Sunday, July 17, 2011

Đức Đạt Lai Lạt

TC tức giận vì TT Obama gặp Đức Đạt Lai Lạt

Đức Đạt Lai Lạt Ma và Tổng thống Barack Obama tại Phòng Bản đồ

Cuộc gặp giữa Đức Đạt Lai Lạt Ma và Tổng thống Barack Obama khiến Bắc Kinh giận dữ
Tầu Cộng đã có phản ứng giận giữ sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama gặp riêng với lãnh tụ tinh thần của Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Tầu Cộng Mã Triều Húc ra tuyên bố nói:
"Hành động như vậy [của Hoa Kỳ] đã can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Tầu Cộng, làm tổn thương tình cảm của người dân Tầu Cộng và tổn hại quan hệ Trung - Mỹ.
"Chúng tôi đề nghị phía Hoa Kỳ nghiêm túc cân nhắc quan điểm của Tầu Cộng, ngay lập tức có biện pháp để xóa bỏ ảnh hưởng độc hại, ngưng can thiệp vào công việc nội bộ của Tầu Cộng và không đồng lõa và ủng hộ các lực lượng ly khai chống Tầu Cộng đang đòi "độc lập cho Tây Tạng", ông Mã nói.
Trong khi đó Tổng thống Obama nói với Đức Lạt Ma rằng ông "ủng hộ mạnh mẽ" quyền con người ở Tây Tạng.
Cuộc gặp diễn ra trong 45 phút ở Phòng Bản đồ chứ không phải Phòng Bầu dục, vốn thường được dùng để tiếp nguyên thủ quốc gia.
'Ly khai'
Một tuyên bố của Nhà Trắng sau cuộc gặp hôm 16/7 giờ Washington nói: "Tổng thống nhắc lại sự ủng hộ mạnh mẽ đối với việc giữ gìn truyền thống ngôn ngữ, văn hóa và tôn giáo của Tây Tạng và người Tây Tạng trên thế giới.
"Ông nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc bảo vệ quyền con người của người Tây Tạng tại Trung Quốc," tuyên bố của Nhà Trắng cho biết.
Cuộc gặp kín diễn ra chỉ vài giờ trước khi Đức Lạt Ma rời Washington sau khi chủ trì nghi lễ phật giáo Thời luân kéo dài 11 ngày.
Trước đó Tầu Cộng đã cảnh báo Hoa Kỳ không nên tiếp Đức Lạt Ma.
Chính quyền Tầu Cộng coi Đức Lạt Ma là người chủ trương ly khai cho dù ngài đã nhiều lần nói rằng mục tiêu của ngài là có sự tự trị có ý nghĩa cho Tây Tạng chứ không phải là độc lập.
Toà Bạch Ốc không bình luận gì về phản ứng tức giận của Tầu Cộng đối với cuộc gặp.

Đức Đạt Lai Lạt Ma chỉ trích Tầu Cộng

Ông Lưu Hiểu Ba

Ông Lưu Hiểu Ba bị kết án tù 11 năm vào tháng 12/2009
Lãnh đạo lưu vong của người Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma, chỉ trích chính phủ Tầu Cộng vì đã phản đối giải Nobel Hòa bình cho ông Lưu Hiểu Ba, nhân vật bất đồng chính kiến đang bị cầm tù.
Đức Đạt Lai Lạt Ma nói chính phủ Tầu Cộng “không biết đánh giá các ý kiến khác biệt”. Việc xây dựng một xã hội mở là “cách duy nhất để cứu toàn bộ nhân dân Tầu Cộng”, Đức Đạt Lai Lạt Ma nhận xét như vậy với truyền thông Nhật.
Trong khi đó, vợ của ông Lưu được biết bị đặt trong tình trạng quản chế tại gia sau khi ông Lưu nói ông dành giải thưởng của mình cho các “liệt sỹ” trên quảng trường Thiên An Môn năm 1989.
Ông Lưu là một nhân vật quan trọng trong các cuộc biểu tình khi đó.
Ông còn tham gia thảo ra bản Hiến chương 08 cách đây hai năm, là tài liệu kêu gọi Trung Quốc có dân chủ đa đảng và tôn trọng nhân quyền.
Năm 2009, ông chịu án tù 11 năm vì bị buộc tội “kích động lật đổ”.
Cắt liên lạc
Trung Quốc nói quyết định vinh danh ông Lưu là một điều “thô thiển”.
Bắc Kinh nói quan hệ với Na Uy, nơi hội đồng trao giải Nobel Hòa bình đặt trụ sở, có thể bị tổn hại.
Đức Đạt Lai Lạt Ma
Đức Đạt Lai Lạt Ma kêu gọi Tầu Cộng phải thay đổi
Bắc Kinh còn triệu tập đại sứ Na Uy lên để chính thức phản đối.
Hôm thứ Hai, đại sứ quán Na Uy nói một hội nghị về thủy sản với Tầu Cộng đã bị hủy bỏ, mặc dù họ không nêu lý do.
Đức Đạt Lai Lạt Ma, người đoạt giải Nobel Hòa bình năm 1989, nói chính phủ Tầu Cộng “phải thay đổi”.
Ngài đưa ra nhận xét này cho hãng thông tấn Kyodo, khi đi qua sân bay Tokyo trên đường từ Ấn Độ sang Mỹ.
Trong khi đó, các nhóm nhân quyền nói vợ của ông Lưu, bà Lưu Hà, đã bị đặt trong tình trạng quản chế tại gia.
Một nhóm nhân quyền tại Mỹ, Freedom Now, nói bà được phép thăm chồng trong tù hôm Chủ Nhật, nhưng kể từ đó không được rời khỏi nhà.
Ban tiếng Trung của BBC Thế giới vụ cho biết sau khi trở về Bắc Kinh, bà Lưu chỉ mới nói được hai câu qua điện thoại di động thì bị cắt.
Nhân viên cảnh vệ có vũ trang được biết đứng gác bên ngoài nhà bà.
Tin cho hay các nhà hoạt động chính trị khác ở Bắc Kinh cũng bị hạn chế đi lại, trong đó có những người cùng tham gia với ông Lưu Hiểu Ba trong cuộc biểu tình Thiên An Môn khi trước.

