Sunday, August 14, 2011

Hải quân New Zealand

Hải quân New Zealand: Mở rộng bang giao
Cập nhật lúc :6:00 AM, 27/07/2011
Dù quân số không đông nhưng có hạm đội rất hiện đại, thường xuyên tham gia các hoạt động của hải quân vùng Thái Bình Dương và đã 4 lần đưa tàu đến thăm hữu nghị Việt Nam.
Chiến lược dịch chuyển và đa năng hóa lực lượng
Hải quân New Zealand có quân số không lớn, chỉ khoảng 2.100 người, tổ chức trong 1 hạm đội duy nhất, đóng ở căn cứ hải quân Auckland. Lực lượng ít, số lượng vũ khí, phương tiện chiến đấu trong biên chế không nhiều nhưng bù lại, các tàu chiến của hải quân nước này rất hiện đại.

Đây là một nét đặc sắc của trong chiến lược “di chuyển trên biển” của New Zealand. Theo đó, để bù lại mặt hạn chế của một nước diện tích không rộng, người không đông, Hải quân New Zealand tập trung phát triển chất lượng. Điều đáng nói, nhiều thiết bị trên các tàu của Hải quân New Zealand đều là hàng “nội địa”. Bên cạnh đó, lực lượng này thường xuyên thực hiện hoạt động trao đổi, giao lưu, phối hợp hoạt động, gửi quân ra nước ngoài để rèn luyện lực lượng.
Cấu tạo và quy mô tàu HMNZS Canterbury.

Để đáp ứng chiến lược trên và phù hợp với điều kiện nội tại, Hải quân New Zealand có chủ trương đa năng hóa chiến hạm, mà tiêu biểu là chiến hạm HMNZS Canterbury. Trong khi các tàu chiến của hải quân nhiều nước phát triển theo hướng “chuyên môn hóa” thì HMNZS Canterbury được thiết kế để đảm đương nhiều nhiệm vụ như đổ bộ, hậu cần, chi viện… HMNZS Canterbury có lượng giãn nước 9.000 tấn, tốc độ 16-19 hải lý/giờ, có khả năng mang 4 trực thăng vận tải NH90, 1 trực thăng chống ngầm SH-2G và 2 tàu đổ bộ nhỏ LCM, 16 xuồng, 16 xe tải, thủy thủ đoàn có 250 lính.

Tàu chiến nòng cốt trong lực lượng Hải quân New Zealand là lớp tàu tuần tiễu Otago và tàu hộ vệ Anzac (biểu tượng hiệp đồng tác chiến giữa Australia (A) và New Zealand (NZ). Trong đó, tàu hộ vệ Anzac có lượng giãn nước 3.600 tấn, tương đối lớn so với các lớp tàu khinh hạm khác, gồm 2 chiếc HMNZS Ta Keha và HMNZS Te Mana. Hai tàu chiến này được trang bị hệ thống hỏa lực tương đối mạnh, thiên về hướng phòng thủ, gồm: 8 tên lửa phòng không Sea Sparrow Rim – 7M, 6 ngư lôi 324mm, 1 bệ pháo cao tốc 6 nòng, tốc độ 4.500 phát/phút, 1 pháo 127mm, 1 trực thăng SH-2G.  Ngoài ra, Hải quân New Zealand còn có tàu tuần tiễu lớp Otago có một trực thăng SH-2G và nhiều loại pháo, trong đó, có pháo cao tốc Bushmaster.
Công cụ ngoại giao
Là đảo quốc, Hải quân New Zealand được sử dụng nhiều trong hoạt động đối ngoại. Sự điều động các tàu chiến tham gia giao lưu, hoạt động chung trên biển của New Zealand thường mang theo các thông điệp ngoại giao.

Năm 1951, New Zealand cùng Australia và Mỹ lập hiệp ước phòng thủ chung ANZUS (mang tên gọi của 3 nước, A là Australia, NZ là New Zealand và US là Mỹ) và có nhiều hoạt động hợp tác quân sự trong khuôn khổ của khối này. Thế nhưng, đến cuối những năm 1970 và đầu những năm 1980, New Zealand phản đối các cường quốc Mỹ, Pháp thử vũ khí nguyên tử ở Nam Thái Bình Dương, gây thảm hoạ “mùa đông hạt nhân”.

