Wednesday, September 28, 2011

Ấn Độ không lùi bước trước Tàu Cộng Đại Hán

Ấn Độ không lùi bước trước Tàu Cộng Đại Hán

Indian Navy considered to be best fighting

force in the region:

Vice Admiral Nirmal Verma

The outgoing chief of the Eastern Naval Command, Vice Admiral Nirmal Verma, at the change of command parade in Visakhapatnam on Thursday, August 27, 2009. He will be taking over as the Chief of Naval Staff. Photo: K.R. Deepak
Vice Admiral Nirmal Verma, at the change

of command parade in Visakhapatnam

as the Chief of Naval Staff



Bravo anh Bảy Bombay!!!


INS Vikrant Aircraft Carrier

Hoa Kỳ và Ấn Độ sẽ giúp Việt Nam
chiến đấu chống với Trung Quốc
Sergei Balmasov
Việt Nam không đơn độc trong điều kiện cuộc tranh cãi lãnh thổ với Trung Quốc đang trở nên quyết liệt. Trong thời gian sắp đến các tàu chiến của Ấn Độ sẽ đến biển Nam-Trung Quốc. Đó là nói đến các khu trục hạm URO (phòng thủ tên lửa có điều khiển).Nhưng đó chưa phải là tất cả: vào cuối tháng sáu từ Deli có thông tin rằng Hải quân Ấn Độ dự định đóng quân tại biển Nam-Trung Quốc nghiêm túc và lâu dài.
Phía Ấn Độ dự kiến xác lập sự hiện diện quân sự thường xuyên của mình tại đó.Theo nguồn tin chính thức của chính phủ Ấn Độ, với việc thực hiện nhiệm vụ này hải quân Ấn Độ sẽ đóng vai trò rõ rệt hơn tại khu vực Đông-Nam Á, nơi có các hải lộ chiến lược đi qua”..Bằng cách đó Ấn Độ như một trong những đối thủ chủ yếu của Trung Quốc tại khu vực, muốn ngăn cản các kế hoạch của đất nước Thiên tử mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình vươn xa hơn nữa.
Không có gì bí mật rằng phía Trung Quốc muốn xác lập quyền kiểm soát toàn bộ đối với các đảo ở biển Nam-Trung Quốc.Tại thời điểm này Trung Quốc đang kiểm soát các đảo Parasel (Hoàng Sa) chiếm của Nam Việt Nam (Việt Nam Cộng hòa) vào năm 1974, và cũng như một phần nhỏ của quần đảo Spratly (Trường Sa). Mức độ căng thẳng của cuộc tranh cãi được giải thích không chỉ bởi tầm quan trọng của các hải lộ từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương, mà còn bởi sự giàu có các tài nguyên sinh học của biển Nam-Trung Quốc và, điều cơ bản nhất, các nguồn dự trữ khí đốt tại đáy biển.

Nói riêng, phía Việt Nam cho phép các tàu chiến của Ấn Độ được ra vào các căn cứ hải quân Nha Trang và Hạ Long. Thêm vào đó Ấn Độ đề nghị giúp đỡ Việt Nam tăng sức mạnh hải quân của mình nhờ việc xây dựng các tàu chiến và đào tạo thủy thủ Việt Nam.Vấn đề ở chỗ rằng tự mình Hà Nội không thể chống đối được áp lực của Trung Quốc trên biển.. Các sự kiện năm 1988 khi những người Trung Quốc đã chiếm được một phần quần đảo Spratly và giành chiến thắng trong cuộc giao chiến với hải quân Việt Nam đã cho thấy điều đó một cách trực quan.Từ thời gian đó sự đoạn tuyệt giữa hải quân Trung Quốc và hải quân Việt Nam tăng lên nhiều lần không có lợi cho Việt Nam. Một vài năm trước ban lãnh đạo Việt Nam đã có những biện pháp để giảm bớt sự gián đoạn này.
Nói riêng, họ đã mua của Nga sáu tàu ngầm dizel. Tuy vây, sự hiện diện của chúng không thể ngăn được những người Trung Quốc hiện có lực lượng hải quân mạnh hơn.Và nửa năm gần đây họ luôn tích cực biểu dương các cơ bắp của mình không chỉ đối với người Việt Nam mà còn cả đối với những người Philippines là những người cũng đòi nhận một phần của quần đảo Spratly chủ quyền của mình. Sự căng thẳng của cuộc tranh cãi lãnh thổ đã đạt đến độ cao mà cách đây không lâu Manila đã kêu gọi sự can thiệp của Washington, và có ý định xây dựng mặt trận thống nhất với Việt Nam để đối trọng với “sự đe dọa Trung Quốc”.

INS Vraat

Tuy vậy, hải quân Trung Quốc hiện hoàn toàn chiếm ưu thế đối với các lực lượng hải quân của Việt Nam và Philippines cộng lại, và trong trường hợp xảy ra xung đột vũ trang các cơ hội của Manila và Hà Nội trên biển rất nhỏ.Trong thời gian gần đây xác suất của một kịch bản như thế tăng lên rõ rệt. Vào cuối tháng năm, mức độ căng thẳng theo hướng Trung Quốc – Việt Nam và Trung Quốc – Philippines tăng đột biến. Các bên đưa bổ sung các lực lượng hải quân vào các khu vực có vấn đề. Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng hôm 14 tháng sáu liên quan đến điều này đã ra chỉ lệnh về kêu gọi nhập ngũ trong trường hợp tình hình căng thẳng với Trung Quốc tiếp tục leo thang.Thế nhưng, Trung Quốc, xuất phát từ việc bố trí lại lực lượng, hoàn toàn không sợ điều đó thể hiện quyết tâm xác lập hoàn toàn quyền kiểm soát đối với quần đảo Spratly.
Các đánh giá cao của quốc tế đối với các hidro cacbon, một mặt, và sự thiếu tiến bộ trong các cuộc đàm phán Nga-Trung về giá khí đốt, mặt khác, đã bổ sung thêm những xung lượng cho điều này.Sự thât, việc xác lập quyền kiểm soát hoàn toàn từ phiá Trung Quốc đối với các đảo Nam-Trung Quốc tạo ra những vấn đề lớn đối với các nước Nam và Đông-Nam Á. Thậm chí tại Indonesia, chưa nói đến cả Malaysia và Philippines, những mối lo ngại liên quan đến việc Trung Quốc có thể sử dụng Spratly như bàn đạp để chạy nước rút đến các nước của biển phía nam đang tăng lên.Còn liên quan đến Ấn Độ như thế nào, thì sự bành trướng của Trung Quốc đang tăng tại khu vực đã gây sự chống đối mãnh liệt từ phía Ấn Độ theo nguyên nhân khác. Chính cách đây không lâu trước điều này kẻ thù của Ấn Độ Pakistan đã quyết định cho phép Trung Quốc sử dụng căn cứ hải quân tại bờ biển của mình. Trong trường hợp Trung Quốc tăng cường hơn nữa tại biển Nam-Trung Quốc, Ấn Độ bị rơi vào tình thế rất bất lợi từ quan điểm chiến lược.
Tuy nhiên, nói về lo ngại do phía Trung Quốc gây ra, không thể quên về “ca sỹ sau cánh gà”. Hoa Kỳ đóng vai trò không phải cuối cùng trong việc xây dựng liên minh chống Trung Quốc với sự tham gia của Ấn Độ.
Chẳng hạn, từ tháng mười hai 2007 các nhà hoạt động nhà nước Mỹ có ảnh hưởng, cho đến giám đốc CIA, thường xuyên công du đến chính cả Việt Nam. Trong hoàn cảnh các mối đe dọa đang tăng từ phiá Trung Quốc, các bên thể hiện ý định quên những nỗi nhục quá khứ. Điều này một lần nữa nhấn mạnh rằng trong tình dự kiến sự hiện diện quân sự của Ấn Độ trong thời gian sắp đến, các tàu chiến của Mỹ sẽ tiến đến bờ biển Việt Nam.
Các tàu chiến này không hạn chế đơn thuần là “những chuyến thăm xã giao” và tiến hành tập trận chung với hải quân Việt Nam. Dĩ nhiên, điều này gây cho Trung Quốc phản ứng bực bội khi mà Trung Quốc đã kêu gọi Hoa Kỳ “không can thiệp vào các cuộc tranh cãi lãnh thổ tại biển Năm-Trung Quốc”. Tuy nhiên tiếng kêu này chắc gì có khả năng dọa được những người Mỹ, mà những người này đồng thời với sự tăng cường hoạt động của đất nước Thiên tử tại khu vực sẽ chỉ đẩy mạnh các biện pháp kiềm chế nó. Trong trường hợp ngược lại họ sẽ nhượng bộ những người Trung Quốc lãnh thổ quan trọng chiến lược về mặt địa chính trị.
(Homepage Phạm Viết Đào)
oOo

Trung Quốc đang lo sợ

Tuesday, September 27, 2011 6:52:41 PM


Ngô Nhân Dụng
Muốn biết một quốc gia mạnh yếu ra sao thì chúng ta có thể xem họ đang sợ những cái gì. Nếu một chính quyền sợ những thứ rất nhỏ, thì không thể coi là họ mạnh được.

