TỪ PHAN THANH GIẢN CHỦ HÒA LÀM MẤT NAM KỲ (1862-1867)
TỚI CSVN CÔNG KHAI BÁN NƯỚC CHO TÀU ĐỂ ĐƯỢC LÀM CHƯ HẦU
MƯỜNG GIANG
Ngay từ thế kỷ XVIII, nhờ sự phát triển của hàng hải và kỷ thuật nên nhiều nước Âu Châu, như Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Ðào Nha, Hòa Lan.. tha hồ cướp bốc lãnh thổ đất đai của cả thế giới, trong đó có Trung Hoa và Ấn Ðộ là hai nước lớn đã có một nền văn minh cổ lâu đời , trải qua nhiều thời oai hùng rực rỡ. Thoát tai kiếp trên, chỉ có Thái Lan may mắn được Anh-Pháp chọn làm trái độn giữa hai đế quốc và Nhật sớm tỉnh ngộ canh tân đất nước, sau khi bị Hạm Ðội Hoa Kỳ làm nhục năm 1853. Bởi vậy dù Nhà Nguyễn có chọn đúng lối đi, không cấm đạo Thiên Chúa và chẳng bế quan tỏa cảng, thì thực dân Pháp vẫn tìm đủ ngàn lý do khác để xâm chiếm VN, như chúng đã hành động tại một phần trái đất từ Phi sang Á tới tận Tân Thế Giới, bởi nước ta lúc đó còn lạc hậu, không đủ sức chống lại súng đạn Tây Phương.
Xưa nay các sử gia khi viết về các trang vong quốc sử thời Pháp thuộc, từ lúc đồn Kỳ Hòa thất thủ năm 1862, mở đầu việc ba tỉnh Gia Ðịnh, Biên Hòa, Ðịnh Tường bị Pháp tạm chiếm. Lúc đó, các phong trào chống Tây gần như bùng nổ khắp vùng giặc đóng, do các sĩ phu yêu nước Trương Công Ðịnh, Hồ Huân Nghiệp, Thiên Hộ Dương, Trần Văn Thành, Nguyễn Trung Trực cầm đầu, quyết tâm liều chết chống giặc xâm lăng tới cùng, để dành lại quê hương xứ sở. Nhưng tại triều đình Huế, vua Tự Ðức vì nhu nhược đã nghe lời phe chủ hòa , nên không chịu gởi viện binh vào Nam Kỳ để hợp sức với các lộ nghĩa quân, đánh chiếm lại các tỉnh đã mất. Ðứng đầu phe chủ hòa lúc đó là Phan Thanh Giản, nguyên Phó sứ Kinh lược Nam Kỳ kiêm Tuàn phủ Gia Ðịnh, coi ba tỉnh Biên Hòa, Ðịnh Tường và Vĩnh Long Vì vậy ông được vua cử giữ chức Toàn quyền đại thần chánh sứ, cùng với phó sứ Lâm Duy Hiệp vào Sài Gòn, với mục đích chuộc lại vùng đất Miền Ðông đã mất. Thế nhưng không biết lý do nào, mà Phan-Lâm lại chuyên quyền, tự ký với Bonard ( Pháp) và Palanca (Y Pha Nho), hòa ước Nhâm Tuất vào ngày 5-6-1862, cắt 3 tỉnh miền đông và bồi thường chiến phí cho Pháp. Theo sử liệu còn ghi trong Ðại Nam thực lục chính biên đệ tứ kỷ, cho biết lúc đó Vua Tự Ðức phẫn nộ vô cùng, nên đã gọi Phan-Lâm là “ Tội Nhân Thiên Cổ “.Riêng dân chúng Nam Kỳ và người cả nước, đã không chịu nổi cảnh quốc phá gia vong, nên căm hận kết tội Triều Ðình và Phan Thanh Giản là ‘ Phản Quốc ‘.Năm 1867 khi Pháp chiếm nốt ba tỉnh miền Tây còn lại, khiến Phan Thanh Giản uất ức vì biết mình khờ khạo bị thực dân phỉnh gạt, nên ông đã uống thuốc độc tự tử, để mong tạ tội với quốc dân , triều đình và hậu thế. Tuy vậy bia đời vẫn không bao giờ xóa sạch, dù vua Bảo Ðại vào năm 1933, đã ban chỉ phục hồi chức tước và danh dự cho ông.
‘ Phan-Lâm phản quốc
Triều đình khi dân
Thà thua xuống láng, xuống bưng
Kéo ra đầu giặc, lỗi chung quân thần ‘
Vì lịch sử không phải là một thứ dĩ vãng chết, mà là sự đúc kết qua các nghiên cứu và lý giải tất cả những kinh nghiệm sử học, với mục đích làm gương soi chung cho hậu thế. Lịch sử cũng là một cuộc đối thoại liên tục giữa quá khứ và hiện tại, mà chính trị đã gọi là thời thế, trong đó mỗi hoàn cảnh đều dành ra môt khoảng trống khách quan, để thị phi không ai có quyền cấm cản được. Bởi vậy cho nên Tibor Mender, một triết gia Pháp mới viết ‘ thế giới này khọng còn là thế giới của hôm qua, vì đã có một thế giới khác thay thế nó rồi ‘.Nhưng đối với người VN muôn đời với một nền văn minh,lấy đạo đức làm trung tâm, nên suốt dòng Việt sử, bao giờ cũng diễn tiến với những ý niệm của đạo đức. Bởi vậy đã có Trần Bình Trọng, Nguyễn Biểu ‘ thà làm quỹ nước Nam , không thèm làm vương đất Bắc ‘ . Nguyễn Ðình Chiểu vừa mù vừa điếc vẫn làm thơ giết giặc, ca tụng các anh hùng liệt nữ đất Nam Kỳ chống giặc Pháp xâm lăng. Nguyễn Thái Học và các thủ lãnh khác của VN Quốc Dân Ðảng,trên đoạn đầu đài của giặc Pháp vẫn cười vui dũng liệt, làm cho giặc phải kinh sợ về tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc Việt. Ðó là đạo đức, đã theo dòng lịch sử chan hòa trong trái tim Việt, thà chảy máu rơi đầu, chứ không để cho giặc xâm lăng chiếm đất đai của Tổ tiền bao đời gầy dựng.
