Indonesia giảng dạy lòng khoan dung bằng truyện tranh
Một loạt truyện tranh mới vừa được phát hành tại Indonesia để cổ xúy cho sự đa dạng và lòng khoan dung. Nhóm hậu thuẫn cho sáng kiến phát hành loạt truyện tranh này nói rằng đây là một cách thức sáng tạo và hữu hiệu để chống lại những thông điệp bất dung chấp của các nhóm Hồi giáo cực đoan. Từ Jakarta, thông tín viên Brian Padden của đài VOA gởi về bài tường trình sau đây.
Hình: AFP
Một bộ truyện tranh vừa được phát hành tại Indonesia kể lại câu chuyện có thật về việc anh Nasir Abas, một người sinh ra ở Malaysia đã quay lưng lại với phong trào Hồi giáo cực đoan. Các bức tranh nhiều màu sắc kể lại cuộc chiến đấu của Abas chống Liên Xô ở Afghanistan, rồi sau đó Abas trở thành một thủ lãnh của mạng lưới khủng bố Jemaah Islamiyah ở Đông Nam Á. Anh Abas nói rằng quyết định của tổ chức khủng bố này nhắm mục tiêu vào thường dân vô tội, khởi đầu bằng vụ đánh bom năm 2002 trên đảo Bali giết chết hơn 200 người, đã khiến anh thay đổi quan niệm.
Anh Abas nói: "Hành động đó làm tôi cảm thấy hối hận. Tôi không đồng ý với hành động tấn công trong khu vực thường dân bởi vì nó đi ngược lại nhận thức của tôi. Nó đi ngược lại với tôn chỉ của Jihad.
Anh Abas giờ đây là một người cổ xúy cho sự dung chấp tôn giáo và anh làm việc với giới hữu trách để cải huấn những người Hồi giáo theo chủ trương cực đoan.
Anh Abas nói tiếp: "Tôi là một tín đồ Hồi giáo. Tôi có bổn phận của tôi, và một trong những bổn phận đó là phải ca ngợi những việc thiện và ngăn cấm những hành động xấu. Do đó tôi có trách nhiệm phải ngăn chặn bàn bè của tôi làm những điều xấu."
Abas nói rằng anh thích cách thức mà bộ truyện tranh vẽ đã kể lại cuộc đời của anh và chuyển đi thông điệp của anh bằng một cách thức hấp dẫn được giới trẻ.
Truyện tranh về Abas là một trong số nhiều bộ truyện tranh cổ xúy cho lòng khoan dung đang được phát hành tại Indonesia. Tại trường nội trú Hồi giáo Ash-Shidiqiyah ở ngoại ô Jakarta, các học sinh tuổi thiếu niên đang được giới thiệu một loạt truyện tranh khác nói về các cuộc phiêu lưu của học sinh và cách thức mà các em xử lý những định kiến và những thông tin sai lạc.
Phản hồi ban đầu từ phía các em học sinh khá tích cực. Em Mohammad Fauzi nói rằng em thích thông điệp đạo đức của cốt truyện.
Anh Fauzi nói rằng bài học rút ra từ câu chuyện là dung chấp sự khác biệt và cần phải nhận thức được rằng chúng ta không thể đánh nhau chỉ bởi vì chúng ta khác nhau.
Em Sheila, 16 tuổi, nói rằng em thích cách mà truyện tranh mô tả về những người Hồi giáo trẻ tuổi như chính bản thân em vốn đang phải đối diện với tình trạng khó xử về đạo đức.
Cô Sheila nói rằng truyện tranh thông thường chỉ kể về những chuyện tình, hay về những người anh hùng, đa số được du nhập từ Nhật Bản, nhưng bộ truyện tranh này có một yếu tố kiến thức và một ý nghĩa đạo đức.
Tình trạng bạo động chống các nhóm tôn giáo thiểu số đang gia tăng tại Indonesia. Nhiều người cho rằng thủ phạm chỉ là một nhóm nhỏ, nhưng lớn tiếng, của những người Hồi giáo quá khích. Nhưng cũng có nhiều người khác lo ngại là khối Hồi giáo ôn hòa chiếm đa số chưa hành động đủ để chinh phục tâm tư của giới trẻ.
Tổ chức tìm giải pháp cho các cuộc xung đột quốc tế mang tên Đi tìm một Lý tưởng chung đã phát hành một loạt truyện tranh nói về lòng dung chấp. Ông Agus Nahrowi, một huấn luyện viên của nhóm này, nói rằng truyện tranh là một đường lối sáng tạo để loan truyền tiếng nói của những người Hồi giáo ôn hòa.
