Thursday, July 21, 2011

Giai Thoại Về Luật sư Nguyễn Mạnh Tường

Luật sư Nguyễn Mạnh Tường

Có một giai thoại về Luật sư Nguyễn Mạnh Tường trong vụ xử án thời kỳ Cải Cách Ruộng Đất năm 1957, thật hư ra sao, xin chịu, nhưng lan truyền rộng khắp xứ Bắc Kỳ.
Chuyện kể như sau:

Một viên đại úy, bạn thân của luật sư Nguyễn Mạnh Tường, 9 năm kháng chiến xa nhà, về phép, nửa đêm về đến nhà, thấy ngay cảnh “nóng” giữa mẹ ông và người đàn ông trên giường trước bàn thờ bố ông, không giữ được bình tĩnh, ông “đòm” một phát, người đàn ông “trần như nhộng” chầu ông vải.

Trở về đơn vị, ông đầu thú vụ giết người. Không ngờ, người bị giết chính là đội trưởng đội Cải Cách Ruộng Đất, thời bấy giờ Nhất Đội, Nhì Trời. Dám dùng súng quân đội giết hại cán bộ Cải Cách đang làm “nhiệm vụ” là điều không thể chấp nhận được.

Viên sĩ quan bị tước quân tịch và đưa ra xét xử. Án này rất nặng, khả năng từ chung thân đến tử hình.

Luật sư Nguyễn Mạnh Tường nhận bào chữa cho anh bạn, thụ lý hồ sơ, ông dặn nhỏ, “cứ thế, cứ thế….”.

Xét về mọi khía cạnh, nhiều thành tích, thân nhân tốt, tòa tuyên án chung thân thay cho tử hình.
Chánh án, dõng dạc hỏi:
- Bị cáo có điều gì cần nói không?
Viên đại uý, đứng trước vành móng ngựa, nói thật to:
- Thưa chánh án, trước khi vào tù tôi xin Địt Mẹ Chánh Án Một Phát.
Cả phòng xử án, cười ồ, lộn xộn. Mặt đỏ như mặt trời, chánh án, đứng bật dậy, cầm ngay chiếc ghế đang ngồi, liệng xuống vào người viên đại úy.

Luật sư Tường đứng lên, dõng dạc, nói:
- Chánh án chỉ nghe người ta xin “địt mẹ” ông mà còn không giữ được bình tĩnh, chiếc ghế là vật duy nhất ông có, ông đã xử dụng tấn công đối phương. Vậy bị cáo là người sau 9 năm xa cách mẹ già, nay tận mắt nhìn thấy đội trưởng đội cải cách địt mẹ mình thật. Cũng như chánh án, bị cáo không giữ được bình tĩnh, khẩu súng là vật duy nhất có trong tay, bị cáo đã không giữ được bình tĩnh, đã xảy ra sự đáng tiếc.
Đây là vụ án ngộ sát, không phải vụ án cố ý giết người như tuyên cáo. Đề nghị huỷ bản án.

Vụ án được đưa về Hà nội xử phúc thẩm, viên đại uý, nghe đâu, (hơi nồi chõ,) phải tù 5 năm.
Người luật sư giỏi có thể giúp những nạn nhân những chuyện như không thể trở thành có thể.
Vụ án giết chồng (NDVinh thêm vào: vụ Phan Thị Vàng Anh), giá như có những luật sư giỏi như cụ Tường chắc bản án đã khác.
----- Original Message -----
From: Hoa Do
Sent: July 18, 2011 5:00 PM
Subject: Fw: Giáo Sư Nguyễn Mạnh Tường xác dịnh không tham gia Việt Minh
 
Than chuyen.
NTH

Sent: Monday, July 18, 2011 2:54 PM
Subject: Fwd: Giáo Sư Nguyễn Mạnh Tường xác dịnh không tham gia Việt Minh
        Ông chỉ nhận là nhà trí thức yêu nưóc, yêu dân chủ, không Việt minh
   Ông đả đảo cải cách ruộng đất.
 