Mang tội chủ hòa để mất Nam Kỳ vào tay giặc Pháp, mở đầu một thế kỷ quốc phá gia vong và cái họa cộng sản sau đó nhưng Phan Thanh Giản không phải như bọn Việt gian phản quốc Tôn Thọ Tường, Ðổ Hữu Phương, Trần Bá Lộc, một lũ khoa bảng trí thức nhưng không có trái tim người, vì vinh hoa phú quý, cam tâm làm tay sai cho giặc Pháp đề tàn hại quê hương và đồng bào mình. Bởi vậy lịch sử tuy có khe khắc với Phan Thanh Giản về những lỗi lâm quá khứ, nhưng vẫn nghiêm minh trọng kính ông như bao bậc sĩ phu khác vì liệt nghĩa dám tự chết để rửa nhục cho con cái và thanh danh liêm chính trung thần của chính mình..
1-THỰC DÂN PHÁP XÂM LĂNG VN VÀO THỜI NHÀ NGUYỄN :
Trong dòng sử Việt, mỗi khi nhắc tới sự nghiệp mở đất dựng nước của dân tộc Hồng-Lạc, không ai là không ca tụng tới công đức của Các Vị Chúa Nguyễn ở Ðàng Trong, từ Nguyễn Hoàng tới Nguyễn Phúc Khoát, đã cho chúng ta một giang sơn cẩm tú ngày nay. Năm Nhâm Tuất (1802), Chúa Nguyễn Phúc Ánh đã thống nhất được đất nước sau 300 nội chiến loạn lạc. Cũng từ đó, trải qua các đời vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Ðức, Nhà Nguyễn đã mở mang kinh tế đất nước, bằng chính sách doanh điền và dinh điền, đắp đê ngăn ngừa lụt lội tại vùng đồng b?ng sông Hồng và Thái Bình, giúp dân chúng phát triển nông nghiệp vốn là nguồn lợi chủ yếu của người Việt cả nước. Ðời vua Minh Mạng, ngoài những chiến công hiển hách, làm cho đất nước VN lúc đó cơ hồ chiếm trọn bán đảo Ðông Dương. Vua còn cho thử nghiệm thuyền chạy trên sông, gắn máy hơi nước. Khắp nơi nhất là ở Nam Phần đã xây dựng được một hệ thống kênh đào chằng chịt, nới liền các nhánh sông Cửu Long, Vàm Co và Ðồng Nai, vừa dẫn nước tưới ruộng vườn, đồng thời cũng là thủy lộ thông thương các tỉnh tới Gia Ðịnh thành. Ðường bộ cả nước cũng được mở mang nhất là Quan Lộ hay Ðường Trạm, được mở rộng chạy thông suốt từ Hà Nội vào Huế và Gia Ðịnh. Các đơn vị đo lường và tiền tệ cũng được thống nhất , giúp cho việc buôn bán trong nước thêm phát đạt.
Nhà Nguyễn cũng là triều đại đã phát hành nhiều văn hóa phẩm nhất VN trong giòng lịch sử, với đủ thể loại từ văn chương, địa lý, biên khảo , các tài liệu liên quan tới y học, luật pháp ngoại giao.. do Sử quán triều Nguyễn biên soạn ngày nay còn lưu lại hơn vài trăm bộ trấn quý giá trị ,như bộầ Ðại Nam Nhất Thống Chí biên soạn địa lý lịch sử cả nước.Những đỉnh cao trong nền văn học VN , phần lớn đều phát từ Nhà Nguyễn như Vua Minh Mạng, Tự Ðức, Nguyễn Du, Tuy Lý Vương, Tùng Thiện Vương, Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Thông, Phan Thanh Giản, Nguyễn Tư Giản.. Ngay tại kinh đô, thời vua Minh Mạng đã có mở Dịch Quán, chuyên dạy các ngoại ngữ của đồng bào sắc tộc trong nước lúc đó như các thổ âm Mướng, Mán, Nùng, Thổ, Thái, Mèo, Chàm và Khờ Me cho các quan lại, để dễ giao tiếp với các địa phương khi tới trấn nhậm.
Về quân sự, quân đội của nước ta bao đời phải lo ngăn chống giặc Tau phương Bắc, nên lúc nào cũng được đặt trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu để đương đấu với mọi bất trắc hiểm nguy. Tuy là một dân tộc đa dạng nhưng biết tổ chức, linh động, có kỹ thuật tác chiến cao, cộng với tinh thần yêu nước nồng nàn của người dân cả nước, nên luôn thực sự là một lực lượng hùng hậu, đã chu toàn trách nhiệm dựng, giữ nước và bảo vệ tài sản cùng đời sống hạnh phúc của đồng bào.
Quân đội nhà Nguyễn là sự nối tiếp quân đội của các chúa Nguyễn ở Ðàng Trong. Thời Quốc chúa Nguyễn Phúc Chu (1614-1635), quân sĩ đã tăng từ 30.000 lên tới 160.000 người. Về tổ chức, từ thời Hiền vương Nguyễn Phúc Tần (1648-1687) , quân đội được phân thành ba loại : Quân Cấm Vệ đóng tại kinh thành Phú Xuân, quân Chính Quy đóng thường trực khắp lãnh thổ Nam Hà, từ 5 dinh ban đầu ố 12 dinh sau khi bình định xong Chiêm Thành và Thủy Chân Lạp. Tại các địa phương còn có Thổ binh lo giữ an ninh bản địa. Quân túc vệ từ năm 1744 được Nguyễn Phúc Khoát chia thành 2 tiệp ‘ tả và hữu ‘ và được gọi là Dục Lâm Quân, được tuyển chọn trong hàng ngũ dành cho con cháu các quan lại, quý tộc họ Nguyễn và Tống, có gốc từ Tống Sơn-Thanh Hóa. Về quân Chính quy được phân thành Dinh, Cơ, Ðội, Thuyền,được cấp nhiều ruộng hơn dân thường. Riêng Thổ binh được miễn sưu thuế. Quân đội lại chia thành nhiều binh chủng , được trang bị đầy đủ và hùng hậu. Ngay từ thời Sãi Vương Nguyễn Phúc Nguyên, đã có xưởng đúc súng, trường bắn và trường huấn luyện voi ngựa trong chiến trận. Tại kinh đô , đã lập ra Ty Nội Pháo Tượng, phụ trách việc đúc súng thần công đại bác và các loại súng hỏa mai. Về Hải quân, có khoảng 300 chiến thuyền và Hải Quân Ðại Việt, do Thế tử Nguyễn Phúc Tần chỉ huy, đã từng đánh bại Hạm đội Y Pha Nho tại hải phận Hội An vào năm 1643, làm đắm 3 tàu chiến của giặc.
