THƯ CỦA CON DÂU THỜI ĐẠI GỬI MẸ CHỒNG
Mẹ ơi!
Con cứ nghĩ mãi, rốt cuộc mẹ có ý nghĩa gì với con? Mẹ chẳng qua là mẹ của chồng con. Trước khi lấy anh ấy, mẹ chẳng có chút ý nghĩa nào đối với cuộc sống của con. Cuộc sống của con là do bố mẹ đẻ của con cho con. Kiến thức, năng lực, sự giáo dục, cách đối nhân xử thế, ... của con ngày hôm nay đều là do con thừa hưởng từ bố mẹ con, chẳng có tí tẹo tèo teo nào cống hiến của mẹ. Thế nên con mới không tài nào hiểu nổi, rằng vì sao ngay sau khi kết hôn, bao nhiêu ngày tháng của suốt hai mươi năm con sống trong cuộc đời này tất tần tật lại phải trở về số không, rồi phải trở thành người của nhà mẹ, mà đúng hơn là người nhỏ nhất trong nhà mẹ. Nói nhỏ nhất là vì địa vị của con trong nhà còn bé nhỏ hơn cả đứa con trai hai tuổi của con. Nói thật là con cảm thấy rất bất công. Bố mẹ con nuôi dạy con hơn hai mươi năm ròng rã, còn mẹ thì nhặt nhạnh lấy thành quả kết tinh của 20 năm ấy, nói trắng ra là mẹ không làm mà hưởng, ngồi mát ăn bát vàng. Thế nên những việc con làm cho mẹ, mẹ nên cảm ơn bố mẹ con và công sức con bỏ ra. Nếu mẹ không thấy cảm kích thì cũng đành vậy nhưng mẹ cũng đừng nên cố ý tạo ra ý nghĩa này nọ đối với con, đừng nên lấy kính hiển vi ra mà xăm xoi những việc con làm, khác nào bới lông tìm vết,nhặt xương trong trứng gà, rõ ràng là vừa được ăn vừa được nói. Ban ngày con có công việc của riêng con, kinh tế trước nay vẫn độc lập, nên con chẳng hề phải dựa dẫm vào con trai mẹ, và cũng chưa một ngày nào phải sống nhờ vào đồng lương của con trai mẹ. Khả năng kiếm tiền của con ngày hôm nay là nhờ công giáo dục của bố mẹ con và công sức con không ngày nào ngừng nỗ lực học tập mà thành. Cho nên con không thể chịu đựng nổi cái ý nghĩ là đồng tiền con kiếm ra nghiễm nhiên phải cống hiến cho nhà mẹ và sau đó tiêu đồng tiền của chính mình lại cứ phải nhìn xem sắc mặt của mẹ thế nào, làm gì có chuyện đấy? Con không hề nợ nần gì mẹ, cũng chẳng cần mẹ phải nuôi, càng chưa xin mẹ một xu một chinh nào. Con có thể tôn trọng ý kiến của mẹ nhưng không thể để mẹ quyết định được. Cho nên bây giờ con phải chính thức nói trắng ra để mẹ hay: tiền điện là con trả, nên trong những ngày hè nóng bức ngột ngạt con bật điều hoà đi ngủ, mẹ không được có ý kiến. Hôm sau con còn phải đi làm nữa mẹ ạ, chất lượng giấc ngủ rất quan trọng đối với con. Còn nữa, "Phật có thiếp vàng, người có quần áo", con cần mua mấy bộ quần áo hay mấy đôi giầy thì đấy là việc của con, xin mẹ nhớ cho, tiền đó là do con kiếm được, con tiêu thế nào thì con cũng tự có chuẩn mực của con, nếu mẹ muốn quản lý thì xin đi mà quản lý tiền nong của con trai mẹ. Con kiếm tiền bằng công sức và khả năng của mình, nên quả thực không hề muốn phải đi thăm dò sắc mặt của mẹ thế nào. Lại nữa, mẹ đừng nên một mực cho rằng con trai mẹ giỏi giang ghê gớm lắm, nếu mà con không đi làm thì thử hỏi chuyến đi Trung Quốc du lịch hai tuần năm ngoái của mẹ là tiền ở đâu ra. Con càng nghĩ càng thấy thực ra mẹ chả có bất kỳ ý nghĩa nào đối với con cả, nếu mà có một ý nghĩa nào đó về hình thức thì mẹ chẳng qua chỉ là mẹ của chồng con thôi. Tất cả công sức tình cảm của mẹ đều dồn cho anh ấy, người báo đáp công lao mẹ là anh ấy. Tương tự như vậy, người mà con cần báo đáp cũng chỉ có bố mẹ con thôi. Nếu hôm nay bố mẹ con cũng soi mói con trai mẹ như vậy thì mẹ có cảm thấy dễ chịu không? Và con trai mẹ sẽ đáp ứng được mấy phần yêu cầu của bố mẹ con đây?