Nguyễn Mạnh Tường (1909-1997) - Bài 1: Giai đoạn trước 1954
 
Luật sư Nguyễn Mạnh Tường và bìa quyển "Un excommunié (Kẻ bị khai trừ)" xuất bản tại Paris năm 1992.
Luật sư Nguyễn Mạnh Tường và bìa quyển "Un excommunié (Kẻ bị khai trừ)" xuất bản tại Paris năm 1992.
DR
"Tôi không hề tham gia Mặt trận Việt Minh. Bao giờ tôi cũng là một người yêu nước, luôn luôn ưu tư đến việc giành lại độc lập cho đất nước. Tuy nhiên tôi tự xác định cho mình một vị trí là làm một người trí thức. Mà người trí thức, muốn độc lập, thì không nên tham chính. Người trí thức phải đứng về phía dân chứ không đứng về phía chính quyền". Nguyễn Mạnh Tường.
Ngày 30/10/1956, Nguyễn Mạnh Tường diễn thuyết 6 tiếng trước Mặt Trận Tổ Quốc tại Hà Nội (3 giờ buổi sáng, 3 giờ buổi chiều) về những sai lầm trong cải cách ruộng đất. Trường Chinh, Xuân Thủy và Dương Bạch Mai yêu cầu ông viết lại nội dung cuộc nói chuyện ứng khẩu thành văn bản. Ông viết lại với tựa đề: "Qua những sai lầm trong cải cách ruộng đất, xây dựng quan điểm lãnh đạo", đánh máy làm hai bản, trao cho Trường Chinh và Xuân Thủy, chỉ giữ lại bản nháp viết tay. 
Bài chính luận sâu sắc, chủ đích phân tích những sai lầm của chế độ, từ cải cách ruộng đất ở thôn quê, sang cải tạo tư sản, quản lý mậu dịch ở thị thành, chỉ ra nguồn cội của sai lầm: vì chế độ chính trị không dân chủ. Và trình bày phương pháp sửa chữa: thực hiện những nguyên tắc của một nhà nước pháp quyền, trong một chế độ dân chủ. 
Bài tham luận được gửi sang Rangoon (thủ đô Miến Điện) rồi đến Pháp (theo Hoàng Văn Chí). Vậy Trường Chinh và Xuân Thuỷ, ai là người chuyển văn bản của Nguyễn Mạnh Tường ra ngoại quốc, và để làm gì? Để cho quốc tế biết tình hình miền Bắc Việt Nam hay để buộc tội tác giả ? 
Nguyễn Mạnh Tường bị kiểm điểm rồi bị đuổi khỏi đại học, sống trong hơn 30 năm sa mạc. 40 năm sau, ông viết tiểu thuyết Une voix dans la nuit (Tiếng vọng trong đêm) về ba chính sách nòng cốt trong thời kỳ xây dựng chế độ Cộng sản ở miền Bắc: Cải cách ruộng đất, Cải tạo tư sản, và Thanh lọc trí thức. Ông gửi bản thảo sang Paris. Đây là một trong 7 tác phẩm được hoàn tất trong giai đoạn cuối đời, tất cả viết bằng tiếng Pháp, về hơn 60 năm ông sống dưới chế độ cộng sản. Ngoại trừ cuốn Un excommunié (Kẻ bị khai trừ), được Quê Mẹ in năm 1992 tại Paris, các tác phẩm khác, chưa in.
Tại Paris trong bốn tháng (4/1989-1/1990), ông trả lời nhiều cuộc phỏng vấn, được ghi âm, viết lại, in trên báo, và riêng chúng tôi cũng có dịp gặp ông, nhờ đó, nhiều vấn đề được sáng tỏ hơn.