Ở trong nước, một chữ Hoa Nhài mà Bắc Kinh cũng sợ, kiểm duyệt không cho các mạng web nhắc đến! Kiểm duyệt khi viết những tên Tây Tạng, Uighur. Họ bắt giam họa sĩ Ngải Vị Vị, dọa truy tố tội trốn thuế, y như tội nhà báo tự do Ðiếu Cày bị gán ghép, bị dư luận che cười lại thả. Ðã kết án nhà văn Lưu Hiểu Ba rồi, họ vẫn mở những chiến dịch rầm rộ bôi nhọ một người đang ở trong tù, sách nhiễu đến cả vợ con không cho yên.
Tại sao họ phải sợ những cá nhân đó? Bởi vì họ biết chính họ rất yếu khi đối diện với những lý tưởng, những ý kiến mà Hiến Chương Linh Tám nêu ra: Dân Chủ, Tự do, Bình đẳng trước pháp luật, Hạn chế quyền hành nhà nước, Chống tham nhũng bất công. Những lý tưởng đó đang nung nấu âm ỷ trong lòng người Trung Hoa. Nhiều người Tàu đang theo dõi các cuộc cách mạng Hoa Nhài ở Ai Cập, ở Syria, hàng trăm triệu người, không biết lúc nào họ nổi lên yêu cầu dân chủ. Các lãnh tụ Trung Nam Hải đang ngồi trên một thùng thuốc súng. Không biết một biến cố nho nhỏ bất ngờ nào sẽ bật ngòi cho nó phát nổ. Khi sợ hãi, người ta quay ra đánh lung tung. Vì nhìn đâu cũng thấy những “thế lực thù địch”.
Trên mặt ngoại giao, Trung Quốc cũng đang chống phá lung tung. Trong mấy tuần nay Bắc Kinh lên tiếng cực lực đả kích Ấn Ðộ, Phi Luật Tân, Việt Nam, Nhật Bản và Mỹ.
Bắc Kinh đã ồn ào phản đối việc công ty Ấn Ðộ ONGC Videsh định mở cuộc thăm dò dầu lửa trong hai khuôn (block) ngoài khơi Việt Nam, dọa sẽ gây rắc rối về ngoại giao. Trước đây, những công ty Chevron, Petronas-Carigali, British Petroleum, Santos đã rút lui ngay sau khi bị dọa. Bây giờ, Ấn Ðộ đã dứt khoát bác bỏ, nói rằng việc cộng tác tìm dầu với Việt Nam làm theo đúng luật lệ quốc tế. Chevron và BP có những vụ làm ăn ở bên Tàu cho nên không dám đụng; khiến mấy anh ở Bắc Kinh tưởng dọa ai cũng được. Bây giờ đụng với ONGC Videsh mới được một bài học. Tháng trước Bắc Kinh đã cho chiến hạm đuổi chiếc tàu INS Airavat trong khi mới rời hải cảng Việt Nam. Bộ Ngoại Giao Ấn Ðộ đã chính thức phản đối, lên tiếng bảo vệ quyền lưu thông trên biển Ðông của nước ta.
Chỉ có thế thôi. Nhưng đảng Cộng Sản Trung Quốc đã cho các báo, đài đăng những bài chỉ trích Ấn Ðộ đang tranh giành ảnh hưởng với họ ở Việt Nam và vùng Ðông Nam Á. Ðồng thời, họ công kích Việt Nam và Phi Luật Tân cùng chống nước Tàu, như bản tin trên nhật báo Người Việt ngày hôm qua mới đăng... Không những thế Bắc Kinh còn lôi kéo cả Mỹ, Nhật Bản vào. Lại nhìn đâu cũng thấy những “thế lực thù địch”.
Một nhà phân tích chính trị Trung Quốc đã diễn tả đúng tâm trạng các đồng chí lãnh đạo Trung Nam Hải. Chỉ riêng một vụ đi tìm dầu lửa, ông Mã Gia Lệ (Ma Jiali) được hãng thông tấn IANS (Indo-Asian News Service) phỏng vấn đã nói rằng ông cảm thấy Ấn Ðộ đang muốn phát triển “những quan hệ chiến lược với Việt Nam để đương đầu với Trung Quốc”. Bộ ông ta nghĩ Việt Nam là một nước chư hầu hay sao mà chỉ được giữ những quan hệ “đồng chí, anh em, chiến lược, toàn diện” với nước Tàu mà thôi? Mã Gia Lệ nói: Chính phủ Mỹ muốn ngăn chặn Trung Quốc. Nếu Ấn Ðộ cũng theo con đường đó, sẽ không tốt. Nhiều nước đang muốn liên minh chống Trung Quốc. “Ðối thoại tay ba” đang được mở giữa Nhật Bản, Ấn Ðộ và Mỹ có vẻ “phần nào nhắm vào Trung Quốc”. Chúng tôi không muốn thấy một liên minh như vậy. Ðúng là tình trạng một người tâm thần bất ổn, nhìn đâu cũng thấy người khác đang âm mưu hại mình. Hoặc một ông “Con Trời” nghĩ rằng cả thiên hạ phải quy phục mình!
Cựu Ngoại Trưởng Nhật Bản Yuriko Koike mới viết trên Nhật báo Japan Times vào Tháng Sáu năm nay, nói rằng người ta không cần phải ngăn ngừa Trung Quốc, như chiến lược đối phó với Nga Xô mà Mỹ đã theo trong thời Chiến Tranh Lạnh. Chi phí quân sự của Trung Quốc không mạnh hơn Nhật Bản, Ấn Ðộ hay Nga. Một nửa số 1 tỷ 300 triệu người Trung Hoa còn sống trong cảnh nghèo, Trung Quốc cần bảo vệ quan hệ kinh tế với các nước khác. Bà Yuriko Koike (Tiểu Trì Bách Hợp Tử) nói thái độ hung hăng của Trung Quốc sẽ thúc đẩy các nước Á Châu phải tìm cách liên minh, với hậu thuẫn của Mỹ, thay vì bị rơi vào một hệ thống do Trung Quốc đứng đầu. Nhật Bản cần coi việc liên kết với các quốc gia tự do dân chủ trong vùng, như Ấn Ðộ, Nam Hàn, Indonesia là ưu tiên số một.
Trong thực tế, các nước Á Ðông và Ðông Nam Á phát triển phồn thịnh được trong ba thập niên cuối thế kỷ 20 là nhờ có sự hiện diện của quân lực Mỹ trong vùng này, tạo ra một tình trạng cân bằng, ổn định. Hiện nay Australia, Nhật Bản, Nam Hàn, Phi Luật Tân, Ấn Ðộ, Indonesia, Singapore, Malaysia, Tân Tây Lan, Việt Nam, và ngay cả Mông Cổ đều muốn giữ thế cân bằng ổn định đó. Ðúng như bà Koike nói, không ai coi việc ngăn chặn Trung Quốc là một việc cần thiết, nhưng không ai muốn bị Trung Quốc áp lực. Một quốc gia nhỏ như Singapore cũng ký hiệp ước tự do mậu dịch và hợp tác quân sự với Mỹ. Số hải cảng trong vùng sẵn sàng cho phép tàu chiến Mỹ ghé bến đã nhiều hơn, các cuộc thao diễn hải quân chung với Mỹ cũng gia tăng.
Nguyên nhân chính cũng vì Bắc Kinh đã bỏ không theo lời căn dặn chiến lược của Ðặng Tiểu Bình, là hãy lo phát triển kinh tế, còn về ngoại giao phải “Thao quang Dưỡng hối” (Tao Guang Yang Hui): Che bớt cái hay cái giỏi của mình; cúi xuống, chớ cái ngoi đầu lên. Mua một cái hàng không mẫu hạm cũ về, nói sửa chữa để làm tàu giải trí, sòng bài, rồi bỗng làm lễ hạ thủy, cho dân chúng kéo tới xem như xem hội, hoan nghênh chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên của nước mình. Một hàng không mẫu hạm mà không có những tàu chiến đi theo bảo vệ, không có một đội tàu tiếp liệu, chưa bao giờ thao diễn như một hạm đội, nếu đụng trận chỉ làm mục tiêu cho máy bay địch oanh kích, như vậy mà diễu võ dương oai để làm gì? Chỉ có thể giải thích là họ cần kích thích tự ái dân tộc của một tỷ dân, để đám dân này quên cảnh tham nhũng, bất công xã hội, và không được tự do. Chính nỗi sợ ngọn núi lửa sẵn sàng bùng nổ ở bên trong khiến cho giới lãnh đạo cộng sản ở Bắc Kinh hung hăng đối với bên ngoài.
Nhưng khi tỏ ra lo sợ về những đe dọa tưởng tượng từ bên ngoài, họ càng cho thấy là họ đang sợ, vì bản thân còn yếu quá.
Vụ công ty Ấn Ðộ ONGC Videsh không sợ dọa nạt cứ tiếp tục tìm dầu đã kích thích nỗi sợ hãi của Bắc Kinh. Lần đầu tiên, miếng võ đe dọa của họ mất hiệu lực. Tại sao các công ty Chevron nhượng bộ ngay mà Videsh không sợ? Chắc vì quyền lợi của Chevron ở Trung Quốc lớn quá, họ không muốn gây chuyện làm hỏng việc làm ăn. Chính phủ Mỹ cũng hùa theo, tuyên bố chính sách không can dự vào những hòn đảo trong vùng biển đang tranh chấp. Còn Videsh chắc không có quyền lợi nào đáng kể mà lo bị mất. Vì thế chính phủ Ấn Ðộ mới làm cứng. Và Bắc Kinh hoảng sợ. Cuối Tháng Mười này sẽ có cuộc họp (lần thứ 15) giữa hai nước để bàn về các tranh chấp biên giới; không biết Bắc Kinh sẽ nhượng bộ gì để đổi lại Ấn Ðộ ngưng tìm dầu trong vùng biển Việt Nam hay không? Một lần nữa, trong việc ngoại giao không có nước nào là bạn, cũng không coi ai là kẻ thù. Tất cả hoàn toàn đặt trên quyền lợi quốc gia. Mai mốt, nếu công ty Videsh thành công, bắt đầu khai thác dầu ở ngoài khơi Việt Nam, các công ty quốc tế khác sẽ cứ theo tiền lệ đó mà làm! Ở Na Uy, Mexico, Venezuella, thiếu gì những công ty dầu khí không bị ràng buộc quyền lợi với Trung Quốc; ngăn cản họ làm sao được?
Nhưng nguyên nhân gây ra nỗi sợ của Bắc Kinh trong vụ công ty Videsh bướng bỉnh không phải vì họ lo sẽ có chiến tranh với Ấn Ðộ. Mặc dù Ấn Ðộ mới đồng ý bán cả hỏa tiễn cho Việt Nam, chọc tức Bắc Kinh hơn nữa. Hai nước đã đánh nhau nhiều lần về chuyện biên giới, bao nhiêu năm nay rồi. Không bên nào chịu thỏa hiệp ký một “hiệp ước cưa đôi” nhanh chóng như chính quyền Việt Nam. Hai nước cùng đang coi phát triển kinh tế là ưu tiên số một. Trung Quốc cần giữ một bộ mặt hòa bình để còn đi làm ăn nơi khác! Vả lại trong thế giới này khó xảy ra chiến tranh lắm. Thế nào cả thế giới chung quanh cũng nhảy vào can gián để khỏi bị cháy thành vạ lây.
Nỗi sợ của Trung Quốc chính là vì lo thế giới sẽ nhảy vào can gián. Muốn can gián Ấn Ðộ và Trung Quốc trong vụ tìm dầu này, mọi người sẽ phải đặt câu hỏi quần đảo Hoàng Sa thực ra thuộc nước nào? Khi đó, Trung Quốc biết họ sẽ đuối lý. Cuộc tấn công cướp Hoàng Sa năm 1974 mới xảy ra hơn một phần tư thế kỷ. Tại sao anh phải đem súng tới giết người ta để chiếm những đảo này? Có những chiến sĩ Hải quân Việt Nam còn sống sẽ ra làm chứng họ bị bắn, họ bị bắt rồi được trả như tù binh ra sao. Cuối cùng, một vụ tranh chấp chủ quyền sẽ được đề nghị đưa cho một hội đồng hòa giải hay một phiên tòa quốc tế phân xử. Khi đó, các chứng cớ rằng Việt Nam là chủ nhân của quần đảo Hoàng Sa hiển nhiên quá, Bắc Kinh không thể nào cãi lại được!
Trong lúc này Trung Quốc đang có nhiều mối lo ngoại giao, không mong bị thêm rắc rối. Chính phủ Obama vẫn cứ bán thêm máy bay cho Ðài Loan, mặc dù Bắc Kinh phản đối. Thượng Viện Mỹ đang làm một dự luật “trừng phạt kinh tế” Trung Quốc với tội cố ý giữ đồng tiền nước họ thấp quá so với Mỹ kim để có lợi bán hàng sang Mỹ rẻ. Năm tới dân Mỹ sắp bỏ phiếu, cả Quốc Hội lẫn ông tổng thống đều muốn tỏ ra cứng rắn để mong kiếm lá phiếu của dân! Ðúng lúc đó thì công ty Videsh và chính quyền Ấn Ðộ lại gây thêm chuyện, không chịu làm “láng giềng hữu nghị, hảo hảo hảo hảo (4 chữ Tốt)! Ðó là một mối lo khiến Ngoại Trưởng Dương Khiết Trì (Yang Jiechi) mới gặp Ngoại Trưởng Phạm Bình Minh bên cạnh phiên họp ở Liên Hiệp Quốc để rủ nhau hợp ca bài 16 chữ vàng! Trước khi đi New York chắc ông Ðới Bỉnh Quốc đã căn dặn: Nếu năn nỉ Ấn Ðộ không được, thử bảo Việt Nam xem nó có chịu nghe hay không?


(Theo Người Việt)




Trung Quốc và Ấn Độ: Ai hơn ai?
Trần Hữu Dũng
"Trung Quốc tăng trưởng nhanh là nhờ có nhiều kĩ sư, Ấn Độ tăng trưởng chậm vì có quá nhiều lí thuyết gia kinh tế"
Jagdish Bhagwati
Từ sau Thế Chiến II, Trung Quốc và Ấn Độ, hai quốc gia đông dân nhất và nhì trên thế giới, đã đi theo hai lộ trình chính trị và kinh tế khác biệt. Năm 1981, khi cả hai chưa bắt đầu cải cách kinh tế thì mức độ (kém) phát triển của họ gần ngang nhau. Song, không đến hai thập niên, Ấn Độ đã trở nên thua sút Trung Quốc xét theo hầu hết mọi đại lượng kinh tế xã hội (có lẽ chỉ trừ tốc độ tăng dân!). Năm 1992 là một dấu mốc đáng nhớ. Trước đó, GDP bình quân mỗi người (per capita) ở Trung Quốc còn thấp hơn Ấn Độ, song từ năm ấy trở đi thì thứ tự này đảo ngược: Ấn Độ ngày càng tụt xa Trung Quốc. Hiện nay mức sống của dân Trung Quốc xấp xỉ gấp đôi của dân Ấn Độ. Riêng xuất khẩu của Trung Quốc thì gần sáu lần hơn Ấn Độ.

So sánh Trung Quốc và Ấn Độ qua vài con số
Trung Quốc
Ấn Độ
Tốc độ tăng dân (2002)
0,87%
1,51%
Tử suất trẻ sơ sinh (2002)
27 (mỗi ngàn sinh)
61 (mỗi ngàn sinh)
Tuổi thọ trung bình (2001)
70
64
Tỉ lệ dân nghèo (2002)
10%
25%
Tỉ lệ biết chữ (2001)
90%
65%
Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (2001)
$44,2 tỷ đô la
$3.4 tỷ đô la
Suất tăng GDP (thực) bình quân đầu người, trung bình hàng năm (1990- 2000)
9,6%
5,5%
Số lượng điện thoại (cố định lẩn di động (2001)
247,7 (mỗi ngàn người)
43,8 (mỗi ngàn người)
Lực lượng lao động (1999)
706 triệu người
406 triêu người
Tỷ trọng của khu vực chế xuất trong GDP
50%
22%
Kiều dân ở nước ngoài
55 triệu người
20 triệu người
Nguồn: CIA World Factbook 2002; The Economist Pocket World in Figures; World Development Indicators CD-ROM; Financial Times
Để công bình, cũng nên nói là theo nhiều nhà nghiên cứu Ấn Độ thì những thống kê trên (do Trung Quốc và các tổ chức quốc tế cung cấp) là không chính xác Chẳng hạn, có người tính lại mức đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) thì cho rằng số lượng đi vào Trung Quốc năm 2000 chỉ là phân nửa số được công bố, trong lúc FDI vào Ấn Độ là gấp ba số được công bố. Tuy nhiên, dù con số (tính lại) này là đúng thì lượng FDI đi vào Ấn Độ cũng chỉ bằng 40% lượng đi vào Trung Quốc .
Nhìn những thống kê (cho là đã điều chỉnh) đó, cũng như qua con mắt của đa số những người đã từng đến hai nước thì, như một nhà kinh tế Ấn Độ nổi tiếng là Pranab Burdhan đã buồn rầu kết luận, kết quả cuộc chạy đua kinh tế giữa Ấn Độ và Trung Quốc đã quá rõ ràng. Ấn Độ thua hoàn toàn.
Sự khác biệt giữa hai quốc gia này là một đề tài "thích thú" cho những chuyên gia lưu tâm đến liên hệ giữa phát triển kinh tế và thể chế chính trị. Đối với không ít trí thức Ấn Độ thì ấn tượng thua kém của nước họ đã gần như một ám ảnh trầm kha có tính bệnh lí. Có hai câu hỏi căn bản: Thứ nhất, sự khác biệt này là hậu quả của thể chế chính trị ở hai nuớc, hay lí do nào khác? Và thứ hai, liệu Ấn Độ có sẽ bao giờ bắt kịp Trung Quốc không?

■ Vì sao Ấn Độ thua Trung Quốc?