Cho nên về sau này, nếu mẹ muốn ăn hoa quả thì sai con trai mẹ đi gọt cho mẹ ăn, vì đây là việc anh ấy đáng phải làm, quần áo thì cũng sai anh ấy giặt, đằng nào thì mẹ cũng đã giặt quần áo cho anh ấy hơn hai mươi năm kia mà (còn con thì đến một đôi tất cũng chưa bao giờ phải phiền mẹ cả). Nếu mẹ muốn đi khám bệnh thì bảo con trai mẹ xin nghỉ mà đưa đi, con không muốn năm nào cũng bị cơ quan cắt tiền thưởng không nghỉ phép năm. Trong khi hễ con bị cảm cúm thì mẹ bóng gió mát mẻ rằng con sức khoẻ kém. Bởi vậy, khi mẹ bị ốm, con chẳng có cách nào để động lòng trắc ẩn. Nói tóm lại, anh ấy hiếu thảo với mẹ là đúng, còn con, con phải đem cái hiếu thảo của con báo đáp cho người đã sinh thành ra con. Nếu mẹ muốn con làm việc gì thì mẹ làm ơn bớt bới móc đi một tí và thầm cảm ơn con, vì rằng con đâu có thiếu nợ mẹ, làm giúp mẹ là làm giúp một người trên danh nghĩa là mẹ đẻ của chồng con, tất cả chỉ có vậy thôi. Nếu anh ấy không phải là chồng con, mẹ tưởng mẹ sẽ có vinh hạnh ấy sao? Hơn nữa mẹ cũng nên chịu khó xem thời sự vào, bây giờ là thời đại trả tiền thuê người làm việc nhà rồi, mẹ đã không trả lương cho con thì mỗi lúc con làm giúp mẹ, mẹ nên mỉm cười mới đúng chứ! Cuối cùng, con viết thư này chắc chắn mẹ sẽ cho con là phường nghịch tử vô luân, nhưng giữa người với người là phải tôn trọng nhau, và con đối xử với mẹ cũng trên nguyên tắc cơ bản như vậy. Nếu mẹ không thể tôn trọng những cảm nhận của con thì coi như con cũng xin nhường mẹ một chút vì mẹ dù sao cũng là người đi trước, nhưng con vẫn cứ phải nói cho hết nhẽ. Chắc mẹ sẽ bảo "Làm dâu nhà người phải hiểu đạo lý", nhưng về phía con cũng vẫn phản đối , con không phải do mẹ nuôi dạy, càng không nợ nần gì mẹ, và con cũng đã phát huy tối đa khả năng nhẫn nhục và tôn trọng của mình. Còn những điều cần học hỏi thêm là ở phía mẹ. Tôn trọng người khác là tôn trọng chính mình, mẹ ạ!
