Sunday, September 11, 2011

Sự Thật Về Thiết Hụt Ngân Sách Và Quốc Trái Hoa Kỳ.

Sự Thật Về Thiết Hụt Ngân Sách Và Quốc Trái Hoa Kỳ.

Huong Saigon

Hiện nay vấn đề nâng cao mức giới hạn quốc trái (national debt limit) và sự thiếu hụt ngân sách (budget deficit) Hoa Kỳ là đề tài sôi nổi trên chính trường cũng như trong các giới truyền tin và dân chúng Hoa Kỳ. Vì thế, để làm sáng tỏ vấn đề, một lần nửa, tôi xin mạo muội nêu ra một vài sự thật của vấn đề nóng bỏng nầy.

(1) Thiếu Hụt Ngân Sách là gì ?

Hằng năm, chính phủ có một ngân sách (do quốc hội phê chuẩn) để điều hành quốc gia. Ngân sách nầy được tài trợ bởi số tiền mà chính phủ thu được qua thuế vụ (thuế lợi tức cá nhân, thuế lợi tức của các công ty, thuế trị giá gia tăng ....). Trong gia đoạn suy trầm kinh tế, số thu thuế thấp hơn số chi mà chính phủ phải trả để điều hành quốc gia. Hậu quả là chính phủ phải lâm vào tình trạng thiếu hụt ngân sách (budget deficit). Ngược lại, trong giai đoạn thịnh vượng, số thu cao hơn số chi đưa đến tình trạng thặg dư ngân sách (budget surplus)

Đồ Biểu # 1: Tổng Số Chi Liên Bang Hoa Kỳ: Tài Khóa 2008 (tỷ Mỹ kim)
800px-U_S__Federal_Spending_-_FY_2007.pngTrong tài khóa hiện tại chính phủ Hoa Kỳ thiếu hụt 125 tỷ Mỹ Kim. Con số nầy rất lớn đối với cá nhân, nhưng trên bình diện QG thật ra không đáng kể vì chưa đến 1% của Tổng Sản Lượng QG (GDP). Hai lý do đưa đến tình trạng thiếu hụt ngân sách là:
(a) Số chi tiêu quá lớn, hoặc
(b) Số thu thuế thấp hơn số chi được ước tính.
Cuộc tranh luân giữa phe Cộng Hoà và Dân Chủ hiện nay có tính cách chính trị hơn là kinh tế. Phe cộng Hoà cho rằng tình trạng thiếu hụt ngân sách xãy ra là vì chính phủ (Dân Chủ) chi tiêu quá đáng, và chỉ chấp thuận nâng cao mức
giới
hạn quốc trái (natioanal debt linit) với điều kiện phải tu chỉnh hiến pháp về mục cân bằng ngân sách (balanced budget amendment) và loại bõ hoặc cắt bớt một số chương trình công cộng (như welfare, medicare, chương trình bảo vệ môi sinh, v.v.). Ngược lại phe Dân Chủ có khuynh hướng tăng thuế để giảm thiểu số thiếu hụt ngân sách thay vì cắt giảm các chương trình công cộng.
Như đã đề cập trên đây, cuộc tranh luận nầy hoàn toàn có tính cách chính trị. Trên bình diện kinh tế, như sẽ được trình bày sau đây, cuộc tranh luận nầy hoàn toàn vô nghĩa. Sự thật là hai phe sẽ phải đi đến thoả thuân nâng mức giới hạn quốc trái để chính phủ có tiền tiếp tục điều hành quốc gia. Chính phủ đã bõ ra hằng ức Mỹ Kim để khuyến khích nền kinh tế (stimulus packages) và cứu vớt các ngân hàng và các công ty tư doanh khác khỏi lâm vào tình trạng phá sản, thì không có lý do gì mà quốc hội không phê chuẩn nâng mức
giới hạn quốc trái để chính phủ có 125 tỷ Mỹ kim để tiếp tục điều hành quốc gia.

(2) Quốc Trái Hoa Kỳ Bởi Đâu Mà Có ?