Quân đội Nhà Nguyễn (1802-1858) được tổ chức theo các cơ cấu của Nam Hà buổi trước nhưng có phần qui mô hơn vì đất nước đã thống nhất . Quân đội được chia thành 5 quân (trung, tiến, hậu, tả, hữu) , chỉ huy bởi các quan võ Chưởng Phủ Sứ Ðô Thống, Thống Chế và Chưởng Vệ. Tại kinh đô Huế có Doanh và Vệ, gồm 10 đội. Tại tỉnh có Cơ. Lính cũng chia thành ba loại : Thân binh bảo vệ Hoàng gia, Cấm Binh phòng thủ Hoàng Thành và Tinh Binh , thường trực tác chiến từ kinh đô tới các tỉnh Bộ binh được tổ chức phức tạp, đứng đầu có các quan Thương Thơ, tả hữu Tham Tri, Thị Lang và các Võ tướng, có trách nhiệm điều động quân đội cả nước. Trực thuộc Bộ binh, còn có các Ty Vũ tuyển, Kinh kỳ, Trực tỉnh, Binh Trực sử và Khảo Công.
Về các binh chủng, bộ binh có chừng 113.000 người, trong số này có 30 Vệ pháo và 16 Vệ tượng binh, chừng 200 voi trận. Về Thủy quân có 17.000 người, với 200 chiến thuyền, được trang bị từ 16-22 khẩu đại bác trên mỗi chiếc. Còn có 100 tàu lơn, đặt nhiều súng đại bác và súng bắn đá + 500 tiểu thuyền, mỗi chiếc chỉ có 1 đại bác nhưng nhiều súng bắn đá . Theo nhận xét của các sử gia sau này, tuy quân đội nhà Nguyễn rất mạnh so với các nước trong vùng, nhưng thiếu luyện tập, còn vũ khí đem so với thực dân Pháp và các nước Tây phương thời đó thì lạc hậu, nên nước ta mau chóng mất chỉ sau một vài cuộc đụng độ với giặc.
Thực tế lịch sử đã minh chứng ‘ Vua Tự Ðức và triều đình Huế ‘ lúc đó đã khiếp nhược trước súng đạn của giạc Tây, nên chưa đánh đã chủ hòa, đầu hàng , trong lúc toàn dân cả nước không hề chịu sống nhục nhã dưới gót giầy đô hộ của ngoại xâm. Nên gần như cả nước đứng dậy chống Pháp qua các phong trào Văn Thân, Cần Vương, mà mở đầu là Trương Công Ðịnh, Võ Duy Dương.. nối tiếp Phan Ðình Phùng, Ðinh Công Tráng, Hoàng Hoa Thám, Ung Chiếm, Bùi Hàng, Nguyễn Thái Học, Phan Bội Châu.. Nói chung nhiều thế hệ VN chen vai nối tiếp quyết tử chiến, đánh đuổi giặc Pháp ra khỏi đất nước mình.. Ðược như vậy là vì dân tộc VN tự ngàn xưa đã có truyền thống về một niềm tin lịch sử, phát sinh tình yêu nước nồng nàn trong mọi trái tim nhân ái của nòi giống Việt. ?i?u nảy cho th?y ng??i Việt luôn tự cường bất khuất, giúp một nước bé nhỏ, lại trở thành mạnh nhất ở Nam phương, khiến Trung Hoa to lớn, qua các triều đại cường mạnh như Tống, Nguyên, Minh, Thanh.. đều đại bại nhục nhã khi tới xâm lăng gây chiến tại non sông Hồng-Lac. Hầu hết kẻ thù của dân tộc Việt sau khi chiến bại, mới bắt đầu thấy được cái sức mạnh phi thường ấy, nhất là lúc dân chúng lầm than khổ hận,lại bị chèn ép vào sát tường, là lúc cái sức mạnh quãt khởi oai hùng nhất của dân Việt tự phát, sẽ không có một sức mạnh nào ngăn cản được.
‘ gươm mài đá, đá núi cũng mòn
voi uống nước, sông nào cũng cạn
đánh một trận sạch không kinh ngạc
đánh hai trận tan tác chim muông .. ’ ’
Ðó là ý chí quyết thắng mà Nguyễn Trãi đã gợi lại trong thiên hùng ca ‘ Bình Ngô Ðại Cáo’, đã giúp Bình Ðịnh Vương Lê Lợi quét sạch giặc Minh ra khỏi bờ cõi Ðại Việt. Ý chí quyết thắng đã giúp cho Hưng Ðạo Vương và các vị vua Trần, tiêu diệt được đè quốc Nguyên-Mông, hùng mạnh nhất thế giới thời đó, mà biểu tượng còn ghi trong lời thơ sang sảng cao ngất hùng khí của Thượng tướng Trần Quang Khải, ngất ngưởng ngâm vang giữa chốn ba quân trong ngày vui chiến thắng :
‘ Ðoạt sáo Chương Dương độ
Cầm Hồ Hàm Tử quan .. ’ ’
Ý chí đó chẳng riêng gì nam giới, mà người Chinh phụ Việt cũng ấp ủ trong hồn, đã có sẵn từ thời mở nước ‘ Lòng thiếp tựa bóng trăng theo dõi, Chàng sầu xa tìm cõi thiên san, Múa gươm rượu tiễn chưa tàn, Chỉ ngang ngọn giáo vào ngàn hang beo .. ’ ’ Chính ý chí tất thắng của dân tộc Việt, đã bao đời xây dựng thành Nam Quốc Sơn Hà., như một sức mạnh giúp cho mọi người bám lấy đất, qua hai cuộc đô hộ của Tàu và Pháp, nên không bị đồng hóa và tiêu diệt. Rốt cục , vì thiếu ý chí phấn đấu, nên Vua Tự Ðức và triều đình Huế khiếp nhưọc run sợ trước sức mạnh của Pháp nên đầu hàng giặc, biến thành bọn vua chúa bù nhìn từ sau Hòa ước Giáp Thân 1884 khi vua Tự Ðức băng hà. Cũng từ đó, khắp mọi nơi trên đất Việt, chỉ còn những cuộc kháng chiến chống giặc Tây của đồng bào mà thôi. Mất ý chí, trí thức khoa bảng trở thành hèn mạt mà tiêu biểu là Tôn Thọ Tường, đã thố lộ trong bài Tự Thuật 1 ‘ Giang sơn ba tỉnh hãy còn đây. Trời đất xui chi đến nỗi này ? Chớp nhoáng thẳng bon dây thép kéo. Mây tuôn đen kịt khói tàu bay. . Miệng cọp hàm rồng chưa dễ chọc. Khuyên đàn con trẻ chớ thày lay ‘.