(1) Thể chế chính trị
Điểm đầu tiên mà ai cũng thấy là sự khác biệt về thể chế chính trị giữa hai nuớc. Ấn Độ thì đã hơn nửa thế kỷ theo một chế độ dân chủ đa đảng kiểu tây phưong, với những sinh hoạt chính trị sống động gần như thành truyền thống và một thể chế nhà nước tương đối vững chắc và ổn định. Trung Quốc thì, cũng thời kỳ đó, theo một chế độ chính trị chuyên chính độc đảng. Đông đảo các nhà nghiên cứu quy trách nhiệm về sự thua kém của Ấn Độ cho hệ thống chính trị của nước này. Theo họ, chính cái dân chủ xô bồ của Ấn Độ, cộng thêm những xơ cứng của một xã hội phong kiến nhiều giai cấp, đã làm trì trệ sự phát triển của nước này. Trong lúc ấy, những thành tựu của Trung Quốc được xem là nhờ một chính quyền trung ương tập trung quyền hành, thậm chí chuyên chế, có khả năng điều động cả nước cho những chỉ tiêu tăng trưởng và phát triển. Nói thẳng ra: nhiều người cho rằng chính chế độ dân chủ của Ấn Độ, và chế độ chuyên chính của Trung Quốc, là nguyên nhân sự khác biệt về thành quả kinh tế của hai nước này trong hơn nửa thế kỷ qua.
Amartya Sen, nhà kinh tế (thường được xem là tiến bộ) gốc Ấn Độ đầu tiên đuợc giải Nobel kinh tế, không đồng ý với nhận định trên. Theo Sen, Ấn Độ không hẳn là thất bại. Hảy xem: trong nửa thế kỷ qua, dù nghèo, ít ra Ấn Độ không bị đói hàng loạt. Đó chính là nhờ Ấn Độ có dân chủ. Trung Quốc thì đã có bao nhiêu chục triệu người chết đói vào những năm 1950-60? Theo nghiên cứu của Sen, nạn đói tập thể chỉ có thể xảy ra ở các quốc gia chuyên chế (như Bắc Triều Tiên hiện nay). Hơn nữa, theo Sen, đừng quên rằng tự do cá nhân cũng là một thành tố cơ bản của hạnh phúc con người, và về phương diện này thì làm sao Trung Quốc có thể sánh với Ấn Độ? Đúng là gần đây Trung Quốc có những thành tựu kinh tế kỳ diệu, song, theo Sen, đó là do chính sách kinh tế khôn ngoan của Trung Quốc. Sự kém cỏi của Ấn Độ là hậu quả của chính sách, không phải của thể chế chính trị.
Fareed Zakaria, một nhà chính trị học trẻ gốc Ấn đang lên trong giới lí thuyết gia ở Mỹ, thì lại nghi ngờ về cái "quá lố" tai hại của dân chủ. Trong một quyển sách gây nhiều tranh luận ở Mỹ đầu năm nay, Zakaria cho rằng lắm khi một nước cần một thể chế luật pháp công minh, hoàn chỉnh, hơn là một chế độ dân chủ xô bồ, dễ bị đa số khuynh đảo, lơi dụng. Zakaria không chỉ so sánh Ấn Độ và Trung Quốc (thực vậy, ông cũng mạnh dạn chỉ trích dân chủ của Mỹ hiện nay) song đã có những phân tích cặn kẻ (một phần từ kinh nghiệm cá nhân) về nhược điểm của nền dân chủ Ấn Độ (tham nhũng, hỗn độn, bè phái, liên miên kèn cựa nội bộ...). Mặt khác, Zakaria tán tụng sự chuyên chính ở những nước như Trung Quốc, Singapore, Hàn Quốc (lúc trước) mà ông cho rằng đã là yếu tố quan trọng cho sự thành tựu kinh tế kì diệu của họ. Amy Chua, một luật gia gốc người Hoa ở Phi Luật Tân, hiện ở Mỹ, trong một quyển sách gần đây, cũng có những dè dặt về dân chủ như Zakaria. Theo Chua, trong một xã hội luật pháp chưa phát triển, chính cái dân chủ của mỗi-người-một-lá-phiếu có cơ nguy sẽ là công cụ để đa số đàn áp, thậm chí bốc lột, thiểu số, nhất là khi thiểu số có tiền của, địa vị kinh tế, và là người gốc nước ngoài (như Hoa kiều ở nhiều quốc gia Đông Nam Á).
(2) Chính sách kinh tế
Dù nghĩ thế nào về vai trò của thể chế, hầu như tuyệt đại đa số các nhà kinh tế đều đồng ý rằng chính sách kinh tế của Trung Quốc và Ấn Độ, nhất là từ cuối những năm 1970, là lí do chính của sự khác biệt về mức độ phát triển hiện nay giữa hai nước. Cho đến lúc ấy, như ta còn nhớ, hầu như mọi quốc gia (trong đó có Trung Quốc và Ấn Độ) vừa dành độc lập sau Thế Chiến II đều tin rằng con đường phát triển phải qua công nghiệp hoá bằng thay thế nhập khẩu, thay vì mở cửa, đẩy mạnh xuất khẩu. Hơn nữa, đa số lúc ấy cũng tin rằng phát triển phải cần kế hoạch hoá tập trung. Áp dụng chiến lược phát triển đó, dù không nước nào hoàn toàn thành công như mong muốn, Ấn Độ đã có nhiều tiến bộ đáng hãnh diện, nhất là so với Trung Quốc.
Song, từ 1978, khi Trung Quốc bắt đầu cải cách thì tình thế đổi khác. Không như Ấn Độ vẫn theo đuổi chính sách kế hoạch hoá tập trung, và nhất là vẫn tin vào công nghiệp hoá bằng thay thế nhập khẩu, Trung Quốc quay ra mở cửa, đẩy mạnh xuất khẩu, khuyến khích đầu tư từ nước ngoài, và nới lỏng thị trường. Hậu quả của chính sách ấy (và sự hỗ trợ của nhà nước đối với doanh nghiệp về mặt thuế má) là giá phí sản xuất ở Trung Quốc ngày càng giảm so với Ấn Độ. Môi trường kinh doanh Trung Quốc trở nên thuận lợi hơn cho các nhà sản xuất Trung Quốc lẫn các công ty nước ngoài.
Doanh nghiệp ở Ấn Độ chẳng những không được trợ giúp như ở Trung Quốc mà còn bị thuế (sản xuất lẩn tiêu thụ) rất nặng nề. Thuế nhập khẩu (trung bình 24% ở Ấn Độ, 13% ở Trung Quốc) cũng làm tăng giá những đầu vào mà Ấn Độ phải nhập khẩu. Về thủ tục hành chánh, tệ quan liêu, thì Ấn Độ cũng không thua gì, có thể còn hơn, Trung Quốc. Trong môi trường đó, giá phí nguyên liệu ở Ấn Độ (kể cả giá phí vốn) trung bình là 25% cao hơn ở Trung Quốc. Chẳng trách ngay cả một số công ty Ấn Độ cũng đã lập chi nhánh sản xuất bên Trung Quốc!
Nổi bật nhất là khác biệt về FDI (số lượng vào Ấn Độ không đến 10% vào Trung Quốc). Một phần, điều ấy phản ảnh sự hấp dẫn của Trung Quốc như một thị trường cũng như một nơi mà giá phí sản xuất cực kỳ thấp. Phần khác, các nhà đầu tư nước ngoài cũng không mấy hăng hái làm ăn ở Ấn Độ là nơi vẫn phảng phất tư duy nghi kị thị trường và tinh thần quốc gia bài ngoại trong đông đảo quần chúng.
Vì thế, cho dù chính phủ Ần Độ có rất cố gắng khuyến khích công nghiệp bản xứ, kinh tế Ấn Độ vẫn không bứt ra khỏi một hệ thống hành chánh nặng nề và thuế má nghẹt thở. Sự kém cỏi FDI cũng không bù đắp được bằng tiết kiệm nội đia: suất tiết kiệm của Ấn Đô chỉ bằng phân nửa của Trung Quốc. Theo nhiều phân tích, việc Trung Quốc bảo vệ các doanh nghiệp nhà nuớc thay vì tư doanh còn làm tăng lợi nhuận của các công ty nước ngoài ở Trung Quốc (dù ra họ cũng tái đầu tư rất nhiều vào Trung Quớc)
(3) Vai trò kiều dân
Ngày càng nhiều người công nhận tầm quan trọng của kiều dân trong sự phát triển quê hương gốc gác, và phát giác sự khác biệt rõ rệt giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Theo nhiều uớc lượng, tổng số tài sản cũng như thu nhập của cộng đồng Ấn kiều trên thế giới cao hơn của cộng đồng Hoa kiều. (Và với số Ấn kiều ít hơn, tài sản cũng như thu nhập bình quân mỗi Ấn kiều cũng là cao hơn của Hoa kiều). Vây mà, cho đến gần đây, người Ấn sống ở nước ngoài thường bị chính phủ và xã hội Ấn tương đối lạnh nhạt, nghi kị. Trung Quốc thì từ lâu đã có chính sách hậu đãi Hoa kiều, kêu gọi và giúp đỡ họ làm ăn trong nước cũng như hồi hương đóng góp. Ấn Độ thì không tích cực bằng (chỉ từ đầu năm nay chính phủ Ấn Độ mới có chiến dịch quy mô hướng về doanh nhân và trí thức Ấn kiều). Vì lí do đó, hoặc có thể nhiều lí do khác, người Ấn sinh sống ở nước ngoài ít gởi tiền về đầu tư trong nước. Người Trung Quốc sống ở nước ngoài (kể cả những "lãnh thổ" như Đài Loan, Hồng Công), trái lại, gởi những số tiền khổng lồ về lục đia, cũng như chính họ về Trung Quốc lập hãng xưởng làm ăn.

■ Ấn Độ có sẽ bắt kịp (và vượt qua) Trung Quốc?
Tuy rằng hầu như có một sự đồng thuận là Ấn Đô, nhìn chung, hiện đang thua Trung Quốc về mức độ phát triển và tốc độ tăng trưởng, không ít người tin rằng Ấn Độ rất có thể bắt kịp, và có khi còn vượt qua Trung Quốc trong tương lai.
Thứ nhất, họ nhắc rằng Ấn Độ chỉ mới bắt đầu cải cách từ năm 1991, Trung Quốc thì đã từ năm 1978. Lại nữa, trong lúc FDI vào Trung Quốc hơn hai mươi lần Ấn Độ, và suất tiết kiệm của Trung Quốc hơn gấp đôi Ấn Đô, thế mà tốc độ tăng trưởng hàng năm của Trung Quốc cũng chỉ hơn Ấn Độ khoảng 2-3%. Vậy là Ấn Độ cũng còn khá lắm!
Thứ hai, về mặt thể chế, Ấn Độ có nhiều ưu điểm hơn Trung Quốc. Ví dụ như Ấn Độ có cơ sở hạ tầng để giúp tư doanh tốt hơn của Trung Quốc. Thị trường vốn của Ấn Độ nhuần nhuyễn hơn, minh bạch hơn. Hệ thống ngân hàng của Ấn Độ tương đối "lành mạnh" hơn của Trung Quốc. Hệ thống pháp luật của Ấn Độ hoàn bị hơn.
Thứ ba, Ấn Độ cũng năng động chẳng kém Trung Quốc và có lợi thế trong những ngành cần nhiều chất xám. Hai mảnh sáng của Ấn Độ là công nghiệp thông tin và công nghiệp dược phẩm (và gần đây một số các công nghiệp "cũ" như ô tô và phụ tùng, xe máy, xi măng và thép, cũng bắt đầu khởi sắc). Cũng đáng chú ý là Ần Độ có nhiều hơn Trung Quốc các doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Theo tạp chí Forbes, trong 200 doanh nghiệp nhỏ thành công nhất thế giới năm 2002 thì 12 là của Ấn Độ, chỉ có 4 là từ lục địa Trung Quốc. Các doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc sẽ tiếp tục là một gánh nặng kềm chế sự tăng trưởng của nước này.
Thứ tư, có người cho rằng về lâu về dài phát triển của Trung Quốc sẽ khó bền vững vì nó "từ trên xuống" (theo chỉ thị của chính quyền trung ương) và quá dựa vào FDI. Cách tăng trưởng của Ần Độ, trái lại, tuy chậm, sẽ bền vững hơn vì "từ dưới lên" và dựa vào nội lực. Liên hệ, khi là thành viên thực thụ của WTO, Trung Quốc sẽ phải mở rộng thị trường của mình hơn cho hàng ngoại quốc, do đó sẽ giảm đi lợi thế so với Ấn Độ


■ Vài nhận xét cuối

Rõ ràng là nhờ học hỏi kinh nghiệm của Trung Quốc và Đông Á trong hai thập kỉ vừa qua, Ấn Độ đã nhận ra những sai lầm trong chiến lược phát triển của họ, quay sang nới lỏng kinh tế, mở cửa kêu gọi đầu tư nước ngoài v.v., và nhờ đó đã có nhiều tiến bộ vượt bậc trong vài năm gần đây. Chắc chắn là mức sống của dân Ấn sẽ tiếp tục tăng nhanh hơn. Thế nhưng Ấn Độ có bao giờ bắt kịp Trung Quốc hay không lại là một vấn đề khác. Đúng là tăng trưởng của Trung Quốc đã dựa quá nhiều vào FDI, và sự kiện này có thể là một quả bom nổ chậm cho Trung Quốc, nhưng chính Ấn Độ cũng đang mong muốn thu hút FDI cho họ. Và nếu phát triển bền vững là không nên dựa vào FDI thì chính Ấn Độ lại có cơ nguy hơn, bởi lẽ Ấn Độ chỉ mới đi vào giai đoạn phát triển dựa vào FDI, trong khi Trung Quốc đang dần qua khỏi giai đoạn này (với số lượng ngoại hối mà họ đã dành dụm được qua xuất khẩu).
Mặt khác, dù Ấn Độ thường được xem là có nhiều tự do dân chủ hơn Trung Quốc, song đừng quên rằng nền kinh tế Ấn Độ cũng có những "xơ cứng" của nó, đặc biệt là tham nhũng, hành chánh quan liêu, thế lực chi phối của công đoàn, và tình trạng phân cấp xã hội. Thêm vào đó, trong thâm tâm nhiều nhà lãnh đạo Ấn Độ vẫn còn sự nghi kỵ tư doanh (nhất là công ty nước ngoài) và niềm tin ở tập trung kế hoạch hoá. Chừng nào những xơ cứng, những nghi kỵ ấy còn tồn tại thì Ấn Độ còn gặp nhiều chướng ngại trong phát triển.
Hơn nữa, dù có vài công nghiệp mà hiện nay Ấn Độ hơn hẳn Trung Quốc song nhìn kỹ thì cũng không chắc là lợi thế này sẽ tồn tại lâu. Về công nghiệp thông tin chẳng hạn, Ấn Độ đang hơn Trung Quốc về phần mềm (kể cả những dịch vụ "hậu trường" cung cấp cho các công ty đa quốc gia), song Trung Quốc lại đi trước Ấn Độ về phần cứng và đang ráo riết học hỏi Ấn Độ để phát triển cả phần mềm. Như vậy thì ngay trong lảnh vực này ưu thế của Ấn Độ cũng đang bị hăm doạ .
Có nguời (như Moisés Naím, Gordon Chang) tin rằng Trung Quốc sẽ bị khủng hoảng trầm trọng trong vòng mười năm. Có thể đó sẽ là khủng hoảng tài chính kiểu Đông Á những năm 1997-98, hay khủng hoảng chính trị trong nội bộ Trung Quốc như vào thập kỉ 60. Hoặc khủng hoảng tài chính kéo theo khủng hoảng chính trị, rồi những chấn động xã hội dây chuyền khác. Dù sẽ đúng hay sai, tiên đoán này phản ảnh hoài nghi đối với sự ổn định chính trị và kinh tế của Trung Quốc hơn là của Ấn Độ. Theo người viết bài này, sự ổn định ấy sẽ là yếu tố quan trọng nhất để trả lời câu hỏi: liệu Ấn Độ có sẽ bắt kịp Trung Quốc hay chăng?
Trần Hữu Dũng
19 tháng 9, 2003

Tham Khảo

Bhagwati, Jagdish, 1999, India in Transition: Freeing the Economy, Oxford: Clarendon Press.
Chang, Gordon, 2001, The Coming Collapse of China, New York: Random House.
Chua, Amy, 2003, World on Fire, New York: Doubleday.
Einhorn, Bruce, 2001, "India's China problem", Business Week 17 tháng 12.
Huang, Yasheng, và Tarun Khanna, 2003, "Can India overtake China?", Foreign Policy tháng 9-10
Luce, Edward, 2003, "India frets as China's star rises", Business Standard 6 tháng 8.
Naím, Moisés , 2003, "Only a miracle can save China", Financial Times 15 tháng 9.
Sen, Amartya, 1999, Development as Freedom, New York: Knopf.