Quốc trái Hoa Kỳ hiện nay lên đến khỏang 14 ức Mỹ kim. Số tiền khổng lồ nầy là số nợ mà chính
phủ
Hoa Kỳ vay (bằng cách phát hành công khố phiếu -- treasury bonds) tích trử theo thời gian trong 200 năm qua. Số tiền nầy tăng nhanh trong thời chiến hoặc khi nền kinh tế suy thoái, và giảm xuống khi nền kinh tế hưng thịnh hoặc chính phủ giảm mức chi tiêu.
Đồ Biểu # 2: Thành Phần,"Chủ Nợ", Của Quốc Trái Hoa Kỳ (% - phần trăm)
20090407_us_national_debtpng.png

Một điều nên nhấn mạnh là dù chính phủ có cân bằng ngân sách (nghĩa là số thiếu hụt bằng số không -- zero), số quốc trái vẫn còn tồn tại (dĩ nhiên là không tăng thêm). Muốn thanh toán số quốc trái khổng lồ nầy, chúng ta cần có thặng dư ngân sách (budget surplus) mỗi năm và qua nhiều năm. Thành thật mà nói, trong chính phủ lẫn quốc hội Hoa Kỳ không có ai có khả năng để đề ra một kế hoạch khả thi trong vấn đề nầy.

Có phải chăng đây là một tình trạng vô vọng và chính phủ Hoa Kỳ cần phải thanh toán s quốc trái khổng lồ nầy? Câu trả lời dứt khoát là : KHÔNG. Trên thực tế không cần phải loại bỏ hoàn toàn món "nợ" quốc gia nầy bởi vì không có nợ cũng là một vấn đề bất lợi. Thật vậy, quốc trái (dưới hình thức công khố phiếu) là một yếu tố tối quan trng trong hệ thống tài chánh của Hoa Kỳ: Công khố phiếu là một phương tiện rất an toàn để người đầu tư (investors) và dân chúng bỏ tiền vào (mua) để đầu (qua mutual funds, 401K, IRA, ...)

(3) N
Không Phải Là Một Điều Xấu.

Thông thường, người ta không có cảm tưởng tốt về NỢ . Trên thực tế nợ không phải lúc nào cũng xấu: Có những món nợ tốt ta cần có. Thí dụ, vay tiền mua nhà, hoặc mượn tiền cho con đi học là các món nợ tốt, mang đến tiện ích cho cá nhân và gia đình. Nếu không nhờ những món nợ nầy thì đa số công dân của Hoa kỳ sẽ không có khả năng mua nhà trả bằng tiền mặt và đa số con em chúng ta sẽ không có tiền vào đại học. Cũng thế, nếu không vay nợ bằng cách phát hành công khố phiếu, các chương trình công cộng của chính phủ (như xây cất cầu cống, sửa chửa
đ
ường xá, công viên, trợ cấp người già, ...) sẽ bị trì trệ hoặc gián đọan.

Sau cùng, thiết tưởng cũng nên nhấn mạnh rằng con số tuyệt đối của nó nợ không là quan trọng. Một ông
tỷ phú có thể vay hằng triệu bạc để mua một toà lâu đài. Và món nợ bạc triệu không là quan trọng vì ông ta có dư khả năng để trả tiền nhà hằng tháng. Trong khi đó
một anh nhà nghèo không nợ ai cả vì anh ta không có đủ điều kiện để vay nợ. Thí dụ nầy cho thấy rõ rằng, nón nợ to không hẳn là xấu và không thiếu nợ không có nghĩa là tốt.
Interest-GDP.jpg

Hiện nay Hoa kỳ là một nước giàu có nhất thế giới với số tổng sản luợng quốc gia (GDP) khoảng 15 ức Mỹ Kim, gần gấp ba lần tổng sản lượng của Trung Cộng. Vì số tiền lời trả cho tổng số ngân khố phiếu hằng năm mà chính phủ Hoa Kỳ phải trả chưa đến 2% của tổng sản lượng quốc gia Hoa Kỳ. Do đó, quốc trái Hoa Kỳ chưa đi đến tình trạng báo động như các chính trị gia và giới truyền tin thường la hoảng. Các cuộc tranh luận giữa các chính trị gia Hoa Kỳ hiện nay chỉ là một màn kịch tâm lý trên hí trường chính trị, không hơn không kém. Đặc biệt là họ đang ráo riết "đấu tranh" cho cuộc bầu cử Tổng Thống sắp đến trong năm 2012.

Mọi chuyện sẽ trở l
i bình thường và mọi người sẽ quên đi khi nền kinh tế Hoa Kỳ đi vào giai đoạn bành trướng và phồn thịnh hơn.

Huong Saigon
(07/21/2011)


--
MUỐN BẢO VỆ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM, TUYỆT ĐỐI KHÔNG DÙNG TỪ NGỮ CỦA CỘNG SẢN

Hương Saigon

No comments:

Post a Comment