Friday, July 15, 2011

Nga giúp Hải quân Việt Nam tương đương với Ấn Độ

Nga giúp Hải quân Việt Nam

tương đương với Ấn Độ

tka23 post
Trung tâm phân tích mua bán vũ khí TSAMTO của Nga nhận định, hợp tác quân sự giữa Việt Nam và Nga ở trên mức đối tác chiến lược.
Sự kiện chuyển giao tàu hộ tống tên lửa Gepard 3.9 thứ 2 cho Việt Nam là một cột mốc quan trọng trong khuôn khổ chương trình hợp tác kỹ thuật quân sự tầm đối tác chiến lược giữa hai nước.
Trước đó đầu tháng 5/2011, Hải quân Nhân Dân Việt Nam cũng đã tổ chức tiếp nhận chiếc tàu hộ tống hoả tiển
 Gepard 3.9 đầu tiên.
 
Hợp đồng đóng mới tàu hộ tống  Gepard 3.9 đã được ký kết vào năm 2006, tàu được khởi đóng vào năm 2007. Theo số liệu của TSAMTO giá trị hợp đồng khoảng 350 triệu USD.
Zelenodolsky PKB đã đề nghị biến thể của tàu hộ tống hoả tiển
 Tatarstan cho Hải quân Việt Nam với một loạt các nâng cấp.
 
Tàu được cấu tạo với khả năng tàng hình nhẹ, trang bị hệ thống phòng không phức tạp Palma-SU với hệ thống dẫn hướng quang-điện tử. Hệ thống hoả tiển  chống hạm
Kh-35 Uran E. Vũ khí khác bao gồm, pháo hạm cải tiến
 
AK-176M 76mm, hai pháo bắn siêu nhanh
 AK-630M 30mm, ống phóng ngư lôi kép 533mm.
 
Đặc biệt, tàu hộ tống hoả tiển  Gepard thứ 2 đã được cải tiến hiệu suất của động cơ, tốc độ trung bình của tàu vượt quá 21 hải lý/giờ thay vì 18 hải lý/giờ như ban đầu, tốc độ tối đa đạt 28 hải lý/giờ.
Tàu hộ tống  Gepard 3.9 có thể thực hiện một loạt các nhiệm vụ khác nhau, tuần tra, hộ tống, tìm kiếm, phát giác  và tiêu diệt các mục tiêu mặt nước, phòng không và tàu ngầm.
Tàu có khả năng hoạt động độc lập hoặc tác chiến phối hợp , tàu có khả năng hoạt động liên tục 20 ngày trên biển. Nội thất của tàu đã được cải tiến rất nhiều để tăng độ tiện nghi cho thủy thủ đoàn.
Phía Việt Nam đã bày tỏ ý định đóng mới thêm 2 chiếc nữa theo giấy phép từ phía Nga tại một nhà máy đóng tàu của Việt Nam, tuy nhiên đề nghị này chưa thực hiện được.
Hợp tác quân sự giữa Nga và Việt Nam trong những năm gần đây có bước phát triển vượt bậc.
Hiện tại Nga là nước  cung cấp vũ khí lớn nhất cho Việt Nam, hợp tác trong các lĩnh vực kỹ thuật quân sự giữa hai nước sẽ được mở rộng hơn nữa trong thời gian tới.
Trước đó, Việt Nam cũng đã hoàn thành việc mua giấy phép đóng mới tàu tuần tra hoả tiển
 
 Project 1241.8. Điều kiện để đóng tàu tuần tra hoả tiển  này tại Việt Nam đã hoàn tất vào năm 2006. Năm 2010, việc giải quyết một phần của giấy phép để đóng mới 10 tàu tuần tra hoả tiển  đã bắt đầu. Dự trù  công việc đóng mới 10 tàu tuần tra hoả tiển  Project 1241.8 sẽ được hoàn thành vào năm 2016.
Ngoài ra, phía Việt Nam cũng đã hoàn thành việc ký kết hợp đồng mua 10-12 tàu tuần tra cao tốc
Project 10412. công việc đang được tiến hành tại nhà máy đóng tàu Almaz ở St Petersburg. Tàu tuần tra Project 10412 có khả năng đạt tốc độ tới 30 hải lý/giờ.
Không chỉ vậy, Việt Nam cũng đã trở thành khách hàng nước ngoài đầu tiên của hệ thống phòng thủ bờ biển di động
 K-300P Bastion. Bên cạnh đó Việt Nam cũng đang xúc tiến các hoạt động để ký kết một thỏa thuận hỗ trợ kỹ thuật trong sản xuất hoả tiển  chống tàu
Yakhont.
Năm 2009, Việt Nam và Nga cũng đã ký kết hợp đồng lớn nhất từ trước đến nay về việc mua bán 6 tàu ngầm tấn công điện-diesel Kilo 636.
    Cùng với đó là hợp đồng xây dựng cơ sở hạ tầng hầu cần và dịch vụ kỹ thuật cho tàu ngầm tại Việt Nam.
Việt Nam hy vọng nhận được một khoản vay từ Nga để mua các thêm các tàu ngầm, tàu tiếp liệu , tàu cứu hộ và máy bay chiến đấu hải quân. Lực lượng tàu ngầm và hàng không hải quân sẽ là những cấu trúc mới trong cơ cấu lực lượng vũ trang Việt Nam.
Bên cạnh việc mua vũ khí mới,Việt Nam cũng đã ký kết hợp đồng mua hệ thống mô phỏng huấn luyện hải quân
 Laguna 1241RE dùng để huấn luyện chiến đấu cho tàu tuần tra hoả tiển  Project 1241.8.
Hệ thống mô phỏng huấn luyện Laguna-11661cho tàu hộ tống hoả tiển  Gepard.
Ngoài hải quân, không quân Việt Nam cũng đang được hiện đại hóa sâu rộng với các hợp đồng mua máy bay và hệ thống phòng không mới từ Nga. Việt Nam và Nga cũng đang xúc tiến các hoạt động để ký kết hợp đồng nâng cấp các hệ thống phòng không được Liên Xô chuyển giao trước đây.
TSAMTO nhận định, khối lượng công việc các hợp đồng mua bán vũ khí hải quân của Việt Nam gần tương đương với sự giúp đỡ mà Nga dành cho Hải quân Ấn Độ.
TỔNG HỢP

No comments:

Post a Comment