Vì sao phương Tây yêu mến Đức Dalai Lama?

Với chính phủ Trung Quốc và nhiều người dân nước này, Dalai Lama là kẻ khích động bạo lực, biện hộ cho một xã hội phong kiến, thần quyền, lạc hậu, tàn nhẫn.
Nhưng với nhiều chính trị gia và người dân Tây phương, Đức Dalai Lama là siêu anh hùng chính trị, tinh thần luôn mỉm cười.
Với một số người, ông thuộc vào hàng ngũ đại nhân vật mà hiện chỉ có một người nữa - Nelson Mandela.
Thật khó mà không nghĩ rằng Dalai Lama được một số người gần như xem là Ông già Noel thân thiết, nói như Tiến sĩ Nathan Hill, giảng viên cao cấp về Tây Tạng ở trường Nghiên cứu phương Đông và châu Phi (SOAS), London.
"Ông rất ăn ảnh. Ở phương Tây chúng ta thích những ngôi sao. Ông là người cực kỳ dễ bắt chuyện, cực kỳ thông minh. Tôi thấy ông ấy cực kỳ khôn ngoan về chính trị, luôn nhìn về phía trước."
Có nhiều người ở Tây phương tìm kiếm một lực đẩy tinh thần không đe dọa trong thời đại của chủ nghĩa vật chất - đó là gợi ý của Alexander Norman, người gần đây viết sách, Những cuộc đời bí mật của Dalai Lama.
"Có khao khát to lớn ở phương Tây thế tục...khát khao những gì trái với những lợi ích mà xã hội công nghiệp hiện đại có thể đem tới."
Thử tìm trên Amazon về các sách của Dalai Lama và ta thấy danh sách dài những lời khuyên tinh thần và giúp đỡ.
Sự mến mộ Dalai Lama cũng đánh vào ý tưởng của một số người phương Tây về Tây Tạng như một thiên đường xa xôi.
Hình ảnh Dalai Lama từ khi còn trẻ đến hôm nay
Tiến sĩ Hill nói: "Tây Tạng có chính sách từ 1792 tới 1903 không để cho người phương Tây vào nước họ. Nó tạo ra một huyền thoại. Một quốc gia gần như đóng cửa trước người da trắng."
"Khi ta có thêm thông tin, ta hình dung Tây Tạng như một miền đất huyền hoặc của màu nhiệm và kỳ diệu. Đó là sản phẩm của văn học du ký phiêu lưu châu Âu."
Có cảm giác Dalai Lama được mô tả về chính trị theo một cách không hoàn toàn đúng như thực tế.
Norman nói: "Phần nào đó, ngài là bức ảnh quảng cáo cho nhiều phong trào - quyền động vật, tôn giáo. Có nhiều suy nghĩ phi thực tế xoay quanh Dalai Lama."
Bối rối
Sự bối rối của phương Tây về Dalai Lama được minh họa rõ nhất bởi những cố gắng phân tích quan điểm của ngài về quyền của người đồng tính.
Ông đã biểu lộ sự ác cảm với tình dục đồng tính, và ngay cả tình dục đường miệng giữa những cặp bạn tình, nhưng có những lúc lại có quan điểm tinh tế hơn, theo lời Norman.
"Ngài sẽ nói đó là lựa chọn của bạn, tùy vào lương tâm con người. Ngài rất để ý việc không làm người khác mất lòng."
Một số người Tây Tạng lưu vong chỉ trích ngài là giữ quan điểm trung hòa, phi bạo lực, theo Norman. Những người khác thì chỉ trích ngài là đã sai lầm khi cấm thờ phụng thần có tên Shugden.
Robert Barnett, giám đốc Nghiên cứu Tây Tạng Hiện đại ở Đại học Columbia, nói: "Trong những người lưu vong, ngày càng có thiểu số công khai chống đối ngài, nhưng đó là thiểu số nhỏ."