2-THÁI ÐỘ CHỦ HÒA CỦA PHAN THANH GIẢN LÀM MẤT NAM KỲ :
Theo các nguồn sử liệu còn lưu trữ tới ngày nay, thì Phan Thanh Giản suốt đời làm quan , trải qua ba đời vua Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Ðức, chỉ biết có tận tụy, phục vụ cho dân nước với đức tính thanh liêm cần mẫn. Ông là người Minh Hương, tổ phụ vì không tuân phục nhà Mãn Thanh, nên sang VN lập nghiệp tại phủ Hoài Nhơn, tỉnh Bình Ðịnh. Sau đó vào Nam sinh sống. Phan Thanh Giản là con của Phan Thanh Tập và Lưu thị Bút làm thư lại ở Vĩnh Long. Ông sinh tại làng Tân Thạnh, phủ Ðịnh Viễn, tỉnh Vĩnh Long (nay là huyện Ba Tri-Bến Tre), vào ngày 12-10 năm Bính Thìn (1796). Dù me mất sớm lúc lên bảy nhưng ông vẫn được ăn học và rất chăm chỉ siêng năng. Năm được 20 tuổi thì cha bị người vu cáo phải vào tù, ông lên tỉnh xin quan Hiệp Trấn cho mình lãnh tội thế cha già. Cảm động trước tấm lòng hiếu đễ, nên vị quan đó đã nuôi ông ăn học thành tài. Năm 1825, Phan Thanh Giản thi đổ cử nhân tại Gia Ðịnh thành và là người đầu tiên của đất Nam Kỳ lục tỉnh đậu Tiến sĩ tại Huế khoa thi 1826.
Ông tự là Tịnh Bá, hiệu tư Ðạm Như và Lương Khê, biệt hiệu Mai Xuyên, bắt đầu con đường hoạn lộ vào thời vua Minh Mạng, với chức vụ đầu tiên là Hàn lâm biêm tu rồi Lang trung bộ Hình (1627). Cũng từ cuộc phong trân trong chốn quan trường đưa đẩy Phan lần lượt đi khắp cõi Ðại Việt, từ Bắc-Trung-Nam,Phó sứ sang Thanh (1832), Cơ mật viện đại thần 1834) nhưng gần như sạch láng, vào năm Minh Mạng 17 (1836) , khi đang làm Tuần Vũ Quảng Nam thì bị nịnh thần Võ duy Tạo vu cáo tham nhũng, bị vua giáng chức xuống làm lính quét dọn bàn ghế ở nơi công cộng. Thời Thiệu Trị, ông được vua trọng vọng, sung chức Phó chủ khảo trường thi Thừa Thiên (1840) , Phó đô ngự sử Ðô Sát viện (1847) rồi Hình bộ thượng thư.
Khi vua Tự Ðức trị vì (1847-1884), đất nước gặp nhiều khó khăn vì thiên tai bão lụt mất mùa, giặc giã nổi lên như ong khắp nơi, nhất là sự xâm lăng của thực dân Pháp, lấy cớ nước ta cấm đạo và giết hại giáo dân đạo Thiên Chúa. Vì là một đại thần từng trải qua ba đời vua, nên vai trò của ông nổi bậc hơn bao giờ hết, khi được vua tin tưởng phong chức Phó sứ kinh lược Nam kỳ,kiêm Tuần phủ Gia Ðịnh, coi luôn ba tỉnh miền Ðông : Biên Hòa, Vĩnh Long và Ðịnh Tường.
Tháng 2 năm 1859, quân Pháp chiếm được thành Gia Ðinh, nhưng Trương Công Ðịnh đã đem dân quân, từ đồn điền Gia Thuận (Gò Công), lên Thuận Kiều cứu viện. Ngày 25-2-1861, đồn Chí Hòa bị quân Pháp chọc thủng, quân triều đình phải rút về Biên Hòa. Riêng Trương Ðịnh cũng lui quân về lập chiến khu chống giặc tại Tân Hòa, Gò Công. Ðây là một căn cứ kháng chiến mạnh nhất thời bấy giờ tại Nam Kỳ, dù không có được vị thế hiểm trở như các chiến khu Ðồng Tháp của Võ Duy Dương hay các nơi khác tại Trung và Bắc Việt. Do tấm lòng yêu nước quyết liệt, Trương Ðịnh đã chống lại lệnh của Triều đình Huế bãi binh và tới An Giang làm lãnh binh. Oạng ở lại củng cố và biến Tân Hòa thành một mồ chôn xác giặc. Chiến khu bao gồm một vùng đất rộng, phiá tây lên đến Giòng Ôạng Huê, phiá bắc có chiến lũy Ðông Sơn, nằm dọc theo Rạch Lá, Sông Tra. Về phía đông nam, tới tận cửa Tiễu và bờ biển. Ðại bản doanh đóng tại Giòng Sơn Quy có chiến lũy đắp bằng đất cao hơn 1m bao quanh, tiếp nối với tiền đồn Dung Giang, chạy vòng theo rạch Gò Công, bảo vệ Sơn Quy. Tướng Palanca, chỉ huy liên quân Pháp-Tây Ban Nha, nhận xét rằng, chiến lũy Gò Công có hai vị trí kiên cố và hiểm trở, đó là Dung Giang và Ðông Sơn, đã gây rất nhiều thiệt hại cho quân viễn chinh. Còn một sĩ quan người Nga trong đơn vị Lê Dương Pháp cũng viết: “Gò Công là một đồn trại lớn, được xây doing kiên cố, trong căn cứ có 40 doanh trại và nhiều hầm tránh.”.