Cho nên về sau này, nếu mẹ muốn ăn hoa quả thì sai con trai mẹ đi gọt cho mẹ ăn, vì đây là việc anh ấy đáng phải làm, quần áo thì cũng sai anh ấy giặt, đằng nào thì mẹ cũng đã giặt quần áo cho anh ấy hơn hai mươi năm kia mà (còn con thì đến một đôi tất cũng chưa bao giờ phải phiền mẹ cả). Nếu mẹ muốn đi khám bệnh thì bảo con trai mẹ xin nghỉ mà đưa đi, con không muốn năm nào cũng bị cơ quan cắt tiền thưởng không nghỉ phép năm. Trong khi hễ con bị cảm cúm thì mẹ bóng gió mát mẻ rằng con sức khoẻ kém. Bởi vậy, khi mẹ bị ốm, con chẳng có cách nào để động lòng trắc ẩn. Nói tóm lại, anh ấy hiếu thảo với mẹ là đúng, còn con, con phải đem cái hiếu thảo của con báo đáp cho người đã sinh thành ra con. Nếu mẹ muốn con làm việc gì thì mẹ làm ơn bớt bới móc đi một tí và thầm cảm ơn con, vì rằng con đâu có thiếu nợ mẹ, làm giúp mẹ là làm giúp một người trên danh nghĩa là mẹ đẻ của chồng con, tất cả chỉ có vậy thôi. Nếu anh ấy không phải là chồng con, mẹ tưởng mẹ sẽ có vinh hạnh ấy sao? Hơn nữa mẹ cũng nên chịu khó xem thời sự vào, bây giờ là thời đại trả tiền thuê người làm việc nhà rồi, mẹ đã không trả lương cho con thì mỗi lúc con làm giúp mẹ, mẹ nên mỉm cười mới đúng chứ! Cuối cùng, con viết thư này chắc chắn mẹ sẽ cho con là phường nghịch tử vô luân, nhưng giữa người với người là phải tôn trọng nhau, và con đối xử với mẹ cũng trên nguyên tắc cơ bản như vậy. Nếu mẹ không thể tôn trọng những cảm nhận của con thì coi như con cũng xin nhường mẹ một chút vì mẹ dù sao cũng là người đi trước, nhưng con vẫn cứ phải nói cho hết nhẽ. Chắc mẹ sẽ bảo "Làm dâu nhà người phải hiểu đạo lý", nhưng về phía con cũng vẫn phản đối , con không phải do mẹ nuôi dạy, càng không nợ nần gì mẹ, và con cũng đã phát huy tối đa khả năng nhẫn nhục và tôn trọng của mình. Còn những điều cần học hỏi thêm là ở phía mẹ. Tôn trọng người khác là tôn trọng chính mình, mẹ ạ!
THƯ CỦA MẸ CHỒNG GỬI CON DÂU THỜI ĐẠI
Con dâu của mẹ
Những điều con viết sau đây đều hết sức chí lý: “Kiến thức, năng lực, sự giáo dục, cách đối nhân xử thế, ... của con ngày hôm nay đều là do con thừa hưởng từ bố mẹ con, chẳng có tí tẹo tèo teo nào cống hiến của mẹ.” Hoàn toàn đúng, “con dâu” ạ. Vì nếu khác đi thì nó là “con gái mẹ” chứ không phải “con dâu mẹ” nữa rồi.
Các cụ ngày xưa bảo “dâu là con, rể là khách” mẹ thấy sai bét nhè khi áp dụng cho con. Mẹ nhận lỗi là mẹ già và nghe lời các cụ ngày xưa mà ra nông nỗi này. Nghĩa là mẹ đã coi con là con và dạy dỗ con, uốn nắn con theo “nếp nhà” của mẹ. Bậy bạ quá, đúng là “lỗi tại tôi, tại tôi mọi đàng”.
Bây giờ mẹ xin phép gọi con là “con gái người dưng” vậy và để mẹ giả nhời “point to point” cho “con gái người dưng” nhé xong rồi thì mẹ đành say good-bye con mà thôi. Thật tình mẹ rất thích được gọi con là “con gái của mẹ” nhưng như con đã nói con có liên quan hỗ tương gì với mẹ đâu cơ chứ! Chẳng qua chỉ vì là vì con rước của nợ là thằng con trai của mẹ về làm chồng mà phải gọi mẹ là mẹ đấy thôi!