Chính quyền New Zealand đã có hành động cụ thể, hiện thực hóa tuyên bố phản đối. Đỉnh điểm vào tháng 2/1985, New Zealand không những cho tàu ra tiếp đón mà còn từ chối yêu cầu cho tàu USS Buchaman của Mỹ cập cảng với lý do nghi ngờ tàu này có khả năng trang bị vũ khí hạt nhân và ngư lôi hạt nhân. Điều này, khiến Mỹ tuyên bố đình chỉ nghĩa vụ an ninh trong hiệp định ANZUS với New Zealand vào năm 1986. Từ đó quan hệ tam giác an ninh ANZUS chỉ còn 2 cạnh Mỹ - Australia và Australia - New Zealand.

HMNZS Tekaha trong một chuyến viếng thăm nước ngoài.
Phải sau 26 năm, tháng 5/2011, Hải quân New Zealand mới tham gia diễn tập chung “mang tính bước ngoặt” với Hải quân Mỹ kéo dài 1 tháng. Khi đó, đại diện cho phía New Zealand là HMNZS Canberbury, tàu đa năng tối tân nhất của hải quân nước này.  Sự xuất hiện của HMNZS Canberbury có thể coi là lời chào trang trọng cho một trang sử mới giữa quan hệ Mỹ và New Zealand.

Tháng 10/2004,tàu hộ vệ lớp Anzac mang tên Te Kaha và tàu hậu cần Endeavour của Hải quân New Zealand đã thăm Việt Nam. Tháng 8/2006, Hải quân New Zealand thực hiện chuyện thăm thứ 2. Gần đây nhất, tàu hộ vệ lớp Anzac HMNZS Te Mana 175 người đã cập cảng Sài Gòn, TP. HCM.  Các tàu từng tới thăm Việt Nam đều nằm trong số các “chủ lực hạm” của Hải quân New Zealand, điều này cho thấy New Zealand rất coi trọng mối quan hệ với Việt Nam. Các đợt thăm viếng của Hải quân New Zealand đã góp phần tăng cường hiểu biết thúc đẩy tình hữu nghị giữa hải quân 2 nước nói riêng và nhân dân 2 nước nói chung.
Từ năm 2002, Hải quân New Zealand được tổ chức tinh gọn trong Hạm đội Hải quân Hoàng gia New Zealand. Lực lượng có vũ khí, phương tiện chủ yếu gồm: 3 tàu đa năng (HMNZS Te Kaha, HMNZS Te mana, HMNZS Canterbury); 1 tàu chi viện hạm đội HMNZS Endeavou cùng một số tàu quét mìn, tàu phục vụ khác…
 
Văn Tuấn
 
Tàu Hải quân New Zealand thăm Sàigòn
Cập nhật lúc :9:56 AM, 28/06/2011
Tàu Hải quân New Zealand HMNZS TE MANA cùng 27 sĩ quan và 148 thủy thủ đã cập cảng, thăm hữu nghị Sàigòn từ ngày 27/6 đến 1/7.
Trong thời gian ở thăm, chỉ huy, sĩ quan, thủy thủ tàu có các hoạt động: chào xã giao lãnh đạo UBND TP Sàigòn, Bộ Tư lệnh Quân khu 7, đại diện Bộ Tư lệnh Hải quân tại Sàigòn. Các sĩ quan, thủy thủ Niu Di-lân tổ chức thi đấu bóng chuyền với đội bóng của trường Trung cấp Kỹ thuật Hải quân và thăm viếng một số danh lam thắng cảnh tại Sàigòn.
Đây là chuyến thăm lần thứ 4 của tàu hải quân New Zealand tới Việt Nam, góp phần củng cố và tăng cường mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và New Zealand nói chung, giữa quân đội hai nước nói riêng.
Đang đọc nhiều: - Tai nạn thảm khốc, 6 người chết trên xe
- Biển Đông: Nhật Bản cũng có 'lợi ích trực tiếp'
Bảo vệ tông chết công nhân bị khởi tố tội 'giết người'
- Suy nghĩ từ vụ đình công đổ máu
- Đề xuất phá 3 cây cầu nghìn tỷ mới xây
- Gặp những người chiến đấu bảo vệ Hoàng Sa năm 1974
- Truyền hình Trung Cộng phỏng vấn học giả Việt về tranh chấp Biển Đông
- Học giả Trung Cộng chính thức công nhận đường lưỡi bò không rõ ràng
- Không có cái gọi là 'đường lưỡi bò' trong sử Trung Cộng

No comments:

Post a Comment