Nguyễn Thông, trong Ðộn Am văn tập, có viết Lãnh Binh Trương Ðịnh truyện. Ðây là một tài liệu lịch sử rất giá trị, vì Nguyễn Thông, chính là người đương thời, viết về các nhân vật yêu nước lúc đó đang kháng chiến chống Pháp như Trương Ðịnh, Hồ Huân Nghiệp. Oạng viết: “tại các nơi hiểm yếu, đều có quân phòng giữ, còn Trương Ðịnh lãnh đại quân, đóng tại Gò Công.Những ngã đường dẫn vào chiến khu, đều có đồn bót canh giữ cản giặc Pháp. Trong đồn có súng đại bác. Tóm lại qua tài trí của Trương Lãnh binh, quân dân đã chiến đấu với giặc Pháp thật dũng mãnh, tạo nhiều chiến công hiển hách làm quân địch khiếp sợ. Cuối cùng thực dân phải dồn hết lực lượng viễn chinh mới hạ được phòng tuyến. Ngày 20-8-1864 Trương Ðịnh đền xong nợ nước, lúc vừa mới 44 tuổi. Danh tiếng và nghĩa khí của ông lưu danh thiên cổ :’Trong Nam tên họ, nổi như cồn Mấy trận Gò Công để tiếng đồn Dấu đạn làm rêm tàu Bạch quỹ Hơi gươm thêm rạng thẻ hoàng môn.. ’ ’
Giữa lúc quân lính và nghĩa binh còn đang nức lòng tử chiến tại sa trường, thì trong triều đình Huế bàn cãi xôn xao giữa hai phe chủ hòa và chủ chiến. Cuối cùng vua Tự Ðức vì nhu nhược nên ngả theo phe chủ hòa, do Phan Thành Giản làm thủ lãnh. Vì vậy Tự Ðức mới cử ông giữ chức Toàn quyền đại thần, làm chánh sứ cùng Lâm Duy Hiệp là phó sứ, vào Gia Ðịnh thương thuyết với cấp chỉ huy của Liên quân Pháp-Y Pha Nho, để xin chuộc lại ba tỉnh miền Ðông bị Pháp tạm chiếm lúc đó là Gia Ðịnh, Biên Hòa và Ðịnh Tường. Chiếu lệnh của vua và triều đình là vậy nhưng không biết vì lý do nào xui khiến, Phan Thanh Giản cùng Lâm Duy Hiệp, đã ký với Bonard (Pháp) và Palanca (Y Pha Nho), Hòa Ứơc NHÂM TUẤT, vào ngày 5-6-1862. Hòa ước này có 12 khoản, trong đó Ðiều 3 ‘ VN cắt ba tỉnh Miền Ðông là Gia Ðịnh, Biên Hòa, Ðịnh Tường ‘ nhượng đứt cho Pháp. Ngoài ra còn ký thêm Ðiều 8 ‘ phải bồi thường cho giặc, chiến phí 4 triệu Phật lăng (Franc), trả trong vòng 10 năm. Sự kiện trên, chẳng những làm mất đát đai của tổ tiên đã gầy dựng bằng núi xương sông máu, suốt 300 năm qua, khiến cho vua Tự Ðức, nổi trận lôi đình, nên đã xỉ vả Phan-Lâm là ‘ Tội Nhân Thiên Cổ ‘.
Sau khi hòa ước Nhâm Tuất (1862) được công bố, nhượng ba tỉnh miền đông cho thực dân Pháp, làm cho dân chúng cả nước và nhất là tại Nam Kỳ rất phẫn hận trước cảnh quốc phá gia vong. Mọi người kết tội Triều đình Huế nhu nhược và Phan Thanh Giản là người đã chủ hòa dâng đất cho giặc, nên đã có câu vè truyền tụng khắp dân gian:
“Phan-Lâm mãi quốc
Triều đình khi dân”‘
Tháng 8-1867, toàn bộ 6 tỉnh Nam Kỳ rơi vào tay giặc Pháp, Phan Thanh Giản uống thuốc độc tử xử, để tạ tội với quốc dân vì sự lầm lẫn của mình. Lịch sử sau này có phê phán nặng về ông nhưng không hề xếp Phan Thanh Giản vào chung với bọn phản tặc thời đó như Tôn Thọ Tường, Ðổ Hữu Phương, Trần Bá Lộc, Nguyễn Thân, Lê Hoan, Hoàng Cao Khải, vì ông không hề có ý định phản bội đất nước, mà chỉ vì quá khiếp nhược trước sức mạnh cơ khí của giặc, nên đi theo con đường hòa nghị. Rốt cục giặc vẫn hung hăng cưỡng chiếm hết Nam Kỳ bằng võ lực.
Mới đây tại kho lưu trữ hồ sơ mật của Pháp ở Paris, các nhà nghiên cứu VN tìm được ba bức thư mang ký hiệu Fonds Berryer ố 223AP.17.d.2, đề ngày 19-9-1863, 28-9-1863 và 10-10-1863, từ Nam Kỳ gởi cho Nghị sĩ Berryer, vốn là một luật sư, phát ngôn viên chính thức của Hạ Viện Pháp. Ðại ý cả ba bức thư, yêu cầu Hoàng đế Pháp đừng triệu hồi quân viễn chinh Pháp đang trên đà chiến thắng về nước. Ðừng cho Phái bộ Phan Thanh Giản chuộc lại ba tỉnh đã mất. Ðưa ra những nguồn lợi và tài nguyên của Nam Kỳ và kết luận phải chiếm toàn bộ 6 tỉnh miền Nam, nêu không các nước khác sẽ đến tranh phần. Nói tóm lại, thái độ chủ hòa của triều đình Huế lúc đó chỉ là một hành động dư thừa và nhẹ dạ trước một nước đại thực dân như Pháp.
Trước cảnh quốc phá gia vong, một số lớn sĩ phu Nam triều tại 6 tỉnh đã mất, không chịu quy hàng và hợp tác với Pháp, nên đã ra Bình Thuận tị địa, tiếp tục cuộc kháng Pháp. Tiêu biểu trong số này có Nguyễn Thông, Trương Gia Hội, Trần Thiện Chánh, Trà Quý Bình.
