Friday, July 15, 2011

Lời Di Chúc của Đức Vua TRẦN NHÂN TÔNG về hiểm họa giặc Tàu. ,

Lời Di Chúc của Đức Vua TRẦN NHÂN TÔNG
về hiểm họa giặc Tàu.

               Lời Di Chúc của Đức Vua TRẦN NHÂN TÔNG về hiểm họa giặc Tàu.. (1258-1309)

Vua Trần Nhân Tông, sinh năm 1258, là con đầu của Trần Thánh Tông. Năm 16 tuổi, ngài cố từ chối đến ba lần mà không được, bất đắc dĩ phải lên ngôi Thái tử. Trước khi lên ngôi vua, ngài đã từng trốn đi TU mà không được. Khi lên ngôi, ngài sống thanh tĩnh, thường ở chùa Tư Phúc tại nội điện, thường ăn chay nhạt mà không dùng đồ mặn, thường mời các thiền gia đến giảng về Tâm tông, được Tuệ Trung Thượng sỹ tận tâm chỉ bảo, thờ Thượng sỹ làm thầy. (ảnh Minh họa-Internet)
Sau khi giao lại quyền bính cho con mình là Trần Anh Tông, từ tháng 3 năm Quý Tỵ (1293) đến tháng 7 năm Giáp Ngọ (1294), vua Trần Nhân Tông đi chơi Vũ Lâm và quyết định xuất gia ở đấy.Theo Lê Mạnh Thát trong cuốn Vua Trần Nhân Tông, cuộc đời, tác phẩm và sự nghiệp giải thích thì: "Cương mục như thế, muốn sau khi Thượng hoàng xuất gia, thì không có chuyện cầm quân đi đánh giặc. Tuy nhiên, at sẽ thấy, sau khi xuất gia, Thượng hoàng có nhiều hoạt động vì dân vì nước. Và những quyết sách của triều đình thường phải đến thỉnh thị ý kiến của Thượng hoàng. Sau đây là lời căn dặn của ngài để lại cho con cháu về hậu hoạ phương Bắc

Các Người chớ quên !
Nghe lời TA dạy
Chính nước lớn
Làm những điều bậy bạ
TRÁI ĐẠO LÀM NGƯỜI
Bất nghĩa bất nhân
Ỷ nước lớn
Tự cho mình cái quyền ăn nói !
Nói một đường làm một nẻo ! Vô luân !
Chớ xem thường chuyện nhỏ ngoài biên ải.
Chuyện vụn vặt thành lớn chuyện: NGOẠI XÂM !
Họa Trung Hoa !
Tự lâu đời truyền kiếp !
Kiếm cớ này bày chuyện nọ ! TÀ MA !
Không tôn trọng biên cương theo quy ước
Tranh chấp hoài ! Không thôn tính được at
Chúng gậm nhấm Sơn Hà và Hải Đảo
Chớ xem thường chuyện vụn vặt Chí Nguy !
Gặm nhấm dần
Giang Sơn at nhỏ lại
Tổ ĐẠI BÀNG thành cái tổ chim di
Các việc trên khiến TA đây nghĩ tới
Canh cánh bên lòng " ĐẠI SỰ QUỐC GIA "!
Chúng kiếm cớ xua quân qua ĐẠI VIỆT
Biến nước ta thành quận huyện Trung Hoa !
VẬY NÊN
CÁC NGƯỜI PHẢI NHỚ LỜI TA DẶN
KHÔNG ĐỂ MẤT
MỘT TẤC ĐẤT CỦA TIỀN NHÂN ĐỂ LẠI
HÃY ĐỀ PHÒNG
QUÂN ĐẠI HÁN TRUNG HOA !
LỜI NHẮN NHỦ
CŨNG LÀ LỜI DI CHÚC
CHO MUÔN ĐỜI CON CHÁU NƯỚC NAM TA.

1 comment:


