Sunday, July 17, 2011

Ngu xuẩn! (bài của Hà Văn Thịnh)

Ngu xuẩn!

Hà Văn Thịnh
14/07/2011

Theo Bauxite Việt Nam



Tôi không biết dùng từ ngữ nào hơn khi nghe tin Petrolimex (hãng xăng VN)đang dự định ký hợp đồng với PetroChina để lắp đặt đường ống dẫn dầu từ Quảng Tây sang Quảng Ninh dài 200 km để mỗi năm “được” mua từ Tầu Cộng khoảng trên dưới 3 triệu tấn dầu!
 
Ngu 1:  Mỗi ngày thế giới tiêu thụ khoảng 88,8 triệu thùng dầu (mỗithùng – barrel, là 158,97 lít, 7 thùng bằng 1 tấn), trong đó Tầu Cộng tiêu thụ khoảng 5,5 triệu thùng (xếp thứ hai thế giới sau Mỹ).Theo M. King Herbert thì đến năm 2005, phần lớn các giếng dầu của thế giới đang ở vào giai đoạn ‘đỉnh của khai thác’ (Herbbert’s Peak hayPeak Oil), do đó, dầu càng ngày càng đắt đỏ hơn. Đặc biệt, lượng tăng về tiêu thụ sau năm 2005 sẽ là 2% trong khi sản xuất dầu của toàn thếgiới chỉ tăng 3% nên mức cung chỉ đáp ứng được 40% mức cầu! Tầu Cộng lấy đâu ra lượng dầu “thừa” để bán cho Việt Nam “sòng phẳng, vô tư ” trong khi mỗi năm, nền kinh tế Tầu Cộng phải nhập khoảng 40% lượngdầu tiêu thụ?
 
Ngu 2:  Theo DVT.VN, 12.7.2011 thì Tầu Cộng sẽ cần phải nhập cảng dầu thô bình quân 22 triệu tấn/tháng, tức là 5,35 triệu thùng/ngày.Còn theo chính Petrolimex thì chỉ riêng từ Trung Đông, mỗi ngày Tầu Cộng phải nhập 2,9 triệu thùng (Petrolimex, 12.6.2011). Ngân hàng HSBS còn đưa ra số liệu bi quan hơn: Mức tăng về nhập cảng dầu của Tầu Cộng năm nay sẽ là 7-8%, vượt ước tính của IEA là 6,6%. Chỉ riêng mức tăng đó đã buộc Tầu Cộng chạy mướt mồ hôi, còn đâu thời gian và dầu để lo cho Việt Nam? Nếu sự “hy sinh” về chính trị (như lâu nay Tầu Cộng vẫn làm) thì hệ lụy, hậu quả của sự “hy sinh” chắc chắn sẽ khủng khiếp hơn nhiều.
 
Ngu 3:  Về nguyên tắc kinh tế, chỉ có thể mua dầu của nước xuất cảng dầu chứ không có ai lại đi mua của nước nhập khẩu. Cho dù Tầu Cộng có “khôn ngoan” để mua rẻ bán đắt thì họ cũng phải dùng trăm phương nghìn kế mới tạo ra được cái sự “rẻ” đó. Liệu có lòng tốt từ Tầu Cộng hay không là điều mà Petrolimex cố tình không biết? Chẳng hiểu mai này, khi trái nắng trở trời (thường xuyên), như Tố Hữu đã từng nói một cách đau đớn: “Nghĩa tình e sớm nắng chiều mưa/ Chợ trời thật giả đâu chân lý/ Hàng hóa lương tâm vẫn thiếu thừa”  thì ta biết chạy ở đâu để cứu vãn sự khủng hoảng của nền kinh tế, sự sụp đổ chắc chắn vì thiếu “máu”? Chao ôi là buồn khi vận mệnh quốc gia, tương lai xã tắc được bỏ (bị cướp đoạt) vào tay Petrolimex và những người cùng phe phái chụp giựt của cải của đất nước theo cái “lý lẽ” ngu hết biết: Cứ làm giàu cho gia đình con cái đi, cứ thế gửi tiền ra nước ngoài, có việc gì thì...chạy! Còn đất nước Việt Nam đói khổ, nghèo hèn ra sao kệ xác cho lũ dân ngu khu đen lãnh đủ!?
 
Huế, 13.7.2011
H.V.T.
 
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
 
Có bao giờ, chuyện họ đang tuyên bố rùm beng về ống dẫn dầu này chỉ là mặt ngoài và là giai đoạn đầu để che dấu cái mà họ đang sửa soạn bên trong cho giai đoạn hai?
 