Năm 1862, Triều đình ký hiệp ước nhường đứt ba tỉnh miền đông Nam Kỳ cho giặc, đồng thời ngăn cản quân dân tiếp tục chống quân thù. Hành động trên đã gây nhiều căm phẫn trong nước nên các sĩ phu đã bất tuân lệnh và do đó cuộc kháng Pháp đã tiếp diễn thật dữ dội, trong số này Lãnh Binh Trương công Ðịnh là tiêu biểu nhất. Giai đoạn này, Nguyễn Thông đang giữ chức Ðốc học Vĩnh Long. Ngày 19-8-1864, Trương Ðịnh bị tên việt gian phản tặc Huỳnh Công Tấn sát hại. Thi hài Oạng được chôn tại Gò Công nhưng lại bị Pháp san bằng mồ mã, cho tới năm 1956 Chính phủ VNCH mới trùng tu lại và chiếu theo sắc phong của vua Bảo Ðại trước năm 1945 là ‘Ðại Nam,Thần Dũng Ðại Tướng Quân’. Trong dịp này, nhiều sĩ phu trong nước cũng như cụ Ðồ Chiểu, có viết nhiều thi văn phúng điếu người anh hùng bất khuất. Năm 1867 Pháp lại tấn chiếm ba tỉnh miền tây còn lại là Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên. Uất hận vì bị Pháp lừa gạt và dân chúng cả nước nguyền rủa vì thái độ chủ hòa khiếp nhược, Phan Thanh Giản uống thuộc độc tự tử. Tuy Nam Kỳ đã mất về tay Pháp nhưng cuộc kháng Pháp vẫn tiếp diễn khắp nơi, duới sự lãnh đạo của hai con Phan Thanh Giản là Phan Tôn và Phan Liêm, Nguyễn Xuân Phụng, Võ Duy Dương, Thủ Khoa Huân, Nguyễn trung Trực.. với nhiều chiến công rực rỡ, nay vẫn còn lưu dấu : ‘Hỏa hồng Nhật Tảo oanh thiên địa Kiếm bạc Kiên Giang, khấp quỹ thần.’
Như tằm ăn dâu, Pháp biết VN lúc đó rất suy yếu về quân sự cũng như ý chí, nên lại tấn công Bắc Kỳ. Thành Hà Nội thất thủ lần thứ I (1873), Nguyễn Tri Phương và con là phò mã Lâm tử trận. Phần lớn các tỉnh lân cận đều lần lượt lọt vào tay Pháp. Ngày 15-3-1874, triều đình Huế lại ký với Pháp hòa ước Giáp Tuất, liên quan tới Bắc thành, nhưng cuối cùng Pháp lại thất hứa và đánh chiếm Hà Nội lần thứ 2 (1882), tổng đốc Hoàng Diệu tuẫn tiết theo gương Nguyễn Tri Phương. Giữa lúc nước nhà đang nguy ngập và rối ren bi thiết, thì vua Tự Ðức lại băng hà ngày 16-6-1883 (Quý Mùi), khiến triều đình Huế trở thành vô chủ, mặc cho Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường tự chuyên phế lập các vị vua Dực Ðức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc và Hàm Nghi.
Ngày nay nhắc tới Phan Thanh Giản, mọi người không quên Văn Xương Các ở Vĩnh Long,được xây dựng trước khi ông uống thuốc độc tự vẫn năm 1867. Buôẩi đó, Chiêu Anh Các ở Hà Tiên, Bình Dương thi xã ở Gia Ðịnh, Bạch Mai thi xã ở Chợ Lớn và Văn Xương Các tại Vĩnh Long, là những thi đàn nổi tiếng khắp nước. Vào năm 1864, khi ba tỉnh miền đông rơi vào tay giặc Pháp. Các sĩ phu yêu nước tại Biên Hòa, Gia Ðịnh và Ðịnh Từng không chịu đầu hàng và hợp tác với kẻ thù, nên kéo hết về Vĩnh Long tị địa. Từ đó mọi người xây dựng Văn Thánh Miếu, đồng thời thành lập Văn Xương Các ở làng Long Hồ, thuộc tỉnh Vĩnh Long, hầu thay thế Văn Miếu Gia Ðịnh. Công trình này do Phan Thanh Giản và Nguyễn Thông khởi công năm Giáp Tý 1864 và hoàn thành năm Bính Dần 1866.
Văn Thánh Miếu và Văn Xương Các nằm chung trên một địa điểm, sau cổng tam quan, phía trái là Miếu , bên phải là Văn Xương Các còn được gọi là Tuý Văn Lầu hay Thơ Lầu, là nơi khách tao nhân tụ hội bình thơ, xướng họa và dạy học. Thơ lầu lúc đầu làm bằng gỗ, về sau xây gạch, nóc lợp ngói ống, có lầu nhỏ làm bằng gỗ quý, thờ các vị tiên hiền trong Khổng học. Tầng dưới là nơi hội họp của các sĩ phu miền tây Nam Kỳ. Trong Văn Xương Các còn là nơi thờ cúng Võ Trường Toản, là vị thầy đầu tiên của Ðàng Trong thời chúa Nguyễn AÔnh tẩu quốc. Oạng đã đào tạo nhiều môn sinh sau này trở thành đại quan của nhà Nguyễn như Trịnh Hoài Ðức, Ngô Nhân Tịnh, Lê Quang Ðịnh.. Bởi vậy khi mất ba tỉnh miền đông Nam Kỳ, Phan Thanh Giản và Nguyễn Thông đã bốc mộ Võ Trường Toản, về chôn tại Ba Tri, Bến Tre, đồng thời đem bài vị cụ vào thờ trong Văn Xương Các-Vĩnh Long. Sau này, các vị Phan Thanh Giản, Nguyễn Thông, Phan văn Trị, Huỳnh Mẫn Ðạt.. cũng được phụng thờ tại đây. Hiện trong Các còn lưu lại nhiều câu đối từ thời Vua Gia Long ban khen cho Võ Trường Toản như ‘ Hoàng phong xử sỉ phong cao lão-Tự hiệu thơ sanh tiết liệt thần’. Năm 1933, vua Bảo Ðại phục hồi nguyên chức và danh dự cho Phan Thanh Giản, đồng thời còn truy phong là ‘ Ðoan túc dực bảo trung hưng tôn thần’. Lúc sinh thời, Phan Thanh Giản và Nguyễn Thông thường tới Thơ Lầu, để cùng các tao nhân mặc khách khắp sáu tỉnh Nam Kỳ, ngâm vịnh xướng họa và luận bàn chính sự. Trong số này nổi bật hơn hết có Bùi Hữu Nghĩa, Huỳnh Mẫn Ðạt, Nguyễn Ðình Chiểu, Phan Văn Trị.. Văn đàn Vĩnh Long tan rã nhưng tinh thần văn học yêu nước vẫn được nuôi dưỡng và phát triển thành một phong trào to lớn khắp dân gian. Nhờ vậy ngày nay chúng ta mới có được những tác phẩm Lục văn Tiên, Dương Từ Hà Mâu, Văn Tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc của Ðồ Chiểu cũng như những bài thơ khí sắc hào hùng chống giặc của Cử Trị, Thủ Khoa Nghĩa, Huỳnh Mẫn Ðạt..