Một, con viết “ Thế nên con mới không tài nào hiểu nổi, rằng vì sao ngay sau khi kết hôn, bao nhiêu ngày tháng của suốt hai mươi năm con sống trong cuộc đời này tất tần tật lại phải trở về số không, rồi phải trở thành người của nhà mẹ, mà đúng hơn là người nhỏ nhất trong nhà mẹ. Nói nhỏ nhất là vì địa vị của con trong nhà còn bé nhỏ hơn cả đứa con trai hai tuổi của con. Nói thật là con cảm thấy rất bất công. Bố mẹ con nuôi dạy con hơn hai mươi năm ròng rã, còn mẹ thì nhặt nhạnh lấy thành quả kết tinh của 20 năm ấy, nói trắng ra là mẹ không làm mà hưởng, ngồi mát ăn bát vàng.”
Con nói quá xá đúng. Nếu cần hỏi tội “ngồi mát ăn bát vàng” thì có lẽ mẹ và con cùng vô số người đàn bà khác phải đồng loạt đi kiện con ạ! Mà kiện ai, con thông minh, tài ba, giỏi dắn, chỉ cho mẹ với. Vì với những gì con lý giải, hoá ra mẹ ruột con cũng ngồi mát ăn bát vàng thành quả lao động của bà sui!
Hai, con viết “Thế nên những việc con làm cho mẹ, mẹ nên cảm ơn bố mẹ con và công sức con bỏ ra. Nếu mẹ không thấy cảm kích thì cũng đành vậy nhưng mẹ cũng đừng nên cố ý tạo ra ý nghĩa này nọ đối với con, đừng nên lấy kính hiển vi ra mà xăm xoi những việc con làm, khác nào bới lông tìm vết,nhặt xương trong trứng gà, rõ ràng là vừa được ăn vừa được nói.”
Mẹ chưa hiểu rõ lắm ý con trong đoạn văn này. Có phải con ám chỉ mẹ hay bắt bẻ con phải không . À, nếu thế thì mẹ giả nhời như thế này, cái thằng vô tích sự , con trai của mẹ đấy, cái thằng chồng mà con yêu nó đằng đẵng ba năm, cương quyết đấu tranh với mẹ để lấy con cho bằng được ấy, nó giống tính cha nó lắm cơ con ạ. Cho nên nếu mẹ lấy kính hiển vi ra săm soi cái bếp của con là mẹ giúp con đấy chứ. Con cứ “quản lý cái bếp” theo cái kiểu “luộm thuộm”, ấy mẹ xin lỗi trước nhé, mẹ chả muốn nói tẹo nào cả nhưng bất đắc dĩ thôi, cái kiểu “luộm thuộm” mà con học được từ bố mẹ con hơn hăm mấy năm ấy, thì có mà chết với thằng chồng con. Nó sẽ dài mỏ nói rằng “Người ta bảo muốn biết người phụ nữ như thế nào, cứ vào nhà bếp sẽ rõ. Cô như thế kia, con gái tôi sẽ giống cô thì sau này cả tôi lẫn cô lại bị người ta mắng vốn thôi”. Đấy, để phòng ngừa một “thừa kế di sản văn hoá” tai hại nhường ấy, mẹ đã phải lấy kính kiển vi ra săm soi từng góc bếp, từng khe cửa! Lẽ ra con phải cảm ơn mẹ vì nhờ mẹ dùng kính kiển vi mà con khỏi phải mua cái quạt mo che mặt khi con gái con đi lấy chồng sau này! Rồi mấy đời sau, cháu chắt của con cũng chả bị ai dùng kính hiển vi săm soi nữa!
Ba, con viết “Ban ngày con có công việc của riêng con, kinh tế trước nay vẫn độc lập, nên con chẳng hề phải dựa dẫm vào con trai mẹ, và cũng chưa một ngày nào phải sống nhờ vào đồng lương của con trai mẹ. Khả năng kiếm tiền của con ngày hôm nay là nhờ công giáo dục của bố mẹ con và công sức con không ngày nào ngừng nỗ lực học tập mà thành. Cho nên con không thể chịu đựng nổi cái ý nghĩ là đồng tiền con kiếm ra nghiễm nhiên phải cống hiến cho nhà mẹ và sau đó tiêu đồng tiền của chính mình lại cứ phải nhìn xem sắc mặt của mẹ thế nào, làm gì có chuyện đấy?”