1.  Ở giai đoạn hai một đoạn ống nữa sẽ được nối từ Quảng Ninh đến những bờ biển VN, nơi dầu thô từ các dàn khoan VN được bơm lên và đang bán cho các xưởng tinh chế ngoại quốc (vì đến nay VN ta vẫn phải bán dầu thô và nhập cảng xăng nhớt tinh chế từ nước ngoài cho giới tiêu thụ).
 
2.  Nhưng phần lớn dầu thô VN lại sẽ ngược dòng theo đường ống này chảy trở lại Quảng Ninh hay Quảng Tây,  một là để cung cấp cho nhu cầu bành trướng cấp bách của anh bạn TC, hai là với hy vọng có thể sẽ mua lại được dưới dạng tinh chế với gía rẻ hơn chỉ vì tiết kiệm một phần nào đó trên phương diện chuyên chở.
 
3.  Đằng nào thì ta vẫn nắm dao đằng lưỡi, phải cung cấp bao nhiêuthùng dầu thô mới được một thùng xăng tinh chế, nó nói bao nhiêu thì mình phải chịu bấy nhiêu thôi có phải không? Những phó sản lấy được trong giai đoạn tinh chế thì chia chác như thế nào đây?. Nó cho bao nhiêu thì nhận bấy nhiêu?
 
4.  Còn một vấn đề chiến lược nguy hiểm hơn cả là liệu những thùng dầu mà VN ta đang cung cấp cho anh bạn TC có đang được tiếp tế cho các tầu Ngư Chính hiện đang quậy phá chúng ta ngoài biển Đông, Trường Sa và Hoàng Sa haykhông? Cái này chẳng phải là "gậy ông đập lưng ông" sao? Nghĩ cho kỹ, thì đường dài chúng ta chỉ nắm được đằng chuôi khi VN ta giữ được tất cả dầu thô và tinh chế ngay tại trong nước, tạo công ăn việc làm cho dân và có thể  dùng nó để mặc cả (negotiate) với tất cả các đối tác, đặc biệt là anh láng giềng Tầu Cộng.
 
T.T.T.**
 
Miền nam Tầu Cộng khan hiếm nhiên liệu
 
Thành phố Thâm Quyến, một trong những niềm tự hào về phát triển hiện đại của Tầu Cộng, hiện đã phải cho đóng cửa hơn một nửa trong tổng số 245 trạm xăng trong thành phố. Lý do, theo các chuyên gia, là việc các hãng xăng dầu không muốn bán ra nữa vì họ phải mua dầu thô trên thị trường thế giới với giá ngày càng tăng vọt, trong khi giá bán các sản phẩm từ dầu (các loại xăng, nhiên liệu) lại bị nhà nước Tầu Cộng quản lý ở giá thấp nên càng bán ra càng lỗ.Một quan chức Thẩm Quyến cho biết thành phố chỉ có thể cung cấp 40.000 lít xăng/ngày, trong khi nhu cầu lên đến 70.000 lít. Theo Bưu điện Hoa Nam, cảnh hàng đoàn xe hơi xếp hàng vài kilômet trước các trạm xăng không chỉ xảy ra ở Thâm Quyến (ảnh) mà còn cả ởQuảng Châu, và đã lan đến Thượng Hải - trung tâm tài chính của Tầu Cộng.Tại Quảng Châu, việc bán xăng theo định mức (tối đa 100 nhân dân tệ/lần đổ xăng) được áp dụng lần đầu tiên, trong khi các tuyến đường trước đây hay kẹt xe hơi nay lại vắng vẻ. Giới lái xe taxi là những người bị thiệt hại nặng nhất: họ cho biết phải xếp hàng mua xăng từ sáng sớm, thời gian chạy xe giảm, thu nhập giảm. Các công ty vận tải hàng Hong Kong cũng bị vạ lây, vì các xe tải của họ thường sang đại lục đổ xăng (giá rẻ hơn ở Hong Kong). Các chuyên gia cho rằng Chính phủ Tầu Cộng có thể sẽ thúc các công ty xăng dầu lớn của Tầu Cộng như Sinopce, PetroChina tăng lượng xăng bán ra. Theo China Daily, hiện Tầu Cộng đang tiến hành điều tra khả năng có một số phần tử đầu cơ tích trữ xăng để bán kiếm lời.
 
H.NGUYÊN (Theo SCMP, The Straits Times)
Theo Tuổi Trẻ

No comments:

Post a Comment