The Economist
, 2003, "India v. China", 19 tháng 6.
Zakaria, Fareed, 2003, The Future of Freedom, New York: Norton

Hải quân Ấn Độ và Trung Quốc: Thông điệp từ Biển Đông

Tháng Chín 5, 2011
Tin abcvietnamese – Nhiều khi một sự kiện nhỏ mang ý nghĩa lớn. Sự cố ngày 22.7 vừa rồi trên Biển Đông, qua phân tích của nhà ngoại giao Nguyễn Ngọc Trường, là một trường hợp như vậy.
Chiến hạm INS Airavat của Ấn Độ. www.rediff.com
Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết, khi chiến hạm INS Airavat của nước họ đang thực hiện hải trình trong vùng biển quốc tế ngoài khơi Việt Nam, đã nhận được tín hiệu điện đàm của người tự xưng là “hải quân Trung Quốc” đòi nêu danh tính, giải thích về sự hiện diện của tàu trên vùng biển này và yêu cầu tàu Airavat chuyển lộ trình. Ngày 1.9, bộ Ngoại giao Ấn Độ ra tuyên bố yêu cầu tất cả các bên tôn trọng tự do hàng hải trong vùng biển quốc tế, bao gồm cả biển Biển Đông, và quyền qua lại trên biển phù hợp các nguyên tắc được luật pháp quốc tế thừa nhận.
Bộ Ngoại giao Ấn Độ xác nhận với Thời báo tài chính (Anh) và Thời báo Eo biển (Singapore) rằng tàu INS Airavat của hải quân nước này đã nhận cảnh báo về việc nó đang “tiến vào hải phận Trung Quốc”, trong khi tàu này chỉ cách bờ biển Việt Nam 45 hải lý (83km).
Là tàu đổ bộ tấn công do Ấn Độ sản xuất thuộc biên chế một hạm đội lớn hải quân Ấn Độ, Airavat có thể chở 500 quân và 10 xe cơ giới hoặc xe bọc thép chở lính. INS Airavat vừa tiến hành chuyến thăm thiện chí mười ngày tại Việt Nam, sau khi thăm cảng Campuchia.
Sự cố đầu tiên
Đây là sự cố đầu tiên giữa hải quân của hai cường quốc châu Á. Một sĩ quan hải quân Ấn Độ cho biết tàu chiến hai nước thường vẫn thực hiện các hải trình ngang qua nhau ngoài khơi vịnh Aden và gửi tới nhau “lời chào thân thiện”. Chưa hề xảy ra một sự cố nào vì các tàu chiến Trung Quốc biết rằng họ phải vượt qua toàn bộ bờ biển phía Tây của Ấn Độ dọc Ấn Độ Dương. Vì vậy, “sự cố trên biển Biển Đông không thể xem xảy ra một cách vô tình và không thể bỏ qua”.
Vụ việc này khiến người ta nhớ lại cuộc va chạm giữa các tàu thuyền Trung Quốc nhằm ngăn chặn việc thăm dò địa chấn của tàu hải quân Mỹ Impeccable tại Biển Đông tháng 3.2009.
Theo giới quan sát nước ngoài, việc hải quân Trung Quốc “thách thức” tàu hải quân Ấn Độ ngoài khơi Việt Nam là nhằm tái khẳng định chủ quyền của nước này tại Biển Đông. Đây là bước mới trong chiến dịch của Trung Quốc khẳng định tuyên bố chủ quyền trong vùng biển Đông Nam Á. Nó cho thấy hai điều. Trong cuộc tranh chấp về chủ quyền với các nước giáp Biển Đông, Trung Quốc ngày càng táo bạo thách thức sự hiện diện hải quân các nước lớn khác. Ở một phương diện khác, sự cố ngày 22.7 làm tăng thêm mối quan ngại của các bên liên quan về việc Trung Quốc tuy tuyên bố tôn trọng tự do hàng hải trong vùng biển quốc tế Biển Đông, nhưng một khi họ kiểm soát được vùng biển này, Bắc Kinh sẽ áp đặt luật chơi của mình.
Tại Bắc Kinh, một người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết phía Trung Quốc không nhận được bất kỳ phản đối ngoại giao về “bất kỳ sự cố hải quân nào”. Tại Washington, người phát ngôn bộ Ngoại giao Mỹ trong cuộc họp báo ngày 2.9 kêu gọi tất cả các bên hợp tác ngoại giao để giải quyết bất đồng ở Biển Đông.
Tàu chiến Trung Quốc tuần tra trên Biển Đông.
Ảnh: www.rediff.com
Biển Đông và Ấn Độ Dương
Biển Đông được xem là biển phía trước của vùng Đông Á – Tây Thái Bình Dương, nhưng là “sân sau” của Ấn Độ Dương. Hải quân Ấn Độ là binh chủng hoạt động tích cực nhất của các lực lượng vũ trang Ấn Độ, thường thực hiện các chuyến tuần tra trên Biển Đông trong chín năm qua.
Trung Quốc không có lối tiếp cận thẳng ra Ấn Độ Dương, nhưng ráo riết hoá giải thế lực của Ấn Độ trong khu vực. Bắc Kinh tích cực theo đuổi chiến lược biển xanh, trước hết phát triển về phía nam, khống chế Biển Đông làm bàn đạp tiến vào Ấn Độ Dương. Tàu sân bay dù lớn đến mấy cũng không làm thay đổi tận gốc rễ cán cân lực lượng quân sự trên Ấn Độ Dương. Khả năng tác chiến dài ngày của hải quân Trung Quốc ở Ấn Độ Dương đang tăng lên, nhờ từ năm 1985, Bắc Kinh kiên trì theo đuổi chiến lược “chuỗi ngọc trai” với các cơ sở hải quân ở Pakistan, Sri Lanka, Bangladesh và Myanmar.
Đối với New Delhi, mọi nỗ lực của Trung Quốc tiến vào Ấn Độ Dương đều nhằm bao vây chiến lược Ấn Độ. Mới đây có hai động thái đáng chú ý. Hồi tháng 7, Trung Quốc đã được cơ quan Quyền lực đáy đại dương của Liên hiệp quốc cho phép thăm dò và khai thác khoáng sản tại một khu vực rộng 10.000km2 ở đáy phía Tây Nam Ấn Độ Dương. New Delhi quan ngại về triển vọng Trung Quốc lấy cớ đó để triển khai tàu chiến tại vùng biển sân sau của nước này. Đầu tháng 8, Bắc Kinh phát đi tín hiệu mong muốn Ấn Độ khởi xướng cuộc đối thoại hợp tác để đảm bảo an ninh cho các tuyến đường biển tại Ấn Độ Dương. Một quan chức của trung tâm Nghiên cứu phát triển thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc giải thích rằng Bắc Kinh không thể chủ động đề xuất vấn đề này vì “Mỹ và Nhật Bản sẽ không ủng hộ”.
Trong khi ra sức tăng cường sức mạnh quân sự tại Ấn Độ Dương, Ấn Độ tích cực theo đuổi chiến lược “hướng Đông”. Dường như là điều bí mật công khai, Ấn Độ (cũng như Mỹ) đặc biệt quan tâm theo dõi căn cứ hải quân chiến lược Tam Á, đảo Hải Nam. Tam Á có các đường hầm đào sâu vào núi chứa được hàng chục tàu ngầm nguyên tử mang vũ khí tấn công chiến lược của Trung Quốc. Vụ Impeccable xảy ra ngoài khơi đảo Hải Nam.
Về phía Mỹ, Robert Kaplan, tác giả cuốn sách nổi tiếng Ấn Độ Dương và tương lai sức mạnh của Mỹ dự đoán đại dương này là chiến trường tương lai giữa Mỹ – Trung – Ấn. Ngày 25.10.2010, ông này phát biểu trước một cuộc hội thảo ở Cambridge (Anh): “Tôi cho rằng đây là một cuộc cạnh tranh sức mạnh rất phức tạp, kéo dài từ Sừng châu Phi đến biển Nhật Bản. Chúng ta (Mỹ) không phải can dự khắp nơi, mà chỉ cần quan hệ chặt chẽ với các nước đồng minh dân chủ trong khu vực để họ có thể chia sẻ gánh nặng hơn nữa”.
Trong tiến trình Ấn Độ tăng cường hiện diện tại Biển Đông còn Trung Quốc mở rộng hoạt động sang Ấn Độ Dương, sự cọ xát hải quân là khó tránh khỏi. Cần đối thoại giữa các nước lớn hàng hải. Từ giữa năm nay, Mỹ và Trung Quốc đã bắt đầu cơ chế đối thoại này. Còn giữa Ấn Độ và Trung Quốc xem ra cần thêm khá nhiều thời gian để hình thành một cơ chế như vậy.
TS NGUYỄN NGỌC TRƯỜNG

oOo

Trung Quốc và Ấn Độ muốn thống trị biển

Trong 20 năm tới, Ấn Độ sẽ chi gần 50 tỷ dollar cho đề án đóng tàu chiến mới. Trung Quốc cũng có kế hoạch táo bạo về tăng cường sức mạnh hải quân. Các chuyên viên tham gia cuộc triển lãm INDEX ASIA 2011 đang tiến hành ở Singapore đã đi đến kết luận này.
Ấn Độ và Trung Quốc đang tăng trưởng tiềm lực kinh tế. Nhờ đó, hai nước này có thể chiếm vị trí vững mạnh hơn trong tranh luận về trật tự thế giới tương lai. Để tăng cường ảnh hưởng trong khu vực và trên thế giới, cả hai cường quốc đều củng cố sực mạnh quân sự, kể cả lực lượng hải quân.
Bằng cách này, New Delhi và Bắc Kinh đang giải quyết vấn đề an ninh quốc gia cũng như thách thức vị thế chủ đạo của Hoa Kỳ trong chính sách quốc tế. Cả hai nước đều muốn thống trị biển. Đó là ý kiến của chuyên viên về vấn đề an ninh, trung tướng Gennadi Evstafiev, cựu nhân viên Cơ quan Tình báo hải ngoại Liên bang Nga.
Trung tướng Evstafiev nói: “Chương trình quân sự của Ấn Độ và Trung Quốc không gây sự ngạc nhiên lớn. Cả hai cường quốc đang trên đà tăng trưởng, cả hai nước đều có lợi ích quốc gia trong khu vực lân cận. Cả Ấn Độ lẫn Trung Quốc đều cho rằng, nước mình có quyền chiếm ưu thế trong khu vực. Ấn Độ muốn phát huy ưu thế ở khu vực Ấn Độ Dương, còn Trung Quốc thì trong khu vực Thái Bình Dương”.
Trong khi đó, cả hai nước đều có lợi ích riêng. Theo ý kiến của trung tướng Gennadi Evstafiev, cựu nhân viên Cơ quan Tình báo hải ngoại Liên bang Nga, chương trình phát triển lực lượng hải quân của Ấn Độ và Trung Quốc phản ánh đặc điểm của mỗi nước. Phương hướng ưu tiên của Trung Quốc là tàu chở máy bay, còn Ấn Độ thì dựa vào các tàu ngầm nguyên tử.
Trung tướng Gennadi Evstafiev nói tiếp: “Trung Quốc có kế hoạch đến năm 2050 sẽ đóng vai trò cường quốc chính trên thế giới, vì thế phải đóng nhiều tàu chở máy bay để hình chiếu sức mạnh quân sự ở khoảng cách xa. Thứ hai, Trung Quốc phải có đủ sức để đối đầu với đội tàu chở máy bay của Hoa Kỳ đang chiếm ưu thế ở khu vực Thái Bình Dương. Bắc Kinh sở hữu nhiều tàu ngầm, kể cả tàu nguyên tử. Còn Ấn Độ thì có các tàu chở máy bay, nhưng để hoạt động trong lĩnh vực mới - xây dựng các tàu ngầm nguyên tử - thì phải hợp tác chặt chẽ với Nga. Xét theo mọi việc, về mặt chiến lược, Ấn Độ có kế hoạch phát triển đội tàu ngầm nguyên tử để kiểm soát khu vực Ấn Độ Dương. Chương trình quân sự của hai nước gây sự lo ngại nhất định. Tuy nhiên, theo cách nhìn của Ấn Độ và Trung Quốc, chương trình quân sự có tính lô-gích vì nó phục vụ mục đích bảo vệ lợi ích quốc gia”.
Indian Air Force
Ấn Độ và Trung Quốc đang tìm chỗ đứng của mình trong thế giới biến đổi, vì thế cả hai nước đều quân tâm đến việc củng cố lực lượng hải quân. Hiện nay, Hoa Kỳ chiếm ưu thế trong lĩnh vực quân sự và công nghệ. Trong số các quốc gia đang phát triển, chưa có nước nào sở hữu lực lượng hải quân đủ sức cạnh tranh với Mỹ. Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều nhà phân tích, trong tương lai, ảnh hưởng của Hoa Kỳ sẽ giảm đi và các quốc gia với nền kinh tế đang nổi lên sẽ chiếm ưu thế. Chắc sẽ chấm dứt thời kỳ thế giới đơn cực khi không có đối trọng nào cho vị thế chủ đạo của Hoa Kỳ. Vấn đề chính là ở chỗ: liệu trật tự thế giới mới có thể bảo đảm hoà bình vững chắc và dễ dự đoán hay không?

