Sunday, September 18, 2011

TRUNG CỘNG ĐÃ HIỂU RA RẰNG HUNG HĂNG VỚI LÁNG GIỀNG CHỈ LÀM LỢI CHO MỸ

TRUNG CỘNG ĐÃ HIỂU RA RẰNG HUNG HĂNG

VỚI LÁNG GIỀNG CHỈ LÀM LỢI CHO MỸ


Báo Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng ngày 12/09/11 có bài với tiêu đề: “Bắc Kinh tỏ lập trường mềm mỏng hơn với các nước láng giềng”. Theo BBC trích lược thì: Phát ngôn bộ ngoại giao Trung Cộng, Mã Triều Húc cho biết: “Bắc Kinh sẽ làm việc với Hà Nội để giữ mối quan hệ song phương đi đúng hướng”. Thiếu tướng về hưu, Từ Quang Vũ cho biết: “Bắc Kinh sẽ không để cho mối quan hệ Việt Nam và Philippines xấu đi”. “Mặc dù trong vòng ba tháng qua, Bắc kinh nhận ra rằng, bất kỳ cuộc xung đột với các nước láng giềng sẽ không chỉ gây tổn hại cho an ninh khu vực, mà cũng sẽ làm tổn thương phát triền kinh tế của chúng ta, và điều đó chỉ đem lại lợi ích cho bên thứ ba”. Trong khi đó, học giả Vương Hàn Lĩnh, một chuyên gia về vấn đề hàng hải và luật quốc tế tại Viện Khoa Học Xã Hội Trung Cộng ở  Bắc Kinh cho biết: “Bên Thứ Ba là Hoa Kỳ”.Ông Vương Hàn Lĩnh nói: “Hoa Kỳ đã có mặt ở đó, Hoa Kỳ chưa bao giờ rời Á Châu”. “Bắc Kinh biết điều này rất rõ và nhận ra rằng, Washington sẽ sử dụng các tranh chấp Nam Hải để ngăn sự chỗi dậy của Trung Cộng”…Với tiến sĩ Trương Minh Lương thuộc Viện Nghiên Cứu Đông Nam Á tại Đại Học Tế Nam ở Quảng Châu cho biết: “Bắc Kinh phải giữ mối quan hệ tốt về ngoại giao và quân sự với Hà Nội và Hà Nội đặc biệt trong thời điểm nhậy cảm như khi có cuộc biểu tình chống Trung Cộng tại Việt Nam gần đây do ‘vai trò đáng xấu hổ’ của Trung Cộng trong tranh chấp tại Biển Nam Trunghoa ( Biển Đông Việt Nam)”. Theo Trương Minh Lương: “Thật dễ dàng để Việt Nam  đứng về phía Hoa Kỳ, vì Washington là quan trọng đối với Hà Nội”. “Mậu dịch Trung - Việt đạt 30 tỷ USD vào năm ngoái, nhưng 90% là đồ Trung Cộng xuất sang Việtnam, tạo thâm hụt mậu dịch lớn cho Hà Nội”. “Tuy nhiên Hoa Kỳ có thể cung cấp cho Việt Nam nhiều sản phẩm công nghệ cao và công nghệ mà Trung Cộng không có khả năng làm điều đó”… “Đó là lý do tại sao Bắc Kinh nên giữ mối quan hệ tốt với Hà Nội để ngăn Việt Nam xích quá gần tới Hoa Kỳ”.

Những lời phát biểu nêu trên của các chuyên gia Trung Cộng đã trả lời cho câu hỏi, tại sao Trung Cộng ở những ngày gần đây tỏ ra xuống nước hòa dịu muốn ‘ăn chia’ ở Biển Đông với Philippines. Riêng với bọn đàn em tại Hà Nội thì vẫn tỏ ra kẻ cả, bắt phải dẹp các cuộc biểu tình của dân chúng Việt Nam ‘Chống Trung Cộng xâm lược’. Tổ chức cuộc hội họp ở Bắc Kinh ngày 28/08/11, giữa Nguyễn Chí Vịnh thứ trưởng quốc phòng Việt Cộng với Mã Hiểu Thiên phó tổng tham mưu quân đội Trung Cộng, để được cùng cam kết với Lương Quang Liệt, bộ trưởng quốc phòng Trung Cộng rằng: “Không cho phép bất cứ thế lực bên ngoài nào làm hỏng quan hệ Việt – Trung”. Để thông tin trực tiếp giữa bộ quốc phòng 2 nước, Bắckinh cho thiết lập đường giây điện thoại nóng giữ 2 bộ quốc phòng Việt-Trung.

Ngày 06/09/2011, Quốc Vụ Viện Trung Cộng cho công bố một Bạch Thư có tên là “ Sự Phát triển hoà bình của Trung Cộng”. Nhà ngoại giao của Trung Cộng, Lưu Á Quân nói: “Trung Cộng sẽ không đi theo lối mòn của xâm lược, bành trướng hoặc chiến tranh”. Trungquốc sẽ không tấn công nước khác trừ phi bị tấn công”. Văn kiện này nêu rõ 6 điểm cốt lõi là: Chủ quyền Quốc Gia. An Ninh Quốc Gia. Toàn Vẹn Lãnh Thổ. Thống Nhất Quốc Gia. Chế Độ Chính Trị do Hiến Pháp xác lập. Những bảo đảm căn bản cho sự phát triển kinh tế, xã hội lâu bền”. Văn kiện này cũng nói rằng: “Con đường phát triển hòa bình là con đường phát triển kiểu mới, mà Trung Cộng đã tìm ra, phá vỡ mô thức phát triển truyền thống là nước lớn sẽ theo đuổi bá quyền mỗi khi trỗi dậy”.