Ông Nahrowi nói: "Công bằng mà nói thì khó có thể thay đổi được cách hành xử và suy nghĩ. Nhưng để khởi đầu bằng việc thay đôåi nhận thức, và nâng cao nhận thức, thì đây là một chiến dịch rất quan trọng.
Dự án Đi tìm một Lý tưởng chung được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tài trợ một phần. Nhóm này dự định sẽ phân phát 60.000 cuốn truyện tranh cho các trường nội trú Hồi giáo trên khắp Indonesia.
Anh Abas nói: "Hành động đó làm tôi cảm thấy hối hận. Tôi không đồng ý với hành động tấn công trong khu vực thường dân bởi vì nó đi ngược lại nhận thức của tôi. Nó đi ngược lại với tôn chỉ của Jihad.
Anh Abas giờ đây là một người cổ xúy cho sự dung chấp tôn giáo và anh làm việc với giới hữu trách để cải huấn những người Hồi giáo theo chủ trương cực đoan.
Anh Abas nói tiếp: "Tôi là một tín đồ Hồi giáo. Tôi có bổn phận của tôi, và một trong những bổn phận đó là phải ca ngợi những việc thiện và ngăn cấm những hành động xấu. Do đó tôi có trách nhiệm phải ngăn chặn bàn bè của tôi làm những điều xấu."
Abas nói rằng anh thích cách thức mà bộ truyện tranh vẽ đã kể lại cuộc đời của anh và chuyển đi thông điệp của anh bằng một cách thức hấp dẫn được giới trẻ.
Truyện tranh về Abas là một trong số nhiều bộ truyện tranh cổ xúy cho lòng khoan dung đang được phát hành tại Indonesia. Tại trường nội trú Hồi giáo Ash-Shidiqiyah ở ngoại ô Jakarta, các học sinh tuổi thiếu niên đang được giới thiệu một loạt truyện tranh khác nói về các cuộc phiêu lưu của học sinh và cách thức mà các em xử lý những định kiến và những thông tin sai lạc.
Phản hồi ban đầu từ phía các em học sinh khá tích cực. Em Mohammad Fauzi nói rằng em thích thông điệp đạo đức của cốt truyện.
Anh Fauzi nói rằng bài học rút ra từ câu chuyện là dung chấp sự khác biệt và cần phải nhận thức được rằng chúng ta không thể đánh nhau chỉ bởi vì chúng ta khác nhau.
Em Sheila, 16 tuổi, nói rằng em thích cách mà truyện tranh mô tả về những người Hồi giáo trẻ tuổi như chính bản thân em vốn đang phải đối diện với tình trạng khó xử về đạo đức.
Cô Sheila nói rằng truyện tranh thông thường chỉ kể về những chuyện tình, hay về những người anh hùng, đa số được du nhập từ Nhật Bản, nhưng bộ truyện tranh này có một yếu tố kiến thức và một ý nghĩa đạo đức.
Tình trạng bạo động chống các nhóm tôn giáo thiểu số đang gia tăng tại Indonesia. Nhiều người cho rằng thủ phạm chỉ là một nhóm nhỏ, nhưng lớn tiếng, của những người Hồi giáo quá khích. Nhưng cũng có nhiều người khác lo ngại là khối Hồi giáo ôn hòa chiếm đa số chưa hành động đủ để chinh phục tâm tư của giới trẻ.
Tổ chức tìm giải pháp cho các cuộc xung đột quốc tế mang tên Đi tìm một Lý tưởng chung đã phát hành một loạt truyện tranh nói về lòng dung chấp. Ông Agus Nahrowi, một huấn luyện viên của nhóm này, nói rằng truyện tranh là một đường lối sáng tạo để loan truyền tiếng nói của những người Hồi giáo ôn hòa.
Ông Nahrowi nói: "Công bằng mà nói thì khó có thể thay đổi được cách hành xử và suy nghĩ. Nhưng để khởi đầu bằng việc thay đôåi nhận thức, và nâng cao nhận thức, thì đây là một chiến dịch rất quan trọng.
Dự án Đi tìm một Lý tưởng chung được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tài trợ một phần. Nhóm này dự định sẽ phân phát 60.000 cuốn truyện tranh cho các trường nội trú Hồi giáo trên khắp Indonesia.
No comments:
Post a Comment