn Đông cho biết, họ đã sinh hai cô con gái, nhưng vẫn hy vọng có một cậu ấm để nối dõi tông đường. Vài năm gần đây, gia đình làm ăn khấm khá, lại nghe bạn bè kháo nhau có phương pháp siêu tốc để sinh con trai mang quốc tịch Mỹ. Đang lúc loay hoay, vợ chồng anh này mừng rơn như “bắt được vàng”, liền tìm tới trung tâm môi giới để làm thủ tục. “Đúng là nhất cử lưỡng tiện, chi nhiều tiền cũng bõ công”, anh chồng chia sẻ. Chi phí cho chuyến đi tới Los Angeles để tìm người mang thai hộ lên tới 150.000 NDT (tương đương $24,000.00 dollars). Nếu mọi chuyện trót lọt và sinh được một quý tử, họ sẽ thưởng thêm cho người phụ nữ này 50.000 NDT (tương đương $8,000.00 dollars).
Một nhân viên làm việc tại trung tâm mang thai hộ cho biết, trước đây, vì tuổi tác hoặc lý do sức khỏe, nhiều cặp vợ chồng tìm tới đây để mong có một đứa con, nhưng vài tháng nay, đối tượng khách hàng là các thương gia châu Á ngày càng đông. “Mỗi ngày đều có các cặp vợ chồng người châu Á lui tới. Người mang thai hộ phần lớn là da trắng hoặc người Mỹ gốc Tây Ban Nha", người này tiết lộ.
Tháng 4/2006, Đại sứ quán Mỹ tại Tầu công bố công dân Tầu có thể xin visa du lịch tới Mỹ. Quy định này đã khiến nhiều gia đình giàu có muốn sinh con tại nước ngoài. Họ hy vọng có thể dùng con người để thay đổi ý trời, có thể dùng tiền và kỹ thuật hiện đại để con cái mình được sở hữu tấm thông hành Mỹ và hưởng những điều kiện ưu việt về giáo dục, phúc lợi xã hội, môi trường sống ngay từ khi chào đời.
Mọi thủ tục đều do trung tâm sinh sản tại Mỹ và đại diện tại Tầu hoàn thành. Đơn vị trung gian sẽ chịu trách nhiệm tìm nguồn khách hàng, giúp họ làm thủ tục visa, đặt vé máy bay, liên lạc với cơ sở bên Mỹ. Trung tâm sinh sản tại Mỹ có trách nhiệm đón tiếp khách hàng. Những nhân viên tại đây phải am tường tình hình nước Mỹ, tinh thông ngoại ngữ Anh – Tầu và có kiến thức y tế. Họ sẽ chịu trách nhiệm đưa đón, ăn ở và các dịch vụ trước, sau khi sinh cho các sản phụ. Trào lưu này đang khiến dư luận nước Mỹ phân thành hai luồng đối lập. Nickname “SmithTordon” thắc mắc: “Vì sao chính sách nhập cư vẫn còn có hiệu lực? Chính phủ Mỹ nên nhanh chóng ban hành quy định mới để ngăn dòng người từ Tầu ồ ạt vào Mỹ”. Nick “Stephen King” còn lên tiếng lo ngại, người Tầu đang nhân cơ hội này để “khai thác” Mỹ và “chôm” khoa học kỹ thuật hiện đại của nước này.
Tuy nhiên, nick “Michael Langdon” thì cho rằng: “Giới truyền thông nên thông tin đúng mực về vấn đề này, không nên biến người Tầu thành những kẻ đi ăn cắp quốc tịch. Họ nhập cư nhưng vẫn đóng thuế đều đặn, vẫn nộp học phí cho con cái". Thậm chí nick “Powr Loadr” còn lạc quan cho rằng: “Món quà tuyệt vời nhất mà Tầu tặng Mỹ chính là những người nhập cư. Dù chỉ 1% người Tầu vào Mỹ cũng đủ hình thành một lực lượng đầu tư mạnh mẽ vào thị trường cổ phiếu”.
Tổng chi phí cho một chuyến sang Mỹ mượn người sinh con lên tới 160.000 – 200.000 NDT (tương đương $25,600.00 – $32,000.00 dollars). “Phần lớn họ là các thương gia, chủ nhân những doanh nghiệp nước ngoài, bác sĩ, luật sư, kế toán, giáo sư…Chỉ cần có nguyện vọng, điều kiện kinh tế và đủ sức khỏe là có thể thỏa ước nguyện”, Triệu Linh Linh, một nhân viên tại trung tâm môi giới, cho biết.
Theo truyền thông Mỹ, ngoài các cặp cha mẹ đến từ Tầu đại lục, Đài Loan, ngày càng có nhiều người Mexico, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ… cũng ùn ùn kéo nhau sang Mỹ để sinh con. Theo số liệu thống kê mới đây, kể từ năm 2000 – 2006, số lượng các em bé được sinh ra tại Mỹ mang dòng máu từ các quốc gia khác tăng 53%, trong khi số trẻ em bản địa chỉ tăng 5%.
“Trở thành người Mỹ, có visa miễn cảnh tại 180 bang, hưởng nền giáo dục ưu việt và các chế độ phục lợi xã hội, tiết kiệm được hàng triệu NDT tiền học phí cho con cái khi học ĐH…, nói tóm lại là khoản đầu tư này sẽ thu lợi gấp vạn lần so với đi cướp ngân hàng”, một phụ nữ hết lời ca ngợi. “Tới Mỹ sinh con đã trở thành một trào lưu mới. Vài năm trước, người đại lục thường chen nhau tới Hồng Kông sinh con, giờ lại khám phá ra thánh địa nước Mỹ. Đúng là chuyện sinh con đẻ cái của người người Tầu đã lan truyền khắp thế giới”, Trần Lộ, một phụ nữ khác đã sinh con tại Mỹ, bình luận.

No comments:

Post a Comment