Ba vĩ nhân Trung Cộng của thế kỷ XX
Trong hơn 100 năm từ cuối thế kỷ XIX đến cuối thế kỷ XX, đã diễn ra cuộc chuyển giao vĩ đại trong thời kỳ cách mạng cải tạo và xây dựng trong lịch sử dân tộc Trung Hoa, tạo nên những nhân vật anh hùng. Từ Tôn Trung Sơn, Mao Trạch Đông đến Đặng Tiểu Bình là ba con người đại diện cho ba thời kỳ trong lịch sử Trung Cộng. Cuộc đời, tư tưởng và hành động của họ gắn liền với lịch sử Trung Cộng. Điều đặc biệt ở họ là phẩm chất, tư tưởng, ý chí vươn lên mạnh mẽ vì đất nước và dân tộc. Dù phải qua bao nhiêu sóng gió, gian khổ nhưng ba con người đó vẫn sống và lãnh đạo đất nước Trung Quốc qua những bước thăng trầm của lịch sử.
Với Tôn Trung Sơn, Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình mà trong cuốn sách Ba vĩ nhân Trung Quốc của thế kỷ XX của tác giả Thi Hữu Tùng đã phân tích và luận giải một cách khách quan, khoa học về tư tưởng, phẩm chất và tính cách của ba nhân vật vĩ đại đã làm nên lịch sử Trung Quốc thế kỷ XX. Tác giả còn so sánh giữa ba con người đó, rút ra những ưu và nhược điểm trong đặc trưng tính cách và con người họ. Đặc biệt, tác giả còn trích dẫn nhiều nhận xét, đánh giá và bình luận của các hãng thông tấn, báo chí quốc tế, các chính khách và các nhà khoa học nổi tiếng trên thế giới về ba con người này. Trên cơ sở đó, tổng kết vị trí, vai trò của họ trong lịch sử Trung Hoa thế kỷ XX và ảnh hưởng của họ đối với thời đại.
Qua những vấn đề trình bày về Tôn Trung Sơn, Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình, những tư tưởng, quan điểm và hành động của ba bậc vĩ nhân đó là cơ sở, tiền đề cho sự phát triển lớn mạnh của Trung Quốc ngày nay. Sự chuyển mình của đất nước to lớn này không thể tách rời khỏi sự lãnh đạo toàn diện và triệt để của Đảng cầm quyền, trong đó vai trò của lãnh tụ là vô cùng quan trọng, nhất là trong những bước chuyển giao thời đại.
Đó chính là những vấn đề cơ bản mà cuốn sách Ba vĩ nhân Trung Quốc của thế kỷ XX đã đề cập tới và khẳng định vai trò quan trọng của Tôn Trung Sơn, Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình trong quá trình phát triển lịch sử của đất nước Trung Hoa vĩ đại.
Sách gồm 456 trang, giá 59.000 đồng.
http://www.nxbctqg.org.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=1638&catid=108&Itemid=499
21/02/2010
Âm mưu thâm độc của Đặng Tiểu Bình khi phát động cuộc chiến 1979
Phạm Viết Đào
BVN rất tán thành chủ trương “bỏ qua quá khứ hướng tới tương lai” của Nhà nước Việt Nam hiện nay trong quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc, nhưng không vì thế mà về phương pháp nhận thức lịch sử, chúng ta lại phải xóa sạch những sự kiện đã từng diễn ra trên biên giới phía Bắc đất nước chúng ta cách đây 31 năm và từ lâu đã đi vào tình cảm thiêng liêng của 85 triệu con dân Việt Nam, hiện diện trên bàn thờ của hàng vạn gia đình người Việt; hoặc có thái độ sợ sệt khi đề cập đến những sự kiện chấn động đó, đến nỗi phía bên kia viết ra điều gì thì sẵn sàng in lại một cách trang trọng kèm theo những lời bình đến người dân thường cũng thấy “khó ngửi”, còn phía chúng ta, hễ động đến những chuyện nóng bỏng mà toàn dân vẫn ngày đêm ghi khắc trong tim mình thì lại cấm đoán hoặc làm như không hề có, không hề biết.