Con nói cũng lại đúng nốt. Khả năng kiếm tiền của con là công lao giáo dục của cha mẹ con và nỗ lực của con, mẹ không phủ nhận. Ngày xưa khả năng kiếm tiền của mẹ cũng do cha mẹ mẹ giáo dục. Nhưng từ khi lấy chồng, chấp nhận xây dựng một mái nhà mới trong xã hội thì mẹ phải chia sẻ mọi điều với người chồng mà mẹ chọn lựa. Chồng của mẹ không phải từ lỗ nẻ chui lên và cũng chẳng xuất thân từ viện mồ côi. Chồng mẹ có gia tộc, có tông chi họ hàng. Chồng mẹ có bổn phận với những người ấy. Vì yêu chồng, mẹ tình nguyện cùng gánh trách nhiệm ấy. Sự tình nguyện này của mẹ đã được đền đáp, đó là sự yêu mến của cha mẹ chồng, sự chung thuỷ của chồng mẹ.
Bốn, con viết “Con không hề nợ nần gì mẹ, cũng chẳng cần mẹ phải nuôi, càng chưa xin mẹ một xu một chinh nào. Con có thể tôn trọng ý kiến của mẹ nhưng không thể để mẹ quyết định được. Cho nên bây giờ con phải chính thức nói trắng ra để mẹ hay: tiền điện là con trả, nên trong những ngày hè nóng bức ngột ngạt con bật điều hoà đi ngủ, mẹ không được có ý kiến. Hôm sau con còn phải đi làm nữa mẹ ạ, chất lượng giấc ngủ rất quan trọng đối với con.”.
Con nói quá đúng luôn, con chả nợ nần gì mẹ ngoài cái nợ…mẹ nuôi thằng chồng con. Nếu mẹ không nuôi nó ăn học tử tế, có căn bản đạo đức tốt thì với cái ngữ nó, môm mép như bôi mỡ, con nghe lời đường mật của nó, lấy nó xong là đời con tàn trong ngõ hẻm. Nhưng nhờ mẹ ca cải lương cho nó nghe hàng ngày về Nhân Nghĩa Lễ Trí Tín, về công ơn sinh thành dưỡng dục, về nghĩa phu thê, về đạo làm con mà bây giờ cha mẹ con đã không ngớt lời ca tụng nó là rể hiền ( trong khi đó thì mẹ lại vô phúc chả có dâu thảo!).
Bốn, con viết : Còn nữa, "Phật có thiếp vàng, người có quần áo", con cần mua mấy bộ quần áo hay mấy đôi giầy thì đấy là việc của con, xin mẹ nhớ cho, tiền đó là do con kiếm được, con tiêu thế nào thì con cũng tự có chuẩn mực của con, nếu mẹ muốn quản lý thì xin đi mà quản lý tiền nong của con trai mẹ”.
Con nói chí phải, mẹ xin lỗi là chuẩn mực của mẹ lại hơi khác con một tẹo. Chuẩn của con là 3 đôi giày /tháng còn chuẩn của mẹ là 3 đôi/30 tháng cơ. Cơ khổ, thằng con trai mẹ cũng theo nếp cần kiệm của bố mẹ nó nên cũng chỉ dám 3 đôi/ 15 tháng. Vì thế mà mẹ mới nhắc con liều liệu cho “xứng chàng vừa thiếp”, con có “thếp vàng” thì cũng chỉ nên 1 đôi/1 tháng là được con ạ. Kẻo con “thếp vàng” nhiều quá, còn chồng con lại chỉ nước sơn mộc mạc thì đi bên cạnh con, hoá ra đôi đũa lệch sao. Mẹ nghĩ chắc là con cũng chả chịu như thế đâu vì “xấu chàng thì cũng hổ ai” kia mà.
Năm, con viết: Cho nên về sau này, nếu mẹ muốn ăn hoa quả thì sai con trai mẹ đi gọt cho mẹ ăn, vì đây là việc anh ấy đáng phải làm, quần áo thì cũng sai anh ấy giặt, đằng nào thì mẹ cũng đã giặt quần áo cho anh ấy hơn hai mươi năm kia mà (còn con thì đến một đôi tất cũng chưa bao giờ phải phiền mẹ cả). Nếu mẹ muốn đi khám bệnh thì bảo con trai mẹ xin nghỉ mà đưa đi, con không muốn năm nào cũng bị cơ quan cắt tiền thưởng không nghỉ phép năm.