Ấn Độ và Biển Đông: Cần nhìn lại

28/09/2011
Nhiều nước đang tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông.
R. S. Kalha
Institute for Defense Studies & Analyses
-
Đôi lời: Thêm một bài phân nữa của giới chức và học giả Ấn Độ về hợp tác khai thác dầu khí giữa nước này với Việt Nam. Mời bà con tham gia thảo luận, nếu chúng ta là Ấn Độ, thì chúng ta nên quyết định như thế nào? Nên nhớ, quyết định của bất kỳ nước nào cũng đều đặt lợi ích của nước đó lên hàng đầu. Trường hợp Ấn Độ không hợp tác khai thác với Việt Nam và giả sử không nước nào dám hợp tác với Việt Nam vì sợ Trung Quốc, thì Việt Nam cần có những bước đi như thế nào, để có thể khai thác tài nguyên hợp pháp trong vùng biển thuộc chủ quyền nước ta?
———–
Một bài báo gần đây trên báo Trung Quốc, tờ “Hoàn Cầu Thời báo” của Liu Sheng, cảnh cáo Ấn Độ, chống lại việc nước này tiến tới hợp tác khai thác dầu khí trên Biển Đông (nguyên văn: biển Hoa Nam) với Việt Nam. Bài viết này là lời nhắc nhở đúng lúc về những cạm bẫy nguy hiểm vẫn còn tồn tại trong quan hệ Trung-Ấn. Hoàn Cầu trích lời bà Khương Du, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, nói rằng “về vấn đề khai thác dầu khí, chúng tôi phản đối bất kỳ quốc gia nào dính líu tới vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc. Chúng tôi hy vọng nước ngoài không can dự vào tranh chấp biển Hoa Nam”. Mặc dù Ấn Độ không được nêu tên trực tiếp nhưng rõ ràng họ đang nói tới Ấn Độ. Bài báo còn viết rằng các mỏ dầu trên Biển Đông không chỉ có trữ lượng 28 tỷ thùng. Dễ hiểu là bài răn dạy đạo đức này của Trung Quốc, mặc dù chỉ ám chỉ mơ hồ, nhưng đã được nhắc tới rất nhiều trên báo chí và các phương tiện báo in và báo hình ở Ấn Độ. ONGC hiện đầu tư khoảng 255 triệu USD vào Việt Nam.
Câu hỏi đầu tiên trong tâm trí của hầu hết người Ấn Độ là chúng ta nên phản ứng với bài viết hăm dọa này như thế nào? Chúng ta có nên phớt lờ cái “lời khuyên” miễn phí này và tiếp tục hợp tác với Việt Nam thăm dò khai thác dầu khí, hay là nên nghe theo “lời khuyên” của Trung Quốc và tránh xa những tranh chấp hiện nay trên Biển Đông? Báo chí Trung Quốc dẫn lời những nhân vật nổi tiếng tại các “think tank” (viện chiến lược, viện nghiên cứu – ND) của các trường đại học ở Trung Quốc, dường như họ có ý nói rằng với “sự giúp đỡ tích cực của Mỹ”, chúng ta đang bị đẩy sâu vào một loạt hành động. Tác giả đã rất cẩn thận tránh việc đổ hết mọi sự xấu xa lên các dự định, kế hoạch của Việt Nam, nhưng bài báo lại đề cập thẳng thừng tới một hiệp định song phương từ hồi tháng 6 năm nay giữa Trung Quốc và Việt Nam, theo đó hai bên sẽ giải quyết tất cả tranh chấp “thông qua thương lượng và tham vấn”. Một tín hiệu rõ ràng gửi đến Ấn Độ, rằng lập trườngcủa Trung Quốc với Việt Nam vẫn là đường lối mở.
Dĩ nhiên phản ứng phổ biến hơn cả vẫn là phớt lờ Trung Quốc và tiếp tục hợp đồng đã ký với Việt Nam. Suy cho cùng nếu Ấn Độ xem xét việc ký một thỏa thuận với Việt Nam thì Ấn Độ đã tự động phải tính đến việc vùng biển đó có thuộc quyền tài phán của Việt Nam hay không rồi. Đây dường như là lập trường của chính phủ Ấn Độ khi Ngoại trưởng Krishna nói với người đồng nhiệm Phạm Bình Minh rằng, Ấn Độ sẽ “tiếp tục” và quan điểm của Ấn Độ hoàn toàn căn cứ vào Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982. Tuy nhiên, thử thách thật sự sẽ nằm ở việc, liệu các nước còn lại trong tranh chấp Biển Đông – gồm Philippines, Malaysia, Brunei, hoặc thậm chí cả Đài Loan – cũng coi những vùng biển đó là của Việt Nam hay không. Nếu không bên nào trong số họ phản đối Ấn Độ hoặc Việt Nam về thỏa thuận đã đề xuất kia, thì khi đó Trung Quốc sẽ yếu thế hơn nhiều và quan điểm của họ sẽ chỉ còn là hăm dọa thuần túy. Còn lập trường về mặt pháp lý của Mỹ, Nhật Bản và có thể cả Hàn Quốc nữa, là gì? Không có nhiều điều được công khai ở đây. Tuy nhiên, chúng ta không thể chỉ coi những lời phản đối của Trung Quốc là không đúng; bởi lẽ quan hệ Ấn Độ – Trung Quốc có những vấn đề khá phức tạp, trong đó có vấn đề an ninh trên biên giới. Chúng ta cũng không nên phản ứng theo chủ nghĩa sô vanh, hiếu chiến, mà nên tiến hành phân tích một cách lạnh lùng, có tính toán, về tình hình hiện nay.
Rõ ràng là khi Trung Quốc phản đối, chúng ta cần luôn luôn chú ý đến họ. Trong trường hợp này, chúng ta sẽ phải nhớ trong đầu một loạt khả năng có thể xảy ra và điều mà Trung Quốc có thể lựa chọn, đó là quyết định đẩy sự phản đối đến giai đoạn tiếp theo; từ đó kích ngòi nổ cho xung đột. Trong quá khứ, Trung Quốc đã từng cho thấy rằng, hễ cứ động tới sân sau của họ, đặc biệt là Biển Đông, là họ sẽ trở nên rất nhạy cảm và hung hăng một cách công khai. Thường xuyên họ có các biện pháp để không chỉ quấy rối bên làm cho họ nổi giận, mà họ còn cố ý cắt sạch những kênh liên lạc (cáp và không dây) mà qua đó công việc đang tiến triển thuận lợi. Giả sử ONGC Videsh – đơn vị trúng thầu trong trường hợp này – phải chịu số phận tương tự, thì chính quyền Ấn Độ nên phản ứng ra sao? Sẽ cực kỳ rắc rối khi phải xác định liệu hải quân Ấn Độ có khả năng thể hiện sức mạnh trên Biển Đông để chống lại Trung Quốc hay không. Mà Việt Nam cũng không có ý định đó. Còn nếu sau khi Trung Quốc đã ra tay hành động rồi mà ta nhổ trại rút quân thì sẽ là một đòn đánh nặng vào danh dự, uy tín của Ấn Độ.
Chúng ta phải hết sức ghi nhớ rằng chúng ta có một đường biên giới, đã từ lâu không ổn định với Trung Quốc. Không thể nào kiểm soát từng mét trên đường biên giới này. Do đó, hiện nay Trung Quốc vẫn đi theo cái cách xâm lấn vài kilômét qua “Đường Kiểm soát Thực tế” (“Line of Actual Control” – LOAC), nếu họ muốn. Do LOAC không được phân định trên bộ, nên cả Ấn Độ và Trung Quốc đều quan niệm khác nhau về đường đi thực sự của nó. Từ đây nảy sinh cơ sở để đôi bên bất hòa.
Cái nút của vấn đề sẽ là vai trò và thái độ của Mỹ và lực lượng duy nhất có khả năng ngăn cản Trung Quốc trên Biển Đông – Hạm đội 7 của Hoa Kỳ. Trong quá khứ gần đây, nói về vấn đề quan hệ Trung – Ấn, thái độ của Hoa Kỳ khá nước đôi. Ngay cả sau cuộc xung đột năm 1962, với những hậu quả của nó, Rober Komer – thành viên có ảnh hưởng trong Hội đồng An ninh Quốc gia – vẫn viết một bức thư cho Tổng thống Kennedy vào ngày 16-12-1962, trong đó ông ta nhấn mạnh những điều sau: “Sẽ là lợi ích chiến lược của chúng ta (Mỹ) nếu ta duy trì mức độ mâu thuẫn cao giữa Trung Quốc và Ấn Độ, vì điều này sẽ ngăn cản một cuộc chiến tranh quy mô lớn” [FRUS 61-63 Vol. xix.]
Hiện nước Mỹ đang ngổn ngang những vấn đề kinh tế với món nợ công 6,4 nghìn tỷ USD trong năm 2008, chiếm tới 60% GDP, giờ đã lên tới 14,2 nghìn tỷ USD hay là 98% GDP. Trong các siêu cường, chỉ có Ý và Nhật Bản ở tình trạng tồi tệ hơn Mỹ. Trung Quốc là một trong những chủ nợ lớn nhất của Mỹ. Theo nhà kinh tế nổi tiếng của Mỹ, ông Joseph Stiglitz, chỉ riêng cuộc chiến Iraq đã ngốn của Mỹ khoảng 3 nghìn tỷ USD và trước mắt vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt sự can thiệp của Mỹ vào cả Iraq lẫn Afghanistan. Lực lượng vũ trang của Mỹ vẫn dàn trải quá mức. Chính là vì lý do này mà Mỹ bác bỏ lời thỉnh cầu của hai đồng minh thân cận trong NATO là Pháp và Anh, từ chối can thiệp quân sự vào khủng hoảng gần đây ở Lybia.
Trước những khó khăn hiện nay của Mỹ, các nhà hoạch định chính sách Ấn Độ cần cố gắng lưu tâm đầy đủ khi xử lý một tình huống tiềm ẩn nguy cơ bùng nổ thành xung đột trên Biển Đông. Làm ra vẻ hiên ngang chẳng có ích gì một khi chúng ta không có năng lực quân sự cần thiết để đương đầu với Trung Quốc trên Biển Đông. Quả thật sẽ là rất khôn ngoan nếu chúng ta nhìn lại sự tham gia của mình vào vùng tranh chấp trên Biển Đông.
Đại sứ R S Kalha là cựu Ngoại trưởng Ấn Độ và là cựu thành viên của Ủy ban Nhân quyền Quốc gia.
Đỗ Quyên dịch từ IDSA
Ấn Độ - Trung Quốc: Những xung đột và đồng nhất
Gắn bó với nhau trong các cuộc gặp gỡ quốc tế nhưng Ấn độ và Trung Quốc lại có những giọng điệu hiếu chiến với nhau khi họ phải đối đầu. Theo Le Monde diplomatique số ra tháng 5/2011 “Điều mang tính cơ cấu là khả năng của Ấn Độ và Trung Quốc trong việc tách mối quan hệ song phương hình răng cưa và sự phối hợp của họ chống lại phương Tây trong các cơ chế đa phương”.
Tháng 4/2011 là lần đầu tiên nhóm các nước BRICS gồm Braxin, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và từ nay cả Nam Phi, đã chứng tỏ họ là một mặt trận thống nhất, nhất là đối với cuộc can thiệp vào Libi, rất bị chỉ trích, hoặc về vấn đề đồng USD. Gắn bó với nhau trong các cuộc gặp gỡ quốc tế, Ấn Độ và Trung Quốc lại có những giọng điệu hiếu chiến với nhau khi họ phải đối đầu
Cứ cách vài tháng là giữa Ấn Độ và Trung Quốc lại xảy ra bất đồng. Tháng 12/2010, chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã được đánh dấu bằng một thái độ lạnh nhạt nào đó: thông cáo cuối cùng đã không bao gồm sự đề cập “một Trung Quốc duy nhất” ( one China ), công thức được sử dụng thường ngày để đánh dấu sự công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Tây Tạng và Đài Loan. Sự bỏ sót này của Ấn Độ có lẽ là để trả thù việc Trung Quốc đã từ chối công nhận vùng Arunachal Pradesh và bang Giamu và Casơmia là phần lãnh thổ không thể tách rời của Ấn Độ. Trái lại, tháng 4/2011, trong hội nghị cấp cao lần thứ ba các nước thuộc nhóm BRICS, Trung Quốc và Ấn Độ đã cùng chia sẻ với nhau trong việc bảo vệ những lợi ích của các nước mới nổi và lên án cuộc can thiệp – được cho là của phương Tây – vào Libi. Trong khi đó, báo chí Ấn Độ đã đưa tin về sự ủng hộ của Trung Quốc, nhất là về mặt vũ khí, cho quân nổi dậy ở vùng Đông Bắc Ấn Độ, các bộ tộc đang tiến hành cuộc đấu tranh theo tư tưởng ly khai từ nhiều thập kỷ nay.
Vào giữa những năm 2000, ông Jairam Ramesh, thành viên lỗi lạc của Chính phủ Ấn Độ, phụ trách các vấn đề về môi trường, đã đưa ra khái niệm về “Chindia”, như vậy là chứng tỏ có một sự hâm nóng nào đó mối quan hệ giữa hai nước này. Từ khi diễn ra chuyến thăm mang tính lịch sử của Thủ tướng Rajiv Gandhi tới Trung Quốc hồi năm 1988, kỷ niệm về cuộc chiến tranh năm 1962 giữa hai nước đã mờ nhạt đi, và nhịp độ các cuộc gặp gỡ chính thức đã không suy giảm. Các thỏa thuận quan trọng đã được ký như Quan hệ đối tác chiến lược và hợp tác Ấn – Trung vì hòa bình và thịnh vượng (2005). Về mặt ngoại giao, Ấn Độ đã tái khẳng định rằng Tây Tạng thuộc về Trung Quốc – như Ấn Độ đã từng khẳng định như vậy ngay từ năm 1954 – và Trung Quốc đã công nhận rằng Sikkim, bị Ấn Độ thôn tính hồi năm 1974, thuộc lãnh thổ của Ấn Độ. Về mặt kinh tế, những sự trao đổi thương mại đã bùng nổ để đạt 61,7 tỷ USD năm 2010 so với 3 tỷ USD năm 2000; Trung Quốc trở thành đối tác hàng đầu của Ấn Độ.
Tuy nhiên, trong khi những vụ tranh chấp biên giới được đưa ra thương lượng, thậm chí rất gian khổ, từ năm 1988, thì chúng lại bùng phát trong những năm qua. Năm 2009, Trung Quốc đã mưu toan phong tỏa một khoản vay 2,9 tỷ USD của Ngân hàng phát triển châu Á (ABD) vì một phần trong số tiền này (60 triệu USD) là nhằm thực hiện một dự án ở Arunachal Pradesh, một vùng lãnh thổ mà Trung Quốc không công nhân chủ quyền của Ấn Độ. Khác với Ấn Độ, Trung Quốc chưa bao giờ chấp nhận tuyến đường McMahon – được thương lượng vào năm 1913 giữa người Anh và chính phủ khi đó ở Lhasa – vùng này được coi là thuộc “Nam Tây Tạng” và Trung Quốc coi là thuộc chủ quyền của mình. Cùng năm đó, Trung Quốc đã tìm cách thuyết phục Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh tới Arunachal Pradesh. Mối lo ngại bất ngờ này dường như liên quan đến sự có mặt của một nhà tu theo đạo Phật Tây Tạng ở Tawang, nơi Dalai – Lama đã ra đời.
Ngoài ra, năm 2009 – 2010, nhà cầm quyền Trung Quốc đã quyết định cấp thị thực cho những người dân ở Giamu và Casơmia trên những tờ giấy rời chứ không phải là theo những hộ chiếu Ấn Độ - đây là một cách không thừa nhận chủ quyền của Ấn Độ đối với bang này (Ấn Độ và Pakixtan tranh chấp vùng Casơmia từ năm 1947). Tháng 7/2010, khi nhà cầm quyền Trung Quốc hành động như vậy với một trung tướng đứng đầu khu vực quân sự phía Bắc, Ấn Độ đã hủy chuyến thăm chính thức Trung Quốc có ông tướng này tham gia.
Những xích mích này nằm trong bối cảnh tình hình căng thẳng Ấn Độ - Pakixtan lại bùng phát sau khi các cuộc tấn công thánh chiến diễn ra tại Mumbai vào tháng 11/2008. Sự ủng hộ của Trung Quốc đối với Pakixtan không thể không khiến Ấn Độ lo ngại, nước này đặc biệt lo ngại việc xây dựng cảng Gwadar ở Baloutchistan hoặc sự cộng tác quân sự của hai nước này với việc đồng chế tạo các tàu khu trục JF – 17 đầu tiên hồi tháng 11/2009. Các tàu hộ tống chống tàu ngầm Sword (F - 22P) và một xe tăng cũng như các nhà máy điện hạt nhân, trong đó Ấn Độ lo ngại rằng các nhà máy điện hạt nhân này sẽ được sử dụng vào mục đích quân sự. Thêm vào đó có thể là một cuộc xung đột liên quan đến vấn đề nước. Trung Quốc đang xây dựng một nhà máy thủy điện, ở thượng lưu sông Brahmapoutre chảy vào Ấn Độ, có thể làm thay đổi lưu lượng nước của sông này.
Ngoài việc là những đối thủ trên mặt đất, Ấn Độ và Trung Quốc còn là những đối thủ ở Ấn Độ Dương. Ấn Độ phải chịu đựng một tổ hợp bao vây liên quan đến sự phát triển của “chuỗi ngọc trai” dưới ảnh hưởng của Trung Quốc (việc xây dựng các cảng cho đến tận eo biển Ormuz) và liên quan đến việc triển khai các tên lửa trên cao nguyên Tây Tạng.
Về phía mình, Trung Quốc tin chắc rằng Ấn Độ có khả năng tiến hành phong tỏa sự tiếp cận biển Trung Hoa của mình, nhất là nhờ thành lũy mà quần đảo Andaman tạo thành. Cả hai bên đều ngày càng lo ngại hơn vì việc cung cấp dầu chủ yếu cho mỗi bên đều phải qua khu vực Trung Đông và qua Ấn Độ Dương. Vì vậy, điều không đáng ngạc nhiên là hai nước đều đang gia tăng sức mạnh hải quân của mình – song không phải vì thế mà không chú trọng đến các vũ khí khác, như ngân sách quân sự đang tăng mạnh của hai nước đã chứng tỏ điều đó: ngân sách quân sự của Trung Quốc tăng 10% mỗi năm trung bình từ 30 năm nay và chính thức đạt 91 tỷ USD năm 2011. Ngân sách quân sự của Ấn Độ, tăng một phần ba so với năm trước, lên tới 32 tỷ USD năm 2009 – 2010.