"Bên trong Tây Tạng, gần như ai nấy đều ngưỡng mộ ngài, và vì cố gắng có giải pháp phi bạo lực."
Đã có tranh luận là liệu Dalai Lama và các đồng sự có vẽ bức tranh chính xác về Tây Tạng trước sự can thiệp của Tầu Cộng năm 1950, hay liệu huyền thoại có phải là do những người ngưỡng mộ ở phương Tây tạo ra.
Tiến sĩ Hill nói một số người ngưỡng mộ mù quáng còn tin rằng ở Tây Tạng trước 1950, "phụ nữ hưởng quyền bình đẳng và tất cả đều chan hòa với môi trường."
Nhưng theo Norman, trách nhiệm cho việc thần thánh hóa không thể quy hoàn toàn cho Dalai Lama.
"Ta có thể cáo buộc ngài vẽ một bức tranh phi thực tế về Tây Tạng. Nhưng mặt khác, người Tây Tạng thực sự nghĩ về đất nước họ như vậy - hình ảnh lãng mạn."
Sự chỉ trích của Tầu Cộng về Dalai Lama, mặc dù chủ yếu liên quan ý tưởng rằng Tây Tạng đã thuộc về Tầu Cộng trong lịch sử, nhưng nó cũng lên án ý tưởng rằng đã có một thiên đường Shangri-La trước 1950, mà thay vào đó, họ tập trung về chế độ nô lệ và điều kiện sống tồi tệ.
Donald Lopez, Giáo sư Nghiên cứu Tây Tạng và Phật giáo ở Đại học Michigan, nói: "Dalai Lama là một trong những nhà chỉ trích gay gắt nhất về 'Tây Tạng cũ'."
"Ngài không phải là người cung cấp Hội chứng Shangri-La. Có bằng chứng là ngài sẽ đưa ra cải tổ chính trị nếu người Tầu Cộng đã không xâm lăng."
Dalai Lama cũng có óc hài hước
Theo Giáo sư Barnett, ý tưởng rằng người phương Tây tôn thờ Dalai Lama mà không biết gì về sự phức tạp của Tây Tạng thì là sai lầm, cho dù ý này "rất thời thượng".
Ngoại giao tách trà
Vị trí của Tây Tạng ở điểm giao nhau của ba cường quốc hạt nhân và đóng vai trò quan trọng về nguồn cung cấp nước cho thế giới sẽ luôn khiến Tây Tạng vượt lên trên thân phận chỉ là thứ tiêu khiển của phương Tây.
Có động cơ rõ ràng cho các lãnh đạo chính trị tiếp xúc với ngài bất chấp sức ép Tầu Cộng. Với những ai không thoải mái về vi phạm nhân quyền của Tầu Cộng, đây là cơ hội làm Tầu Cộng bực mình mà không gây ra tình huống ngoại giao bùng nổ.
Giáo sư Barnett nói Dalai Lama "là cơ hội lý tưởng cho họ, vì là lãnh đạo chính trị, ngài đòi hỏi rất ít - ngài dường như vui vẻ chấp nhận một cử chỉ thuần biểu tượng như một tách trà và một bức ảnh."
"Trung Quốc càng lớn tiếng, các lãnh đạo phương Tây càng trông có vẻ nguyên tắc và mạnh mẽ khi gặp ngài."
Có lẽ dễ hiểu vì sao ngài đã gặp mọi tổng thống Hoa Kỳ đương nhiệm từ năm 1991.
Nhưng với người thường, dù đúng hay sai, sức hấp dẫn của Dalai Lama liên quan nhiều hơn đến sức thu hút của nhân vật này và những tư tưởng mà họ tin rằng ngài có thiện cảm.
Như ghi nhận của Norman, các fan hâm mộ phương Tây của ngài nhìn thấy một "vị thánh thế tục" hoặc một "thượng đế đúng đắn về chính trị giữa một thế giới vắng thượng đế".

No comments:

Post a Comment