Wednesday, September 28, 2011

Lại anh Trung Cộng với Biển Đông

Trung Cộng tuyên bố

Chủ quyền các lô dầu hỏa ở Biển Đông của VN là 'mơ hồ'

Giàn khoan Bạch Hổ ngoài khơi Vũng Tàu (ảnh tư liệu)
Hình: REUTERS
Giàn khoan Bạch Hổ ngoài khơi Vũng Tàu (ảnh tư liệu)

Một bài viết trên Tờ Nhân Dân Trung Cộng, số ra ngày thứ Ba, gọi kế hoạch thăm dò dầu hỏa của Việt Nam với sự tiếp tay của công ty ONGC Ấn Ðộ tại Biển Đông, là dựa trên những tuyên bố chủ quyền 'mơ hồ' và 'không thể kiểm chứng', và yêu cầu Bắc Kinh hãy trình bày cho thế giới những chứng cớ rõ rệt rằng khu vực này thuộc chủ quyền của Trung Cộng.

Theo Zeenews, bài viết đăng trên tờ Nhân Dân Nhật Báo hôm qua nêu nghi vấn về kế hoạch thăm dò dầu khí của Việt Nam tại hai lô 127 và 128 ở Biển Đông, và nói rằng địa điểm này không thể kiểm chứng được trên bản đồ.

Theo bài viết, cả Việt Nam, Ấn Ðộ, lẫn Trung Cộng đều không trưng ra bằng cớ rõ ràng về địa điểm của 2 giếng dầu vừa kể.

Bài báo viết rằng Việt Nam và Ấn Ðộ muốn duy trì sự mơ hồ này để khai thác dầu khí một cách dễ dàng hơn, nhưng Trung Cộng thì khác, và Trung Cộng cần phải làm rõ vấn đề này.

Tờ báo nói các cơ quan liên hệ của Trung Cộng nên công bố các tài liệu địa lý rõ ràng, và đòi hỏi Việt Nam và Ấn Ðộ trưng ra bản đồ của các địa điểm đó trong khu vực.



Nguồn: Bloomberg, GulfNews, Zeenews
 
Trung Quốc cảnh báo Châu Á chớ nên nấp sau ô dù an ninh Mỹ
Máy bay chiến đấu F/A-18F Super Hornet và trực thăng SH-60 Seahawk của hải quân Mỹ trên tàu sân bay USS George Washington, phía sau là tàu khu trục USS John S. McCain (DDG-56) ngoài khơi bờ biển Việt
Hình: ASSOCIATED PRESS
 
Máy bay chiến đấu F/A-18F Super Hornet và trực thăng SH-60 Seahawk của hải quân Mỹ trên tàu sân bay USS George Washington, phía sau là tàu khu trục USS John S. McCain (DDG-56) ngoài khơi bờ biển Việt Nam, ngày 13/8/2011
Nhật báo Nhân Dân của Đảng Cộng sản Trung Cộng, hôm nay đăng một bài xã luận, nói rằng các nước Á Châu nên cảnh giác về 'nguy cơ họ cảm thấy có thể làm bất cứ điều gì họ muốn' vì cậy vào sự hiện diện của Hoa Kỳ trong khu vực.

Tin do Bloomberg loan tải hôm nay nói rằng theo bài xã luận đó, thì các nước Á Châu có thể cảm thấy bất an vì vị thế đang lên của Trung Cộng, và nhấn mạnh rằng chính quyền tại Bắc Kinh đang nỗ lực để tìm 'những giải pháp hòa bình' cho các cuộc tranh chấp như cuộc tranh chấp lãnh thổ trong vùng biển Đông.

Lời bình luận này được đưa ra giữa lúc các nước như Việt Nam và Philippines ngày càng mạnh mẽ nêu lên những quan tâm của họ về những tuyên bố chủ quyền của Trung Cộng trên các vùng biển này.

Bài xã luận hôm nay của Tờ Nhân Dân Nhật Báo Trung Cộng có đoạn nói rằng Châu Á là nơi dễ xảy ra điều được mô tả là 'tâm trạng chiến tranh lạnh', và khẳng định 'Châu Á đang tiến bộ và sẽ không bao giờ quay trở lại với chiến tranh lạnh, và Trung Cộng phải có một vai trò quan trọng trong tương lai của an ninh Á Châu'.

Trong khi đó, Tổng Thống Philippines Benigno Aquino nhấn mạnh rằng an ninh biển là ưu tiên quốc phòng của nước ông, đặc biệt liên quan tới các khu vực tranh chấp ở Biển Đông, mà Manila gọi là Biển Tây Philippines.

Tin tức do Gulfnews loan tải tường trình về phát biểu đó của Tổng Thống Philippines trong bài diễn văn trước Asia Society ở New York mới đây, trong đó ông Benigno Aquino nói rằng Manila muốn có một lực lượng quốc phòng đủ mạnh để răn đe Trung Cộng, hầu có thể bảo vệ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Philippines.

Theo Gulf news, thì Việt Nam và Indonesia nên tăng cường hợp tác, ngoài việc thực hiện các cuộc tuần tra hỗn hợp tại biên giới lãnh hải hai nước. Mặc dù không can dự vào cuộc tranh chấp tại Trường Sa, Indonesia nhận chủ quyền quần đảo Natuna, nơi mà Trung Cộng cũng tuyên bố nhận chủ quyền.

Mặt khác, Ấn Ðộ cũng tăng cường các quan hệ hợp tác quốc phòng với Việt Nam. Các tàu chiến Ấn Ðộ thường xuyên ghé thăm Việt Nam, và sự hợp tác này có phần chắc sẽ được củng cố khi Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đi thăm Ấn Ðộ vào tháng 10 sắp tới.

Nhà bình luận về các vấn đề Châu Á của Gulf News Manik Mehta nhận định Trung Cộng cần kiềm chế ý đồ bành trướng của mình để tránh leo thang căng thẳng tại Biển Ðông, một cuộc tranh chấp có thể gây nhiều tàn phá, không những cho khu vực, mà cho chính Trung Cộng, và như thế sẽ phương hại đến các mục tiêu phát triển kinh tế của Bắc Kinh.


Nguồn: Bloomberg, GulfNews, Zeenews
 
Tin liên hệ

No comments:

Post a Comment