Cuộc cạnh tranh này đã dẫn đến việc thành lập các liên minh khu vực. Thân thiết với Pakixtan, Mianma và Xri Lanca, Trung Quốc cũng ve vãn các đối tác mà Ấn Độ cũng đang mong muốn thiết lập và phát triển mối quan hệ tốt đẹp, như Iran, Nêpan và Bănglađét. Về phía mình, Ấn Độ đang tìm cách lợi dụng mối lo ngại trước cường quốc Trung Quốc của các nước khác như Việt Nam, Xinhgapo và Nhật Bản – đã ký với các nước này một thỏa thuận đối tác quan trọng mang tính chiến lược hồi năm 2006. Ấn Độ cũng xích lại gần Mỹ và Trung Quốc chỉ có thể tức giận về mối quan hệ đối tác, cùng với trục Nhật Bản – Mỹ, càng củng cố thêm vai trò cường quốc châu Á của Mỹ.
Tuy vậy, các mối quan hệ song phương phức tạp này không cản trở hai nước trở lại với nhau – và đồng nhất – ngày càng thường xuyên trong các cơ chế đa phương. Việc nhiều thể chế tập hợp các nước châu Á hoặc, rộng lớn hơn, các nước mới nổi đã làm gia tăng tần số và cường độ của những sự trao đổi: Ấn Độ và Trung Quốc hiện là thành viên của của khoảng 6 tổ chức theo kiểu này, ở cấp khu vực hoặc liên châu lục.
Ngoài tam giác chiến lược gồm Nga, Trung Quốc và Ấn Độ, vấn đề mang tính tượng trưng nhất chắc hẳn là nhóm BRICS. Nghị quyết cuối cùng của cuộc họp cấp cao đầu tiên, diễn ra vào tháng 6/2009 tại Yekaterinburg (Nga), đã đưa ra những nguyện vọng về sự trỗi dậy của một thế giới đa cực. Hội nghị cấp cao thứ hai của nhóm này, diễn ra vào tháng 4/2010, tại Brasilia, đã nêu lên một cách cụ thể hơn những vấn đề mang tính địa chiến lược, như vấn đề về Iran: các nước thuộc nhóm BRIC - khi đó Nam Phi chưa thuộc nhóm này – đã nhất trí với nhau để cho rằng những sự trừng phạt của phương Tây không phải là một giải pháp.
Cuối cùng, vào dịp diễn ra hội nghị cấp cao lần thứ ba của nhóm BRICS, vào tháng 4/2011, tại Tam Á (Trung Quốc), câu lạc bộ các nước thuộc nhóm mới nổi trên đã biến thành một cơ quan chính trị thực sự với sự gia nhập của Nam Phi, nước trước đây chưa đủ tư cách nằm trong nhóm này về những thành tích kinh tế, vì Ấn Độ và Trung Quốc cùng tiến hành việc bảo vệ các lợi ích của các nước mới nổi, giống như họ đã làm tại Tổ chức thương mại thế giới (WTO) trong suốt chu trình đàm phán lâu dài Doha và trong hội nghị cấp cao về biến đổi khí hậu diễn ra tại Côpenhaghen năm 2009. Không những các nước thuộc nhóm BRICS đã chỉ trích cuộc can thiệp vào Libi, mà họ còn đòi có một vị trí ngày càng tăng trong hệ thống Liên Hợp Quốc, kể cả một chiếc ghế thành viên thường trực tại Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc cho Braxin và, với những lời lẽ kín đáo, họ còn nhăm nhe cả các chức vụ lãnh đạo Quĩ tiền tệ quốc tế và Ngân hàng thế giới mà theo truyền thống là thuộc người Mỹ và người châu Âu.
Tính gay gắt tương đối trong mối quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ về mặt song phương được đền bù bằng cường độ của những sự trao đổi trong các khuôn khổ đa phương, nơi hai nước khổng lồ châu Á đều muốn chống lại phương Tây. Nếu thái độ thù địch này không đáng ngạc nhiên mấy về phía Trung Quốc, thì trái lại tính mập mờ trong lập trường của Ấn Độ lại gây ra sự lúng túng. Nước này dường như vận hành bằng một tình hình căng thẳng mạnh mẽ giữa một bên là những người “theo tư tưởng phương Tây” coi Ấn Độ là một nước – chiếc cầu nhỏ có thể giữ vai trò là chiếc cầu nối giữa miền Bắc và miền Nam, và những người “theo tư tưởng phương Đông” tự nguyện thay thế “thỏa thuận Oasinhtơn” bằng một “thỏa thuận châu Á” – thậm chí bằng “thỏa thuận Bắc Kinh” nổi tiếng kết hợp chủ nghĩa tự do về kinh tế với tính chất chuyên quyền về chính trị (toàn bộ các biện pháp theo tư tưởng tự do được áp đặt cho các nước mắc nợ trong những năm 1980 – 1990).
Điều hấp dẫn mà sự tăng trưởng của Trung Quốc tác động đến các tầng lớp tinh hoa Ấn Độ đã thúc đẩy họ đi theo đường hướng thứ hai này. Ông Rajiv Kumar, giám đốc liên đoàn các phòng thương mại và công nghiệp của Ấn Độ, đã nói trong cuộc họp ở Tam Á: “Điều đáng chú ý trong chủ nghĩa tư bản Trung Quốc là sự xóa nhòa hoàn toàn sự cách biệt giữa các lĩnh vực công và tư. Cả hai lĩnh vực này đều làm việc một cách rõ ràng, dưới sự chỉ đạo của đảng Cộng sản”.
Đối với một số nhà lãnh đạo Ấn Độ, nền dân chủ trong chính sách đối ngoại không còn là một lý tưởng nữa, mà là một công cụ chính trị: như vậy, việc tiến hành can thiệp nhân danh nước này vào Ápganixtan – điều này sẽ làm suy yếu Pakixtan – dường như là chính đáng; nhưng việc chia sẻ với những sự phản đối của phương Tây chống việc Nga tiến hành xâm lược Grudia hoặc nghị quyết số 1973 – cho phép tiến hành can thiệp Libi – dường như là không cần thiết.
Bên lề hội nghị cấp cao Tam Á, Ấn Độ và Trung Quốc đã quyết định lại tiếp tục tiến hành hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng, vốn bị ngừng trệ sau khi diễn ra các vụ rắc rối hồi tháng 7/2010, giảm bớt những sự mất cân bằng về thương mại (Ấn Độ thâm hụt 25 tỷ USD) và thảo ra một cơ chế mới giải quyết những tranh chấp về biên giới.
Tình trạng hâm nóng này, phản ánh mong muốn mang tính cơ hội của Ấn Độ trong việc gây sức ép với việc Mỹ mà theo Ấn Độ là quá thân Pakixtan sẽ kéo dài trong bao lâu? Không ai biết điều đó cả. Điều mang tính cơ cấu là khả năng của Ấn Độ và Trung Quốc trong việc tách mối quan hệ song phương hình răng cưa và sự phối hợp của họ chống lại phương Tây trong các cơ chế đa phương.
Theo Le Monde diplomatique
( Vũ Hiền dịch)
Châu Á
Ấn Độ: Cường quốc mới đối trọng Trung Quốc ở Châu Á
Trong bài viết nhan đề "Ấn Độ: Trỗi dậy hay hồi sinh ?" trên tạp chí "Địa chính trị", Ông Jean-Luc Racine, Giám đốc nghiên cứu thuộc Trung tâm nghiên cứu Ấn Độ và Nam Á, phân tích điểm mạnh yếu, hạn chế cũng như lợi thế của Ấn Độ, và nhận định rằng Ấn Độ là nước có khả năng trở thành cường quốc mới và một đối trọng với Trung Quốc ở châu Á
Khi nói đến kinh tế, các nước mới trỗi dậy được nói đến nhiều trong thời gian gần đây, đặc biệt là Trung Quốc, Ấn Độ, Braxin. Ngoại trừ Trung Quốc hiện là nền kinh tế thứ hai thế giới, sau Mỹ, đang quyết tâm cạnh tranh vị trí siêu cường số một của Mỹ, với sức mạnh kinh tế, tiềm năng quân sự, sức nặng về dân số, Ấn Độ được xem là nước có khả năng trở thành cường quốc mới và một đối trọng với Trung Quốc ở châu Á.
Châu Á đang lớn mạnh theo từng giai đoạn. Nhật Bản bắt đầu chuyển mình từ năm 1868 khi bước vào Thời kỳ Minh Trị Duy Tân trước khi đánh thắng Nga năm 1905 và công khai chính sách bành trướng trong những năm 1930. Sau năm 1945, Nhật Bản đứng dậy từ đống đổ nát và trở thành một cường quốc kinh tế tầm cỡ trong ba chục năm bằng con chủ bài là sáng tạo. Nước Trung Quốc từ năm 1978 đã bắt đầu biến chuyển về kinh tế với "Bốn hiện đại" của Đặng Tiểu Bình. Rồi xuất hiện "bốn con rồng": Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore và Hong Kong. Tiếp đó là những "con hổ châu Á", những nước xuất khẩu mới và cũng là những nước có biển: Indonasia, Thái Lan, Malaysia, Philíppines và Brunei. Sự xuất hiện của Ấn Độ trong cuộc chơi sau khi điều chỉnh chính sách kinh tế năm 1991 đã dẫn đến sự hình thành hai trào lưu. Một mặt, Ấn Độ trở lại với châu Á, nghĩa là không còn là một nước đứng ở giữa hai châu lục nữa, một thế giới riêng nữa, mà từ nay là nước được tính tới vì chính Ấn Độ cũng như vị thế ngày càng cao của nước này trên bàn cờ châu Á. Cách đây 15 năm, khi các giới kinh tế và chiến lược nghĩ đến "châu Á" thì nghĩ ngay đến châu Á-Thái Bình Dương. Từ nay, Ấn Độ cũng được biết tới, và nếu Trung Quốc hiển nhiên được nói đến nhiều nhất, thì cũng là bình thường nếu nghe nói "Trung Quốc và Ấn Độ…". Mặt khác, Ấn Độ bắt đầu có ảnh hưởng đến hệ thống thế giới. Chính phủ nước này kêu gọi cải cách chính sách đa phương được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ Hai trong khi các doanh nghiệp năng động nhất của nước này trở thành các công ty xuyên quốc gia.
Ấn Độ chưa phải là một cường quốc lớn, song trở thành một tác nhân trên sân khấu lớn thế giới. Nước này đã thay đổi cách nhìn về mình cũng như cách nhìn đối với thế giới. Thế giới đã bắt đầu thay đổi nhãn quan về Ấn Độ. Nhận thức đó là mới và trở thành nhãn quan chung từ vài năm trở lại đây, khi tỷ lệ tăng trưởng của Ấn Độ vượt quá 8% vào năm 2003, rồi 9% trong năm 2005 và trong ba năm liền. Kể cả sau cuộc khủng hoảng khiến tăng trưởng của Ấn Độ chậm lại, nước này trong giai đoạn chuyển tiếp rõ ràng là một nước mới trỗi dậy. Tầm cỡ kinh tế của tiến trình đó không phải là yếu tố duy nhất cho dù nó xác định cơ sở của một nước Ấn Độ mới. Lớn mạnh được dĩ nhiên phải có tầm cỡ ngoại giao và chiến lược, đồng thời cũng phải xuất phát từ một luồng tư tưởng, song điều quan trọng là phải đưa trở lại luồng tư tưởng đó vào lịch sử của Ấn Độ trong thế kỷ 20.
Từ nô lệ đến trỗi dậy: ba giai đoạn
Nước Ấn Độ độc lập được xây dựng trên hai nền tảng. Thứ nhất là phong trào dân tộc đấu tranh chống Đế chế Anh trong thế kỷ 19, với sự xuất hiện của mầm mống đổi mới. Các nhà cải cách lớn xuất hiện và nỗ lực tiến hành đổi mới. Do bị đô hộ nên Ấn Độ thiếu cái thiết yếu để tiến hành cách mạng công nghiệp. Các trường đại học đầu tiên ra đời năm 1857 góp phần sản sinh một giới tinh hoa mới, tân tiến, nói tiếng Anh. Một thế hệ sau, giới tinh hoa muốn chính quyền Anh thừa nhận sự tồn tại của mình và được có chân trong giới quyền lực. Trong những năm 1920-1940, phong trào dân tộc tìm cách vượt qua đa dạng ngôn ngữ và tôn giáo ở Ấn Độ, song thất bại một phần vì nước này bị chia cắt năm 1947 và việc thành lập nước Pakixtan.
Với nền độc lập, trụ cột thứ hai của sự trỗi dậy của Ấn Độ được hình thành. Ấn Độ thời hậu thực dân dựa trên 4 hình mẫu: về chính trị là nền dân chủ đại nghị làm cơ sở, về kinh tế là hàng rào bảo hộ và một Nhà nước có sức nặng đáng kể trong sản xuất các mặt hàng chủ chốt và dịch vụ mang tính quyết định nhưng không hủy hoại khu vực tư nhân, về ngoại giao là lập trường không liên kết bác bỏ Chiến tranh Lạnh, và cuối cùng là khoa học công nghệ phục vụ dân tộc. Trên thực tế, Ấn Độ chưa bao giờ là một nước xã hội chủ nghĩa theo nghĩa như ở các nước Đông Âu hay một số nước thế giới thứ ba. So với các "con rồng châu Á" và Trung Quốc, tăng trưởng của Ấn Độ thuộc loại thường và đói nghèo có giảm đôi chút. Song những năm của Nehru đã đặt nền móng cho một tiềm năng ngày nay bắt đầu có hiệu lực.
Giai đoạn thứ ba là thời kỳ chuyển tiếp trong những năm 1990 với cải cách và chính sách kinh tế mới, chủ nghĩa bảo hộ được xóa bỏ, quy định mềm dẻo hơn đối với đầu tư nước ngoài. Tăng trưởng kinh tế tăng dần từ 5,5% (thời kỳ 1985-1990) lên 6,6% (1992-1997) rồi từ năm 2002 tăng dần lên mức 9,6%. Về sức mua, Ấn Độ vươn lên hàng thứ tư thế giới, sau Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản, trước Đức. Với Tổng sản phẩm quốc nội ước tính 1.235 tỷ USD, Ấn độ đứng thứ 10 thế giới trong một thời gian tương đối dài, nhưng vẫn là nền kinh tế thứ ba ở châu Á, trong khi Trung Quốc tiến nhanh.
Ấn Độ cũng tự khẳng định mình về phương diện chiến lược. Nếu năm 1991 đánh dấu bước khởi đầu của tiến trình tự do hóa kinh tế có chọn lọc, thì năm 1998 đánh dấu bước ngoặt quyết định trong vị thế chiến lược của Ấn Độ với vụ thử hạt nhân quân sự công khai đầu tiên để đối phó với mối đe dọa ở biên giới. Chính sách kinh tế mới được đảng Quốc Đại tiến hành phù hợp với tình hình thế giới. Như vậy, Ấn Độ chắc chân bước vào một thời kỳ mới trong lịch sử của mình: thời kỳ hậu-hậu thực dân và đến thời trỗi dậy thay cho xây dựng đất nước.
Nước Ấn Độ hậu-hậu thực dân
Thời kỳ hậu-hậu thực dân được khẳng định trong những năm 2000 với việc Ấn Độ quyết định gác lại quá khứ để hướng về tương lai với một sự tự tin mới và một thế giới quan mới. Nhiều yếu tố giúp Ấn Độ có được hình ảnh mới đối với thế giới.
Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế là yếu tố cơ bản, tăng liên tiếp từ sau năm 2005 với 3 năm liền đạt mức trên 9%. Các ngành kinh tế cũng lớn mạnh. Con chủ bài rõ rệt nhất góp phần hiện đại hóa Ấn Độ là việc các doanh nghiệp tin học lớn sản xuất công nghệ thông tin đặt được chân vào thị trường quốc tế và mở đường cho nước này tiến vào thị trường các nền kinh tế tiên tiến. Ấn Độ bỏ lỡ hai cuộc cách mạng công nghiệp, song là một phần của cuộc cách mạng tin học và số. Các ngành dịch vụ khác cũng rất năng động: thuốc chữa bệnh, sản xuất hàng công nghiệp, sản xuất xe hơi giá rẻ, ôtô điện, mua lại một số hãng xe hơi nổi tiếng. Doanh nghiệp Nhà nước từ chỗ làm ăn không có hiệu quả nay đầu tư mạnh ra châu Á và Trung Đông, đặc biệt về dầu khí.
Thứ hai, quyền lực mềm với các mạng lưới của giới tinh hoa Ấn Độ nói thạo tiếng Anh có mặt ở Mỹ, tạo thành một cộng đồng hơn 2 triệu người hoạt động tích cực trong ngành kinh doanh, sáng chế, trường đại học và nghiên cứu, và hiện nay cả trong giới cầm quyền cấp bang cũng như liên bang. Người Ấn Độ ở Mỹ còn có cả một nhóm vận động hành lang trong Hạ viện Mỹ (Ủy ban Hành động Chính trị Mỹ-Ấn - USINPAC) làm việc vì lợi ích của cộng đồng cũng như để tăng cường mối quan hệ Mỹ-Ấn. Chính quyền nước này không quên lợi ích của người Ấn Độ ở nước ngoài, dù họ còn giữ quốc tịch Ấn Độ hay không. Từ năm 2003, vào ngày 9/1 hàng năm, Ấn Độ tổ chức cuộc gặp rộng rãi để vinh danh cộng đồng người Ấn Độ ở nước ngoài. Thứ quyền lực mềm của Ấn Độ đó cũng thể hiện trong lĩnh vực văn học và tri thức.
Thứ ba là về ngoại giao và chiến lược. Từ sau bước ngoặt trong những năm 1990-2000, địa chính trị của Ấn Độ đã thay đổi đáng kể, song vẫn giữ cơ cấu cũ. Không có gì thay đổi nhiều trong không gian vùng lân cận do không tiến tới được bình thường hóa quan hệ với Pakixtan tuy có đối thoại từ năm 2004. Vấn đề Casơmia vẫn tồn tại chừng nào phái quân sự ở Pakixtan không chịu chấp nhận giả thiết đã được thảo luận dưới thời Tổng thống Musharraf: giữ nguyên trạng phần lãnh thổ không nhất thiết phải được thừa nhận trong hiệp ước. Do Ấn Độ không khéo léo trong kiểm soát vấn đề Casơmia nên tình hình phức tạp thêm: sự có mặt đông đảo về quân sự, đàn áp và ý đồ đối thoại không thành với phái ly khai làm mất lòng tin của số đông người dân ở vùng này. Ít nhất răn đe hạt nhân đã được đề cập đến trong cuộc chiến tranh Kargil năm 1999 và trong các vụ khủng bố năm 2001. Giả thiết chiến tranh hạn chế bằng vũ khí hạt nhân rốt cuộc được cho là quá mạo hiểm. Về phương diện quân sự, Ấn Độ tăng cường khả năng với chương trình đạn đạo tầm ngắn, tầm trung và tầm xa và tăng cường sức mạnh của Hải quân. Đối thoại được tiến hành với Chính quyền Bush về chương trình chống tên lửa, song không có quyết định nào được đưa ra. Về mặt hạt nhân, Ấn Độ vẫn duy trì đường lối như năm 1998: tìm kiếm "răn đe tối thiểu đáng tin cậy", gia hạn các vụ thử, không đánh đòn hạt nhân trước. Ấn Độ có khoảng 70 đầu đạn hạt nhân (con số không chính thức) đặt dưới sự kiểm soát của một bộ chỉ huy chiến lược liên quân mới thành lập năm 2003, nhưng muốn sử dụng phải được chính quyền dân sự quyết định.