Trải qua hơn 135 năm. Văn Xương Các cùng chịu chung số phận thăng trầm của vận nước nhưng chắc chắn ngàn đời sau vẫn không xóa nhòa nổi những tên tuổi sáng lập như Phan Thanh Giản, Nguyễn Thông và nhiều thế hệ nối tiếp làm rạng danh sĩ phu Nam Kỳ mà ai cũng biết tới như Nhiêu Tâm, Trần Ngọc Lầu, Nguyễn Hữu Ðức, Thượng Tân Thị, Nhập Vương Thị, Tống Hữu Ðịnh, Trương Duy Toản..
3- PHAN THANH GIẢN ÐI SỨ SANG TÂY CHUỘC LẠI BA TỈNH ÐÃ MẤT :
Tự Ðức thứ 16, nhằm năm Quý Hợi (1863), triều đình Huế cử Phan Thanh Giản làm chánh sứ, hướng dẫn một phái đoàn sang Y Pha Nho và Pháp, xin chuộc lại ba tỉnh miền Ðông đã mất tại Hòa ứơc Nhâm Tuất (1862). Cùng đi còn có Pham Phú Thứ (Phó sứ) và Ngụy Khắc Ðản (Bồi sứ) , cùng đoàn tùy tùng. Sứ bộ rời Huế ngày mùng 6 tháng năm , Quý Hợi (21-6-1863) . Ngày 13-9-1863 tới Paris, 15-11-1863 Madrid và rời Tây Ban Nha ngày 22-11-1863. Do đó Sứ bộ VN phải ăn Tết Nguyên Ðán tại Hải cảng Aden trên Hồng Hải, lúc đó là thuộc địa của Anh Cát Lợi. Việc này đã được Phó sứ Phạm Phú Thứ, viết tờ trình bằng chữ Hán, báo cáo lên Vua Tự Ðức. Theo sử liệu còn lưu trữ, thì sứ bộ của Phan Thanh Giản mục đich sang Pháp, để gặp Hoàng Ðế Nã Phá Luân đệ tam, để điều đình việc chuộc lại 3 tỉnh miền Ðông đã mất. Nhưng Phan Thanh Giản cùng Sứ bộ chầu chực tại Paris hơn hai tháng, nhưng không có thâu đượm được kết quả gì, vì dã tâm của thực dân lúc đó, là chỉ muốn chiếm trọn VN để làm thuộc địa mà thôi.
Về nước dù bị mang tiếng làm mất đất và thất bại khi đi sứ sang Pháp, Phan Thanh Giản vẫn còn được vua Tự Ðức trọng dụng, làm chức kinh lược sứ Nam Kỳ kiêm Tổng đốc Vĩnh Long. Theo tài liệu còn ghi trong thơ văn của Phan Thanh Giản, Quốc triều chánh biên toát yếu của Sử quán nhà Nguyễn, Bullentin des Amis du Vieux Huế (1928), thì Thái độ của Phan Thanh Giản khi tự chuyên đặt bút ký Hòa ước Nhâm Tuất (1862) nhưng đứt 3 tỉnh miền đông Nam Kỳ cho Pháp là một hành động có ý thức, xuất phát từ đường lối của phe chủ hòa do ông đề xướng và ca tụng. Hành động này càng lộ nét hơn sau khi đi sứ thất bại từ Pháp trở về. Lúc này thì ý chí chiến đấu của một đại quan nhận lãnh trách nhiệm đối với dân-nước, coi như đã tan biến trước sự choáng ngợp, của nền văn minh cơ khí tại Pháp và Tây Ban Nha mà ông tận mắt nhìn thấy khi đi sứ “ Bá quan xảo kế tề thiên điạ. Duy hữu tử sinh tạo hóa quyền . Trăm món khéo bằng tay thợ tạo. Duy còn sống chết chịu thua trời ‘ . Bị nằm chờ chực trên đất Pháp suốt 2 tháng để ôm thất bại về nước nhưng Phan Thanh Giản vẫn chưa tỉnh ngộ, trước dã tâm cướp nước Việt của giặc Pháp. Ðã vậy ông còn để nghị với vua Tự Ðức đừng gây chiến tranh mà phải nghị hòa với Pháp, mới mong giữ được nước. Lời tâu này đã bị triều đình Huế cự tuyệt, cho nên ông mới thốt ra những lời khiếp sợ ‘ Từ ngày đi sứ tới Tây kinh. Thấy việc Âu châu phải giật mình. Kêu rủ đồng bang mau thức dậy. Hết lời năn nỉ chẳng ai tin ‘.
Sau khi đã ký hòa ứơc, dù bị triều đình và dân chúng phẩn nộ, Phan Thanh Giản vẫn biện minh ‘ Tôi cân nhắc hành động của tôi, vì tình hình lúc đang thương thuyết gay go đến nồi, nếu tôi không nhận những điều kiện đó, thì sự thương thuyết sẽ không còn nữa. Ông còn nói với Nguyễn Tri Phương ‘ Ký hòa ước xong rồi, tứ nay ngồi mà hưởng phú cường ‘ .Rồi khi bị Vua quở trách và nhân dân ta thán, ông lại thanh minh tại sao chon thái độ chủ hòa, trong lúc quân lính và toàn dân Nam Kỳ đang tử chiến với giặc , nên viết ‘ Lo nổi nước kia còn phiến biến. Thương bề dân nọ cuộc giao binh ‘.