Xin được hỏi ông Giám đốc NXB Văn học một câu mà dám chắc trình độ của ông khó lòng giải đáp, dù thế cũng vẫn cứ xin mạnh dạn hỏi: Chẳng lẽ bây giờ, mỗi khi cần nói tới các chiến cuộc trong lịch sử Việt Nam mấy nghìn năm: quân Hán, quân Tống, quân Nguyên, quân Thanh từng rùng rùng kéo sang xâm lược nước ta… chúng ta lại cứ phải đem các bộ Hán thư, Hậu Hán thư, Tống sử, Nguyên sử, Thanh sử ra dịch và in, còn Đại Việt sử ký toàn thư và Khâm định Việt sử thông giám cương mục do sử thần ta viết ra thì phải giấu kín tận trong kho lưu trữ hoặc đem tất cả ra làm mồi cho lửa hay sao? Chính vì nghĩ như thế mà lâu nay chúng tôi cứ băn khoăn, không biết ông Giám đốc NXB Văn học có thấy cái việc ông đã làm hoặc được ai đấy bật đèn xanh cho làm (in cuốn sách Ma chiến hữu), là một hành động trơ trẽn phản ánh cả một thái độ hèn hạ mà dân tộc này không có trong cốt tính của mình hay không?
Và cũng chính vì nghĩ như thế mà chúng tôi xin trân trọng đăng lại bài viết này của nhà văn Phạm Viết Đào đã đăng trên blog của anh ngày 17-02-2010, một tiếng nói dũng cảm, một bản lược thuật tương đối kỹ càng về cuộc chiến tranh biên giới năm 1979, để kỷ niệm sự kiện đẫm máu không đáng có giữa hai dân tộc Trung – Việt sau chặng đường ba thập kỷ mà phía nào cũng cần rút kinh nghiệm.
Bauxite Việt Nam
Để thực hiện được cương lĩnh đầy tham vọng bốn hiện đại, Đặng Tiểu Bình thấy không thể không mở cửa nền kinh tế Trung Quốc để tranh thủ vốn liếng đầu tư và kỹ thuật của phương Tây…Thực ra cương lĩnh hành động này có từ thời Mao Trạch Đông và người đứng ra thực hiện chủ trương này là Chu Ân Lai, song do áp lực của thế lực bảo thủ Trung Quốc nên chưa dám mạnh dạn. Tuyên bố Thượng Hải là một dấu hiệu cho thấy Trung Quốc không chỉ “liếc mắt đưa tình” với Mỹ mà đã có những hành động chuẩn bị đục phá tảng băng quan hệ giữa hai quốc gia này.Để trả ơn cho hành động “ngoại tình” này, chính quyền Mỹ đã lờ cho Trung Quốc đánh chiến Hoàng Sa của Việt Nam như một thứ lễ chạm ngõ hai nhà. Mỹ muốn bắt tay với Trung Quốc để chấm dứt cuộc chiến tranh Việt Nam hao người tốn của mà Mỹ không thể thắng.Trung Quốc muốn mặc cả, đổi chác với Mỹ bằng cuộc chiến Việt Nam thông qua những áp lực mà Trung Quốc có thể tạo ra để mưu cầu những quyền lợi khác của mình. Chiến tranh Việt Nam kết thúc, Mỹ cam chịu thất bại hoàn toàn đã làm cho phiên chợ diễn ra cuộc mặc cả đổi chác này tan và những kẻ bỏ vốn cay cú vì nguy cơ cháy túi…
Sau chiến thắng mùa xuân 1975, Việt Nam được thế giới biết đến như một tấm gương anh hùng chống xâm lược; phát động cuộc chiến tranh trả đũa Pol Pot, mặc dù đây là hành động tự vệ chính đáng và để cứu một dân tộc khỏi thảm hoạ diệt chủng, nhưng: việc đưa quân đội sang một quốc gia khác là một hành động làm rúng động các quốc gia láng giềng với Campuchia. Sau Campuchia liệu Việt Nam có lấn tới không? Rõ ràng hành động quân sự này cho dù là cực chẳng đã nhưng rất khó giải thích về mặt chính trị và ngoại giao và phần nào làm mờ đi hành động chống và đánh thắng đội quân xâm lược Mỹ.