Sau Chiến tranh Lạnh và sau khi Liên Xô sụp đổ, Ấn Độ thấy cần phải xem xét lại vị thế ngoại giao của đất nước, hơn nữa thế giới hai cực trước đây không còn trong khi Trung Quốc lớn mạnh. Trật tự thế giới mới buộc Ấn Độ phải xích lại gần với Mỹ và bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc. Đồng thời Ấn Độ phải giữ quan hệ tốt với Nga, nước vẫn là một nhà cung cấp vũ khí và công nghệ quan trọng, và tăng cường sự có mặt của mình trong cái được gọi là "khu vực láng giềng mở rộng", một không gian trải dài từ Trung Đông đến Đông Nam Á, từ Trung Á đến Ấn Độ Dương. "Chính sách hướng Đông" được đưa ra từ năm 1992 hướng đến Đông Nam Á phải sau một thời gian mới có kết quả, nếu không nói đến sự phát triển quan hệ thương mại. Sau khi tăng cường quan hệ với ASEAN trong những năm 1990, dấu hiệu thực sự về sự thay đổi quy chế xuất hiện năm 2005, khi Ấn Độ được mời tham dự Hội nghị cấp cao Đông Á đầu tiên, một diễn đàn đối thoại hàng năm bao gồm phần lớn các nước châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có cả Ôxtrâylia và Niu Dilân. Đối với Trung Đông, kết quả còn hạn chế do căng thẳng trong vùng và các cuộc chơi quốc tế diễn ra ở đây. Tuy nhiên, đó là một vùng quan trọng đối với Ấn Độ do sức nặng của cộng đồng người Ấn Độ (nhất là ở vùng Vịnh) và đây là nguồn cung cấp dầu mỏ.
Mối quan hệ với Trung Quốc lại phức tạp. Trao đổi thương mại phát triển mạnh (3 tỷ USD vào năm 2000, 60 tỷ dự kiến cho năm 2010) và phải một thời gian dài sau cuộc chiến tranh năm 1962, hai nước nối lại các cuộc gặp cấp cao thường kỳ từ sau chuyến thăm Trung Quốc của Rajiv Gandhi năm 1988. Các hiệp định ký kết năm 1993 "nhằm gìn giữ hòa bình và yên tĩnh" dọc biên giới tranh chấp, rồi vào năm 1996 để "thiết lập biện pháp xây dựng lòng tin về quân sự" dọc biên giới, tuyên bố năm 2003 về "nguyên tắc hợp tác" song phương, thiết lập năm 2005 "quan hệ hợp tác chiến lược vì hòa bình và ổn định", là những giai đoạn của một cuộc đối thoại đầy rẫy những nghi kỵ lẫn nhau, nảy sinh ở Ấn Độ là do Trung Quốc vươn ra Ấn Độ Dương, tăng cường sức mạnh quân sự, lại tỏ thái độ cứng rắn về bất đồng biên giới dọc theo đường Mac Mahon ở phía Đông hay tại Casơmia ở phía Tây. Còn Trung Quốc vẫn bị phân tán tư tưởng do sự có mặt của Đạtlai Lạtma ở Ấn Độ và nghi ngờ những gì tăng cường mối quan hệ giữa Mỹ và các nền dân chủ ở châu Á cũng như việc mở rộng mối quan hệ song phương giữa Ấn Độ và Nhật Bản.
Nên hiểu cuộc chơi quy mô của Ấn Độ trên bàn cờ châu Á dưới ánh sáng của sự phát triển nổi bật nhất trong 20 năm trở lại đây về phương diện ngoại giao: đó là sự xích lại gần nhau chưa từng có giữa Ấn Độ và Mỹ. Do Mỹ không hiểu chính sách không liên kết nên đã hạn chế tiềm năng đồng thuận giữa hai nước. Chiến tranh Lạnh chấm dứt phần nào đã phân chia lại quân bài về phương diện này. Các vụ thử hạt nhân năm 1998 tuy dội gáo nước lạnh (Bill Clinton áp đặt trừng phạt chống Ấn Độ và Pakixtan), song lại dẫn đến một cuộc đối thoại nhanh chóng giúp hai nước xích lại gần nhau. Chuyến thăm Ấn Độ cấp Nhà nước của Tổng thống Bill Clinton vào tháng 3/2000 đã thành công. Song các bước tiến ngoạn mục nhất lại diễn ra dưới thời Tổng thống Bush khi các nhà tân bảo thủ gần gũi với ông muốn chơi con bài Ấn Độ để kiềm chế sự lớn mạnh của Trung Quốc, hay ít ra là để tìm cách cân bằng lại nước này. Trong nhiệm kỳ hai của Tổng thống Bush, Nhà Trắng khẳng định lại ý muốn "giúp Ấn Độ trở thành một cường quốc thế giới vào thế kỷ 21". Năm 2004, Ấn Độ và Mỹ ký hiệp định hợp tác có tên gọi "Những bước tiếp theo trong mối quan hệ đối tác chiến lược" (NSSP) liên quan đến 3 lĩnh vực: hoạt động hạt nhân dân sự, chương trình không gian, kể cả dân sự, và buôn bán công nghệ cao. Từ năm 2005, thương lượng được tiến hành giữa hai nước để tiến tới thỏa thuận về hạt nhân dân sự. Và điều đó đã đạt được sau một cuộc chạy đua vượt chướng ngại vật thật sự. Trở ngại ở trong nước Mỹ, nhằm sửa đổi luật của Mỹ từ năm 1954 chi phối thương mại hạt nhân dân sự. Trở ngại ở Ấn Độ, nơi phái tả cộng sản, vốn ủng hộ chính phủ Manmohan Singh nhưng không tham gia chính phủ, rốt cuộc không ủng hộ chính phủ đó nữa với lý do xích lại gần quá với Mỹ. Trở ngại ở bên ngoài, vì dự thảo thỏa thuận phải được các nước thành viên Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (trong đó có Trung Quốc và Pakixtan) và các nước thành viên Nhóm Cung cấp Hạt nhân, thông qua, khi Ấn Độ cam kết tách chương trình dân sự khỏi chương trình quân sự và đặt chương trình dân sự dưới sự kiểm soát của IAEA.
Tuy nhiên, sự xích lại gần nhau giữa Ấn độ và Mỹ không có nghĩa là liên minh. Nói cho đúng hơn là hợp tác song phương, với điều kiện của Ấn Độ là nước này không bị coi là "đối tác nhỏ". Ấn Độ không muốn bị biến thành công cụ trong chính sách kiềm chế Trung Quốc, cũng không chấp nhận mọi điều khoản hợp tác quân sự do Mỹ đưa ra. Nói cách khác, nước Ấn Độ đang trỗi dậy muốn lợi dụng mối quan tâm của Mỹ đối với mình vì lý do kinh tế, tư tưởng và chính trị, song với cái giá phải trả là tính tự chủ quốc gia suy giảm. Song không phải vì xích lại gần với Mỹ, một sự kiện có tính lịch sử, mà Ấn Độ không tiếp tục thực hiện ngoại giao đa phương, một chính sách về phương diện nào đó cho thấy sự kế tục tinh thần không liên kết trong thời kỳ mới.
Là cường quốc đang lên, Ấn Độ muốn trong một thời gian ngắn trở thành một trong những cực của thế giới mới. Nhưng đồng thời, Ấn Độ cũng tìm cách cùng với một số nước Nam khác xác định lại cấu trúc đa phương của trật tự thế giới. Bốn ví dụ cho thấy điều đó. Cốt lõi của hệ thống Liên hợp quốc là Hội đồng Bảo an (HĐBA) và 5 thành viên thường trực. Ấn Độ từ lâu đã phê phán sự bá quyền có từ năm 1945 đó và đề nghị mở rộng thành phần thành viên thường trực. Năm 2004, cùng với Nhật Bản, Braxin và Đức, Ấn Độ đặt vấn đề đó trực tiếp hơn bao giờ hết tại diễn đàn LHQ. Pháp, Anh và Nga ủng hộ. Trung Quốc lần lữa và Mỹ cũng như vậy cho đến khi, trong bài phát biểu trước Nghị viện Ấn Độ ngày 8/11/2004, Tổng thống Barack Obama cũng lên tiếng ủng hộ triển vọng mở rộng này. Mặt trận thứ hai: vấn đề tái cân bằng cũng được đặt ra trong Quỹ tiền tệ quốc tế. Vai trò của Ấn Độ và một số nước mới trỗi dậy khác (trong đó có Trung Quốc) bắt đầu tăng lên so với một số nước châu Âu. Mặt trận thứ ba: tại Tổ chức thương mại thế giới, từ năm 2003, Ấn Độ đi đầu cùng với nhiều nước “phương Nam” khác yêu cầu Liên minh châu Âu và Mỹ giảm trợ giá ồ ạt cho nông dân vì tình trạng này làm rối loạn các quy định về cạnh tranh, không có lợi cho nông dân các nước “phương Nam”. Mặt trận thứ tư: cuộc đấu tranh chống hiệu ứng biến đổi khí hậu. Tại Hội nghị thượng đỉnh Côpenhaghen năm 2009, Ấn Độ và Trung Quốc từ chối xác định chính sách môi trường dưới sự thúc ép của quốc tế vì cho rằng các nước tiên tiến, công nghiệp hóa từ thế kỷ 19 phải chịu trách nhiệm chính về lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính và các nước này không thể ngăn cản các nước đang phát triển tham gia cuộc chạy đua tăng trưởng. Hai nước cũng hoạch định các chương trình nhằm thúc đẩy một nền "kinh tế xanh".
Giữa đơn cực và đa cực, Ấn Độ một khi đã tham gia hoạt động Bắc-Nam để cải tổ HĐBA, phải chơi con bài đồng thuận Nam-Nam ở mức cao nhất có thể, tại Tổ chức thương mại thế giới (WTO) cũng như tại Côpenhaghen. Đồng thời, Ấn Độ cũng phải tăng cường các mạng lưới Nam-Nam có trọng tâm. Do có mặt ngày càng nhiều ở châu Phi nên Ấn Độ, sau Trung Quốc, tổ chức một cách có hệ thống các cuộc họp với các đối tác châu lục. Cùng với Nam Phi và Braxin, Ấn Độ góp phần tạo ra trục xuyên lục địa giữa các nước mới nổi lớn: đó là tổ chức IBSA ra đời năm 2003 bao gồm Ấn Độ, Braxin, Nam Phi, rồi nhóm BASIC với sự tham gia của Braxin, Nam Phi, Ấn Độ và Trung Quốc.
Những hạn chế của sức mạnh
Trong tiến trình chuyển tiếp quy mô đã được khởi động, một phần của nước Ấn Độ mới nổi vẫn "chìm". Về Tổng sản phẩm quốc nội, Ấn Độ đứng ở hàng thứ 10, thậm chí thứ 5 thế giới, song về Chỉ số Phát triển Con người (HDI) lại khác. Xếp ở vị trí thứ 119, Ấn Độ đứng giữa Cáp Ve và Timor Leste, cùng nhóm với Pakixtan (xếp thứ 125), Bănglađét (thứ 129), cách xa Trung Quốc (thứ 89), Braxin (thứ 73) và Nga (thứ 65). Ấn Độ cũng thua xa các thành viên khác của nhóm BRICS. Với 3.015 USD thu nhập tính theo đầu người, Ấn Độ đứng thứ 127 thế giới. Tình trạng nghèo khổ ở Ấn Độ cũng đáng quan tâm: 27% số người nghèo tính theo tiêu chuẩn của chính phủ, song lại là 42% nếu tính theo ngưỡng của Ngân hàng thế giới. Tuy Ấn Độ sinh ra một tầng lớp trung lưu tương đối giàu, song vẫn còn 300-400 triệu người ở dưới ngưỡng nghèo.
Bất bình đẳng xã hội và giữa các vùng gia tăng. Tỷ lệ sinh giảm khiến Ấn Độ gặp khó khăn trong việc trở thành nước đông dân nhất thế giới vào năm 2030, đứng trước Trung Quốc. Những người lạc quan nhất cho rằng Ấn Độ vẫn còn cơ hội vì có số người trong độ tuổi lao động đông nhất thế giới. Trái lại, người ta cũng lo ngại điều gì sẽ xảy ra nếu có quá nhiều người Ấn Độ đổ xô đi tìm việc làm.
Hệ thống đẳng cấp có suy yếu do tác động của cuộc "Cách mạng thầm lặng", song lại trở thành một công cụ huy động chủ yếu: huy động tìm việc làm, huy động chính trị với sự lớn mạnh của các đảng đại diện cho người nghèo, từ đó đưa Ấn Độ vào thời của các chính phủ liên hiệp vì không một chính đảng lớn nào có thể một mình lãnh đạo.
Các vấn đề nội tại cũng thể hiện ở cuộc chơi nghị viện. Một số chính khách đã phải trả giá cho sự khác biệt giữa một nước Ấn Độ mới nổi và một nước Ấn Độ xa xưa. Song dân chủ nghị viện lại đóng vai trò điều hòa: dân chủ nghị viện làm nhụt chí những người đưa ra cải cách quá cực đoan hay được áp đặt theo "kiểu Trung Quốc"; dân chủ nghị viện đôi khi giúp những kẻ mị dân thiết lập cơ sở bầu cử cho mình, song về lâu dài cũng bảo đảm có được đồng thuận tối thiểu. Các nhà đầu tư nước ngoài muốn thúc đẩy nhanh quá trình tự do hóa. Một số nhà quan sát cho rằng để đối phó với Trung Quốc, Ấn Độ phải sử dụng đa số dân chủ mới bảo đảm duy trì sự trỗi dậy của mình trong một thời gian dài được.
Nước Ấn Độ nào cho tương lai?
Một nước Ấn Độ trước đây được mô tả như một vùng đất của những sự đối nghịch đã sống lại nhờ các cuộc cải cách đang diễn ra. Đất nước của hàng nghìn nông dân tự vẫn cũng là đất nước đã thực hiện thành công chuyến thám hiểm mặt Trăng vào năm 2008. Ấn Độ đang tìm kiếm chiến lược cho một "cuộc cách mạng luôn luôn xanh", thân thiện với môi trường hơn, đồng thời, trong chương trình hạt nhân của mình, tìm cách chế ngự thorium có nhiều ở trong nước hơn urani. Tóm lại, sự tương phản giữa xếp hạng Tổng sản phẩm quốc nội và xếp hạng Chỉ số Phát triển Con người là thách thức có ý nghĩa nhất mà Ấn Độ phải vượt qua.
Liệu có thể coi Ấn Độ là một "cường quốc nghèo" như đã từng được áp dụng với Nga cách đây khoảng 15 năm không? Chưa thể kết luận được. Điều chắc chắn là Ấn Độ lớn mạnh trước khi thực sự vượt qua thách thức nghèo khổ. Nếu thành công, Ấn Độ chứng minh được rằng dân chủ chính trị có thể chứng minh một nước có số dân gần bằng 1/6 dân số thế giới bứt lên được. Kinh nghiệm đó không thể so sánh được với kinh nghiệm của những "con rồng châu Á" nhỏ hơn nhiều. Hiện chưa đến thời điểm đó, song sự thức tỉnh của Ấn Độ hiện đang góp phần đưa châu Á vào cuộc chơi của thế giới.
Châu Âu thống trị được là nhờ có thời Phục hưng, các phát minh vĩ đại, triết lý của anh em Lumières, cuộc cách mạng công nghiệp, rồi thời kỳ thực dân hóa, song cuối cùng phải nhường chỗ cho Mỹ thống trị vì châu Âu kiệt quệ sau hai cuộc chiến tranh thế giới. Ngày nay, trong khi Mỹ vẫn là cường quốc hàng đầu thế giới, nhưng cũng là nước nợ nần nhiều nhất, tình thế mới đang xuất hiện trong lúc sự vượt trội của phương Tây đang sang trang. Trung Quốc và Ấn Độ đã từng chiếm một phần lớn Tổng sản phẩm quốc nội của thế giới vào đầu thế kỷ 18. Theo nghĩa đó, sự trỗi dậy của hai nước này cũng là sự hồi sinh và sự hồi sinh đó khiến ta nghĩ đến việc điều chỉnh trật tự hiện nay. Người ta nói đến một "thế giới hậu-Mỹ" là ở chỗ đó. Mỹ không sụp đổ, song một thế giới được chia sẻ đang dần dần xuất hiện. Hệ quả của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 càng thúc đẩy theo hướng phát triển đó, vì các nước châu Á đã bật lên nhanh hơn châu Âu và Mỹ, những nước đang phải nhọc nhằn biến thời kỳ hậu suy thoái thành tăng trưởng thực sự.
Trong thế giới đa cực hiện nay, đâu là vị trí và hình ảnh của Ấn Độ ? Hiện nay, nước này đang chuyển động mà không từ bỏ lập trường trước đây của mình. Chủ nghĩa dân tộc Hinđu cứng rắn tuy có tạo dấu ấn ở Ấn Độ song không thắng được ở một nước đang điều chỉnh truyền thống, giữ lại giá trị của những cha đẻ sáng lập, đặc biệt là Nehru. Trong các "ý tưởng" của Ấn Độ đang được đưa lên bàn cân, mẫu hình Nehru về cơ bản vẫn đúng đắn nhất. Ứng dụng vào thời mới, mẫu hình đó tìm cách kết hợp quan tâm đến độc lập dân tộc với mở cửa ra thế giới bên ngoài.
Có thể nói rằng nước Pháp với 62 triệu dân - tương đương với một trong số 27 bang của Liên hiệp Ấn Độ- vẫn lớn gấp 2 lần Tổng sản phẩm quốc nội của Ấn Độ về USD. Song cách tính đó có nguy cơ thiển cận vì sự lớn mạnh của các nước mới nổi lớn - đặc biệt là Trung Quốc, Ấn Độ, Braxin - đặt ra vấn đề châu Âu đáp trả sự năng động toàn cầu đó như thế nào. Liên minh châu Âu, cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới, đứng trước cả Mỹ, đối tác thương mại hàng đầu của Ấn Độ, tuy có Hiệp ước Lixbon, song vẫn chưa phải một tác nhân chiến lược tương xứng với sức nặng kinh tế cũng như gia tài trí tuệ của mình. Đứng trước "giấc mơ Ấn Độ", "giấc mơ châu Âu" xem ra kém giá trị hơn nhiều./.
Theo Tạp chí “Địa chính trị”
Vũ Hiền (gt)
Indian Akash missile