Con nói chí phải. Từ nay về sau, mẹ sẽ sai chồng con tất tần tật những thứ ấy. Nhưng mỗi người chỉ có 24 giờ như nhau. Nếu con trai mẹ phải báo hiếu cho mẹ thì thời gian còn lại sẽ rất ít ỏi. Lúc ấy con nhớ mà đổ xăng một mình, nhớ thay cái bánh xe một mình, nhớ đi đóng thuế trễ hạn một mình, nhớ đổ rác một mình, nhớ kỳ cọ phòng tắm một mình, nhớ làm đủ thứ một mình vì không còn ai để “đì” hay “sai vặt” hay “nhõng nhẽo” và quan trọng nhất là nhớ nuôi con bé Tũn một mình nhé vì ngẫm cho đến cùng, bé Tũn nó là con của con, chứ có quan hệ gì với mẹ đâu mà mẹ phải chăm bẵm nó!
Thôi thì con chưa chuẩn bị làm vợ, chưa chuẩn bị làm mẹ nên mẹ đành “ngậm ngùi” xin được gửi con lại cha mẹ con vậy!
Các cụ ngày xưa bảo “dâu là con, rể là khách” mẹ thấy sai bét nhè khi áp dụng cho con. Mẹ nhận lỗi là mẹ già và nghe lời các cụ ngày xưa mà ra nông nỗi này. Nghĩa là mẹ đã coi con là con và dạy dỗ con, uốn nắn con theo “nếp nhà” của mẹ. Bậy bạ quá, đúng là “lỗi tại tôi, tại tôi mọi đàng”.
Bây giờ mẹ xin phép gọi con là “con gái người dưng” vậy và để mẹ giả nhời “point to point” cho “con gái người dưng” nhé xong rồi thì mẹ đành say good-bye con mà thôi. Thật tình mẹ rất thích được gọi con là “con gái của mẹ” nhưng như con đã nói con có liên quan hỗ tương gì với mẹ đâu cơ chứ! Chẳng qua chỉ vì là vì con rước của nợ là thằng con trai của mẹ về làm chồng mà phải gọi mẹ là mẹ đấy thôi!
Một, con viết “ Thế nên con mới không tài nào hiểu nổi, rằng vì sao ngay sau khi kết hôn, bao nhiêu ngày tháng của suốt hai mươi năm con sống trong cuộc đời này tất tần tật lại phải trở về số không, rồi phải trở thành người của nhà mẹ, mà đúng hơn là người nhỏ nhất trong nhà mẹ. Nói nhỏ nhất là vì địa vị của con trong nhà còn bé nhỏ hơn cả đứa con trai hai tuổi của con. Nói thật là con cảm thấy rất bất công. Bố mẹ con nuôi dạy con hơn hai mươi năm ròng rã, còn mẹ thì nhặt nhạnh lấy thành quả kết tinh của 20 năm ấy, nói trắng ra là mẹ không làm mà hưởng, ngồi mát ăn bát vàng.”
Con nói quá xá đúng. Nếu cần hỏi tội “ngồi mát ăn bát vàng” thì có lẽ mẹ và con cùng vô số người đàn bà khác phải đồng loạt đi kiện con ạ! Mà kiện ai, con thông minh, tài ba, giỏi dắn, chỉ cho mẹ với. Vì với những gì con lý giải, hoá ra mẹ ruột con cũng ngồi mát ăn bát vàng thành quả lao động của bà sui!
Hai, con viết “Thế nên những việc con làm cho mẹ, mẹ nên cảm ơn bố mẹ con và công sức con bỏ ra. Nếu mẹ không thấy cảm kích thì cũng đành vậy nhưng mẹ cũng đừng nên cố ý tạo ra ý nghĩa này nọ đối với con, đừng nên lấy kính hiển vi ra mà xăm xoi những việc con làm, khác nào bới lông tìm vết,nhặt xương trong trứng gà, rõ ràng là vừa được ăn vừa được nói.”