2. Với Liên Xô, Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô Gromyko khẳng định: “Ngay lúc này Trung Quốc rút quân ngay lập tức khỏi lãnh thổ Việt Nam chưa phải là quá muộn, thực hiện càng sớm càng tốt”. Có thể thấy Liên Xô đã ra lời cảnh báo rất cứng rắn và dứt khoát .3. Chính phủ Mỹ tuyên bố rằng: “Trung Quốc có quyền trong khu vực Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương và đóng vai trò ảnh hưởng chính trị nhất định… Tuy nhiên xung đột Việt – Trung cần được giải quyết bằng biện pháp hòa bình”. Tuyên bố của Mỹ vẫn còn nặng yếu tố Liên Xô. Các tàu chiến của Liên Xô liên minh giữa hai nước đã đẩy mạnh hoạt động tại khu vực Đông Nam Á.4. Anh và Úc: “hai nước này đã chính thức ngưng cung cấp tài chính tái thiết cho Việt Nam để phản đối cuộc chiến của Việt Nam tại Campuchia “. Văn bản này không đề cập đến hai từ “Trung Quốc”…5. Chính phủ Pháp cho biết: “Việt Nam nên từ bỏ cuộc chiến tại Campuchia để làm cho Trung Quốc lo ngại ở cuộc chiến này, Liên Xô đã nhiều lần đe dọa họ sẽ tham gia vào cuộc chiến… Tuy nhiên văn bản cũng cho biết Trung Quốc không nên lâm vào cuộc đối đầu rủi ro với Liên Xô”. Những tuyên bố của Pháp thể hiện sự phẫn nộ với sự “bá quyền” của Liên Xô, rõ ràng Pháp đang nghiêng về Trung Quốc.6. Nội các Nhật Bản: “Nhật bản tỏ thái độ hối tiếc cho hai bên đã để xẩy ra cuộc chiến”. Rõ ràng đây là một phát biểu mang tính chất thường lệ của ngoại giao do ngoại giao của Nhật Bản đã phải theo Hoa Kỳ từ sau Chiến tranh Thế giới thứ 2.Với các quốc gia Đông Nam Á, họ không vội vàng xúc phạm Trung Quốc, đó là tuyên bố cơ bản của các nước ĐNA. Chỉ có Singapore đã bày tỏ mối quan tâm sâu sắc sự ảnh hưởng của cuộc chiến với sự suy thoái kinh tế Việt Nam.Một số quốc gia và vùng lãnh thổ nghiêng về phía Trung Quốc Chính phủ Pakistan có một tuyên bố ngoại giao làm tổn thương lòng tự trọng của Việt Nam, Pakistan cho biết: “Vi phạm hiện nay của Trung Quốc rõ ràng là để làm Hà Nội kiệt sức trong vấn đề Trung – Ấn và cả thế giới khẳng định lại một lần nữa rằng Bắc Kinh không phải là một con hổ giấy”. Đó là tuyên bố của Pakistan. Sau khi cuộc chiến Việt – Trung kết thúc, Pakistan cho biết Ấn Độ đã bí mật hỗ trợ Việt Nam và điều đó là một trong những lý do hợp tác quân sự Pakistan và Trung Quốc trở nên gần gũi hơn.Thái độ của Bắc Triều Tiên:Bắc Triều Tiên và Việt Nam cùng thuộc khối XHCN và cùng với Kim Nhật Thành theo dòng Stalin, với Liên Xô, Cuba lên Án Trung Quốc, ngoài Nam Tư gần như tất cả các nước Đông Âu, thậm chí cả các đồng minh của Trung Quốc tại Châu Âu, Albania đã công khai đứng về phía Việt Nam.Riêng Kim Nhật Thành đã chống lại áp lực của điện Kremlin với các giọng điệu rõ ràng:“Khi có tham vọng nhưng không đủ sức cộng với sự “ngớ ngẩn”, các lãnh đạo Việt Nam đã đưa đến việc phá hủy nền kinh tế, gây nguy hiểm cho nền độc lập của quốc gia họ! Một cuộc chiến với Trung Quốc, tôi không thể đánh giá hết mức độ thiệt hại, chính phủ Bắc Triều Tiên và một số nước ủng hộ Trung Quốc trong cuộc chiến tranh tự vệ với Việt Nam”.P.V.ĐNguồn: http://vn.myblog.yahoo.com/phamvietdaonv/article?mid=3888
Đúng 27 năm trước đây, ngày 17-2-1979, Trung Quốc đưa quân tràn qua biên giới Việt Nam sau nhiều tuần căng thẳng.
Trong nhiều năm, nguồn tư liệu của phía Trung Quốc về cuộc chiến vẫn thuộc vào hàng danh sách mật, và thông tin chính thức chỉ có lẻ tẻ.
Tuy vậy, gần đây nhiều tư liệu lưu hành nội bộ về cuộc chiến năm 1979 đã được công bố, cộng thêm một số hồi ký của các sĩ quan cao cấp.
Một trong những câu hỏi chưa có lời giải đáp chi tiết là khi nào và làm thế nào Bắc Kinh đã ra quyết định có hành động quân sự chống Việt Nam.
Những tư liệu mới
Trong hồi ký của Zhou Deli, tham mưu trưởng của Quân khu Quảng Châu, nhớ lại rằng vào tháng Chín 1978, một cuộc họp về "cách giải quyết vấn đề lãnh thổ bị quân Việt Nam chiếm đóng" đã diễn ra tại văn phòng tham mưu trưởng quân đội nhân dân Trung Quốc.