Ngày 27/7/2003, bác sĩ nha khoa Nguyễn Văn Lung (1916-2009) (em ruột bà Hoàng Xuân Hãn) người tích cực hoạt động cho tổ chức Francophonie (Khối Pháp ngữ) gửi đến chúng tôi một tập tài liệu quan trọng về giáo sư Nguyễn Mạnh Tường, với lời ghi: "Tôi xin gửi tới chị một số tài liệu về anh Tường để chị sẽ làm hương hồn anh trở lại với chúng ta". Và ông Lung đề nghị cùng chúng tôi làm một chương trình về luật sư Nguyễn Mạnh Tường trên đài RFI, dưới dạng phỏng vấn, bởi ông biết rõ con người và đã được đọc nhiều tác phẩm chưa in của Nguyễn Mạnh Tường.
Đang chuẩn bị, thì ông được thư của bà Nguyễn Mạnh Tường ngỏ ý lo ngại, ông đành phải hoãn cuộc phỏng vấn, đợi khi nào thuận tiện hơn. Tuy nhiên ông căn dặn chúng tôi có toàn quyền sử dụng tập tài liệu này trong khuôn khổ văn hoá. Cũng xin nói thêm, Nguyễn Văn Lung và Joël Fouilloux, là hai người có giấy ủy quyền của Nguyễn Mạnh Tường về việc in các tác phẩm của ông ở ngoại quốc. Chúng tôi đang chờ đợi một dịp thuận tiện để công bố những tư liệu này, thì ông Nguyễn Văn Lung đột ngột qua đời tại Paris ngày 8/10/2009.
Trong tập tài liệu này, ngoài hình ảnh, thư từ viết bằng tiếng Pháp, trao đổi giữa Nguyễn Mạnh Tường và Nguyễn Văn Lung cùng một số người Pháp, về vấn đề Francophonie, về việc in sách của luật sư tại Pháp, còn có bản chụp hai cuốn Contruction de l'orient- Apprentissage de la Méditerranée (Xây dựng Đông phương- Kinh nghiệm Địa Trung Hải) và Le voyage et le sentiment (Du hành và cảm xúc), kịch. Ngoài ra, có một bản đánh máy, kê khai gần đủ các tác phẩm của Nguyễn Mạnh Tường, phần lớn chưa in, và nhất là bản thảo (đánh máy) cuốn Une voix dans la nuit (Tiếng vọng trong đêm) do Nguyễn Mạnh Tường sửa lỗi.
Qua những tư liệu này, chúng tôi thử dựng lại chân dung Nguyễn Mạnh Tường, chủ yếu, dẫn trích từ các tác phẩm và từ lời nói của ông trong các buổi gặp gỡ, trả lời phỏng vấn Phạm Trần, Hoà Khánh, ở Paris, và giáo sư Nguyễn Văn Hoàn, học trò ông ở Hà Nội.
Phần thứ hai, chúng tôi sẽ giới thiệu tác phẩm Une voix dans la nuit, cho tới nay, là cuốn sách duy nhất do một trí thức tự do viết về những bi kịch đau thương còn khép kín. Như tất cả các tác phẩm khác của Nguyễn Mạnh Tường, Une voix dans la nuit, có bút pháp mạnh mẽ, đầy hấp lực và hình ảnh, mỉa mai và châm biếm, chặt chẽ trong lập luận pháp lý, là sự đồng quy của văn chương và luật pháp trong một ngòi bút nhà văn.
Tập tài liệu của nha sĩ Nguyễn Văn Lung trao cho chúng tôi năm 2003, với những bút tích quý giá này, sẽ được gửi về Viện bảo tàng văn học hoặc lịch sử, khi điều kiện cho phép.
Ở trong nước, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh (16/9/1909 – 16/9/2009), Nguyễn Mạnh Tường được thần tượng hoá trở lại, với những mỹ từ "thông minh siêu việt" "lưỡng khoa tiến sĩ" "kỷ lục chấn động học đường nước Pháp", "nhà sư phạm lỗi lạc"... Những điều đó ít nhiều có thật, tiếc rằng còn một sự thật đáng nói hơn là cuộc đời và tác phẩm của ông, hiện vẫn bị chôn vùi trong bóng tối.

No comments:

Post a Comment