Mẹ chưa hiểu rõ lắm ý con trong đoạn văn này. Có phải con ám chỉ mẹ hay bắt bẻ con phải không . À, nếu thế thì mẹ giả nhời như thế này, cái thằng vô tích sự , con trai của mẹ đấy, cái thằng chồng mà con yêu nó đằng đẵng ba năm, cương quyết đấu tranh với mẹ để lấy con cho bằng được ấy, nó giống tính cha nó lắm cơ con ạ. Cho nên nếu mẹ lấy kính hiển vi ra săm soi cái bếp của con là mẹ giúp con đấy chứ. Con cứ “quản lý cái bếp” theo cái kiểu “luộm thuộm”, ấy mẹ xin lỗi trước nhé, mẹ chả muốn nói tẹo nào cả nhưng bất đắc dĩ thôi, cái kiểu “luộm thuộm” mà con học được từ bố mẹ con hơn hăm mấy năm ấy, thì có mà chết với thằng chồng con. Nó sẽ dài mỏ nói rằng “Người ta bảo muốn biết người phụ nữ như thế nào, cứ vào nhà bếp sẽ rõ. Cô như thế kia, con gái tôi sẽ giống cô thì sau này cả tôi lẫn cô lại bị người ta mắng vốn thôi”. Đấy, để phòng ngừa một “thừa kế di sản văn hoá” tai hại nhường ấy, mẹ đã phải lấy kính kiển vi ra săm soi từng góc bếp, từng khe cửa! Lẽ ra con phải cảm ơn mẹ vì nhờ mẹ dùng kính kiển vi mà con khỏi phải mua cái quạt mo che mặt khi con gái con đi lấy chồng sau này! Rồi mấy đời sau, cháu chắt của con cũng chả bị ai dùng kính hiển vi săm soi nữa!
Ba, con viết “Ban ngày con có công việc của riêng con, kinh tế trước nay vẫn độc lập, nên con chẳng hề phải dựa dẫm vào con trai mẹ, và cũng chưa một ngày nào phải sống nhờ vào đồng lương của con trai mẹ. Khả năng kiếm tiền của con ngày hôm nay là nhờ công giáo dục của bố mẹ con và công sức con không ngày nào ngừng nỗ lực học tập mà thành. Cho nên con không thể chịu đựng nổi cái ý nghĩ là đồng tiền con kiếm ra nghiễm nhiên phải cống hiến cho nhà mẹ và sau đó tiêu đồng tiền của chính mình lại cứ phải nhìn xem sắc mặt của mẹ thế nào, làm gì có chuyện đấy?”
Con nói cũng lại đúng nốt. Khả năng kiếm tiền của con là công lao giáo dục của cha mẹ con và nỗ lực của con, mẹ không phủ nhận. Ngày xưa khả năng kiếm tiền của mẹ cũng do cha mẹ mẹ giáo dục. Nhưng từ khi lấy chồng, chấp nhận xây dựng một mái nhà mới trong xã hội thì mẹ phải chia sẻ mọi điều với người chồng mà mẹ chọn lựa. Chồng của mẹ không phải từ lỗ nẻ chui lên và cũng chẳng xuất thân từ viện mồ côi. Chồng mẹ có gia tộc, có tông chi họ hàng. Chồng mẹ có bổn phận với những người ấy. Vì yêu chồng, mẹ tình nguyện cùng gánh trách nhiệm ấy. Sự tình nguyện này của mẹ đã được đền đáp, đó là sự yêu mến của cha mẹ chồng, sự chung thuỷ của chồng mẹ.
Bốn, con viết “Con không hề nợ nần gì mẹ, cũng chẳng cần mẹ phải nuôi, càng chưa xin mẹ một xu một chinh nào. Con có thể tôn trọng ý kiến của mẹ nhưng không thể để mẹ quyết định được. Cho nên bây giờ con phải chính thức nói trắng ra để mẹ hay: tiền điện là con trả, nên trong những ngày hè nóng bức ngột ngạt con bật điều hoà đi ngủ, mẹ không được có ý kiến. Hôm sau con còn phải đi làm nữa mẹ ạ, chất lượng giấc ngủ rất quan trọng đối với con.”.