Ấn Độ tăng cường sự hiện diện tại Đông Nam Á
Việc các quan chức quốc phòng Ấn Độ trong thời gian vừa qua liên tiếp có những chuyến thăm cấp cao đến các quốc gia Đông Á và Đông Nam Á: Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản...cho thấy Ấn Độ đang tích cực tham gia cuộc chơi nhằm kiềm chế sự ảnh hưởng của Trung Quốc lên toàn bộ khu vực đe dọa vị trí của Ấn Độ. Đề cập đến vấn đề này, trên tờ Oneindia của Ấn Độ đăng bài " Ấn Độ tăng cường sự hiện diện tại Đông Nam Á ". Sau đây là nội dung bài viết.
Hiện nay Ấn Độ bắt đầu thực hiện những biện pháp nhằm lôi kéo các nước láng giềng của Trung Quốc nhằm làm tan rã chiến lược chuỗi hạt của Trung Quốc. Việc Ấn Độ đang giúp Việt Nam tăng cường sức chiến đấu của hải quân và không quân, ngăn chặn sự lớn mạnh của thế lực Trung Quốc ở Biển Đông (Trung Quốc gọi Nam Hải hoặc biển Nam Trung Hoa) là một ví dụ.

Tháng 7 vừa qua, Tổng Tư lệnh Lục quân Ấn Độ V. K. Singh thăm Việt Nam nhằm củng cố hơn nữa mối quan hệ chiến lược vốn đã mật thiết giữa hai nước. Đây là lần đầu tiên một Tổng Tư lệnh Lục quân Ấn Độ thăm Việt Nam trong 10 năm lại đây. Ngoài việc hội kiến với Phó Tổng Tham mưu trưởng Phạm Hồng Lợi, Tổng Tư lệnh Singh còn gặp Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh, thảo luận việc làm sao để triển khai thực hiện biên bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng Việt-Ấn ký năm 2009. Theo thông tin báo chí đưa, hai lĩnh vực mà Ấn Độ và Việt Nam hiện rất quan tâm là huấn luyện nhân viên quân sự và đối thoại chuyên gia về các vấn đề chiến lược. Sau chuyến thăm của Singh, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ A. K. Antony sẽ đến Hà Nội tham dự Hội nghị ADMM+8.

Cho dù quan hệ chính trị và ngoại giao giữa Ấn Độ và Việt Nam có từ thời Jawaharlal Nehru, nhưng mãi tới cuối những năm 1990, hai nước mới quyết định thiết lập và tăng cường quan hệ quân sự. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc này nằm trong cả lịch sử và đương đại. Trước tiên, cả Ấn Độ và Việt Nam đều đã xảy ra xung đột vũ trang với Trung Quốc, với Ấn Độ là chiến tranh biên giới năm 1962 với Trung Quốc và với Việt Nam là chiến tranh biên giới năm 1979. Kế đó là việc Ấn Độ và Việt Nam đều có một thời gian dài nhận sự bảo trợ về an ninh của Liên Xô. Sau khi Liên Xô tan rã, Niu Đêli và Hà Nội đều bị mất một đồng minh thực lực lớn mạnh.

Vì cùng có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, nên Ấn Độ và Việt Nam quyết định cùng ứng phó với Trung Quốc. Việt Nam nằm ở khu vực vành đai Đông Nam Á. Đây là vị trí địa lý lý tưởng để ngăn chặn Trung Quốc bành trướng ra Biển Đông . Do đó, hơn 10 năm lại đây, Ấn Độ luôn duy trì việc cung cấp viện trợ cho Việt Nam nhằm tăng cường sức mạnh trên biển và trên không của nước này để ngăn chặn Trung Quốc chiếm được ưu thế toàn diện ở Biển Đông.

Do phần lớn hệ thống vũ khí của Ấn Độ và Việt Nam có nguồn gốc xuất xứ từ Liên Xô, nên lực lượng vũ trang hai nước có thể chia sẻ kiến thức chuyên môn liên quan đến việc thao tác và duy tu các loại vũ khí này. Ví dụ: Ấn Độ đã giúp Việt Nam phục hồi và nâng cấp hơn 100 chiếc máy bay chiến đấu Mig-21. Ngoài ra, Ấn Độ còn cung cấp cho Việt Nam thiết bị điện tử hàng không, hệ thống ra đa loại cải tiến và nhiều linh kiện chủ chốt sử dụng cho tàu và chiến hạm tên lửa do Liên Xô trước đây chế tại. Các phi công không quân Ấn Độ cũng đang huấn luyện cho các phi công Việt Nam.

Điều đáng chú ý là Việt Nam không phải là nước láng giềng duy nhất của Trung Quốc được Ấn Độ lôi kéo. Đầu tháng 9 vừa qua, ông A.K Antony, một nhân vật được đánh giá là điềm tĩnh, làm việc hiệu quả cao trong giới ngoại giao quân sự Ấn Độ, trở thành Bộ trưởng Quốc phòng đầu tiên của Ấn Độ tới thăm Hàn Quốc (một quốc gia thân Mỹ, chống Trung Quốc). Đây là sự tiếp nối sau chuyến thăm chính thức Niu Đêli của Tổng thống Hàn Quốc Li Miêng-pắc vào đầu năm nay. Khi đó, hai nước đã quyết định nâng cấp quan hệ song phương lên thành “đối tác chiến lược”. Tuy chưa thể so sánh được với quan hệ hợp tác Ấn-Việt, nhưng quan hệ đối tác Ấn-Hàn với bước phát triển mới đang trở thành một bộ phận hợp thành quan trọng trong kế hoạch đối phó với Trung Quốc của Ấn Độ. Xơun có thể nói là điểm cân bằng quan trọng nhằm kiềm chế trục Trung Quốc-Bắc Triều Tiên-Pakixtan mà Ấn Độ (và cả Mỹ) coi là sự kích động chủ yếu đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Bên cạnh Việt Nam và Hàn Quốc, Ấn Độ còn đang tích cực làm sâu sắc hơn quan hệ quốc phòng với Nhật Bản. Cuối tháng 9 vừa qua, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng, quan chức quân sự cao nhất của Ấn Độ, Thượng tướng P. V. Naik đã tới Nhật Bản tiến hành cuộc đối thoại quân sự đầu tiên giữa hai nước. Sau ông Naik, Thủ tướng Ấn Độ sẽ tới thăm Nhật Bản vào cuối tháng 10 này. Nhưng trước đó, vào năm 2009, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Antony đã có mặt tại Nhật Bản để tham gia vào một cuộc hội thảo. Nhân dịp này, hai nước biểu thị sẽ thực thi cam kết, thúc đẩy hợp tác song phương và khu vực, nói một cách khác là xây dựng quan hệ đối tác khu vực, đối phó với ảnh hưởng ngày một tăng của Trung Quốc./.

No comments:

Post a Comment