  1. CÓ CẦN PHẢI "BỊA RA LỊCH SỬ" ĐỂ CỔ VŨ TINH THẦN DÂN TỘC?!
    (Nhân đọc các bài viết về :Di chúc của vua TRẦN NHÂN TÔNG)
    Xin ai đó thông tuệ giải thích giúp tôi điểm này: Nhiều bài viết không phải là tài liệu nghiên cứu lịch sử trích-dẫn câu nói (được cho là )của vua Nhân-tông, xin vui lòng chỉ bảo xem câu này do sách nào viết. Dẫn chứng ở đâu? Dẫn chứng căn cứ vào tài liệu gốc nào?Phát hiện ở đâu?Do ai phát hiện ?Vì từ thời Trần , nước ta đã có văn tự sổ sách tương đối hoàn chỉnh , ghi chép có hệ thống nghiêm ngặt những hoạt động của hoàng gia và các vị quan gia (vua)
    Cần biết rằng :Sử sách chính thống đã ghi rõ , khi quân Nguyên sang đánh nước ta, gặp thế nguy, nhà vua đi thuyền đến gặp Nhật-Duật, hỏi quốc-sách. Nhật-Duật cần mái chèo viết xuống nước hai chữ: Nhập Tống.
    Trong Đại việt SKTT và các tài liệu khác còn đến hôm nay đều chứng minh :Thời Trần (và cả sau đó nhiều trăm năm) .Người Việt ta đều dùng niên hiệu triều đại để trỏ về quốc gia khổng lồ phương Bắc đó. Chỉ riêng trong dân gian thì hay gọi họ là "nước Ngô" , "người Ngô" thậm chí là ...."thằng Ngô" !
    Nghĩa là vào thời đó, khi chỉ về Trung quốc, ta dùng tên dòng-họ cầm quyền. Tên Trung-hoa Dân-quốc mới có từ năm 1912 khi lập nền Cộng-hòa.Còn cụm từ "người Tàu" cũng mới xuất hiện khi nhà Thanh chiếm Trung nguyên .Những người chạy chốn nhà Thanh dùng tàu thuyền vượt biển đến nước ta lánh nạn rất nhiêu nên dân gian gọi nhưng người này là "khách trú" là "người tàu"
    Hơn nữa, nếu đọc thật kỹ ta có thể nhận ra có rất ít"khẩu khí đế vương " vốn có trong lối văn sách(Hịch-chiếu v..v..)của các bậc vua chúa khai quốc hay đánh giặc thành công giữ nước ! Vậy câu gán cho vua Trần Nhân-tông, dùng tên Trung-hoa,dùng cụm từ "nước Tàu" tôi nghe có vẻ như một câu chuyện vui hơn là có thực! Từ tất cả những lẽ trên, tôi cho rằng:Có lẽ là do ai đó vì lòng ái quốc (hoặc có cả "LÒNG GÌ GÌ " ĐÓ NỮA KHÔNG CHỪNG (!?) )mà ...hứng chí chế ra hoăc phóng tác thêm từ những mẩu tư liệu rồi gán đại cho vua mà thôi!"Lộng giả thành chân" đó mà.
    Tuy hỏi vậy nhưng tôi xin trả lời luôn;
    Với tinh thần :SỰ THẬT VÀ CHÂN LÝ KHÔNG THỂ ĐẢO NGƯỢC .Ta cần nghiêm túc để thừa nhân rằng :KHÔNG CÓ CÁI BẢN "DI CHÚC" NÀO CỦA TRẦN NHÂN TÔNG cả!
    Bịa tuốt!
    Tại sao vậy?
    Tại vì cái "di chúc" đang hoang truyền trên mạng _ Nhân danh tinh thần Dân Tộc trong sáng cũng có mà nhân danh "tinh thần dân tộc giả cày " để chửi càn chửi đổng lung tung cũng có _ Thực chất là do nhà văn Hoàng Quốc Hải "bịa " ra .Ông là tác giả của bốn cuốn tiểu thuyết về triều Trần: Huyền Trân công chúa (1987), Bão táp cung đình (1989),Thăng Long nổi giận (1991), Vương triều sụp đổ (1994).Tại cuốn 1 ông đã "cho" nhà vua nói thế !
    Ai không tin sự thật này?
    Nếu không tin thì xác minh rất dễ. Ông Hải còn "khỏe như cọp " và vẫn vui đời để sống và thường mủm mỉm cười khi lại biết thêm ai đó cứ thích "gián tiếp " gán cho ông ngôi vị ..."Quân vương" ! Hi..hi..!
    Dân tộc ta tự ngàn xưa vốn đã sẵn có tinh thần nồng nàn yêu nước Chính bởi thế nên dân tộc Việt Nam vẫn trường tồn và độc lập phát triển mạnh mẽ ngay bên một ông "hàng xóm sovanh" khổng lồ dù phải trải qua biết bao đổ máu hy sinh. Vậy có cần không việc phải "bịa " thêm những chi tiết không xác thực trong lịch sử chỉ để nhằm củng cố thêm tinh thần Dân Tộc ?
    Tôi cho rằng: Không ai có thể bịa ra lịch sử và cũng không ai được phép làm điều ấy.

    ReplyDelete