Con nói quá đúng luôn, con chả nợ nần gì mẹ ngoài cái nợ…mẹ nuôi thằng chồng con. Nếu mẹ không nuôi nó ăn học tử tế, có căn bản đạo đức tốt thì với cái ngữ nó, môm mép như bôi mỡ, con nghe lời đường mật của nó, lấy nó xong là đời con tàn trong ngõ hẻm. Nhưng nhờ mẹ ca cải lương cho nó nghe hàng ngày về Nhân Nghĩa Lễ Trí Tín, về công ơn sinh thành dưỡng dục, về nghĩa phu thê, về đạo làm con mà bây giờ cha mẹ con đã không ngớt lời ca tụng nó là rể hiền ( trong khi đó thì mẹ lại vô phúc chả có dâu thảo!).
Bốn, con viết : Còn nữa, "Phật có thiếp vàng, người có quần áo", con cần mua mấy bộ quần áo hay mấy đôi giầy thì đấy là việc của con, xin mẹ nhớ cho, tiền đó là do con kiếm được, con tiêu thế nào thì con cũng tự có chuẩn mực của con, nếu mẹ muốn quản lý thì xin đi mà quản lý tiền nong của con trai mẹ”.
Con nói chí phải, mẹ xin lỗi là chuẩn mực của mẹ lại hơi khác con một tẹo. Chuẩn của con là 3 đôi giày /tháng còn chuẩn của mẹ là 3 đôi/30 tháng cơ. Cơ khổ, thằng con trai mẹ cũng theo nếp cần kiệm của bố mẹ nó nên cũng chỉ dám 3 đôi/ 15 tháng. Vì thế mà mẹ mới nhắc con liều liệu cho “xứng chàng vừa thiếp”, con có “thếp vàng” thì cũng chỉ nên 1 đôi/1 tháng là được con ạ. Kẻo con “thếp vàng” nhiều quá, còn chồng con lại chỉ nước sơn mộc mạc thì đi bên cạnh con, hoá ra đôi đũa lệch sao. Mẹ nghĩ chắc là con cũng chả chịu như thế đâu vì “xấu chàng thì cũng hổ ai” kia mà.
Năm, con viết: Cho nên về sau này, nếu mẹ muốn ăn hoa quả thì sai con trai mẹ đi gọt cho mẹ ăn, vì đây là việc anh ấy đáng phải làm, quần áo thì cũng sai anh ấy giặt, đằng nào thì mẹ cũng đã giặt quần áo cho anh ấy hơn hai mươi năm kia mà (còn con thì đến một đôi tất cũng chưa bao giờ phải phiền mẹ cả). Nếu mẹ muốn đi khám bệnh thì bảo con trai mẹ xin nghỉ mà đưa đi, con không muốn năm nào cũng bị cơ quan cắt tiền thưởng không nghỉ phép năm.
Con nói chí phải. Từ nay về sau, mẹ sẽ sai chồng con tất tần tật những thứ ấy. Nhưng mỗi người chỉ có 24 giờ như nhau. Nếu con trai mẹ phải báo hiếu cho mẹ thì thời gian còn lại sẽ rất ít ỏi. Lúc ấy con nhớ mà đổ xăng một mình, nhớ thay cái bánh xe một mình, nhớ đi đóng thuế trễ hạn một mình, nhớ đổ rác một mình, nhớ kỳ cọ phòng tắm một mình, nhớ làm đủ thứ một mình vì không còn ai để “đì” hay “sai vặt” hay “nhõng nhẽo” và quan trọng nhất là nhớ nuôi con bé Tũn một mình nhé vì ngẫm cho đến cùng, bé Tũn nó là con của con, chứ có quan hệ gì với mẹ đâu mà mẹ phải chăm bẵm nó!
Thôi thì con chưa chuẩn bị làm vợ, chưa chuẩn bị làm mẹ nên mẹ đành “ngậm ngùi” xin được gửi con lại cha mẹ con vậy!
No comments:
Post a Comment