Tháng 6 năm 1867, đương lúc giữ chức Kinh lược sứ Nam Kỳ và Tổng đốc Vĩnh Long, thì nhận được tối hậu thư của tên thực dân De Lagrandière, buộc ông phải nhường luôn ba tỉnh miền Tây còn lại của Nam Kỳ cho giặc. Rồi giữa lúc đang nghị hòa, thì thành Vĩnh Long đã bị Pháp chiếm ngày 20-6-1867, kế tới là Châu Ðốc (22-6-1867) và Hà Tiên (24-6-1867). Như vậy chỉ vỏn vẹn có 5 ngày, ba tỉnh còn lại của Nam Kỳ mất hết. Tất cả chỉ vì trúng gian kế của giặc, nên thờ ơ không phòng thủ, vì vậy Pháp mới chiếm được các thành trì của ta quá dễ dàng, có nhiều chỗ không tốn một viên đạn.
Khi Phan Thanh Giản tỉnh ngộ thì đã quá muộn, chỉ còn biết bó tay trước bạo lực của kẻ mạnh. Phần hô thẹn trước đường lối nghị hòa thất bại, lại lo cho nước nhà nguy khôn vì đất Nam kỳ đã mất. Cuối cùng để tạ tội với vua, đồng bào và hậu thế, Phan Thanh Giản tự tử bằng độc dược, sau khi đã nhịn đói 17 ngày mà không chết. Lúc đó nhằm ngày mùng năm tháng bảy, năm Ðinh Mão (1867), năm Tự Ðức thứ XX, đúng 71 tuổi.
Ông mất nhưng không yên mồ vì triều đình Huế nghị án, cả quyết Phan Thanh Giản vì khiếp nhược nên mới nhượng đất Nam Kỳ một cách dễ dãi cho giặc Pháp. Vì vậy vua Tự Ðức đã xuống lệnh lột hết chức tước, kể cả tên khắc trên bia tiến sĩ tại kinh thành Huế, cũng bị đục bỏ. Trong lúc đo, hai con trai của Phan Thanh Giản là Phan Liêm (Phan Thanh Tòng) và Phan Tôn, đã cầm đầu nghĩa quân tại Bến Tre để chống giặc Pháp. Cuối cùng hai người đều hy sinh vì nước tại Giồng Gạch, cách Ba Tri chừng 2 cây số nhưng tên tuổi của hai ông muôn đời vẫn sống mãi trong thanh sử.
Cảm thương cho người vì nước, chỉ vì đi sai đường hướng mà mang nổi oan khiên, nên năm 1886 vua Ðồng Khánh đã ban chỉ khôi phục nguyên hàm của Phan Thanh Giàn, đồng thời tạc lại bia tiến sĩ của vị đại thần dầy công với nước. Năm 1933 vua Bảo Ðại còn truy phong cho ông.
Nước còn hay mất đều là trách nhiệm của sĩ phu và muôn người. Lần nữa lịch sử thời Phan Thanh Giản đã tái diễn suốt 20 năm VNCH chống đế quốc cong sản đệ tam quốc tế, cuối cùng vì trí thức đã mất hết ý chí quyết thắng, nên người lính ngoài chiến trường phải buông súng rã ngũ trong uất nghẹn hận hờn.
VC ngày nay đã mất hết lòng dân vì không có chính nghĩa, cho nên để giữ đảng và mạng, chỉ còn cách đầu hàng giặc Tàu, cắt đất nhường biển, để mong kéo dài quyền lực trên đầu súng, bốc lột và khủng bố đồng bào mình. Nhưng chúng đã quên hay cố tình không muốn nhớ bài học mất nước của đám quan lại trí thức khoa bảng thời Nguyễn, chỉ biết học nhiều mà không hề thấu đáo bài học chính trị của tiền nhân để lại. Theo sử liệu còn lưu trữ, khi quân Pháp chiếm ba tỉnh miền Ðong Nam Kỳ, gặp phải sức kháng cự mãnh liệt của nghĩa binh và quan quân. Lúc đó tại Pháp, nội bộ trong triều đính Napoleon III đang bị dân chúng phản đối kịch liệt, vì ngân khố kiệt quệ bởi cuộc chiến đang xảy ra tại Mễ Tây Cơ. Do đó người Pháp rất sợ cuộc chiến bùng nổ tại VN, nên triều đình không biết phải xử trí sao, để khỏi bị người dân phản đối. Ðúng lúc Phan Thanh Giản qua Pháp, đặt vấn đề dùng tiền chuộc đất. Nã Phá Luân đã vin vào đó, cho báo chí loan tin sẽ có 100 triệu tiền vàng của Ðại Nam, bỏ vào công quỷ. Kết quả trên giấy tờ Phan Thanh Giản nói là chuộc được đất nhưng sự thật dâng cho Pháp thêm Vũng Tau, Côn Lôn, Thủ Dầu Một, Sài Gòn-Chợ Lớn. Ðúng là vừa dâng tiền lại mất thêm đất, cả chì lẩn chài đều trôi mất trong dòng nước .
Bài học lịch sử VN thời trước, ngày nay đã thấy tái diễn khi CSVN công khai trắng trợn, khinh thường nổi uất nghẹn căm thù của toàn dân quốc nội và hải ngoại, trước việc Trung Cộng cưởng đoạt lãnh thổ, lãnh hải, quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa của VN. Ðã thế, ngụy quyền còn theo lệnh “ chủ Tàu “ ngăn chặn, bắt bớ, khủng bố, cấm đoán các cơ quan truyền thông báo chí và đồng bào trong nước (nhất là giới trí thức tre) xuống đường biểu tình “ chống giặc Tàu cướp nước VN “.Hành động bán nước của tập thể lãnh đạo đảng CS tại Hà Nội, đã đi ngược truyền thống chống ngoại xâm và tinh thần yêu nước của Dân Tộc Việt. Nên chắc chắn chúng sẽ bị đào thải, cho dù có theo Mỹ hay Trung Cộng !
Viết từ Xóm Cồn Hạ Uy Di
Tháng 7-2011
MƯỜNG GIANG
No comments:
Post a Comment