Ngày 07/09/11 Bắc Kinh cử ông Đới Bỉnh Quốc ủy viên quốc vụ viện Trung Cộng cầm đầu phái đoàn đến Hànội họp với Nguyễn Thiện Nhân, phó thủ tướng Việt Cộng trong Ủy Ban Chỉ Đạo Hợp Tác Song Phương lần thứ 5. Nhưng cho đến lúc này, phía Trung Cộng cũng chưa bao giờ chịu từ bỏ, hay sửa đổi tuyên bố chủ quyền gần trọn vùng biển Đông Nam Á. Tiếp Đới Bỉnh Quốc, Nguyễn Tấn Dũng thủ tướng Việt Cộng nói: “Trong vấn đề Biển Đông việc 2 bên còn khác biệt là thực tế khách quan”. Riêng Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Việt Cộng, tiếp Đới Bỉnh Quốc bằng những lời thắm thiết. Báo chí ‘lề phải’ Việt Cộng trích lời Đới Bỉnh Quốc nói: “Hai đảng và chính phủ có chung một lý tưởng, có lợi ích chung, vận mệnh gắn liền với nhau, không có lý do gì không cố gắng thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển tốt đẹp”. Nhằm trói chặt quân đội Việtcộng vào với Trung Cộng, và cố tách khỏi ảnh hưởng của Mỹ, Ấn, Nhật và Khối ASEAN, Ủy viên Quân Ủy Trung Ương, chủ nhiệm tổng bộ chính trị quân giải phóng nhân dân Trung Cộng, tướng Lý Kế Nại, mời một phái đoàn quân đội Việt Cộng do tướng Ngô Xuân Lịch, bí thư trung ương đảng, chủ nhiệm tổng cục chính trị của Việt Cộng cầm đầu sang Bắc Kinh từ ngày 14 đến 19/09/11, với mục đích phát triển quan hệ hợp tác giữa quân đội hai bên, theo chủ trương đối tác chiến lược toàn diện.

Sự thay đổi chính sách từ “sự hung hăng đe dọa bành trướng” sang “sự phát triển hoà bình của Trung Cộng” xem ra đã quá muộn, vì trọng tâm chiến lược toàn cầu của Hoa Kỳ hướng về Áchâu đã khởi động. Chỉ có cái đảng Việt Cộng là còn chân trong, chân ngoài, cố bám vào Trung Cộng để giữ ghế. Ngoài ra các nước Á Châu đều đứng về phía Mỹ để đề phòng sự lật lọng của Trung Cộng. Vì không ai dại gì mà tin vào lời hứa của một chế độ độc tài, nhất là thứ độc tài xấu tính, xuất thân từ cái lò truyền thống đế quốc Đại Hán, trộn chung với nền giáo dục gian manh lừa đảo tuyên truyền cộng sản. Nên ba đại cường Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương là Mỹ-Ấn-Nhật đã hình thành “Cơ Chế Đối Thoại An Ninh” và hải quân Ấn Độ đã chính thức khai diễn hoạt động tại Biển Đông. Quan hệ quốc phòng Việt-Ấn đã có từ lâu, kể từ thời còn chiến tranh lạnh, cả hai đã ký kết Hiệp Ước Hữu Nghị và Hợp tác với Liên Xô. Chính vì vậy mà Hoa Kỳ đã ra sức thúc đẩy sự hợp tác giữa Ấn và Việt để quân bằng lực lượng tại Á Châu với Trung Cộng. Ngày 14/09/11, ngoại trưởng Ấn Độ S. M. Krishna công du Việtnam 4 ngày, để cùng đồng nhiệm Phạm Bình Minh tổ chức kỳ họp của Ủy Ban Hỗn Hợp Việt-Ấn lần thứ 14. Đồng thời chuẩn bị cho chuyến công du Ấn Độ của Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng Việt Cộng vào tháng tới. Tân thủ tướng Nhật Bản, Yoshihiko Noda, trong bài diễn văn đầu tiên trước Quốchội Nhật Bản đã kêu gọi Trung Cộng: “đóng vai trò là một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế”. Đây cũng là chủ trương của Hoakỳ đối với Trung Cộng. Nhưng cả 2 cường quốc này đều không dám lơ là, vẫn phải đặt Trung Cộng trong tầm nhắm chiến lược của mình. Điều được ghi nhận ở đây là, tổng thống Hoakỳ, Barack Obama vừa bổ nhiệm viên giám đốc tình báo CIA vào chức bộ trưởng quốc phòng là cựu tướng Leon Panetta . Rồi lại bổ nhiệm viên tướng tài ba nhất quân đội Mỹ, là cựu đại tướng David Petraeus vào chức giám đốc CIA. Phải chăng Mỹ đã khởi diễn một cuộc chơi ‘quân sự phối hợp với tình báo’ ngoạn mục, thần kỳ, quỷ bất tri, thần bất giác nào đây?

LÝ ĐẠI NGUYÊN - Little Saigòn ngày 13/09/2011.

No comments:

Post a Comment