Sự tập trung ban đầu là nhắm vào cuộc xung đột biên giới, và đề xuất đầu tiên muốn có một cuộc tấn công nhỏ vào một trung đoàn Việt Nam ở Trùng Khánh, ráp gianh Quảng Tây.
Nhưng theo hồi kí của Zhou Deli, sau khi nhận được tin tình báo cho biết Việt Nam sẽ tấn công Campuchia, đa số người dự họp cho rằng một cuộc tấn công cần có tác động lớn đến Hà Nội và tình hình Đông Nam Á.
Họ đề nghị tấn công vào một đơn vị quân chính quy Việt Nam ở một khu vực địa lý rộng hơn.
Mặc dù cuộc họp kết thúc mà không đưa ra quyết định nào, nhưng nó tạo tiền đề cho kế hoạch chiến tranh sau đó.
Tháng 11-1978, Đặng Tiểu Bình công du Thái Lan, Malaysia và Singapore. Trong chuyến đi, ông Đặng nói với các vị chủ nhà rằng Trung Quốc sẽ dùng vũ lực nếu Việt Nam tấn công Campuchia.
Ngày 7-12, Ủy ban quân ủy trung ương có cuộc họp và quyết định mở một cuộc chiến hạn chế ở vùng biên giới phía nam của Trung Quốc.
Ngày hôm sau, họ ra lệnh cho các Quân khu Quảng Châu và Côn Minh tiến hành chiến dịch và chuẩn bị quân đầy đủ trước ngày 10-1-1979.
Chỉ thị nói rằng cuộc chiến sẽ tiến hành một cách hạn chế, trong phạm vi 50 cây số từ biên giới và kéo dài hai tuần.
Trong một nghiên cứu có thể nói là mới nhất về cuộc chiến Việt Trung 1979, vừa ra mắt tháng 12 năm ngoái, tác giả Xiaoming Zhang bình luận rằng thời điểm ra lệnh này chứng tỏ Trung Quốc phản ứng trước cuộc tấn công sắp xảy ra của Việt Nam vào Campuchia. Nhưng việc mở chiến dịch quân sự cả trước khi quân Việt Nam vượt qua sông Mêkông cũng cho thấy phản ứng của Bắc Kinh xuất phát từ nhiều năm bực bội vì hành vi của Việt Nam mà họ cho rằng đã "vô ơn" trước sự giúp đỡ trước đây.
Quyết định cụ thể
Tư liệu mới cho biết trong một cuộc họp vào ngày cuối năm 1978, Đặng Tiểu Bình chính thức đề nghị một cuộc chiến chống Việt Nam.
Tại cuộc họp này, ông Đặng bổ nhiệm Xu Shiyou lãnh đạo quân từ Quảng Tây, Yang Dezhi lãnh đạo quân từ Vân Nam. Quyết định này đã bỏ qua Wang Bicheng, lãnh đạo Quân khu Côn Minh.
Không có một sự lãnh đạo tập trung, hai quân khu này sẽ tác chiến độc lập, gần như không có sự hợp tác.
Cuộc họp cũng nhắc lại rằng cuộc xâm lấn phải nhanh, và toàn bộ quân phải rút về sau khi hoàn tất mục tiêu chiến thuật.
Ngay sau cuộc họp, Đặng Tiểu Bình gửi hai sĩ quan cao cấp đến Vân Nam và Quảng Tây kiểm tra tình hình.
Lo lắng trước sự trễ nải của quân lính, người kiểm tra ra đề nghị hoãn cuộc tấn công thêm một tháng.
Người kiểm tra này, Zhang Zhen, viết trong hồi kí năm 2003 rằng cấp trên đồng ý hoãn cuộc tấn công đến giữa tháng Hai 1979.
Ngày 23-1, Bộ Tổng tham mưu Trung Quốc họp và quyết định quân đội phải sẵn sàng hành động trước ngày 15-2.
Hai ngày sau khi ông Đặng trở về sau chuyến thăm Mỹ và Nhật, hôm 11-2-1979, ông ra quyết định sẽ tấn công Việt Nam vào ngày 17-2.
Lệnh này được gửi đến Quảng Tây và Vân Nam.
Nhiều nhà quan sát trước đây đã phân tích vì sao Trung Quốc chọn thời điểm này.
Có vẻ nó liên quan đến yếu tố thời tiết: sẽ khó khăn nếu đưa quân tác chiến vào mùa mưa, thường bắt đầu từ tháng Tư, và cũng không ổn nếu tấn công quá sớm khi quân Liên Xô có thể vượt dòng sông băng dọc biên giới Xô - Trung.
No comments:
Post a Comment